I. MỤC TIÊU
1. Về phẩm chất
- Có ý thức tự giác, tích cực trong học taạp, nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng bản thân
- Thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập,
- Có ý thức vượt qua khó khăn hoàn thành bài tập, quyết tâm phất đấu đạt kết quả cao
- Hình thành kĩ năng thực hành quân sự. Xây dựng niềm tin đối với vũ khí trang bị. Tinh thần trách nhiệm của bản thân góp phần xây dựng và và bảo vệ Tổ quốc
2. Về năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau:
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh chủ động nghiên cứu tài liệu, hình ảnh minh họa, có ý thức bảo quản vũ khí trang bị.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ, kết hợp khẩu lệnh, kí tín ám hiệu quy định trong luyện tập, giúp đỡ nhau trong luyện tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua luyện tập, xây dựng tinh thần luôn vượt qua khó khăn, gian khổ, vận dụng sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, học tập ở cấp học tiếp theo.
2.2. Năng lực đặc thù
- Nắm chắc và thông thạo nhiều phương hướng, biết cách tìm và giữ phương hướng khi vận động trong chiến đấu.
- Vận dụng sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, ngoại khóa.
- Thể hiện sự hiểu biết, tăng tiến trong học tập, đặc biệt kiến thức, kĩ năngvề quân sự.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
Bài giảng, kế hoạch bài giảng đã được phê duyệt, bàn đạc, la bàn, bản đồ, tranh ảnh, phim tư liệu có liên quan
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi, bút, trang phục đúng quy định, sưu tầm tài liệu.
III. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
A. TỔ CHỨC
- Lấy đơn vị lớp học để giới thiệu nội dung
- Luyện tập chia lớp thành 4 nhóm, xoay vòng đổi tập.
B. PHƯƠNG PHÁP
1. Giáo viên: Thuyết trình, giảng giải, phân tích, pháp vấn, trực quan, thị phạm .
2. Học sinh: Thảo luận nhóm, nghe, quan sát, ghi chép nội dung ý chính của bài
KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI PHÊ DUYỆT Ngày ... tháng 8 năm 2019 Môn học: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Bài 5: Tìm và giữ phương hướng TTPPCT: 18,19 Đối tượng: Lớp 12 Năm học: 2019 - 2020 Phần I: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC TIÊU 1. Về phẩm chất - Có ý thức tự giác, tích cực trong học taạp, nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng bản thân - Thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, - Có ý thức vượt qua khó khăn hoàn thành bài tập, quyết tâm phất đấu đạt kết quả cao - Hình thành kĩ năng thực hành quân sự. Xây dựng niềm tin đối với vũ khí trang bị. Tinh thần trách nhiệm của bản thân góp phần xây dựng và và bảo vệ Tổ quốc 2. Về năng lực Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau: 2.1. Năng lực chung Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh chủ động nghiên cứu tài liệu, hình ảnh minh họa, có ý thức bảo quản vũ khí trang bị. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ, kết hợp khẩu lệnh, kí tín ám hiệu quy định trong luyện tập, giúp đỡ nhau trong luyện tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua luyện tập, xây dựng tinh thần luôn vượt qua khó khăn, gian khổ, vận dụng sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, học tập ở cấp học tiếp theo. 2.2. Năng lực đặc thù - Nắm chắc và thông thạo nhiều phương hướng, biết cách tìm và giữ phương hướng khi vận động trong chiến đấu. - Vận dụng sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, ngoại khóa. - Thể hiện sự hiểu biết, tăng tiến trong học tập, đặc biệt kiến thức, kĩ năngvề quân sự. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên Bài giảng, kế hoạch bài giảng đã được phê duyệt, bàn đạc, la bàn, bản đồ, tranh ảnh, phim tư liệu có liên quan 2. Chuẩn bị của học sinh Sách giáo khoa, vở ghi, bút, trang phục đúng quy định, sưu tầm tài liệu. III. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP A. TỔ CHỨC - Lấy đơn vị lớp học để giới thiệu nội dung - Luyện tập chia lớp thành 4 nhóm, xoay vòng đổi tập. B. PHƯƠNG PHÁP 1. Giáo viên: Thuyết trình, giảng giải, phân tích, pháp vấn, trực quan, thị phạm. 2. Học sinh: Thảo luận nhóm, nghe, quan sát, ghi chép nội dung ý chính của bài Phần II: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI Tiết 18: 1. Ổn định tổ chức lớp học - Nhận lớp, nắm quân số, báo cáo cấp trên (nếu có) Lớp Ngày dạy Sĩ số Tên học sinh vắng - Phổ biến quy định trong học tập - Kiểm tra bài cũ ( nếu có) - Phổ biến ý định giảng bài 2. Trình tự giảng bài: 40 phút Thứ tự, nội dung Thời gian Phương pháp Vật chất Giáo viên Học sinh Mở đầu 3 phút - Nêu lời mở đầu - Nghe, nắm nội dung - Bài giảng, KHGB. Tài liệu I. Nguyên tắc chung 1. Ý nghĩa 2. Yêu cầu II. Cách tìm phương hướng giản đơn 1. Bằng mặt trời 2. Dựa vào mặt trăng 3. Dựa vào các chòm sao 4. Dựa vào địa hình, thời tiết 5. Dựa vào địa bàn 6. Tìm bằng bản đồ * Kết luận 35 phút 2 phút - Nêu tên và nội dung 1, 2,3 - Thuyết trình, giảng giải, làm mẫu động tác, pháp vấn - Phân nhóm, xoay vòng đổi tập Nêu lời kết luận Lắng nghe, ghi chép, nắm nội dung kết hợp quan sát hình ảnh, tư liệu, trang bị Nghe nắm KL Bài giảng, các tài liệu tham khảo, bàn đạc, la bàn, bản đồ PHẦN III : KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 2 phút - Hệ thống nội dung bài giảng - Giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có) - Định hướng nội dung cần tiếp tục nghiên cứu - Nhận xét kết thúc bài giảng * Tự rút kinh nghiệm: . Tiết 19: 1. Ổn định tổ chức lớp học - Nhận lớp, nắm quân số, báo cáo cấp trên (nếu có) Lớp Ngày dạy Sĩ số Tên học sinh vắng - Phổ biến quy định trong học tập - Kiểm tra bài cũ ( nếu có) - Phổ biến ý định giảng bài 2. Trình tự giảng bài: 40 phút Thứ tự, nội dung Thời gian Phương pháp Vật chất Giáo viên Học sinh Mở đầu 3 phút - Nêu lời mở đầu - Nghe, nắm nội dung - Bài giảng, KHGB. Tài liệu III. Cách giữ phương hướng 1. Khi nhận nhiệm vụ 2. Trước khi vận động 3. Khi vận động 4. Xử trí khi lạc hướng * Kết luận 37 phút 2 phút Nêu tên và nội dung 1, 2,3 - Thuyết trình, giảng giải, làm mẫu động tác, pháp vấn - Phân nhóm, xoay vòng đổi tập Nêu lời kết luận Lắng nghe, ghi chép, nắm nội dung kết hợp quan sát hình ảnh, tư liệu, trang bị Nghe nắm KL Bài giảng PHẦN III : KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 2 phút - Hệ thống nội dung bài giảng - Giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có) - Định hướng nội dung cần tiếp tục nghiên cứu - Nhận xét kết thúc bài giảng * Tự rút kinh nghiệm: . Ngày 19 tháng 8 năm 2019 NGƯỜI THÔNG QUA TỔ TRƯỞNG Nguyễn Văn Kiên Ngày 15 tháng 8 năm 2019 NGƯỜI BIÊN SOẠN GIÁO VIÊN Triệu Hoàng Quân MỞ ĐẦU Huấn luyện đội ngũ chiến thuật từng người và tổ bộ binh trong chiến đấu có vị trí vai trò quan trọng, là bước huấn luyện cơ bản làm cơ sở cho huấn luyện chiến thuật cấp trên và vận dụng trong chiến đấu. Trong đó, tìm và giữ phương hướng là hết sức quan trọng trong chiến đấu giúp ta xác định được vị trí nơi đang hành động hướng khi đến nơi và đến nơi khỏi bị lạc. Thông qua bài giảng, người học cần nắm được ý nghĩa, yêu cầu của tìm và giữ phương hướng, cách tìm phương hướng giản đơn và cách giữ phương hướng. Biết vận dụng vào trong quá trình học tập và thực tiễn. Căn cứ biên soạn: - Từng người và tổ bộ binh trong chiến đấu - Bộ tổng tham mưu - 1999 - Hướng dẫn huấn luyện đội ngũ chiến thuật từng người và tổ bộ binh trong chiến đấu - Bộ tổng tham mưu - 2001. NỘI DUNG I. NGUYÊN TẮC CHUNG 1. Ý nghĩa Tìm và giữ phương hướng là hết sức quan trọng trong chiến đấu giúp ta xác định được vị trí nơi đang hành động hướng khi đến nơi và đến nơi khỏi bị lạc. 2. Yêu cầu Biết thông thạo nhiều phương hướng Vận dụng cách tìm thích hợp với từng điều kiện cụ thể Luôn đề phòng lạc hướng Bình tĩnh xử trí khi bị lạc II. CÁCH TÌM PHƯƠNG HƯỚNG GIẢN ĐƠN 1. Bằng mặt trời 1. Dựa vào mặt trời Quả đất quay xung quanh trục của nó thì trong 12 tiếng đồng hồ ban ngày ở nước ta nhìn thấy vị trí mặt trời chuyển động từ hướng đông sang hướng tây trên mặt phẳng nghiêng lệch về phương nam. Độ lệch của mặt phẳng nghiêng này lớn hay bé do độ lệch giữa trục của quả đất và mặt trời thay đổi trong 1 năm. Dựa vào đó ta vận dụng mấy cách xác định phương hướng như sau: - 6 giờ sáng mặt trời ở hướng đông - 12 giờ mặt ở hướng chính nam (bóng đen của mọi vật đều về hướng chính bắc). - 18 giờ mặt trời ở hướng chính tây. Dựa vào những đặc điểm đó ta có thể tìm các hướng khác như: - 9 giờ mặt trời ở hướng đông – nam - 15h mặt trời ở hướng tây – nam 2. Dựa vào mặt trăng Dựa vào mặt trăng để tìm phương hướng thật đúng có nhiều vấn đề phức tạp. Nếu tìm phương hướng với mức độ gần đúng thì chỉ cần nhớ lấy điểm chính và cách tìm như sau: a) Điểm cần nhớ - Trăng của những ngày đầu tháng âm lịch, hướng bên phần sáng của mặt trăng là hướng tây, hướng