Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 12 - Bài 7: Đội hình chiến đấu cơ bản của tổ bộ binh - Năm học 2019-2020 - Triệu Hoàng Quân

Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 12 - Bài 7: Đội hình chiến đấu cơ bản của tổ bộ binh - Năm học 2019-2020 - Triệu Hoàng Quân

I. MỤC TIÊU

1. Về phẩm chất

- Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập, nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng bản thân

- Thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập,

- Xác định rõ nhiệm vụ được giao và ý chí quyết tâm trong tập bài chiến thuật; tuân thủ nghiêm túc mệnh lệnh của giáo viên và kỉ luật thao trường.

- Hình thành kĩ năng thực hành quân sự. Xây dựng niềm tin đối với vũ khí trang bị. Tinh thần trách nhiệm của bản thân góp phần xây dựng và và bảo vệ Tổ quốc.

2. Về năng lực

Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau:

2.1. Năng lực chung

 Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh chủ động nghiên cứu tài liệu, hình ảnh minh họa, có ý thức bảo quản vũ khí trang bị.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ, kết hợp khẩu lệnh, kí tín ám hiệu quy định trong luyện tập, giúp đỡ nhau trong luyện tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua luyện tập, xây dựng tinh thần luôn vượt qua khó khăn, gian khổ, vận dụng sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, học tập ở cấp học tiếp theo.

2.2. Năng lực đặc thù

- Nắm vững vị trí, nhiệm vụ của tổ bộ binh trong chiến đấu tiến công và chiến đấu phòng ngự. Hiểu và phân tích được các kiến thức cơ bản về yêu cầu chiến thuật, cách đánh và hành động của tổ bộ binh trong công tác chuẩn bị và thực hành đánh chiếm các mục tiêu.

- Vận dụng sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, ngoại khóa.

- Thể hiện sự hiểu biết, tăng tiến trong học tập, đặc biệt kiến thức, kĩ năngvề quân sự.

- Biết sử dụng thành thạo vũ khí, trang bị, có kĩ năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

Bài giảng, kế hoạch bài giảng đã được phê duyệt, bàn đạc, la bàn, bản đồ, tranh ảnh, phim tư liệu có liên quan

2. Chuẩn bị của học sinh

Sách giáo khoa, vở ghi, bút, trang phục đúng quy định, sưu tầm tài liệu.

III. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP

A. TỔ CHỨC

- Lấy đơn vị lớp học để giới thiệu nội dung

- Luyện tập chia lớp thành 4 nhóm, xoay vòng đổi tập.

B. PHƯƠNG PHÁP

1. Giáo viên: Thuyết trình, giảng giải, phân tích, pháp vấn, trực quan, thị phạm .

2. Học sinh: Thảo luận nhóm, nghe, quan sát, ghi chép nội dung ý chính của bài

 

docx 13 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 4923Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh 12 - Bài 7: Đội hình chiến đấu cơ bản của tổ bộ binh - Năm học 2019-2020 - Triệu Hoàng Quân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
PHÊ DUYỆT
Ngày ... tháng năm 2019
Môn học: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Bài 7: Đội hình chiến đấu cơ bản của tổ bộ binh
TTPPCT: 24,25
Đối tượng: Lớp 12
Năm học: 2019 - 2020
Phần I: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. MỤC TIÊU
1. Về phẩm chất
- Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập, nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng bản thân
- Thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, 
- Xác định rõ nhiệm vụ được giao và ý chí quyết tâm trong tập bài chiến thuật; tuân thủ nghiêm túc mệnh lệnh của giáo viên và kỉ luật thao trường.
- Hình thành kĩ năng thực hành quân sự. Xây dựng niềm tin đối với vũ khí trang bị. Tinh thần trách nhiệm của bản thân góp phần xây dựng và và bảo vệ Tổ quốc.
2. Về năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau:
2.1. Năng lực chung
 Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh chủ động nghiên cứu tài liệu, hình ảnh minh họa, có ý thức bảo quản vũ khí trang bị.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ, kết hợp khẩu lệnh, kí tín ám hiệu quy định trong luyện tập, giúp đỡ nhau trong luyện tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua luyện tập, xây dựng tinh thần luôn vượt qua khó khăn, gian khổ, vận dụng sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, học tập ở cấp học tiếp theo.
2.2. Năng lực đặc thù
- Nắm vững vị trí, nhiệm vụ của tổ bộ binh trong chiến đấu tiến công và chiến đấu phòng ngự. Hiểu và phân tích được các kiến thức cơ bản về yêu cầu chiến thuật, cách đánh và hành động của tổ bộ binh trong công tác chuẩn bị và thực hành đánh chiếm các mục tiêu.
- Vận dụng sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, ngoại khóa.
- Thể hiện sự hiểu biết, tăng tiến trong học tập, đặc biệt kiến thức, kĩ năngvề quân sự.
- Biết sử dụng thành thạo vũ khí, trang bị, có kĩ năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của giáo viên 
Bài giảng, kế hoạch bài giảng đã được phê duyệt, bàn đạc, la bàn, bản đồ, tranh ảnh, phim tư liệu có liên quan
2. Chuẩn bị của học sinh 
Sách giáo khoa, vở ghi, bút, trang phục đúng quy định, sưu tầm tài liệu.
III. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
A. TỔ CHỨC 
- Lấy đơn vị lớp học để giới thiệu nội dung
- Luyện tập chia lớp thành 4 nhóm, xoay vòng đổi tập.
B. PHƯƠNG PHÁP
1. Giáo viên: Thuyết trình, giảng giải, phân tích, pháp vấn, trực quan, thị phạm.
2. Học sinh: Thảo luận nhóm, nghe, quan sát, ghi chép nội dung ý chính của bài
Phần II: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
Tiết 24: 
1. Ổn định tổ chức lớp học
- Nhận lớp, nắm quân số, báo cáo cấp trên (nếu có)
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên học sinh vắng
- Phổ biến quy định trong học tập
- Kiểm tra bài cũ ( nếu có)
- Phổ biến ý định giảng bài
2. Trình tự giảng bài: 40 phút
Thứ tự,
nội dung
Thời gian
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
Mở đầu
3 phút
- Nêu lời mở đầu
- Nghe, nắm nội dung
- Bài giảng, KHGB. Tài liệu
I. Những vấn đề chung
1. Khái niệm
2. Yêu cầu
II. Những đội hình chiến đấu cơ bản 
1. Đội hình hàng dọc
a. Trường hợp vận dụng
b. Khẩu lệnh và đội hình triển khai
2. Đội hình hàng ngang
a. Trường hợp vận dụng
b. Khẩu lệnh và đội hình triển khai
* Kết luận
35 phút
2 phút
- Nêu tên và nội dung HL
- Thuyết trình, giảng giải, làm mẫu động tác, pháp vấn
- Phân nhóm, xoay vòng đổi tập 
Nêu lời kết luận
Lắng nghe, ghi chép, nắm nội dung kết hợp quan sát hình ảnh, tư liệu, trang bị
 Nghe nắm KL
 Bài giảng, các tài liệu tham khảo, bàn đạc, la bàn, bản đồ
PHẦN III : KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 2 phút
- Hệ thống nội dung bài giảng
- Giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có) 
- Định hướng nội dung cần tiếp tục nghiên cứu
- Nhận xét kết thúc bài giảng
* Tự rút kinh nghiệm: .
Tiết 25: 
1. Ổn định tổ chức lớp học
- Nhận lớp, nắm quân số, báo cáo cấp trên (nếu có)
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên học sinh vắng
- Phổ biến quy định trong học tập
- Kiểm tra bài cũ ( nếu có)
- Phổ biến ý định giảng bài
2. Trình tự giảng bài: 40 phút
Thứ tự,
nội dung
Thời gian
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
Mở đầu
3 phút
- Nêu lời mở đầu
- Nghe, nắm nội dung
- Bài giảng, KHGB. Tài liệu
II. Những đội hình chiến đấu cơ bản 
3. Đội hình chữ A
a. Trường hợp vận dụng
b. Khẩu lệnh và đội hình triển khai
4. Đội hình chữ V
a. Trường hợp vận dụng
b. Khẩu lệnh và đội hình triển khai
5. Đội hình bậc thang
a. Trường hợp vận dụng
b. Khẩu lệnh và đội hình triển khai
6. Đội hình dích zắc
a. Trường hợp vận dụng
b. Khẩu lệnh và đội hình triển khai
* Kết luận
37 phút
2 phút
Nêu tên và nội dung HL
- Thuyết trình, giảng giải, làm mẫu động tác, pháp vấn
- Phân nhóm, xoay vòng đổi tập 
Nêu lời kết luận
Lắng nghe, ghi chép, nắm nội dung kết hợp quan sát hình ảnh, tư liệu, trang bị
 Nghe nắm KL
 Bài giảng
PHẦN III : KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 2 phút
- Hệ thống nội dung bài giảng
- Giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có) 
- Định hướng nội dung cần tiếp tục nghiên cứu
- Nhận xét kết thúc bài giảng
* Tự rút kinh nghiệm:
.
Ngày tháng năm 2019
NGƯỜI THÔNG QUA
 TỔ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Kiên
Ngày tháng năm 2019
NGƯỜI BIÊN SOẠN
GIÁO VIÊN
Triệu Hoàng Quân
MỞ ĐẦU
Hành động của tổ bộ binh trong chiến đấu là sự hiệp đồng và phát huy sức mạnh tập thể của các chiến sĩ trong tổ để tiêu diệt địch, hoàn thành mọi nhiệm vụ trong chiến đấu.
Bài giảng đội hình chiến đấu cơ bản của tổ bộ binh nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về chiến thuật tổ bộ binh, trên cương vị tổ trưởng chỉ huy đơn vị tập bài, vận dụng linh hoạt các tình huống vào địa hình cụ thể, tư thế động tác chỉ huy to, rõ, cụ thể. 
Đây là nội dung học có tính hiệp đồng cao, lượng vật chất phục vụ cho bài tập rất lớn, khả năng di chuyển vận động ở địa hình phức tạp, thời tiết mưa nắng, đòi hỏi người học phải có sức khỏe bền bỉ, dẻo dai, tính kiên nhẫn.
Căn cứ biên soạn:
- Từng người và tổ bộ binh trong chiến đấu – Bộ tổng tham mưu – 1999
- Hướng dẫn huấn luyện đội ngũ chiến thuật từng người và tổ bộ binh trong chiến đấu – Bộ tổng tham mưu - 2001
NỘI DUNG
I. Những vấn đề chung
1. Khái niệm
Đội hình chiến đấu của tổ bộ binh là sự bố trí, sắp xếp từng người trong tổ theo trật tự và cự ly giãn cách quy định. Nhưng phải phù hợp với điều kiện cụ thể và ý định của người chỉ huy trong các tình huống chiến đấu khác nhau.
Cơ sở đội hình của tổ là vị trí của từng chiến sĩ khi vận động hoặc chiến đấu được liên kết chặt chẽ, cơ động, linh hoạt trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2. Yêu cầu
- Giữ được kín đáo, bí mật mọi ý định hành động, tận dụng được yếu tố bất ngờ đánh địch cùng 1 lúc.
- Phát huy hiệu xuất chiến đấu của tất cả mọi người trong tổ
- Tiện cơ động, chỉ huy, hiệp đồng và xử trí được các tình huống.
- Lợi dụng địa hình thuận lợi để chiến đấu tránh thương vong.
II. Những đội hình chiến đấu cơ bản
1. Đội hình hàng dọc
A. TRƯỜNG HỢP VẬN DỤNG
Thường vận dụng trong hành quân cơ động, vận động tiếp cận mục tiêu khi còn xa địch, thực hành phá vật cản bằng bộc phá liên tục, xung phong vượt qua cửa mở, đánh chiếm mục tiêu
- Ưu điểm: Địch khó phát hiện, triển khai đội hình chiến đấu nhanh và cơ động linh hoạt, chỉ huy hiệp đồng chiến đấu thuận lợi. 
- Hạn chế: Khó phát huy hỏa lực của tổ, quan sát địch hạn chế.
B. KHẨU LỆNH VÀ ĐỘI HÌNH TRIỂN KHAI
- Khẩu lệnh: Hướng (vật chuẩn), mục tiêu địch, tổ thành đội hình chiến đấu hàng học triển khai.
- Đội hình triển khai
* Tình huống
- Thời gian tác chiến:
- Tình hình địch: 
- Tình hình ta:
* Hành động chiến đấu
- Hành động của tổ trưởng
- Hành động của tổ
2. Đội hình hàng ngang
A. TRƯỜNG HỢP VẬN DUNG
- Thường vận dụng trong giao nhiệm vụ, bổ sung nhiệm vụ và ở vị trí triển khai xung phong.
- Ưu điểm: Tiện quan sát địch, địa hình, phát huy được hỏa lực
- Nhược điểm: Dễ bị địch phát hiện, dùng hỏa lực chia cắt đội hình sát thương ta
B. KHẨU LỆNH VÀ ĐỘI HÌNH TRIỂN KHAI
- Khẩu lệnh: “Hướng (vật chuẩn), mục tiêu địch, tổ thành đội hình chiến đấu hàng ngang triển khai”.
- Đội hình triển khai
* Tình huống
- Thời gian tác chiến:
- Tình hình địch: 
- Tình hình ta:
* Hành động chiến đấu
- Hành động của tổ trưởng
- Hành động của tổ
3. Đội hình dích zắc
A. TRƯỜNG HỢP VẬN DUNG
- Thường vận dụng trong quá trình vượt qua cửa mở, vận động tiếp cận địch, xung phong đánh chiếm mục tiêu.
- Ưu điểm: Chuyển hóa đội hình nhanh, có thể đánh, thế giữ hai bên sườn, tiện chỉ huy hiệp đồng, quan sát phát hiện địch thuận lợi.
- Nhược điểm: Dễ bị hỏa lực của địch sát thương.
B. KHẨU LỆNH VÀ ĐỘI HÌNH TRIỂN KHAI
- Khẩu lệnh: “Hướng (vật chuẩn), mục tiêu địch, tổ thành đội hình chiến đấu zích zắc triển khai”.
- Đội hình triển khai
* Tình huống
- Thời gian tác chiến:
- Tình hình địch: 
- Tình hình ta:
* Hành động chiến đấu
- Hành động của tổ trưởng
- Hành động của tổ
4. Đội hình chữ A
A. TRƯỜNG HỢP VẬN DUNG
- Thường vận dụng trong quá trình chiếm lĩnh tuần tiễu, sục sạo, quy quét địch.
- Ưu điểm: Chuyển hóa đội hình chiến đấu linh hoạt, tiện chỉ huy hiệp đồng, quan sát phát hiện địch thuận lợi.
- Nhược điểm: Phát huy hỏa lực hạn chế.
B. KHẨU LỆNH VÀ ĐỘI HÌNH TRIỂN KHAI
- Khẩu lệnh: “Hướng (vật chuẩn), mục tiêu địch, tổ thành đội hình chiến đấu chữ A triển khai”.
- Đội hình triển khai
* Tình huống
- Thời gian tác chiến:
- Tình hình địch: 
- Tình hình ta:
* Hành động chiến đấu
- Hành động của tổ trưởng
- Hành động của tổ
5. Đội hình chữ V
A. TRƯỜNG HỢP VẬN DUNG
- Thường vận dụng trong phát triển chiến đấu sục sạo, chốt giữ mục tiêu phòng ngự.
- Ưu điểm: Quan sát địch kịp thời, có thể đánh, có thể giữ, phát huy được hỏa lực, tiện chỉ huy hiệp đồng.
- Nhược điểm: Dễ bị hỏa lực của địch khống chế, sát thương.
B. KHẨU LỆNH VÀ ĐỘI HÌNH TRIỂN KHAI
- Khẩu lệnh: “Hướng (vật chuẩn), mục tiêu địch, tổ thành đội hình chiến đấu chữ V triển khai”.
- Đội hình triển khai
* Tình huống
- Thời gian tác chiến:
- Tình hình địch: 
- Tình hình ta:
* Hành động chiến đấu
- Hành động của tổ trưởng
- Hành động của tổ
6. Đội hình bậc thang
A. TRƯỜNG HỢP VẬN DUNG
- Thường vận dụng trong quá trình phát triển chiến đấu, truy kích địch.
- Ưu điểm: Chuyển hóa đội hình nhanh, phát huy được hỏa lực, tiện chỉ huy hiệp đồng
- Nhược điểm: Dễ bị địch phát hiện mất phương hướng trong quá trình phát triển chiến đấu, dễ bị hỏa lực của địch sát thương từ bên sườn.
B. KHẨU LỆNH VÀ ĐỘI HÌNH TRIỂN KHAI
- Khẩu lệnh: “Hướng (vật chuẩn), mục tiêu địch, tổ thành đội hình chiến đấu bậc thang triển khai”.
- Đội hình triển khai
* Tình huống
- Thời gian tác chiến:
- Tình hình địch: 
- Tình hình ta:
* Hành động chiến đấu
- Hành động của tổ trưởng
- Hành động của tổ
KẾT LUẬN
Đội ngũ chiến thuật là một trong những phương pháp huấn luyện cơ bản được vận dụng rộng rãi khi huấn luyện chiến thuật cấp phân đội nhằm rèn luyện bản lĩnh, hành động chiến đấu của người chỉ huy và phân đội.
Đây chỉ là đội hình chiến đấu cơ bản; trong thực tế khoảng cách từng người phải căn cứ vào nhiệm vụ chiến đấu, điều kiện địch, địa hình để vận dụng cho phù hợp.
 HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Nêu khái niệm, yêu cầu của đội hình chiến đấu của tổ bộ binh?
2. Nêu trường hợp vận dụng? Thực hiện triển khai đội hình chiến đấu hàng dọc, hàng ngang?
3. Nêu trường hợp vận dụng? Thực hiện triển khai đội hình chiến đấu chữ A, chữ V?
4. Nêu trường hợp vận dụng? Thực hiện triển khai đội hình chiến đấu bậc thang, zích zắc?
Ngày tháng năm 2019
GIÁO VIÊN 
Triệu Hoàng Quân

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_bai_7_doi_hinh_chien.docx