Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Trường THPT Quang Trung - Bài 1 đến 9

Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Trường THPT Quang Trung - Bài 1 đến 9

- Bvệ sự ổn định và phát triển bền vững của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng HCM.

- Bvệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HCM trong đời sống tinh thần và xã hội.

- Bvệ giá trị đạo đức truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc.

- Bvệ đội ngũ văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hoá, văn nghệ.

 

doc 36 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 651Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 12 - Trường THPT Quang Trung - Bài 1 đến 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1:
ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ
A. Mục đích, yêu cầu: 
- Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ, nắm chắc thứ tự các bước tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội.
- Thực hiện thuần thục động tác đội ngũ từng người không có súng và động tác chỉ huy đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội bằng các khẩu lệnh.
- Xây dựng ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành nghiêm các chế độ, nếp sống sinh hoạt và học tập tại nhà trường 
B. Thiết kế dạy và học:
Phương Pháp
Nội Dung
I. Đội ngũ tiểu đội:
1. Đội hình tiểu đội hàng ngang:
 a. Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang:
- Ý nghĩa: Đội hình triểu đội 1 hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, hạ mệnh lệnh, kiểm tra quân số, khám súng, giá súng
- Động tác: Trình tự tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang gồm bốn bước: Tập hợp đội hình, điểm số, chỉnh đốn hàng ngũ, giải tán.
 * Bước 1: Tập hợp đội hình
 + Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành 1 hàng ngang  tập hợp”
 + Động tác của tiểu đội trưởng và các chiến sĩ:
Tiểu đội trưởng: Xác định vị trí tập hợp, hướng tập hợp, sau đó quay mặt về hướng các chiến sĩ.
Chiến sĩ: Khi nghe khẩu lệnh “tiểu đội X”, toàn tiểu đội quay mặt về phía tiểu đôi trưởng, đứng nghiêm sẵn sàng nhận lệnh 
Tiểu đội trưởng: khi thấy toàn tiểu đội đã đứng nghiêm sẵn sàng nhận lệnh, tiểu đội trưởng hô tiếp “thành 1 hàng ngang  tập hợp”, rồi quay về hướng định tập hợp, đứng nghiêm làm chuẩn cho các chiến sĩ vào tập hợp.
Chiến sĩ: Khi nghe dứt động lệnh “tập hợp” các chiến sĩ im lặng, nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp đứng bên trái tiểu đội trưởng thành một hàng ngang, đứng đúng giãn cách qui định (giãn cách giữa hai người đứng cạnh nhau là 70 cm) tự động giống hàng, xong đứng nghỉ.
Tiểu đội trưởng: Khi thấy có 2-3 chiến sĩ đứng vào vị trí bên trái mình, tiểu đội trưởng đi đều về phía trước chính giữa đội hình, cách đội hình 3-5 bước thì đứng lại, quay vào đội hình đôn đốc tập hợp.
* Bước 2: Điểm số
- Khẩu lệnh: “Điểm số”. 
- Động tác của tiểu đội trưởng và các chiến sĩ:
Tiểu đội trưởng: Khi thấy các chiến sĩ đã đứng vào vị trí tập hợp, tại vị trí chỉ huy, tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh “điểm số”.
Chiến sĩ: Nghe dứt động lệnh “điểm số” từng chiến sĩ theo thứ tự từ bên phải sang bên trái trở về tư thế nghiêm, hô rõ số của mình, đồng thời quay mặt sang bên trái 450, khi điểm số xong quay mặt trở lại. Lần lượt điểm số từ một cho đến hết tiểu đội. Người đứng cuối cùng của hàng, khi điểm số không cần phải quay mặt, sau khi điểm số xong thì hô “Hết”.
* Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ
- Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái) – thẳng”. 