bên phần tối là hướng đông. - Trăng quá nửa đêm của những ngày cuối tháng (âm lịch) thì ngược lại. b) Cách tìm Khi nhìn thấy mặt trăng chia 2 phần tối và sáng ta kẻ đường đối xứng tưởng tượng chia đôi cả 2 phần tối và sáng giống nhau. Hai đầu kéo dài của đường tưởng tượng đó sẽ chỉ cho ta hướng đông và tây tại điểm cắt nhau với đường chân trời. Đường tưởng tượng kéo thẳng đó qua phần sáng là hướng tây, qua phần tối là hướng đông. Nếu cuối tháng âm lịch thì ngược lại. Khi nhìn thấy trăng tròn (sáng đủ) có thể dùng cách các cách dựa vào mặt trời để xác định phương hướng. 3. Xem sao Ban đêm, không phải lúc nào cũng nhìn thấy được đầy đủ các sao hoặc chòm sao trên vòm trời. Do đó muốn dựa cách xem sao phải thường xuyên xem xét, theo dõi, quen thuộc, thật nhiều chòm sao và quy luật chuyển động của nó. Dưới đây, chỉ mới dựa vào 1 số ngôi sao hoặc chòm sao quen thuộc (để nhận) tìm phương hướng. a) Dựa vào chòm sao ở vòm trời phương Bắc Ở vòm trời phương Bắc, có 1 ngôi sao tương đối sáng nằm riêng lẻ và hầu như không thay đổi vị trí đó là sao Bắc đẩu. Từ vị trí sao này kéo đường thẳng đứng xuống đường chân trời thì điểm cắt nhau tại đường chân trời là hướng chính bắc. Nhưng đó chỉ là một sao lẻ và ở vòm trời phương bắc thường có mây che nên xác định được sao này rất khó. Do đó cần phải biết dựa vào những chòm sao xung quanh để xác định vị trí đúng vị trí của nó như Tiểu hùng tinh, Đại hùng tinh, sao Thiên hậu. - Chòm sao Đại hùng tinh: Gồm 7 ngôi sao sáng kết thành hình cái xoong gọi là là đầu và cán xoong là đuôi, lấy 2 sao đầu đặt tên là AB, gọi sao Bắc đẩu là O thì: Nằm trên đường thẳng AB kéo dài từ B đến O gấp 5 lần từ A đến B. - Chòm sao Tiểu hùng tinh: Cũng gồm 7 ngôi sao trong đó sao Bắc đẩu chính là ngôi sao ở cuối của chòm sao Tiểu hùng tinh thường rất mờ, khó tìm nên thường dựa vào chòm sao Đại hùng tinh và chòm Thiên hậu là chính. - Chòm Thiên hậu: Nằm giáp với dãy Ngân hà cũng gồm 7 ngôi sao trong đó chỉ có 5 ngôi sao thật sáng kết thành. Khi mới lên có hình con số 3; khi lên cao có hình chữ M; khi sắp lặn có hình số 3 ngược. Khi nhìn thấy thì hướng phía trước con số 3 hoặc dưới chữ M khoảng hơn 1 gang tay là sao Bắc đẩu. b) Dựa vào chòm sao ở vòm trời phía Nam Vị trí nước ta nằm về phía bắc đường mặt trời (đường xích đạo) nên không thể nhìn thấy những ngôi sao nằm thảng trên đường trục phía nam của quả đất nhưng chúng ta có thể dựa vào một số chòm sao nhìn thấy chung quanh đường trục đó để tìm hướng Nam. - Chòm sao Nam tào: Còn có tên gọi là Thập tự giá gồm 4 ngôi sao sáng có hình cây thánh giá. Khi nhìn thấy thì hướng theo đầu dưới của hình “thánh giá” chỉ xuống đường chân trời hướng Nam. - Chòm sao Đòn gánh: Là 2 ngôi sao sáng nhất, rõ rệt nhất ở phương Nam, nằm riêng lẻ cách nhau khoảng 5 ngón tay. Đường vuông góc của 2 sao này kéo thẳng xuống chân trời hướng Nam. c) Dựa vào những sao và chòm sao “đi”qua giữa vòm trời - Sao hôm