HS biết và hiểu :
– Thành phần, kích thước và cấu tạo của nguyên tử.
– Điện tích hạt nhân, proton, nơtron, hiện tượng phóng xạ, phản ứng hạt nhân.
– Số khối, đồng vị, nguyên tố hoá học.
– Obitan nguyên tử, lớp electron, phân lớp electron, cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học.
– Sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc lớp electron của nguyên tử các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
– Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.
HS có kĩ năng :
– Viết cấu hình electron nguyên tử. Giải các bài tập về thành phần, cấu tạo nguyên tử, xác định tên nguyên tố hoá học.
– HS có khả năng tóm tắt tài liệu, trình bày có lập luận.
– Có kĩ năng tự học và học cộng tác theo nhóm, tìm kiếm, xử lí và lưu giữ thông tin cần thiết từ SGK, SBT, các sách tham khảo hay mạng internet.
Chương 1 nguyên tử A. Mở đầu Mục tiêu của chương HS biết và hiểu : Thành phần, kích thước và cấu tạo của nguyên tử. Điện tích hạt nhân, proton, nơtron, hiện tượng phóng xạ, phản ứng hạt nhân. Số khối, đồng vị, nguyên tố hoá học. Obitan nguyên tử, lớp electron, phân lớp electron, cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học. Sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc lớp electron của nguyên tử các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng. HS có kĩ năng : – Viết cấu hình electron nguyên tử. Giải các bài tập về thành phần, cấu tạo nguyên tử, xác định tên nguyên tố hoá học. – HS có khả năng tóm tắt tài liệu, trình bày có lập luận. – Có kĩ năng tự học và học cộng tác theo nhóm, tìm kiếm, xử lí và lưu giữ thông tin cần thiết từ SGK, SBT, các sách tham khảo hay mạng internet. Một số điểm cần lưu ý 1. Hệ thống kiến thức – Thành phần, cấu tạo nguyên tử HS đã được biết sơ lược ở lớp 8. Trong chương 1, giáo viên cần chú trọng đến đặc điểm về điện tích, khối lượng của electron, hạt nhân nguyên tử và các hạt thành phần của hạt nhân (proton và nơtron). Các đơn vị như u (trước đây gọi là đvC), angstrom (Å), nm, cu-lông (C), đơn vị điện tích nguyên tố cần được lưu ý. – Khái niệm nguyên tố hoá học được chính xác hoá hơn so với chương trình lớp 8. HS phân biệt các khái niệm nguyên tử, nguyên tố hoá học và đồng vị. – Nội dung sự chuyển động của electron trong nguyên tử là trọng tâm kiến thức của chương 1. HS nắm vững các khái niệm như : lớp, phân lớp electron, obitan nguyên tử, cấu hình electron của nguyên tử và đặc điểm của lớp electron ngoài cùng. 2. Phương pháp dạy học Các kiến thức của chương 1 là mới và khó tưởng tượng đối với HS. Các kiến thức về electron, về hạt nhân, cấu tạo hạt nhân được tìm ra từ thực nghiệm. HS được tìm hiểu sự kiện, các thí nghiệm tìm ra tia âm cực, tìm ra hạt nhân, sau đó sử dụng phép phân tích, tổng hợp và khái quát hoá để có một hình dung được đầy đủ về thành phần, cấu tạo nguyên tử. Phần lí thuyết về sự chuyển động của electron trong nguyên tử là trọng tâm của chương được xây dựng trên cơ sở các tiên đề, do đó, phương pháp dạy học chủ yếu là suy diễn. Bên cạnh đó, các phương pháp dạy học khác như dạy học dự án, hợp tác theo nhóm nhỏ, dạy tự học, tự đọc tài liệu, thảo luận trên lớp cũng nên được coi trọng. Chương 1 rất trừu tượng, cho nên các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ dạy học như máy vi tính, máy chiếu, các