Kiểm tả 1 tiết Halogen

Kiểm tả 1 tiết Halogen

Câu 1. Kim loại tác dụng với axit clohidric và tác dụng với khí clo đều tạo ra cùng một muối là:

A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Hg.

Câu 2. Nguyên tắc chung để điều chế halogen là

A. khử ion halogenua thành halogen. B. oxi hoá ion halogenua thành halogen.

C. oxi hoá ion halogen thành halogenua. D. khử ion halogen thành halogenua.

Câu 3. Phần lớn flo tập trung trong hai khoáng vật là

A. florit và cacnalit. B. criolit và xinvinit. C. xinvinit và florit. D. florit và criolit.

Câu 4. Kết tủa màu vàng đậm nhất thu được khi cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch

A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tả 1 tiết Halogen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1. Kim loại tác dụng với axit clohidric và tác dụng với khí clo đều tạo ra cùng một muối là:
A. Fe. 	B. Cu. 	C. Zn. 	D. Hg.
Câu 2. Nguyên tắc chung để điều chế halogen là
A. khử ion halogenua thành halogen. 	B. oxi hoá ion halogenua thành halogen.
C. oxi hoá ion halogen thành halogenua. 	D. khử ion halogen thành halogenua. 
Câu 3. Phần lớn flo tập trung trong hai khoáng vật là 
A. florit và cacnalit.	B. criolit và xinvinit. 	C. xinvinit và florit. 	 D. florit và criolit.
Câu 4. Kết tủa màu vàng đậm nhất thu được khi cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch 
A. HF. 	B. HBr. 	C. HCl. 	D. HI. 
Câu 5. Brom lẫn tạp chất là clo. Để thu được brom tinh khiết người ta dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch 
A. natri sunfat. 	B. natri bromua. 	C. natri iotua. 	D. natri clorua.
Câu 6. Chất chỉ có tính oxi hoá là 
A. flo. 	B. clo. 	C. brom. 	D. iot.
Câu 7. Biết tính phi kim giảm dần theo thứ tự : F, O, N, Cl. Phân tử có liên kết phân cực nhất là
A. F2O. 	B. Cl2O. 	C. ClF. 	D. NCl3.
Câu 8. Để chứng minh khí hidroclorua có lẫn khí clo người ta cho
A. hỗn hợp khí qua dung dịch axit iothidric dung dịch chuyển sang màu vàng.
B. giấy quì tím ẩm vào hỗn hợp khí giấy qùi chuyển từ màu tím sang màu đỏ.
C. giấy quì tím ẩm vào hỗn hợp khí giấy quì mất màu sau đó chuyển sang màu đỏ.
D. hỗn hợp khí qua dung dịch axit bromhidric dung dịch chuyển sang màu vàng.
Câu 9. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2 thu được kết tủa
A. AgCl và Ag2O. 	B. Ag2O và Ag. 	C. AgCl và Ag. 	D. AgCl.
Câu 10. Có thể phân biệt axit clohidric và muối của nó bằng
A. chất chỉ thị màu. 	B. dung dịch bạc nitrat. 	C. dung dịch kiềm. D. dung dịch nước brom.
Câu 11. Tổng số electron trong các phân lớp p của clo bằng 
A. 9.	B. 5. 	C. 11. 	D. 6.
Câu 12. Sản phẩm muối thu được khi dẫn khí clo qua dung dịch KOH đặc, đun nóng (70 – 750C) là 
A. KCl, KClO. 	B. KCl, KClO3.	C. KCl, KClO2. 	D. KClO, KClO3.
Câu 13. Nguyên tố X tạo hợp chất với iot là XI3. Công thức oxit của X là
A. X2O3. 	B. XO2. 	C. X2O. 	D. XO3.
Câu 14. Trong các hợp chất của halogen với hidro, chất kém bền với nhiệt nhất là 
A. HF. 	B. HCl. 	C. HI. 	D. HBr.
Câu 15. Tính chất hoá học chung của các nguyên tố halogen là
A. dễ bị oxi hoá. 	B. rất dễ bị khử.	C. tính oxi hoá.	D. tính khử mạnh. 