sao mai: Sao Hôm sao Mai chỉ là 1 tên chính là sao Kim (là 1 hành tinh của hệ mặt trời gần quả đất hơn tất cả các ngôi sao khác) có đường chuyển động ta nhìn thấy từ đông sang tây. Sao này nhìn thấy to và sáng hơn tất cả các sao trên vòm trời, nhất là lúc chập tối và gần sáng. Lúc gần tối thường thấy ở hướng tây (Sao hôm) Lúc gần sáng thường thấy ở hướng đông (Sao mai) - Chòm sao Thần nông: Còn có tên gọi sao chiến sĩ hoặc sao Cày, gồm 13 ngôi sao kết thành hình người có đeo kiếm. Đầu là 3 ngôi sao nhỏ; 2 tay 2 chân là 4 sao sáng; giữ gồm có 3 sao thành thắt lưng và 3 sao kết vào đó thành thanh kiếm. Khi thấy sao này thì đầu người chỉ về phương Bắc, mũi kiếm chỉ về phương nam. - Chòm sao Tua rua: Chòm sao Tua rua còn có tên gọi sao Dua. Gồm có 9 ngôi sao nhỏ, có hình cái diều hoặc hình quả trám và 1 ngôi sao lẻ, nếu gọi ngôi sao lẻ là đuôi thì đuôi ấy luôn chỉ về hướng đông, đầu chỉ về hướng tây. 4. Dựa vào địa hình, thời tiết a) Xem gió mùa Ở nước ta hằng năm thường có 2 loại gió mùa: Gió mang tên hướng nào tức là chiều gió từ hướng đó thổi qua. Ta có thể dựa vào đó để xác định phương hướng. Nhưng có mấy điểm cần chú ý: - Vị trí để xác định phải chọn những nơi mà gió mùa thổi đến ta không bị địa hình cản trở làm lệch hướng. - Không áp dụng khi trời mưa hoặc đang mưa bão b) Xem cây cối Chỉ xem những cây cối đứng riêng lẻ. Bên vỏ cây sần sùi, ẩm ướt, nhiều rêu xanh cành lá nhỏ yếu, kém xanh tươi và vân dày hơnlà phương Bắc. Bên phía vỏ cây tròn nhẵn, khô ráo, ít rêu xanh, cành lá xanh tốt, vân cây thưa là phương Nam. - Mùa hè nóng bức ở xung quanh gốc cây, bên có nhiều dấu vết người nghỉ mát là phương Bắc, bên có cứt chim dưới đất nhiều hơn là phương Nam. Ban đêm khi có dông, chim đang ngủ ở bên cành nào bay ra thì bên đó là phương Nam. - Những tháng có gió mua đông Bắc thì bên lá rụng nhiều hơn là hướng Tây – Nam, gió nồm nam thì bên có lá rụng nhiều hơn là phương Bắc. Những cây đứng riêng lẻ lá bị cháy xém, nếu vào những tháng có gió mùa đông bắc thì bên bị cháy nhiều hơn là hướng Tây – Nam, nếu vào những tháng có gió nồm nam thì bên cháy nhiều hơn là phương Bắc. c) Xem những hòn đá lẻ, vật kiến trúc đứng riêng biệt Bên ẩm ướt, nhiều rêu xanh, mầu sắc sẫm tối hơn là phương bắc. Bên khô ráo , ít rêu xanh, màu sắc, sáng hơn là phương Nam. d) Dựa vào những địa hình có hướng rõ rệt trong khu vực hoạt động Khi ta hoạt động ở khu vực nào nếu ta biết rõ phương hướng của những địa hình dễ nhận, như hướng kéo dài của đường sá, sông ngòi, bờ biển, dãy núichạy dài từ hướng nào hoặc biết rõ hướng từ nơi ta hoạt động đến những điểm cao của địa hình ở xa (đỉnh núi, tháp chuông nhà thờ) ta có thể dựa vào đó để tìm phương hướng. Ví dụ: Ta biết rằng trong khu vực hoạt động có đường quốc lộ số 1 chạy từ đông – nam sang tây – bắc, có dãy Trường Sơn kéo dài từ nam lên bắc, khi gặp đường số 1 hoặc nhìn thấy được dãy Trường Sơn ta dựa vào đó sẽ xác định phương hướng được dễ dàng. Hoặc nơi ta hoạt động, cách 2km về hướng đông có đỉnh núi Y nằm về hướng đông – bắc cách nơi ta đứng khoảng 2km. Ta sẽ thấy đây là mình đang ở cách nơi hoạt động khoảng 2km về hướng đông – nam 5. Dựa vào địa bàn Mở nắp địa bàn và chốt hãm kim nam châm. Đặt địa bàn trên 1 mặt phẳng ngang kim địa bàn sẽ chỉ cho ta hướng bắc – nam. Nếu muốn tìm các góc hướng khác 1 cách chính xác, xoay địa bàn hoặc xoay mặt số sao cho kim chỉ bắc chỉ đúng số 0 độ hoặc 360 độ hay 0 ly giácta sẽ có hướng đó chỉ rõ mặt chữ số 1 góc bao nhiêu độ hoặc ly giác. * Chú ý: Tránh để địa bàn sát gần các vật kim loại. 6. Tìm bằng bản đồ Khi không có địa bàn, chỉ có bản đồ, ta có thể dùng bản đồ để xác định phương hướng. Cách tìm trước hết phải xác định rõ chỗ ta đang dứng và một số địa hình rõ rệt xung quanh ở thực địa, đối chiếu xem có đúng địa hình trong bản đồ không. Nếu đúng thì đặt bản đồ nằm thăng bằng, xoay đi xoay lại sao cho địa hình vẽ trong bản đồ ăn khớp với địa hình thực. Ta sẽ có hướng bắc là hướng đầu tiên của bản đồ. III. CÁCH GIỮ PHƯƠNG HƯỚNG 1. Khi nhận nhiệm vụ Ngoài việc nắm chắc những nhiệm vụ chính trong công tác và chiến đấu phải nghe rõ nhớ kĩ (nếu cần thì hỏi lại) để nắm chắc các điểm chính sau đây: - Nơi phải đến đi bằng đường nào, hướng đi, hướng đi của từng chặng (nếu phải chia nhiều chặng) theo đường thẳng là bao nhiêu km, đường phải đi thực là bao nhiêu km, đường dễ đi hay phức tạp. - Trên đường đi tới nơi có những đặc điểm gì rõ rệt cần phải nhớ để đề phòng và xử trí khi bị lạc. 2. Trước khi vận động Phải chuẩn bị đầy đủ tỉ mỉ mọi thứ cần mang theo tiện cho vận động. Ngoài ra cần thiết chuẩn bị mang theo địa bàn, bản đồđể giúp cho việc xác định và giữ phương hướng. 3. Khi vận động - Khi đi cũng như khi dừng lại bất cứ nơi nào, dù 1 mình hay trong tổ phải tự mình xác định được phương hướng chung (đông, tây, nam, bắc) và hướng phải đến. Do đó phải luôn xem xét nắm phương hướng địa hình vật chuẩn, vị trí nơi phát ra tiếng động, ánh sáng, có hướng rõ rệt đã ghi nhớ để xác định đường, hướng đi chính xác: Nhớ rõ những loại địa hình, những đoạn đường, thời gian đã đi để hiểu rõ mình đang đi ở quãng nào, đang hành quân ở đâu; dự kiến khoảng cách những đoạn đường, những nơi tiếp tục phải đi qua, hướng đi những đoạn đường ấy. Khi đi qua những nơi dễ bị lạc hướng đồng thời xem xét kĩ tìm đường đi, 1 mặt xem xét xung quanh, quay nhìn trở lại để nhớ hình dáng của địa hình tại đó. Khi cần thiết thì đánh dấu để nếu đi nhầm đường phải quay trở lại chỗ cũ để nhận. Nếu không tìm được đường tiếp tục đi rõ ràng chắc chắn, phải hết sức bình tĩnh, dừng lại xem xét nghe ngóng không chạy lung tung, đợi người đi trước quay lại tìm (nếu có) hoặc tìm mọi cách xác định đường, hướng thật chắc chắn rồi mới đi. Nếu đi trong đội hình của tổ, phân đội, phải luôn xem xét theo dõi người gần mình (đằng trước, đằng sau, bên cạnh) luôn cố gắng bám sát người đi trước (theo khoảng cách quy định) đồng thời bảo đảm không để người phía sau hoặc bên cạnh bị lạc hướng. Cụ thể là: Khi đi qua những nơi địch dễ phát hiện, nếu là trong tầm địch có thể nghe thấy tiếng động do hành động mạnh của ta phát ra thì dù địa hình nào vẫn phải tiến thận trọng, không vì bám sát trước mà hành động mạnh; lộ liễu để địch có thể nghe thấy. Nếu không bám sát được người đi trước vẫn hết sức bình tĩnh xem xét, nghe ngóng theo dõi đường tiến, dấu vết hoặc vật đánh dấu chỉ đường của người đi trước để đi theo. Nếu thấy người phía sau không theo kịp thì khi đi qua những chỗ dễ bị lạc tự mình phải tìm cách đánh dấu đường hoặc dừng lại cho người đến sau kịp nhận rõ đường, hướng mới đi tiếp. 4. Xử trí khi lạc hướng a) Dựa vào đặc điểm địa hình đã đi Trường hợp nhớ rõ nơi bắt đầu đi lạc, trước hết phải xem xét nhớ kĩ địa hình, địa vật tại nơi đó rồi mới đi trở lại (đề phòng lạc lần thứ 2). Khi đã trở lại đến nơi bắt đầu đi lạc thì xác định lại phương hướng: Địa hình, hướng đi, xem xét nghe ngóng tìm đường hướng tiếp tục đi. Nếu quãng đường đi lạc xa, trở lại khó khăn, sau khi xác định được phương hướng và nắm được đường tiếp tục đi (nằm về hướng nào), thì có thể đi tắt đến đường cũ rồi tiếp tục đi, hoặc đi thẳng đến nơi quy định. Trường hợp tìm thấy được những điểm đặc biệt về địa hình xung quanh nơi đang bị lạc đã có ghi nhớ. Trước hết cần xác định lại phương hướng địa hình (đông, tây, nam, bắc) tại đó, xác định hướng đi, ước lượng khoảng cách và hướng tại nơi đang đứng đến các điểm đã biết của địa hình để đối chiếu với hướng mình ghi nhớ từng đường đi (hoặc nơi đang hoạt động) đến những địa hình đó, để xác định phương hướng và khoảng cách mình đã bị lạc. Dựa vào cơ sở đó xác định hướng đi, đường đi hoặc nơi phải đến bằng con đường gần nhất, sau đó có thể men theo những địa hình như dãy núi, ven rừng, con sôngđể đi đến nơi đó. b) Dựa vào những nơi phát ra ánh sáng, tiếng động để đi Trường hợp chỉ nhìn thấy các loại ánh sáng hoặc nghe thấy tiếng động mà mình có ghi nhó, ta phải dựa vào đó để xác định nơi đang bị lạc, khoảng cách bao xaTrên cơ sở đó để xác định hướng đi đến, đường hoặc nơi phải đến. c) Đi theo góc chuẩn hoặc hướng chuẩn Trường hợp chỉ xác định được phương hướng địa hình hướng vận động, khoảng cách quãng đường còn lại phải đi. Nếu có địa bàn nên vận động theo góc chuẩn, nếu không có địa bàn nên vận động theo hướng chuẩn. Có thể áp dụng cách vận động theo góc chuẩn hoặc hướng chuẩn như sau: - ở những nơi tìm được vật chuẩn trên hướng đi thì tìm vật dễ thấy nằm thẳng trên hướng đó để làm vật chuẩn nơi đến. Sau đó tìm vật chuẩn trung gian (gần hay xa tùy theo điều kiện nhìn thấy có khi chỉ là gốc cây; vách đá cách nơi ta đứng vài ba chục mét) thường là những nơi ta có thể đến được đó dễ dàng. Khi đã tìm được vật chuẩn, ta ước lượng khoảng cách từ nơi ta đang đứng đến vật chuẩn. Sau đó tìm đường bất kì đi đến đó. Khi đã đến vật chuẩn thì dừng lại, xác định phương hướng, địa hình, hướng vận động, tìm vật chuẩn thứ 2 cứ như vậy đi chắc từng chặng đến khi nào tổng cộng khoảng cách giữa tất cả các chặng đường bằng toàn bộ đoạn đường phải đi thì dừng lại xem rộng sang hai bên tìm nơi mình định đến. - Ở những nơi phải vòng tránh địa hình thường có 2 cách: + Nếu ở nơi có những vật chuẩn mà khi vòng tránh qua xong nhìn trở lại vẫn thấy như mỏn đá nhọn, đỉnh núi cao, đỉnh tháp chuông nhà thờ, ống khói nhà máy, cây riêng lẻ giữa đồngta ước lượng khoảng cách từ nơi ta đứng đến vật chuẩn, rồi tìm đường vòng tránh qua. Khi vòng tránh qua xong, ta tìm đến nơi khác nhìn thấy vật chuẩn có hướng ngược lại với hướng vận động (tức là ta đứng ở một điểm nằm đúng trên hướng vận động). Ước lượng khoảng cách từ nơi đứng trở lại vật chuẩn đó để biết đoạn đường thẳng đã đi qua. Sau đó dùng cách tìm vật chuẩn trung gian và tiếp tục đi như trước. + Trường hợp phải đi vòng qua mà không tìm được vật chuẩn như trên, khi vòng tránh phải luôn xác định hướng và ước lượng khoảng cách của từng chặng đường đi để vòng trở lại đường thẳng của hướng vận động và biết được khoảng cách của địa hình cản trở đã đi qua. - Ở những nơi tầm nhìn hạn chế (rừng rậm, đêm tối) Nếu có địa bàn dựa vào địa bàn làm hướng chuẩn để đi thao hướng vận động. Nhưng chỉ nên đi dần từng chặng ngắn. Vừa đi vừa dừng lại đối chiếu để kịp thời điều chỉnh lại hướng đi cho đúng. Nếu không có địa bàn, cũng có thể dựa vào mặt trăng hoặc các ngôi sao hoặc chòm sao sáng làm hướng chuẩn để đi nhưng không nên đi một chặng quá dài, mà từng thời gian ngắn phải tạm dừng để xác định lại phương hướng, địa hình và hướng đi (vì trăng hoặc sao không cố định tại chỗ trừ sao Bắc đẩu) Ngoài ra, trong trường hợp không thấy trăng, sao còn có thể dựa vào tiếng động, ánh sángphát ra từ những nơi gần đó (có ghi nhớ) để đi. Nhưng sau từng chặng ngắn phải dừng lại để xác định phương hướng địa hình và hướng đi. Trong những trường hợp nói trên, đều phải hết sức thận trọng vừa tiến hành xem xét, nghe ngóng, ước lượng khoảng cách của từng chặng đã qua. KẾT LUẬN Huấn luyện đội ngũ chiến thuật từng người và tổ bộ binh trong chiến đấu có vị trí vai trò quan trọng, là bước huấn luyện cơ bản làm cơ sở cho huấn luyện chiến thuật cấp trên và vận dụng trong chiến đấu. Trong đó, tìm và giữ phương hướng là hết sức quan trọng trong chiến đấu giúp ta xác định được vị trí nơi đang hành động hướng khi đến nơi và đến nơi khỏi bị lạc. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU 1. Trình bày nguyên tắc chung của tìm va giữ phương hướng? 2. Trình bày cách tìm phương hướng bằng mặt trời? 3. Trình bày cách tìm phương hướng bằng mặt trăng? 4. Trình bày cách tìm phương hướng dựa vào địa hình, thời tiết? 5. Nêu cách giữ phương hướng khi vận động? 6. Trình bày cách xử trí khi lạc hướng Ngày 15 tháng 8 năm 2019 GIÁO VIÊN Triệu Hoàng Quân
Tài liệu đính kèm: