Đề kiểm tra trắc nghiệm môn : Hoá học – Lớp 10 ( nâng cao)

Đề kiểm tra trắc nghiệm môn : Hoá học – Lớp 10 ( nâng cao)

Câu 1 : Chọn câu phát biểu sai :

A. Trong một nguyên tử luôn có số proton bằng số electron bằng số đơn vị điện tích hạt nhân

B. Tổng số proton và số nơtron trong hạt nhân được gọi là số khối của nguyên tử đó

C. Đồng vị là hiện tượng các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron

D. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố được xem là đại lượng đặc trưng của nguyên tố đó

Câu 2 :Mệnh đề nào sau đây không đúng ?

A. Không có nguyên tố nào có lớp ngoài cùng nhiều hơn 8 e

B. Lớp ngoài cùng bền vững khi chứa số e tối đa

C. Lớp ngoài cùng bền vững khi lớp s chứa số e tối đa

D. Có nguyên tố lớp ngoài cùng bền vững khi chứa 2 e

 

doc 7 trang Người đăng haha99 Lượt xem 2007Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm môn : Hoá học – Lớp 10 ( nâng cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục – Đào tạo Tỉnh Đăklăk
Trường THPTBC Lê Quý Đôn
Tổ: Hoá – Sinh – Công nghệ
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
Môn : Hoá học – Lớp 10 ( NÂNG CAO) – Thời gian : 45 phút
Câu 1 : Chọn câu phát biểu sai :
A. Trong một nguyên tử luôn có số proton bằng số electron bằng số đơn vị điện tích hạt nhân
B. Tổng số proton và số nơtron trong hạt nhân được gọi là số khối của nguyên tử đó
C. Đồng vị là hiện tượng các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron
D. Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố được xem là đại lượng đặc trưng của nguyên tố đó
Câu 2 :Mệnh đề nào sau đây không đúng ? 
Không có nguyên tố nào có lớp ngoài cùng nhiều hơn 8 e 
Lớp ngoài cùng bền vững khi chứa số e tối đa
Lớp ngoài cùng bền vững khi lớp s chứa số e tối đa
Có nguyên tố lớp ngoài cùng bền vững khi chứa 2 e
Câu 3: Một cation M+ có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 2p6, vậy cấu hình electron của lớp vỏ ngoài cùng của M có thể là:
	A. 3s1	B. 3s2	C. 3p1	 D. 2s22p5.
Câu 4: Nguyên tử X có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 thì ion tạo ra từ X sẽ có cấu hình electron như sau :
	A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2.
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 .
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 4p6.
D. 1s2 2s2 2p6 3s23p63d10
Câu 5 : Nguyên tố Cu có nguyên tử khối trung bình là 63,54 và có 2 đồng vị, tổng số khối của 2 đồng vịbằng 128. Số nguyên tử của đồng vị thứ nhất bằng 0,37 số nguyên tử của đồng vị thứ hai. Số khối của mỗi đồng vị đó là :
63 và 65;
64 và 66
63 và 66
65 và 67
Câu 6: Hợp chất nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trị:
	A. Na2SO4	B. HClO 	C. KNO3 	D. CaO
Câu 7 : Nguyên trư X có phân lớp ngoài cùng là 3p4. Điều nào sau đây sai khi nói về X ?
Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6e
Hạt nhân của nguyên tử X có 16 hạt p
Trong bảng tuần hoàn X thuộc chu kì 3
Trong bảng tuần hoàn X thuộc nhóm IVA
Câu 8 : Cho X, Y, Z là những nguyên tố có số hiệu lần lượt 9; 19; 16. Khi nguyên tử của các nguyên tố trên liên kết với nhau từng đôi một thì có thể có bao nhiêu cặp tạo thành liên kết cộng hoá trị?
1 cặp
2 cặp
3 cặp
Không có trường hợp nào
Câu 9: 
 X là nguyên tử có chứa 12 proton.Y là nguyên tử có chứa 17 electron. Công thức hợp chất hình thành giữa 2 nguyên tố có thể là:
	A. X2Y với liên kết cộng hóa trị.
	B. XY2 với liên kết ion.
	C. XY với liên kết ion.
	D. X2Y3 với liên kết cộng hóa trị.
Câu 10 :Chỉ ra điều sai khi nói về liên kết ion:
	A. Là liên kết hình thành do hạt nhân nguyên tử này hút electron ngoài cùng của ng tử kia.
	B. Là liên kết hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
	C. Là liên kết hình thành trong hợp chất giữa một kim loại điển hình với một phi kim điển hình.
	D. Là một liên kết được hình thành do lực hút tĩnh địên giữa các ion kim loại và các electron tự do 
Câu 11: Các nguyên tử không đứng riêng rẻ mà có khuynh hướng liên kết với nhau thành phân tử, vì :
A. Hạt nhân nguyên tử này hút electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kia.
B. Giúp các nguyên tử có lớp electron ngoài cùng bão hòa 
C. Để nguyên tử đạt đến cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
 D. Tất cả đều đúng
Câu 12: Cation R+ có cấu hình ở phân lớp ngoài cùng là 2p6 .Cấu hình electron của nguyên tử R là:
A.1s2 2s2 2p5 ;	B. 1s2 2s2 2p4;	C. 1s2 2s2 2p6 3s1 ; D. 1s2 2s2 2p6
Câu 13: Điều gì là sai khi so sánh cấu tạo nguyên tử Mg với ion Mg2+ :
	A. Hạt nhân của chúng đều chứa 12 proton.
	B. Nguyên tử Mg có 3 lớp electron, còn ion Mg2+ có 2 lớp electron. 
 C. Số electron của nguyên tử Mg bằng số electron của ion Mg2+
	D. Số nơtron của nguyên tử Mg bằng số nơtron của ion Mg2+
Câu14: Cho các nguyên tố X1, X2 , X3 , X4 , X5 , X6 lần lượt có cấu hình electron như sau :
 	X1 : 1s2 2s2 2p6 3s2 ;	X2 : 1s2 2s 2 2p6 3s2 3p6 4s1.
 	X3 :1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 ; 	X4 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
 	X5 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2; 	X6 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
 3 nguyên tố tạo ra 3 ion tự do cấu hình electron giống nhau là :
A. X1, X2, X6 	 B. X2, X3, X5 C. X2 , X3 , X4 D. X2, X3, X6 
Câu 15 : Cấu hình e ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố là ns2np5. Liên của chúng với H là liên kết gì ?
Liên kết cộng hoá trị có cực
Liên kết cộng hoá trị không có cực
Liên kết cho – nhận
Liên kết ion	 
Câu 16: Chọn phát biểu đúng : Công thức cấu tạo của CO2 là :
	A. O = C = O	B. O = C - O	C. O – C – O 	D. C – O = O
Câu 17: Dãy hợp chất nào cho sau đây chỉ có liên kết ion ?
	A. NaCl; CaO; MgCl2	B. KCl; HCl; CH4
	C. NaBr; K2O; KNO3	 D. MgO; HNO3;KHSO4
Câu 18: Chọn phát biểu sai dưới đây về liên kết trong phân tử HF :
	A. Các nguyên tử H và F liên kết với nhau bởi liên kết cộng hóa trị đơn.
	B. Các electron liên kết đồng thời bị hút về 2 hạt nhân.
	C. Phân tử HF là một phân tử phân cực.
	D. Một electron của H và một electron của F được góp chung và cách đều 2 nguyên tử
Câu 19 : 
A là nguyên tử có chứa 7 proton.
	B là nguyên tử có chứa 17 electron. 
 Công thức hợp chất hình thành giữa 2 ng tố có thể là:
	A. A3B với liên kết ion.
	B. AB2 với liên kết cộng hóa trị.
	C. AB3 với liên kết cộng hóa trị.
	D. A3B2 với liên kết ion.
Câu 20: Chọn mệnh đề đúng với nhận xét : Điện hóa trị của các nguyên tố O, S của nhóm VI A trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm I A :
	A. Đều là -2;	B. Đều là +2;	C. Đều là +6;	D. Đều là -6.
Câu 21 : Cho sơ đồ phản ứng sau đây :
1)Cl2 + H2 X 
2)Fe + X Y + H2
3) Y + NaOH Z + NaCl
Các chất X, Y, Z có thể là :
HCl; FeCl3 ; Fe(OH)3
HCl; FeCl2 ; Fe(OH)2
HClO; FeCl3 ; Fe(OH)3
HCl; FeCl2 ; Fe(OH)3
Câu 22 : Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị là X1 và X2 . Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18, đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết thành phần % của các đồng vị là bằng nhauvà các loại hạt trong đồng vị X1 cũng bằng nhau. Nguyên tử khối trung bình của X là : 
15
14
12
Tất cả đều sai
Câu 23 : Nguyên tố X có số hiệu là 26 . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là :
Chu kì 3 nhóm VIIIB
Chu kì 4 nhóm VIIIB
Chu kì 3 nhóm VIIIA
Chu kì 4 nhóm VIIIA
Câu 24 : Phát biểu nào sau đây đúng ?
Sự oxi hoá một nguyên tố là lấy bớt e của nguyên tố đólàm số oxi hoá của nó tăng 
Chất oxi hoá là chất thu e của chất khác
Sự khửù một nguyên tố là nhận thêm e của nguyên tố đo ùlàm số oxi hoá của nó giảm 
Tất cả đều đúng
Câu 25 : Một nguyên tố có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 3s23p4. Nguyên tử của nguyên tố đó có thể tạo được tối đa bao nhiêu liên kết cộnh hoá trị với các nguyên tử khác ?
2 B.3 C.4 D.6
Câu 26 : Cho phản ứng MnO2 + HCl  . Phản ứng này dùng để điều chế khí X trong phòng thí nghiệm . X là:
HCl
Cl2
H2
O2
Câu 27 : Nguyên tố X thuộc nhóm IIA .Lấy 10 gam X cho phản ứng hết với nước thu được 6,16 lít H2 ( 27,30C ; 1atm). X là nguyên tố nào sau đây ?
Be
Ca
Mg
Ba
Câu 28 : Cấu hình e nào sau đây vi phạm quy tắc Hund ?
1) 1s22s22px2 2) 1s22s22px22pz 3) 1s22s22px12py1 4) 1s22s22px22py12pz1 5) 1s22s22pz2
A. 1,2,4 B. 2,3,5 C. 3,4,5 D. 1,2,5
Câu 29 : Một kim loại có hoá trị I , tổng số các hạt p, n, e trong nguyên tử là 34. Kim loại đó là 
A. Rb B. Na C. K D. Li
Câu 30 : Có thể tìm thấy liên kết 3 trong phân tử nào sau đây ?
A. O2 B. O3 C. N2 D. CO2
Câu 31 : Xét phản ứng sau đây : Cu2+ + Fe Cu + Fe2+ . Phát biểu nào đúng khi nóivề phản ứng trên ?
Cu2+ là chất oxi hoá
Fe là chất khử
Đó là một phản ứng oxi hoá – khử
Tất cả đều đúng
Câu 32 :Nước clo có tính oxi hoá mạnh vì :
Clo có tính oxi hoá
Clo tác dụng với nước tạo ra HCl có tính oxi hoá
Clo tác dụng với nước tạo ra HClO có tính oxi hoá
Tất cả đều đúng
Câu 33 : Nguyên tố R thuộc nhóm VIIA . Tỉ lệ thành phần % khối lượng của R trong oxit cao nhất và trong hợp chất với H bằng 0,5955. R là :
A. Cl B. Br C. S D. Iot
Câu 34 : X,Y,Z là 3 kim loại liên tiếp nhau trong một chu kì. Tổng số khối của chúng là 74.
X,Y,Z lần lượt là :
A. K; Ca;Sr B. Li; Be; B C. Na;Mg;Al D. Cs;Ba;La
Câu 35 :Cho các axit sau : HClO3; HIO3; HBrO3; Thứ tự tính axit mạnh dần :
A. HClO3 > HIO3 > HBrO3; 
B. HClO3 > HBrO3 > HIO3; 
C. HBrO3 > HIO3 > HClO3; 
D. HIO3 > HClO3 > HBrO3; 
 Câu 36 :Cho các axit sau : HClO3; HIO3; HBrO3; Thứ tự tính oxi hoá mạnh dần :
A. HClO3 > HIO3 > HBrO3; 
B. HClO3 > HBrO3 > HIO3; 
C. HBrO3 > HIO3 > HClO3; 
D. HIO3 > HClO3 > HBrO3; 
Câu 37 : Nguyên tố X có thể tạo thành với Al hợp sau : AlaXb, mỗi phân tử có 5 nguyên tử , phân tử khối là150. X là : 
A. Cl B. O C. N D. S
Câu 38 :Cân bằng phương trình phản ứng sau : As2S3 + KClO4 + H2O H3AsO4 + H2SO4 + KCl
Các hệ số cân bằng là :
3,28,16,6,9,28
6,14,18,12,18,14
6,28,36,12,18,28
6,14,36,12,18,14
Câu 39 : Trong các halogen sau đây chất nào có tính khử mạnh nhất ?
A. F B. Cl C. Br D. I 
Câu 40 : Số e tối đa trong 1 lớp thứ n là :
A. 2n B. n2 C. 2n2 D. 
* ĐÁP ÁN :
1C
2C
3A
4B
5A
6B
7D
8D
9B
10D
11D
12C
13C
14C
15A
16A
17A
18D
19C
20A
21B
22D
23B
24B
25D
26B
27B
28B
29B
30C
31D
32C
33C
34C
35B
36B
37D
38C
39D
40C

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Hoa10nc_hk1_TLQD.doc