phần mềm mô phỏng các thí nghiệm tìm ra tia âm cực, thí nghiệm tìm ra hạt nhân nên được khuyến khích sử dụng ở những nơi có điều kiện. B. Dạy học các bài cụ thể Bài 1 Thành phần nguyên tử I – Mục tiêu Kiến thức – Biết nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của nguyên tố, không phân chia được trong các phản ứng hoá học. – Nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân và vỏ electron. Nguyên tử có cấu tạo rỗng. Kĩ năng – Biết hoạt động độc lập và hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập. – Có kĩ năng tìm kiếm thông tin về nguyên tử trên mạng internet, lưu giữ và xử lí thông tin. II – Chuẩn bị – Phóng to hình 1.1 ; 1.2 và hình 1.3 (SGK). – Thiết kế mô phỏng các thí nghiệm SGK trên máy vi tính (có thể dùng phần mềm Powerpoint hoặc Macromedia Flash) để dạy học. III – thiết kế hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập Tại sao trong hàng ngàn năm sau khi có quan niệm về nguyên tử của Đê-mô-crit đã không có một tiến bộ nào trong nghiên cứu về nguyên tử? HS : Vì chưa có các thiết bị khoa học để kiểm chứng giả thuyết của Đê-mô-crit. Mãi đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX mới có các thí nghiệm của Tôm-xơn, Rơ-dơ-pho. Hoạt động 2 : Thí nghiệm tìm ra electron GV : Giới thiệu thiết bị, hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm của Tôm-xơn, rút ra kết luận. Nếu trên đường đi của tia âm cực đặt một chong chóng nhẹ, chong chóng quay. Tia âm cực bị lệch về phía cực dương trong điện trường. GV : Tia âm cực là gì ? Tia âm cực được hình thành trong những điều kiện nào ? Khối lượng và điện tích của electron ? GV Trong nguyên tử, electron mang điện tích âm. Nhưng nguyên tử trung hòa về điện, vậy phần mang điện dương được phân bố như thế nào trong nguyên tử ? HS quan sát hình 1.1 và 1.2 (SGK) đã phóng to trên bảng. - Sự phát hiện tia âm cực chứng tỏ nguyên tử là có thật, nguyên tử có cấu tạo phức tạp. - Tính chất của tia âm cực : + Tia âm cực gồm các electron mang điện tích âm chuyển động rất nhanh. + Electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt. + Khối lượng, điện tích e (SGK). Hoạt động 3 : Thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử GV giới thiệu các thiết bị thí nghiệm của Rơ-dơ-pho, đặt câu hỏi: Tại sao hầu hết hạt a xuyên thẳng qua lá vàng, trong khi chỉ có một số ít hạt a bị lệch hướng và một số ít hơn nữa hạt a bị bật trở lại ? GV tổng kết : Phần mang điện dương không nằm phân tán như Tôm-xơn đã nghĩ, mà tập trung ở tâm nguyên tử, gọi là hạt nhân nguyên tử. Vậy hạt nhân nguyên tử đã là phần nhỏ nhất của nguyên tử chưa ? HS quan sát hình 1.3 phóng to, suy nghĩ về hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. HS : Chỉ có thể giải thích hiện tượng trên là do nguyên tử có cấu tạo rỗng. Phần mang điện tích dương chỉ chiếm một thể tích rất nhỏ bé so với kích thước của cả nguyên tử. Hoạt động 4 : Tìm hiểu cấu tạo hạt nhân Proton là gì ? Khối lượng và điện tích của proton ? Nơtron là gì ? Khối lượng và điện tích của nơtron ? GV : Các thí nghiệm đã xác nhận nguyên tử là có thật, có cấu tạo rất phức tạp. Vậy kích thước và khối lượng của nguyên tử như thế nào ? HS đọc SGK và nhận xét : + Hạt nhân chưa phải là phần nhỏ nhất của nguyên tử. + Hạt nhân gồm các proton và nơtron. + Khối lượng và điện tích của proton và nơtron (SGK). - HS kết luận : hạt nhân được tạo nên từ các hạt proton và nơtron Hoạt động 5 : Tìm hiểu kích thước và khối lượng của nguyên tử 1. Kích thước GV giúp HS hình dung nguyên tử có kích thước rất nhỏ, nếu coi nguyên tử là một khối cầu thì đường kính của nó ~10–10 m. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử, đường kính của hạt nhân ~10–5 nm (nhỏ hơn nguyên tử ~ 10000 lần). 2. Khối lượng GV có thể dùng đơn vị gam hay kg để đo khối lượng nguyên tử được không? Tại sao người ta sử dụng đơn vị u (đvC) bằng khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị ? HS đọc SGK rút ra các nhận xét : + Nguyên tử các nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau. + Đơn vị đo kích thước nguyên tử là Å, nm. 1 Å = 10–10m, 1nm = 10 Å HS dùng các đơn vị như gam hay kg để đo khối lượng nguyên tử rất bất tiện do số lẻ và có số mũ âm rất lớn, như 19,9264.10–27kg là khối lượng nguyên tử cacbon. Do đó, để thuận tiện hơn trong tính toán, người ta dùng đơn vị u (đvC). Hoạt động 6 : Tổng kết và vận dụng GV tổng kết các nội dung đã học, ra bài tập về nhà cho HS. HS giải các bài tập 1, 2, 3, 4 trong SGK theo 4 nhóm. Mỗi nhóm cử một đại diện lên chữa bài tập đã được phân công. Các nhóm khác nhận xét kết quả. Bài 2 Hạt nhân nguyên tử - nguyên tố hoá học I – Mục tiêu Kiến thức – Biết sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số proton và số electron. Biết cách tính số khối của hạt nhân nguyên tử. – Hiểu khái niệm nguyên tố hoá học. Thế nào là số hiệu, kí hiệu nguyên tử. Kĩ năng – Rèn kĩ năng giải các bài tập xác định số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron của nguyên tử và số khối của hạt nhân nguyên tử. – HS hiểu sự cần thiết đảm bảo an toàn hạt nhân. Liên hệ với kế hoạch phát triển năng lượng điện hạt nhân của đất nước. – Rèn luyện khả năng tự học, tự đọc và hoạt động cộng tác theo nhóm, khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch. II – Chuẩn bị – Phiếu học tập. – Máy vi tính, máy chiếu đa năng nếu có. III – Thiết kế hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập GV : Đại lượng vật lí nào là đặc trưng cho một nguyên tố hoá học ? Hoạt động 2. Tìm hiểu điện tích hạt nhân và số khối của hạt nhân là gì ? GV yêu cầu HS tái hiện các đặc trưng của proton, nơtron về khối lượng và điện tích. Nguyên tử trung hòa về điện, cho nên : số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron. GV thông báo số khối A = Z + N, trong đó Z là số đơn vị điện tích hạt nhân, N là số nơtron có trong hạt nhân nguyên tử. A và Z là những đặc trưng rất quan trọng của nguyên tử. HS nhớ lại kiến thức về điện tích của proton và nơtron. Một hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z. HS vận dụng trong thí dụ sau : nguyên tử nitơ có số đơn vị điện tích hạt nhân là 7, có N = 7, vậy nguyên tử nitơ có : + 7 proton và 7 electron. + Số khối A = 7 + 7 = 14 Hoạt động 3. Tìm hiểu khái niệm nguyên tố hoá học GV tổng kết : Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Như vậy đại lượng vật lí đặc trưng của một nguyên tố hoá học là điện tích hạt nhân. HS đọc SGK và phát biểu định nghĩa nguyên tố hoá học, so sánh với nội dung này ở lớp 8. Nguyên tử là hạt vi mô đại diện cho nguyên tố hoá học. Hoạt động 4. Tìm hiểu khái niệm số hiệu và kí hiệu