Câu 16. Khí clo không phản ứng được với dung dịch
A. natri hidroxit. 	B. sắt (II) clorua. 	C. nước Javel.	D. nước brom.
Câu 17. Kim loại hầu như không tan trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thường là
A. Pb. 	B. Fe.	C. Sn. 	D. Al.
Câu 18. Chất tan trong dung dịch HI không tạo dung dịch trong suốt là
A. Fe(OH)2.	B. FeO.	C. Fe3O4. 	D. FeCO3.
Câu19. Dung dịch HI không tác dụng với dung dịch 
A. bạc nitrat.	B. chì nitrat.	C. đồng (II) nitrat. D. sắt (II) nitrat.
Câu 20. Để lâu trong không khí, dung dịch HBr không màu trở nên có màu
A. vàng nâu. 	B. vàng lục.	C. nâu đỏ. 	D. đỏ nâu. 
Câu 21. Trong phản ứng của clo với dung dịch KOH đặc, nóng số oxi hoá của clo từ 0 giảm xuống -1 và tăng lên 
A + 1.	B. + 5.	C. + 3. 	D. + 7.
Câu 22. Cho 5,1 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Al tan hết trong dung dịch HCl, sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng lên 4,6 gam. Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp là 
A. 47,06%. 	B. 52,94%. 	C. 27,64%. 	D. 72,36%.
Câu 23. Hoà tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại thuộc nhóm IIA trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối (qui về dạng khan) trong một nửa dung dịch X là 
A. 20,6 gam. 	B. 13,3 gam. 	C. 24,2 gam. 	D. 33,0 gam
Câu 24. Cho 5,1 gam hỗn hợp nhôm và magie tác dụng với khí clo dư (trong điều kiện không có oxi) thu được 23,15 gam hỗn hợp hai muối clorua. Thể tích khí H2 thu được khi hoà tan hết 10,2 gam hỗn hợp kim loại trên trong dung dịch HCl dư là 
A. 5,6 lít. 	B. 2,8 lít. 	C. 11,2 lít. 	D. 8,4 lít. 
Câu 25. Dung dịch hidro peoxit có nồng độ 3% theo thể tích, khối lượng riêng là 1,44 g/cm3. Dung dịch hidro peoxit bị phân huỷ theo phản ứng sau: 2H2O2 2H2O + O2. Thể tích khí oxi (ở đkc) thu được khi 1 lít dung dịch hidro peoxit bị phân huỷ là
A. 14,224 lít. 	B. 7,112 lít. 	C. 10,668 lít. 	D. 16,002 lít.
Câu 26. Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3 có tỷ khối hơi so với hidro là 19,2. Phần trăm theo thể tích của O2 và O3 trong A lần lượt là 
A. 60% và 40%. 	B. 30% và 70%.	C. 20% và 80%. 	D. 70% và 30%.
Câu 27. Một mol khí CO tác dụng vừa đủ với 0, 4 mol hỗn hợp A gồm O2 và O3. Tỷ khối hơi của A so với hidro là 
A. 19,2. 	B. 20,0. 	C. 17,6. 	D. 16,0.
Câu 28. Khối lượng KClO3 cần dùng để điều chế 3,36 lít khí oxi (ở đktc), hiệu suất 70% là 
A. 12,25 gam. 	B. 17,50 gam. 	C. 8,575 gam. 	D. 26,25 gam.
Câu 29. Để 5,6 gam sắt ra ngoài không khí sau một thời gian thu được 7,2 gam hỗn hợp các oxit. Khối lượng H2 tạo ra khi dùng H2 khử hoàn toàn các oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao là
A. 3,2 gam.	B. 1,6 gam. 	C. 3,6 gam. 	D. 1,8 gam. 	
Câu 30. 11,2 lít (ở đktc) hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với 16,98 gam hỗn hợp Mg và Al tạo ra 42,34 gam hỗn hợp clorua và oxit của hai kim loại. Phần trăm về thể tích của clo và oxi trong hỗn hợp A lần lượt là 
A. 54% và 46%.	B. 46% và 54%. 	 C. 48% và 52%.	 D. 32% và 68%. 

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TRA 1 TIET HALOGEN.doc