- Động tác của tiểu đội trưởng và các chiến sĩ:
Tiểu đội trưởng: Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, tiểu đội trưởng phải hô cho các chiến sĩ trong hàng đứng nghiêm.Khi thấy các chiến sĩ đã đứng nghiêm sẵn sàng nhận lệnh, tiểu đội trưởng hô tiếp “nhìn bên phải (trái) – thẳng”.
Chiến sĩ: Nghe dứt động lệnh “thẳng” trừ chiến sĩ làm chuẩn vẫn nhìn thẳng, các chiến sĩ còn lại quay mặt sang phải (trái), xê dịch lên xuống để gióng hàng.
Tiểu đội trưởng: Quá trình các chiến sĩ gióng hàng, tiểu đội trưởng phải quan sát và đôn đốc các chiến sĩ tập trung gióng hàng và điều chỉnh giản cách, khi các chiến sĩ gióng hàng xong, tiểu đội trưởng hô “thôi”
Chiến sĩ: Nghe dứt động lệnh “thôi” tất cả các chiến sĩ trong hàng quay mặt trở lại nhìn thẳng về phía trước, đứng nghiêm, không xe dịch vị trí đứng.
Tiểu đội trưởng: Đi đều về phía người làm chuẩn, đến ngang người làm chuẩn và cách người làm chuẩn 2-3 bước thì đứng lại. Rồi quay vào chỉnh hàng.
Chiến sĩ: Khi nghe tiểu đội trưởng gọi tên mình phải quay mặt về phía tiểu đội trưởng. tiến lên hoặc lùi xuống, phải kết hợp với gióng hàng.
Tiểu đội trưởng: Khi thấy các chiến sĩ đã đứng thẳng hàng thì hô “được”
Chiến sĩ: Nghe dứt động lệnh “được” thì quay mặt trở lại.
Tiểu đội trưởng: Đi đều về vị trí chỉ huy của mình. 
* Bước 4: Giải tán
- Khẩu lệnh: “Giải tán”. 
- Động tác: Nghe dứt động lệnh, các chiến sĩ trong hàng nhanh chóng tản ra. Nếu đứng ở tư thế nghỉ phải trở về tư thế nghiêm mới giải tán.
b. Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang:
 Ý nghĩa, thứ tự các bước tập hợp đội hình của tiểu đội trưởng và các chiến sĩ cơ bản như tập hợp đội hình 1 hàng ngang, chỉ khác: Khi tập hợp đội hình 2 hàng ngang tiến hành theo 3 bước (không điểm số) cụ thể như sau:
* Bước 1: 
- Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành 2 hàng ngang - tập hợp”
- Khi nghe dứt động lệnh “tập hợp” các chiến sĩ im lặng, nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp, đứng bên trái tiểu đội trưởng thàng 2 hàng ngang, các số lẻ (1, 3, 5, 7) đứng hàng trên, các số chẳn (2, 4, 6, 8) đứng hàng dưới, cự li giản cách hàng trên và hàng dưới là 1m.
* Bước 2: Chỉnh đốn hàng ngũ: 
Chiến sĩ: Khi gióng hàng, các chiến sĩ đứng hàng thứ 2 vừa gióng hàng ngang, vùa gióng hàng dọc.
Tiểu đội trưởng: Khi kiểm tra, tiểu đội trưởng kiểm tra chỉnh đốn hàng trên trước, kiểm tra chỉnh đốn hàng dưới sau.
* Bước 3: Giải tán.
2. Đội hình tiểu đội hàng dọc:
a. Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc: 
- Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc thường dùng trong hành quân, trong đội hình tập hợp của trung đội, đại đội khi tập trung học tập, sinh hoạt.
- Động tác: Gồm 4 bước: Tập hợp đội hình, điểm số, chỉnh đốn hàng ngũ, giải tán.
* Bước 1: Tập hợp đội hình.
 + Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành một hàng dọc – tập hợp”
 + Động tác của tiểu đội trưởng và các chiến sĩ:
Tiểu đội trưởng: Xác định vị trí tập hợp, hướng tập hợp, sau đó quay về phía chiến sĩ, đứng nghiêm hô khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành 1 hàng dọc  tập hợp”
Tiểu đội trưởng: Tiểu dội trưởng đứng nghiêm làm chuẩn cho các chiến sĩ chạy vào tập hợp.