nguyên tử GV thông báo : Số hiệu nguyên tử của nguyên tố là số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó, được kí hiệu là Z. GV : Kí hiệu nguyên tử cho biết những gì ? - Điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử và số electron trong nguyên tử. - Số khối và số nơtron trong hạt nhân. HS có thể làm việc theo nhóm, tự đọc SGK, thảo luận về số hiệu và kí hiệu của nguyên tử. HS xét thí dụ : cho biết số hiệu nguyên tử của Fe là 26, hạt nhân nguyên tử Fe có 26 proton, số khối của hạt nhân Fe là 56. NFe = 56 – 26 = 30 Hoạt động 5. Tổng kết và vận dụng giải các bài tập 1, 2, giao bài tập về nhà HS ôn lại bài 1 và bài 2, chuẩn bị cho bài 3. Bài 3 Đồng vị. nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình I – Mục tiêu Kiến thức – HS hiểu thế nào là đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình. – HS phân biệt được số khối và nguyên tử khối. Kĩ năng – Có kĩ năng xác định nguyên tử khối trung bình. – HS trình bày được thế nào là đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình. – Có khả năng hợp tác và cộng tác tốt, phát triển năng lực quản lí, thuyết phục, điều phối các hoạt động của nhóm. – Có kĩ năng tra cứu thông tin trên mạng internet, có khả năng đánh giá độ tin cậy của nguồn thông tin. II – Chuẩn bị GV : + Các phiếu học tập + Tranh vẽ các đồng vị của hiđro + Phương pháp dạy học : đàm thoại + gợi mở HS : Học bài 1 và 2. – HS tra cứu về đồng vị, số khối, nguyên tử khối và cách tính nguyên tử khối trung bình trong SGK, tài liệu tham khảo hay internet. – HS chuẩn bị được các bài trình diễn Powerpoint về những nội dung liên quan đến bài học. III – Thiết kế hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống dạy học - Sử dụng phiếu học tập số 1. a) Xác định số nơtron, proton, electron và số khối của các nguyên tử sau : Cl, Cl, C, C, C b) Nêu nhận xét và giải thích ? c) Định nghĩa đồng vị. GV dựa vào câu (b) để dẫn dắt HS đến định nghĩa đồng vị. HS điền đầy đủ các thông tin vào phiếu học tập, nhận xét và giải thích. a) A P E N Cl 35 17 17 18 Cl 37 17 1 ... nat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II. Hòa tan hết A bằng dd H2SO4 loãng thu được khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ hết bởi dd Ba(OH)2 dư thu được 15,76 gam kết tủa. Xác định 2 muối cacbonat và tính phần trăm theo khối lượng của chúng trong A. Đáp án A. Lí thuyết Câu 1 (3 điểm). 1. a) Đáp án A. b) Đáp án A 2. Đáp án B 3. Đáp án D. Câu 2 (3 điểm) 1. a) Cách pha loãng : H2SO4 theo SGK. b) Khối lượng H2SO4 : 180,32 (gam) Khối lượng dd H2SO4 20% : 901,60 (gam) Khối lượng nước cần dùng : m = 901,60 – 180,32 = 721,28 (gam). 2. Gọi công thức của hợp chất A1 là XxYySz ta có khối lượng mol của A1 : Xx + Yy + 32z = 51 ị z = 1 và x + y = 7 – z = 6 ; Xx + Yy = 51 – 32 = 19 Khối lượng mol nguyên tử trung bình của X và Y là : vậy một trong 2 nguyên tố có khối lượng nguyên tử < 3,3 chỉ có thể là H. Trường hợp I : hợp chất A1 là muối axit MHS trong M có 5 nguyên tử nên không thể của một nguyên tố vậy M cũng chứa X và H : Xx + (y–1).1 = 18 chỉ có nghiệm phù hợp là x = 1, y = 5, X = 14. Vậy A1 là NH4HS (amoni hiđrosunfua) Trường hợp II : A1 là muối trung hòa XxHyS ta có : Xx + y = 19, x + y = 6 không có gốc hoá trị II nào phù hợp. Các PTHH : NH4HS + 2NaOH đ Na2S + NH3ư + 2H2O (1) Na2S + 2HCl đ 2NaCl + H2Sư (2) 2H2S + 3O2 đ 2SO2 + 2H2O (3) SO2 + 2NH3 + H2O đ (NH4)2SO3 (4) (NH4)2SO3 + H2O + Br2 đ (NH4)2SO4 + 2HBr (5) (NH4)2SO4 + BaCl2 đ 2NH4Cl + BaSO4¯ (6) NH4Cl + AgNO3 đ NH4NO3 + AgCl¯ (7) B. Bài tập Câu 3 (4 điểm) 1. Gọi x là số mol Fe2O3 và y là số mol Fe đã lấy Fe2O3 + 3H2SO4 đ Fe2(SO4)3 + 3H2O x mol x mol Fe2(SO4)3 + Fe đ 3FeSO4 x mol x mol 3x mol Fe + H2SO4 đ FeSO4 + H2ư (y – x) mol (y – x) mol 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 đ 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O Số mol FeSO4 có trong 500 ml dd : (mol) Hệ phương trình : x = 0,01 mol a = 1,6 gam ; y = 0,10 ; b = 5,6 gam. 2. Gọi công thức chung của 2 muối là CO3, n là số mol 2 muối, là khối lượng mol nguyên tử trung bình của 2 kim loại CO3 + H2SO4 = SO4 + CO2 ư + H2O (1) n n n n mol CO2 + Ba(OH)2 = BaCO3 ¯ + H2O (2) n n mol Số mol BaCO3 = số mol CO2 = = 0,08 (mol) n = đ đ A gồm MgCO3, CaCO3 Gọi x, y là số mol MgCO3, CaCO3 ị x = 0,05 mol và y = 0,03 mol ị = 41,67%. Đề học kì 1 (Thời gian 45 phút) I– Phần trắc nghiệm (3 điểm) Hãy chọn đáp án đúng A, B, C hoặc D. Câu 1 (0,25đ). Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân : A. Tính kim loại tăng. B. Tính axit của các oxit và hiđroxit tăng. C. Tính phi kim giảm dần. D. Tính axit của các oxit và hiđroxit giảm. Câu 2 (0,25đ). Nguyên tử của một nguyên tố có bốn lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân là : K, L, M, N. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào sau đây có mức năng lượng trung bình cao nhất ? A. Lớp K. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp N. Câu 3 (0,25đ). Các nguyên tử và ion Ca2+, Cl–, Ne có đặc điểm chung là : A. Cùng một chu kì. B. Cùng một nhóm. C. Cùng số electron. D. Cùng số proton. Câu 4 (0,25đ). Nguyên tử của nguyên tố nào trong các nguyên tố sau luôn cho 2 electron trong các phản ứng hoá học : A. Na (Z =11). B. Mg (Z = 12). C. Al (Z = 13). D. Si (Z = 14). Câu 5 (0,25đ). Các nguyên tử trong cùng một nhóm A có đặc điểm nào sau đây chung ? A. Số electron ngoài cùng. B. Số lớp electron. C. Số electron. D. Số proton. Câu 6 (0,25đ). Dãy các nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần tính kim loại và tăng dần tính phi kim ? A. Al, Mg, Br, Cl. B. Na, Mg, Si, Cl. C. Mg, K, S, Br. D. N, O, Cl, Ne. Câu 7 (0,25đ). Trong nguyên tử, ở trạng thái cơ bản, mỗi electron có : A. một mức năng lượng nhất định. B. một mức năng lượng thay đổi. C. nhiều mức năng lượng nhất định. D. nhiều mức năng lượng thay đổi. Câu 8 (0,25đ). Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p3. Vị trí của X trong BTH là : A. Chu kì 3, nhóm IIIA. B. Chu kì 3, nhóm VIA. C. Chu kì 3, nhóm VA. D. Chu kì 6, nhóm IIIA. Câu 9 (0,25đ). Tính chất bazơ của các hiđroxit nhóm IA theo chiều tăng của số điện tích hạt nhân Z là: A. Tăng. B. giảm. C. Không đổi. D. Vừa giảm vừa tăng. Câu 10 (0,25đ). Nhiệt độ sôi của các đơn chất của các nguyên tố nhóm VIIA theo chiều tăng số thứ tự là A. Tăng. B. giảm. C. Không đổi. D. Vừa giảm vừa tăng. Câu 11 (0,25đ). Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong BTH cho biết : A. Số electron hoá trị. B. Số proton trong hạt nhân. C. Số nơtron trong hạt nhân. D. Số khối của hạt nhân. Câu 12 (0,25đ). Trong 20 nguyên tố đầu BTH, số nguyên tố có nguyên tử với 2 electron độc thân ở trạng thái cơ bản là : A. 1. B. 2. C. 2. D. 4. I– Phần tự luận (7 điểm) Câu 13 (2 điểm). Nguyên tử nguyên tố X, các ion Y+ và Z2– đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. Xác định vị trí của X, Y, Z (số hiệu nguyên tử, chu kì, nhóm) trong BTH. Câu 14 (2 điểm). Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử một nguyên tố A là 52. Biết số hạt không mang điện bằng một nửa số hạt mang điện cộng thêm 1. a) Hãy xác định A. b) Viết cấu hình electron của A và tính chất hoá học cơ bản của đơn chất A. Câu 15 (3 điểm). Cho 2,16 gam một kim loại M và oxit của kim loại này có công thức M2O3 với số mol bằng nhau tác dụng với dd axit HCl dư thì thu được 0,224 lít H2 (đktc). a) Xác định kim loại M và oxit M2O3. b) Tính thể tích dd HCl 1M tối thiểu cần dùng. Đáp án I– Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1. B Câu 2. D Câu 3. C Câu 4. B Câu 5. A Câu 6. B Câu 7. A Câu 8. C Câu 9. A Câu 10. A Câu 11. B Câu 12. D I– Phần tự luận (7 điểm) Câu 13. Cấu hình electron đầy đủ của X, Y+ và Z2– là : 1s22s22p6 Nguyên tử, ion Số hiệu NT Chu kì Nhóm X 10 2 VIIIA Y+ 11 3 IA Z2– 8 2 VIA Câu 14. a) Xác định nguyên tố A Ta có 2Z + N = 52 (I) Z + 1 = N (II) ị Z = 17 và A là clo (Cl). b) Viết cấu hình electron của A và tính chất hoá học cơ bản của đơn chất A. 1s22s22p63s23p5 ; Đơn chất Cl2 là một phi kim điển hình. Câu 15. a) Có thể xảy ra hai trường hợp : Thứ nhất là M có hoá trị không đổi, bằng III PTHH : 2M + 6HCl đ 2MCl3 + 3H2 M2O3 + 6HCl đ 2MCl3 + 3H2O nM = = giải ra được M = 92 loại. Thứ hai là M có hoá trị thay đổi II và III, ta được M = 56 là Fe và Fe2O3 . Trong BTH không có kim loại nào có các hoá trị I và III. b) Tổng số mol HCl tối thiểu = 2nM + = 0,02 + 0,06 = 0,08 (mol) = 0,08 (lít). đề kiểm tra cuối năm Câu 1. 1. a) Số nguyên tố trong các chu kì 1, 2 và 3 bằng: Chu kì I II III IV V VI VII A 2 8 18 32 64 128 256 B 2 8 8 18 18 32 32 C 2 10 18 36 54 86 118 D 1 2 8 8 18 32 32 Hãy chọn đáp án đúng. b) Anion có cấu hình electron nguyên tử ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Bản chất liên kết của X với bari kim loại là : A. Cộng hoá trị không phân cực. B. Cộng hoá trị phân cực. C. Ion. D. Cho nhận. Hãy chọn đáp án đúng. c) Các liên kết trong phân tử nitơ được tạo thành là do sự xen phủ của: A. Các obitan s với nhau và các obitan p với nhau. B. Chỉ 3 obitan p hoàn toàn giống nhau. C. 1 obitan s với nhau và 2 obitan p với nhau. D. 3 obitan p giống nhau về hình dạng và kích thước nhưng khác nhau về định hướng không gian. Hãy chọn đáp án đúng. d) Nguyên tố X có 17 electron ở các obitan p, đó là : A. Nguyên tố I. B. Nguyên tố F. C. Nguyên tố Br. D. Nguyên tố Cl. 2. Cho các PTHH của phản ứng sau : 1. CaCO 3 CaO + CO2 2. NH4NO3 N2O + H2O 3. CuO + H2 Cu + H2O 4. 2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2 5. CaO + H2O đ Ca(OH)2 6. Cu + Cl2 đ CuCl2 7. Na2O + CO2 đ Na2CO3 8. CuSO4 + Fe đ Cu + FeSO4 a) Trong các phản ứng hoá học trên các phản ứng oxi hoá – khử là : A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 4, 5, 6, 7, 8. C. 1, 2, 4, 5, 6. D. 2, 3, 4, 6, 8. b) Trong các phản ứng hoá học trên những phản ứng hoá hợp là : A. 1, 2, 5. B. 3, 7, 8. C. 5, 6, 7. D. 2, 4, 6. 3. a) Trong phản ứng hoá học ; Cl2 + 2NaOH đ NaClO + NaCl + H2O A. Cl2 chỉ thể hiện là chất oxi hoá. B. Cl2 chỉ thể hiện là chất khử. C. Cl2 vừa thể hiện là chất oxi hoá, vừa thể hiện là chất khử. D. Cl2 không đóng vai trò chất oxi hoá, cũng không đóng vai trò chất khử. Hãy chọn đáp án đúng. b) Có các hợp chất : K2MnO4, KMnO4, MnO2, MnCl2. Số oxi hoá của Mn trong các hợp chất đó là : A. +7, +7, +4, +2. B. +6, +7, +4, +2. C. +7, +6, +4, +2. D. +6, +4, +3, +2. Hãy lựa chọn phương án đúng. Câu 2 a) Cho m gam nhôm vào trong bình kín chứa khí clo, đốt nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem chất rắn thu được hoà tan vào nước thấy khối lượng chất rắn không tan là 10 gam. Cô cạn dd thu được 26,7 gam chất rắn khan. Tính m và khối lượng clo đã tham gia phản ứng. b) Tính thể tích khí clo thu được ở (đktc) khi đun nóng nhẹ 3,48 gam MnO2 với dd axit clohiđric đặc dư. Lượng clo này phản ứng hết bao nhiêu gam nhôm kim loại và tạo thành bao nhiêu gam muối khan. Câu 3 1. Cho phản ứng: A(k) + B(k) đ C(k) tốc độ phản ứng được tính theo phương trình : V = k.[A].[B]. Giữ nồng độ các chất không đổi trong các thí nghiệm sau: – Nếu thực hiện phản ứng trên ở 3980C thì phản ứng sẽ kết thúc trong 1 phút 36 giây. – Nếu thực hiện phản ứng trên ở 4480C thì phản ứng sẽ kết thúc trong 0 phút 3 giây. a) Nếu tăng nhiệt độ của phản ứng lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần ? Biết rằng (g gọi là hệ số nhiệt của phản ứng hay số lần tốc độ phản ứng tăng khi tăng nhiệt độ thêm 10 độ). b. Nếu thực hiện phản ứng trên ở 3780C thì tốc độ phản ứng sẽ tăng bao nhiêu lần so với phản ứng ở 3980C và sẽ kết thúc trong thời gian bao lâu. 2. Người ta hoà tan hoàn toàn 7,0 gam Fe nguyên chất trong bầu khí quyển N2 bằng H2SO4 loãng lạnh, dư. Lắc dd thu được với 1,12 lít khí clo (đktc). Sau thí nghiệm sắt tồn tại ở những dạng muối gì với lượng bao nhiêu. Thêm vào dd một lượng dd KMnO4 loãng chứa 2,54 gam. Sẽ xảy ra hiện tượng gì lượng thuốc tím không phản ứng là bao nhiêu. Tính thể tích clo (đktc) để thuốc tím cho vào không phản ứng. đáp án Câu 1 1. a. Đáp án B. b. Đáp án C. c. Đáp án A. d. Đáp án C. 2. a. Đáp án D. b. Đáp án C. 3. a. Đáp án C. b. Đáp án B. Câu 2 Hướng dẫn giải : a. Đáp án : Khối lượng Al đã lấy mAl = 15,4 gam, khối lượng clo 21,3 gam. b. Đáp án : Thể tích clo thu được 0,896 lít ; khối lượng nhôm phản ứng mAl = 0,72 gam ; khối lượng muối tạo thành 3,56 gam. Câu 3 Hướng dẫn giải : 1. a) Xét phản ứng: A(k) + B(k) à C(k) ở 3980C: Thời gian phản ứng là 1 phút 36 giây = 96 giây Vt = = kt[A][B] (I) ở 4480C : Thời gian phản ứng là 0 phút 03 giây = 3 giây V2 = = k2[A][B] (II) Lấy (II) chia cho (I) ta có: b) Tương tự như phần đã xét ở trên ta có : Vậy tốc độ phản ứng giảm 4 lần so với phản ứng ở 3980C. Do đó thời gian kết thúc phản ứng tăng 4 lần : hết 4.96 =384 (giây). 2. Số mol Fe : nFe = = 0,125 (mol) ; Số mol clo : = 0,05 (mol) – Số mol KMnO4 : (mol) Fe + H2SO4 đ FeSO4 + H2 (1) 6FeSO4 + 3Cl2 đ 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3 (2) – Theo các PTHH (1) và (2) số mol các muối trong dd thu được : – Dd thu được cho tác dụng với KMnO4 : dd nhạt màu tím của KMnO4 10FeSO4 + 2KMnO4 + 4H2SO4 đ 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O Để không có phản ứng với KMnO4 thì số mol Cl2 cần lấy là 0,0625 mol ị thể tích Cl2 cần lấy là : 1,40 lít.
Tài liệu đính kèm: