Sử dụng phương pháp quy đổi để giải bài tập đốt cháy và thủy phân peptit

Sử dụng phương pháp quy đổi để giải bài tập đốt cháy và thủy phân peptit

Ví dụ 2: Đipeptit X, hexapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 13,2 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 22,3 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O2 nếu sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O, N2?

 A. 1,25 mol. B. 1,35 mol. C. 0,975 mol. D. 2,25 mol.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2017)

 

doc 13 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1288Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng phương pháp quy đổi để giải bài tập đốt cháy và thủy phân peptit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI ĐỂ GIẢI BÀI TẬP 
ĐỐT CHÁY VÀ THỦY PHÂN PEPTIT
I. Lựa chọn hướng quy đổi peptit	 
- Có rất nhiều cách quy đổi peptit, ở đây tôi lựa chọn cách quy đổi như sau:
- Trong đó: H2NCH(R)COOH là amin axit no, phân tử của 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2; n là số gốc amino axit trong phân tử peptit.
- Nếu peptit được tạo bởi các amino axit khác nhau ta suy ra: 
II. Phân dạng bài tập và ví dụ minh họa
1. Tính lượng chất trong phản ứng
a. Mức độ vận dụng
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit X mạch hở được tạo thành từ amino axit no Y chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH thì thu được b mol CO2 và c mol nước. Biết b – c = 3,5x. Số liên kết peptit trong X là
A. 9.	B. 8.	C. 10.	D. 6.
Hướng dẫn giải
Ví dụ 2: Đipeptit X, hexapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 13,2 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 22,3 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O2 nếu sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O, N2?
	A. 1,25 mol.	B. 1,35 mol.	C. 0,975 mol.	D. 2,25 mol.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2017)
Hướng dẫn giải
Ví dụ 3: Thuỷ phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit (no, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 58,8 lít không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 49,28 lít N2 (các khí đo ở đktc). Số công thức cấu tạo thoả mãn của X là
A. 8.	B. 12.	C. 4.	D. 6.
Hướng dẫn giải
Ví dụ 4: Thủy phân tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp các α-amino axit (no, mạch hở, phân tử đều chứa 1 nhóm −NH2 và 1 nhóm −COOH). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng CuO dư, đun nóng thấy khối lượng CuO giảm 3,84 gam. Cho hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng vào dung dịch NaOH đặc, dư thấy thoát ra 448 ml khí N2 (đktc). Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch HCl dư, đun nóng thu được muối có khối lượng là
A. 5,12.	B. 4,74.	C. 4,84.	D. 4,52. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Thuận Thành 1 – Bắc Ninh, năm 2017)
Hướng dẫn giải
Ví dụ 5: Cho m gam hỗn hợp M (có tổng số mol 0,03 mol) gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 6,0.	B. 6,9. 	C. 7,0.	D. 6,08.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2017)
Hướng dẫn giải
Ví dụ 6: Cho hỗn hợp X gồm một tetrapeptit và một tripeptit. Để thủy phân hoàn toàn 50,36 gam X cần dung dịch chứa 0,76 mol NaOH, sau phản ứng hoàn toàn cô cạn thu được 76,8 gam hỗn hợp muối chỉ gồm a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,11 mol X bằng O2 dư thu được m gam CO2. Giá trị của m là
A. 76,56.	B. 16,72.	C. 38,28.	D. 19,14.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – Sở GD và ĐT Hải Phòng, năm 2017)
Hướng dẫn giải
Ví dụ 7: X là một peptit có 16 mắt xích được tạo thành từ các amino axit cùng dãy đồng đẳng với glyxin. Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu cho m gam X tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp rắn Y. Đốt cháy Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có 1/5 thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là 
A. 30,92.	B. 41.	C. 43.	D. 38.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – Sở GD và ĐT Vĩnh Phúc, năm 2017)
Hướng dẫn giải
Ví dụ 8: Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở và các amino axit (các amino axit tự do và amino axit tạo peptit đều có dạng H2NCnH2nCOOH). Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thấy có 1,0 mol NaOH đã phản ứng và sau phản ứng thu được 118 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng oxi, sau đó cho sản phẩm cháy hấp thụ hết bởi nước vôi trong dư, thu được kết tủa và khối lượng dung dịch vôi trong giảm 137,5 gam. Giá trị của m là
A. 82,5.	B. 74,8.	C. 78,0.	D. 81,6. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Tuyên Quang, năm 2017)
Hướng dẫn giải
Ví dụ 9: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa một số peptit mạch hở bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 151,2 gam muối natri của các amino axit là Gly, Ala và Val. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thấy tốn 107,52 lít oxi (đktc), thu được 64,8 gam H2O. Giá trị m là
	A. 51,2.	B. 50,4.	C. 102,4.	D. 100,05.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Tuyên Quang, năm 2017)
Hướng dẫn giải
Ví dụ 10: Thuỷ phân hoàn toàn m gam hexapeptit X mạch hở thu được (m + 4,68) gam hỗn hợp Y gồm alanin và valin. Oxi hoá hoàn toàn một lượng hỗn hợp Y ở trên cần vừa đủ a mol khí oxi, thu được hỗn hợp Z gồm CO2, hơi H2O và N2. Dẫn hỗn hợp Z qua bình H2SO4 đậm đặc (dư) thấy khối lượng khí thoát ra khỏi bình giảm 18b gam so với khối lượng hỗn hợp Z; tỉ lệ a : b = 51 : 46. Để oxi hoá hoàn toàn 27,612 gam X thành CO2, H2O và N2 cần tối thiểu V lít oxi (đktc). Giá trị của V gần nhất với
	A. 32,70. 	B. 29,70. 	C. 53,80. 	D. 33,42.
Hướng dẫn giải
Ví dụ 11: Chia m gam hỗn hợp T gồm các peptit mạch hở thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được N2, CO2 và 7,02 gam H2O. Thủy phân hoàn toàn phần hai, thu được hỗn hợp X gồm alanin, glyxin, valin. Cho X vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,6M, thu được dung dịch Y chứa 20,66 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với Y cần 360 ml dung dịch HCl 1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 21,32.	B. 24,20.	C. 24,92.	D. 19,88.
(Đề thi THPT Quốc Gia năm 2017)
Hướng dẫn giải
b. Mức độ vận dụng cao
Ví dụ 12: Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 35,0.	B. 30,0.	C. 32.	D. 28.
Hướng dẫn giải
Ví dụ 13: Hỗn hợp M gồm 4 peptit X, Y, Z, T (đều mạch hở) chỉ tạo ra từ các α-amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH (n ≥ 2). Đốt cháy hoàn toàn 26,05 gam M, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 800 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 3,248 lít (đktc) một chất khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch E (chứa muối axit) có khối lượng giảm m gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 90.	B. 88.	C. 87.	D. 89.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Đại học Vinh, năm 2017)
Hướng dẫn giải
Ví dụ 14: X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala-X-X và Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O2 (đktc), thu được N2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là
	A. 14,55 gam.	B. 12,30 gam.	C. 26,10 gam.	D. 29,10 gam.
(Đề minh họa lần 2 – BGD và ĐT, năm 2017)
Hướng dẫn giải
2. Tìm chất
a. Mức độ vận dụng
Ví dụ 1: Hỗn hợp E gồm tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol E trong dung dịch NaOH dư, thu được 76,25 gam hỗn hợp muối của alanin và glyxin. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,2 mol E trong dung dịch HCl dư, thu được 87,125 gam muối. Thành phần % theo khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào?
A. 27%.	B. 31%.	C. 35%.	D. 22%.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Cẩm Thủy – Thanh Hóa, năm 2017)
Hướng dẫn giải
Ví dụ 2: Cho hỗn hợp E gồm 2 peptit mạch hở X, Y (MX < MY). Biết X và Y hơn kém nhau 1 liên kết peptit và đều được tạo nên từ glyxin và alanin. Cho 7,65 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được dung dịch Z chứa 11,51 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 7,65 gam E thì cần 7,56 lít oxi (đktc). Tổng số nguyên tử có trong một phân tử của Y là
A. 36.	B. 46.	C. 30.	D. 37.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Tuyên Quang, năm 2017)
Hướng dẫn giải
b. Mức độ vận dụng cao
Ví dụ 3: Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở T1, T2 (T1 ít hơn T2 một liên kết peptit, đều được tạo thành từ X, Y là hai amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH; MX<MY) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 0,42 mol muối của X và 0,14 mol muối của Y. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam T cần vừa đủ 0,63 mol O2. Phân tử khối của T1 là
A. 402.	B. 387.	C. 359.	D. 303.
(Đề thi THPT Quốc Gia năm 2017)
Hướng dẫn giải
Ví dụ 4: Hỗn hợp E chứa ba peptit đều mạch hở gồm peptit X (C4H8O3N2), peptit Y (C7HxOyNz) và peptit Z (C11HnOmNt). Đun nóng 28,42 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 1,155 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 23,32 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là
	A. 4,64%.	B. 6,97%.	C. 9,29%.	D. 13,93%.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nguyễn Đình Chiểu, năm 2017)
Hướng dẫn giải
III. Bài tập tự luyện
● Mức độ vận dụng
Câu 1: Một peptit X mạch hở khi thuỷ phân hoàn toàn chỉ thu được glyxin. Khi đốt cháy 0,1 mol X thu được 12,6 gam nước. Số nguyên tử oxi có trong 1 phân tử X là :
 	A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 2: Đipeptit X và tetrapeptit Y đều được tạo thành từ 1 amino axit no (trong phân tử chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Cho 19,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 33,45 gam muối. Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y cần dùng số mol O2 là
	A. 1,15.	B. 0,5	C. 0,9.	D. 1,8.
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm hai a - amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử có một nhóm NH2 và một nhóm COOH). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần dùng vừa đủ 2,268 lít O2 (đktc), chỉ thu được H2O, N2 và 1,792 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là
	A. 2,295.	B. 1,935.	C. 2,806.	D. 1,806.
(Đề thi thử ĐH lần 1 – Trường THPT Chuyên – Đại học Vinh, năm học 2013 – 2014)
Câu 4: Một tripeptit no, mạch hở X có công thức phân tử CxHyO6N4. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của m là:
	A. 19,80.	B. 18,90.	C. 18,00.	D. 21,60.
(Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT chuyên KHTN Huế, năm học 2013 – 2014)
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M, thu được hỗn hợp gồm 2 amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X1, X2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,1275 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,11 mol CO2. Giá trị của m là:
A. 3,89. 	B. 3,59. 	C. 4,31. 	D. 3,17.
Câu 6: Thuỷ phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M, thu được hỗn  ... ợng CO2, H2O là 36,3 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y cần số mol O2 là : 
 	A. 1,8. 	B. 2,8. 	C. 3,375. 	D. 1,875.
(Đề thi thử Đại học lần 3 – THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2014)
Câu 10: Tripeptit mạch hở X và tetrapeptit mạch hở Y đều được tạo từ các amino axit no, mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X thu được sản phẩm gồm N2, CO2, H2O trong đó tổng khối lượng H2O và CO2 là 109,8 gam. Để đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol Y cần số mol O2 là
	A. 4,5	B. 9.	C. 6,75.	D. 3,375.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol tripeptit của một amino axit (phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH), thu được 1,9 mol hỗn hợp sản phẩm khí. Cho hỗn hợp sản phẩm lần lượt đi qua đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, nóng. Bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy thoát ra 3,36 lít (đktc) 1 khí duy nhất và bình 1 tăng 15,3 gam, bình 2 thu được m gam kết tủa. Mặt khác, để đốt cháy 0,02 mol tetrapeptit cũng của amino axit đó thì cần dùng V lít (đktc) khí O2. Giá trị của m và V là
A. 90 gam và 6,72 lít. 	B. 60 gam và 8,512 lít.
C. 120 gam và 18,816 lít. 	C. 90 gam và 13,44 lít.
Câu 12: Thuỷ phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit (no, phân tử chứa 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 58,8 lít không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2), thu được CO2, H2O và 49,28 lít N2 (các khí đo ở đktc). Số công thức cấu tạo thoả mãn của X là 
	A. 6.	B. 12.	C. 4.	D. 8.
Câu 13: X là một α-amino axit no, chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Từ 3m gam X điều chế được m1 gam đipeptit Y. Từ m gam X điều chế được m2 gam tripeptit Z. Đốt cháy m1 gam Y thu được 1,35 mol nước. Đốt cháy m2 gam Z thu được 0,425 mol H2O. Giá trị của m là:
	A. 22,50 gam.	B. 13,35 gam.	C. 26,70 gam.	D. 11,25 gam.
(Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT Nguyễn Du – Hà Nội, năm 2014)
Câu 14: Từ m gam α-amino axit X (có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2) điều chế được m1 gam đipeptit Y. Cũng từ m gam X điều chế được m2 gam tetrapeptit Z. Đốt cháy m1 gam Y được 3,24 gam H2O. Đốt cháy m2 gam Z được 2,97 gam H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 3,56.	B. 5,34.	C. 4,5.	D. 3,0.
(Đề thi thử Đại học lần 2 – THPT chuyên KHTN Huế, năm 2014)
Câu 15: Tripeptit mạch hở X được tạo nên từ một amino axit no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Công thức phân tử của X là
A. C9H17N3O4.	B. C6H11N3O4.	C. C6H15N3O6.	D. C9H21N3O6.
(Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT Chu Văn An – Hà Nội, năm 2014)
Câu 16: X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amoni axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2, có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20%), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn ?
	A. 9,99 gam.	B. 87,3 gam.	C. 94,5 gam.	D. 107,1 gam.
(Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT Hồng Lĩnh, năm học 2013 – 2014)
Câu 17: Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7,0.	B. 6,5.	C. 6,0.	D. 7,5.
(Đề minh họa lần 1 – BGD và ĐT, năm 2017)
Câu 18: Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các a-amino axit đều có công thức dạng H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là
A. 9 và 51,95.	B. 9 và 33,75.	C. 10 và 33,75.	D. 10 và 27,75.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015)
Câu 19: X, Y, Z, T là các peptit đều được tạo bởi các α-amino axit no, chứa một nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH và có tổng số nguyên tử oxi là 12. Đốt cháy 13,98 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 14,112 lít O2 (đktc) thu được CO2, H2O, N2. Mặt khác, đun nóng 0,135 mol hỗn hợp E bằng dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng chất rắn khan là
	A. 31,5 gam. 	B. 24,51 gam. 	C. 36,05 gam. 	D. 25,84 gam.
Câu 20: Đun nóng 0,045 mol hỗn hợp E chứa hai peptit X, Y (có số liên kết peptit hơn kém nhau 1) cần vừa đủ 120 ml KOH 1M, thu được hỗn hợp Z chứa 3 muối của Gly, Ala, Val trong đó muối của Gly chiếm 33,832% về khối lượng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,68 gam E cần dùng 14,364 lít khí O2 (đktc), thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 31,68 gam. Phần trăm khối lượng muối của Ala trong Z gần nhất với:
 	A. 45%	B. 50%	C. 55%	D. 60%
● Mức độ vận dụng cao
Câu 21: Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có công thức phân tử là C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol etylic và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị a : b gần nhất với
A. 0,50.	B. 0,76.	C. 1,30.	D. 2,60.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015)
Câu 22: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3 cần dùng 22,176 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lít (đktc). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 1.	B. 1 : 2.	C. 2 : 1.	D. 2 : 3.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Phụ Dực – Thái Bình, năm 2015)
Câu 23: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol một α-amino axit no, mạch hở A chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH và 0,025 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ A. Đốt cháy hỗn hợp X cần a mol O2, sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y thu được 14,448 lít CO2 (đktc). Đốt 0,01a mol đipeptit mạch hở cấu tạo từ A cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 2,2491.	B. 2,5760.	C. 2,3520.	D. 2,7783.
Câu 24: Đun nóng 0,32 mol hỗn hợp T gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 900 ml dung dịch NaOH 2M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác, đốt cháy 61,46 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 138,62 gam. Giá trị a : b gần nhất với
A. 0,730.	B. 0,810.	C. 0,756.	D. 0,825.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 – THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2017)
Câu 25: Đun nóng 0,08 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác, đốt cháy 60,90 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 136,14 gam. Giá trị a : b là
	A. 0,750.	B. 0,625.	C. 0,775.	D. 0,875.
Câu 26: X và Y là hai peptit được tạo từ các α-amino axit no, mạch hở, chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y bằng dung dịch NaOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Đốt cháy toàn bộ lượng muối này thu được 0,2 mol Na2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 65,6 gam. Mặt khác đốt cháy 1,51m gam hỗn hợp E cần dùng a mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Giá trị của a gần nhất với
	A. 2,5. 	B. 1,5. 	C. 3,5. 	D. 3,0.
Câu 27: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là
A. 55,24%.	B. 54,54%.	C. 45,98%.	D. 64,59%.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015)
Câu 28: X là peptit có dạng CxHyOzN6, Y là peptit có dạng CmHnO6Nt (X, Y đều được tạo bởi các amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đun nóng 32,76 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy 32,76 gam E thu được CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong lấy dư, thu được 123 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch thay đổi m gam. Giá trị của m là : 
A. Tăng 49,44 gam. 	B. Giảm 94,56 gam. 	C. Tăng 94,56 gam. 	D. Giảm 49,44 gam.
Câu 29: Hỗn hợp E gồm 2 peptit X và Y (MX < MY) mạch hở, có tổng số liên kết peptit là 10. Đốt cháy 0,2 mol E với lượng O2 vừa đủ, thu được N2; x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,08. Mặt khác, đun nóng 46,8 gam E với dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của glyxin và valin có tổng khối lượng là 83,3 gam. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là :
A. 38,9%. 	B. 56,8%.	C. 45,8%. 	D. 30,9%.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm 3 peptit mạch hở A, B, C (mỗi peptit được cấu tạo từ một loại α-aminoaxit, tổng số nhóm -CONH- trong 3 phân tử A, B, C là 9) với tỉ lệ số mol nA : nB : nC = 2 : 1 : 3. Biết số liên kết peptit trong mỗi phân tử A,B,C đều lớn hơn 1. Khi thủy phân hoàn toàn m gam X thu được 33,75 gam glyxin, 106,8 gam alanin và 263,25 gam valin. Giá trị của m là
	A. 394,8.	B. 384,9.	C. 348,9.	D. 349,8. 
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 – THPT chuyên Hạ Long – Quảng Ninh, năm 2017)
Câu 31: Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở (cấu tạo từ Gly, Ala) và este Y (được tạo ra từ phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic no, đơn chức và metanol). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 15,68 lít O2 (đktc). Mặt khác, thủy phân m gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 24,2 gam hỗn hợp muối (trong đó số mol muối natri của Gly lớn hớn số mol muối natri của Ala). Đốt cháy hoàn toàn khối lượng muối trên cần 20 gam O2 thu được H2O, Na2CO3, N2 và 18,7 gam CO2. Tỉ lệ số mol Gly : Ala trong X là: 
A. 3 : 1. 	B. 2 : 1. 	C. 3 : 2. 	D. 4 : 3. 
Câu 32: X và Y (MX < MY) là hai peptit mạch hở, đều tạo bởi glyxin và alanin (X và Y hơn kém nhau một liên kết peptit), Z là (CH3COO)3C3H5. Đun nóng toàn bộ 31,88 g hỗn hợp T gồm X, Y, Z trong 1 lít dung dịch NaOH 0,44M vừa đủ, thu được dd B chứa 41,04 gam hỗn hợp muối. Biết trong T nguyên tố oxi chiếm 37,139% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của Y có trong T gần nhấtlà
A. 27%.	B. 36%.	C.16%.	D. 18%.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 – THPT chuyên Biên Hòa – Hà Nam, năm 2017)

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_dung_phuong_phap_quy_doi_de_giai_bai_tap_dot_chay_va_thuy.doc