Chiến sĩ: Khi nghe dứt động lệnh “tập hợp”, các chiến sĩ im lặng, nhanh chóng về đứng phía sau tiểu đội trưởng thành một hàng dọc, đứng đúng cự li quy định (cự li giữa người đứng trước và người đứng đằng sau là 1m, gióng hàng xong “nghỉ”.
Tiểu đội trưởng: khi có từ 2-3 chiến sĩ đứng vào vị trí tập hợp, tiểu đội trưởng đi đều ra phía trước chếch về bên trái đội hình, cách đội hình 3-5 bước thì đứng lại, quay vào đội hình đôn đốc tập hợp.
* Bước 2: Điểm số.
- Khẩu lệnh: “điểm số”
- Động tác của tiểu đội trưởng và chiến sĩ:
Tiểu đội trưởng: Khi thấy các chiến sĩ vào vị trí tập hợp, tại vị trí chỉ huy tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh: “Điểm số”
Chiến sĩ: Nghe dứt động lệnh “điểm số” từng chiến sĩ theo thứ tự từ trên xuống dưới trở về tư thế đứng nghiêm, hô rỏ số của mình, quay mặt sang trái, cứ như vậy người nọ người kia cho đến hết. Người cuối cùng hô số của mình và đồng thời hô “Hết”
* Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ.
- Khẩu lệnh: “Nhìn trước – thẳng”
- Động tác của tiểu đội trưởng và chiến sĩ:
Tiểu đội trưởng: Hô “nghiêm”, “nhìn trước – thẳng”
Chiến sĩ: Nghe dứt động lệnh “thẳng”, trừ người đầu tiên làm chuẩn, những người còn lại nhìn vào gáy người trước mà gióng hàng, xê dịch lên xuống để chỉnh cự li.
Tiểu đội trưởng: Tiểu đội trưởng quan sát, gióng hàng xong hô “Thôi”
Chiến sĩ: Nghe dứt động lệnh “thôi” các chiến sĩ vẫn đứng nghiêm không xê dịch lên xuống.
Tiểu đội trưởng: Đi đều về chính giữa đội hình, cách người chuẩn 2-3 bước thì đứng lại, quay vào kiểm tra hàng dọc. Nếu ngay ngắn thì hô “Được”. Nếu chưa được thì hô số hoặc đồng chí qua trái (phải).
* Bước 4: Giải tán.
b. Đội hình tiểu đội hai hàng dọc:
- Ý nghĩa, thứ tự các bước tập hợp đội hình của tiểu đội trưởng và các chiến sĩ cơ bản như tập hợp đội hình một hàng dọc, chỉ khác: khi tập hợp đội hình hai hàng dọc, tiến hành theo 3 bước (không điểm số), cụ thể như sau:
* Bước 1: Tập hợp đội hình.
+ Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành hai hàng dọc - tập hợp”.
+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “tập hợp”, các chiến sĩ nhanh chóng vào vị trí tập hợp. Đứng sau tiểu đội trưởng thành 2 hàng dọc, các số lẻ (1, 3, 5, 7) đứng hàng dọc bên phải, các số chẳn đứng hàng dọc bên trái (2, 4, 6, 8). Khoảng cách giữa hai hàng là 70cm
* Bước 2: Chỉnh đốn hàng ngũ.
Chiến sĩ: khi gióng hàng các chiến sĩ nhìn thẳng về trước để gióng hàng dọc, các chiến sĩ đứng bên trái vừa gióng hàng dọc vùa dùng ánh mắt gióng hàng ngang.
Tiểu đội trưởng: Khi kiểm tra gióng hàng, tiểu đội trưởng phải kiểm tra chỉnh đốn hàng bên phải trước, hàng bên trái sau.
* Bước 3: Giải tán.
3. Giãn đội hình thu đội hình:
- Ý nghĩa: Giãn đội hình, thu đội hình được vận dụng trong học tập TDTT, trong luyện tập điều lệnh đội ngũ.
- Trước khi giãn đội hình phải điểm số. Nếu giãn sang bên trái thì điểm số tứ phải sang trái, khẩu lệnh hô: “Từ phải sang trái điểm số”. Ngược lại.
a. Giãn đội hình hàng ngang:
- Khẩu lệnh: “Giản cách X bước nhìn bên phải (trái) - thẳng”.
- Động tác của tiểu đội trưởng và chiến sĩ:
Chiến sĩ: Khi nghe dứt động lệnh “thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại lấy số đã điểm của mình trừ đi 1 rồi nhân với số bước mà tiểu đội trưởng đã qui định để tính số bước mình phải di chuyển, đồng loạt quay bên trái (phải), đi đều về vị trí mới. khi về đến vị trí mới, chiến sĩ cuối cùng hô “Xong”. Nghe dứt động lệnh Xong các chiến sĩ quay về hướng cũ, quay mặt hết cỡ về bên phải (trái) gióng hàng.
Tiểu đội trưởng: Khi các chiến sĩ đồng loạt quay về bên trái (phải), đi đều về vị trí mới, quay bêb phải (trái), Đi đều về vị trí chỉ huy ở chính giữa phía trước đội hình để đôn đốc gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ. Tiểu đội trưởng hô “Thôi”.
Chiến sĩ: Khi nghe dứt động lệnh “Thôi”, các chiến sĩ quay mặt trở lại đứng ở tư thế nghiêm.
b. Thu đội hình hàng ngang:
- Khẩu lệnh: “Về vị trí nhìn bên phải (trái) – thẳng”
- Động tác của tiểu đội trưởng và các chiến sĩ:
Chiến sĩ: Khi nghe dứt động lệnh “thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại đồng loạt quay về bên phải (trái), đi đều về vị trí cũ. Khi chiến sĩ cuối cùng về vị trí thì hô “Xong”. Nghe dứt dộng lệnh “xong” các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, quay mặt hết cở về bên phải (trái) để gióng hàng.
Tiểu đội trưởng: Khi các chiến sĩ đồng loạt quay về bên trái (phải), đi đều về vị trí cũ, tiểu đội trưởng quay bên trái (phải), đi đều về vị trí chỉ huy ở chính giữa phía trước đội hình để đôn đốc gióng hàng. Khi các chiến sĩ quay về hướng cũ, ổn định đội hình, tiểu đội trưởng hô “Thôi”.
Chiến sĩ: Khi nghe dứt động lệnh “Thôi”, các chiến sĩ quay mặt trở lại đứng ở tư thế nghiêm. 
c. Giãn đội hình hàng dọc: 
 Động tác giản đội hình hàng dọc của tiểu đội trưởng và các chiến sĩ cơ bản như đội hình hàng ngang, chỉ khác: 
- Khẩu lệnh: “Cự li X bước nhìn trước - Thẳng”
- Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại lấy số đã điểm của mình trừ đi 1 rồi nhân với số bước mà tiểu đội trưởng đã qui định để tính số bước mình phải di chuyển. Đồng loạt quay đằng sau, đi đều về vị trí mới. Khi về đến vị trí mới chiến sĩ cuối cùng hô “Xong”, các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, nhìn thẳng về phía trước để gióng hàng.
d. Thu đội hình hàng dọc:
Động tác thu đội hình hàng dọc của tiểu đội trưởng và các chiến sĩ cơ bản như đội hình hàng ngang, chỉ khác:
- Khẩu lệnh: “Về vị trí nhìn trước thẳng”
- Động tác: Nghe dứt động lệnh “thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại đi đều về vị trí cũ, nhìn thẳng về phía trước gióng hàng. Thấy các chiến sĩ đã về vị rtí cũ, đã gióng hà ... h, đánh từng đợt lớn kết hợp đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm:
- Tiến công từ xa khó đánh được các mục tiêu di động, cơ động.
- Một số lớn mục tiêu, địch nắm không chắc các thông tin cần thiết để đặt chương trình cho tên lửa hành trình.
- Số lượng tên lửa hành trình có hạn, lại không thể đánh được tất cả các loại mục tiêu.
c. Sử dụng vũ khí chính xác, công nghệ cao đánh vào các mục tiêu trọng yếu:
Chia đợt và các mục tiêu đánh:
- Đợt 1 đánh các lực lượng phòng không, không quân, các trung tâm thông tin, viễn thông.
- Đợt 2 đánh các sở chỉ huy, trung tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giao thông chiến lược, trung tâm kinh tế, tìm lực quốc phòng.
- Đợt 3 đánh vào các mục tiêu quân sự như khu vực bố trí các tập đoàn quân chiến lược các chiến dịch.
Thủ đoạn hoạt động:
- Sử dụng phương tiện tiến công tàng hình, đột nhập độ cao thấp, ban đêm để tạo bất ngờ, đặt biệt là đợt đầu tiên.
- Đánh ác liệt từng đợt lớn kết hợp với đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm 24/24 giờ, đánh vào khu đông dân cư, vào LLVT gây tâm lí hoang mang, sợ chiến đấu lâu dài hy sinh gian khổ.
- Sử dụng hệ thống chỉ huy, tình báo, thông tin hiện đại, tổ chức điều hành, nắm chắc tình hình các mặt, phản ứng kịp thời, linh hoạt.
- Kết hợp tiến công hỏa lực với các hoạt động bạo loạn lật đổ, tình báo, ngoại giao, kinh tế.
3. Đặc điểm, yêu cầu công tác phòng không nhân dân:
a. Đặc điểm: 
- Công tác phòng không nhân dân được tiến hành trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, có ưu thế vượt trội về phương tiện trang bị.
- Công tác phòng không nhân dân được tiến hành trong điều kiện vừa phải đối phó với địch trên không, vừa phải sẳn sàng đối phó với địch mặt đất, mặt nước và bọn phản động nội địa gây bạo loạn, gây cháy nổ, phá hoại.
- Công tác phòng không nhân dân được tiến hành trong tình hình đổi mới của đất nước:
 + Nhiệm vụ phòng không nhân dân gắn liền với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN.
 + Hệ thống mục tiêu cần phải tổ chức phòng tránh đa dạng về chủng loại, phức tạp về yêu cầu bảo vệm có nhiều khu vực mục tiêu kinh tế, quốc phòng.
 + Nền KT thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi công tác phòng không nhân dân cũng phải đổi mới cho phù hợp.
b. Yêu cầu công tác phòng không nhân dân:
- Kết hợp chặc chẽ kinh tế XH với quốc phòng an ninh phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân với phương châm cơ bản là: “Toàn dân – toàn diện – tích cực chủ động – kết hợp giữa thời bình và thời chiến”.
- Đảm nhiệm phần “Phòng” trong nhân dân, đó là công tác quân sự phổ thông của quần chúng, kết hợp công tác chuyên môn của nhiều ngành nghiệp vụ, của nhà nước để chống tiến công đường không của địch.
- Công tác phòng không nhân dân yêu cầu lấy “Phòng” và “Tránh” là chính đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ mọi mặt để sẳn sàng sử lí mọi tình huống:
 + Phòng tránh gồm: Bí mật sơ tán, phân tán, phòng tránh tại chỗ bằng công sự, hầm hào, ngụy trang nghi binh.
 + Chuẩn bị từ trước để sử lí như: Kế hoạch sơ tán, phòng tránh, công tác tổ chức, chỉ đạo đến các tổ đội khắc phục hậu quả.
- Kết hợp chặc chẻ giữa lực lượng chuyên môn và bán chuyên môn của quần chúng, giữa hiện đại và thô sơ.
- Hiệp đồng chặc chẻ giữa các lực lượng phòng không ba thứ quân để cung cấp tin tức và giúp đỡ kỹ thuật.
4. Nội dung công tác phòng không nhân dân:
a. Tuyên truyền giáo dục về công tác phòng không nhân dân:
- Nâng cao nhận thức về nghĩa vụ công tác phòng không nhân dân của mọi công dân trong toàn thể CBCNV chức, HS, SV.
- Học tập các kiến thức phòng không phổ thông.
b. Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động phòng không nhân dân, quan sát diễn biến các đợt đánh phá của địch, đánh dấu vị trí bom, đạn chưa nổ:
- Yêu cầu:
 + Hiệp đồng chặc chẻ giữa các lực lượng phòng không quốc gia với các nguồn tình báo.
 + Triệt để tận dụng các yếu tố địa hình có lợi như điểm cao đột xuất, cửa sông, cửa biển.để bố trí các đài quan sát phòng không.
 + Kết hợp chặc chẻ giữa hiện đại và thô sơ.
- Nội dung:
 + Tổ chức các đài quan sát bằng mắt để trinh sát phát hiện địch, thông báo cho lực lượng phòng tránh và đánh trả.
 + Tổ chức thu tin tức tình báo trên không từ sở chỉ huy cấp trên.
 + Tổ chức mạng thông tin thông báo, báo động trong nhân dân và định kỳ tổ chức luyện tập.
 + Xác định các qui chế, quyền hạn, thứ tự ưu tiên thông tin, quyền ra lệnh tình trạng khẩn cấp.
c. Tổ chức ngụy trang, sơ tán và phòng tránh:
- Yêu cầu chung:
 + Đảm bảo an toàn nơi sơ tán, phân tán.
 + Đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.
 + Không tạo ra muc tiêu mới ở khu vực sơ tán.
 + Không gây ra hoang mang, rối loạn xã hội ở nơi sơ tán.
 + Phải có kế hoạch từ thời bình và bổ sung, điều chỉnh kịp thời khi tình hình thay đổi.
- Nội dung sơ tán, phân tán:
 + Sơ tán đến khi ổn định mới trở lại: Người già, trẻ em.
 + Sơ tán tại chổ trong tình huống khẩn cấp.
 + Tổ chức phòng tránh tại chổ.
d. Tổ chức đánh trả và phục vụ chiến đấu:
- Cách đánh: 
 + Dựa vào thế trận khu vực phòng thủ tỉnh, TP và thế trận chiến tranh nhân dân, tạo thành thế trận phòng không vững mạnh, rộng khắp và có trọng điểm.
- Phát động toàn dân và huy động mọi lực lượng, phương tiện tham gia đánh địch, toàn dân bắn máy bay, toàn dân vây bắt giặc lái, tạo thế và lực cho lực lượng phòng không chủ lực có trang bị hiện đại, xác suất tiêu diệt lớn, phát huy hiệu quả, đánh thắng tiến công hỏa lực bằng đường không của địch.
e. Tổ chức khắc phục hậu quả:
- Yêu cầu:
 + Sử dụng các tổ chức, lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất kĩ thuật tại chỗ.
 + Công tác tổ chức phải chặc chẽ, kết hợp giữa các lực lượng chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.
 + Phải tích cực chủ động kịp thời để giảm bớt thiệt hại, nhanh chóng ổn định chế độ đới sống xã hội với phương châm: Sử dụng lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất tại chỗ là chính.
- Nội dung khắc phục hậu quả:
 + Tổ chức cứu thương bao gồm: tự cứu ở từng gia đình, cá nhân và tổ chức.
 + Tổ chức lực lượng cứu sập ở các tỉnh, thành, quận, huyện, thị xã, cơ quan, xí nghiệp
 + Tổ chức cứu hỏa; cứu hộ trên sông, biển.
 + Tổ chức khôi phục đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc
 + Tổ chức lực lượng chôn cất nạn nhân chiến tranh, làm sạch môi trường, phòng chống dịch bệnh, ổn định đời sống XH.
5. Tổ chức, chỉ đạo công tác phòng không nhân ở các cấp: - - Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân địa phương do phó chủ tịch UBND cùng cấp làm trưởng ban, trưởng các ban, ngành của địa phương là ủy viên. Hiện nay, hệ thống chỉ đạo công tác phòng không nhân dân từ trung ương đến cơ sở đã đi vào hoạt động, nhiều nơi đã tổ chức diễn tập nhằm cụ thể hóa các nội dung công tác phòng không nhân dân trong điều kiện mới.
Bài 9:
TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
A. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu được tầm quan trọng của an ninh quốc gia và một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ tổ quốc.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc.
B Thiết kế dạy và học:
Phương Pháp
Nội Dung
I. Những vấn đề chung về an ninh quốc gia:
1. Bảo vệ an ninh quốc gia:
- Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm ANQG.
2. Nhiệm vụ bảo vệ ANQG:
- Bảo vệ chế độ chính trị, Nhà nước, bvệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn thổ của Tổ quốc VNXHCN.
- Bvệ an ninh về tư tưởng, văn hoá, khối đại đoàn kết dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của gơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bvệ an ninh kinh tế, quốc phòng.
- Bvệ bí mật nhà nước và mục tiêu trọng điểm về ANQG.
- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại hoạt động xâm phạm ANQG.
3. Nội dung bvệ ANQG:
a. Bvệ an ninh chính trị nội bộ:
- Bvệ chế độ chính trị, Nhà nước, đàng.
- Gĩư gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức đảng, nhà nước.
- Bvệ cơ quan và những người VN đang làm việc, học tập ở nước ngoài.
- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá, gây chia rẻ đoàn kết và lam tha hoá đội ngũ can bộ, đảng viên.
b. Bvệ an ninh kinh tế:
- Bvệ sự ổn định, phát triển KT thị trường nhiếu thành phần theo định hướng XHCN.
- Bvệ đội ngũ cán bộ quản lí KT, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh.
c. Bvệ an ninh văn hoá, tư tưởng:
- Bvệ sự ổn định và phát triển bền vững của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng HCM.
- Bvệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HCM trong đời sống tinh thần và xã hội.
- Bvệ giá trị đạo đức truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc.
- Bvệ đội ngũ văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hoá, văn nghệ.
d. Bvệ an ninh dân tộc:
- Bvệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động trái pháp luật, xâm hại đến an ninh quốc gia.
e. Bvệ an ninh tôn giáo:
- Bảo đảm chính sách tự do tín ngưỡng của đảng, nhà nước đối với nhân dân.
- Đấu tranh với các đối tượng, các thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng.
- Thực hiện đoàn kết, binh đẳng giúp nhau cùng phát triển giữa các tôn giáo.
g. Bvệ an ninh biên giới:
- Bvệ nền an ninh, trật tự của tổ quốc ở khu vực biên giới quốc gia, cả đất liền và trên biển.
- Chống các hành vi xâm phạm biên giới giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặt biệt là vùng biển đảo.
h. Bvệ an ninh thông tin:
- Bảo đảm an toàn, nhanh chống, chính xác và bí mật. 
- Chống lộ, lọt những thông tin bí mật của nhà nước.
- Ngăn chặn các hoạt động khai thác thông tin trái phép.
II. Học sinh với nhiệm vụ an ninh tổ quốc:
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của HS về nhiệm vụ bvệ an ninh tổ quốc trong thời kì mới:
- Nhận thức được tín chất, nhiệm vụ, nội dung bvệ an ninh quốc gia là thường xuyên, phức tạp, quyết liệt và lâu dài.
- Tích cực học tập nâng cao kiến thức về hiến pháp, pháp luật.
- Luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong bvệ an ninh tổ quốc.
2. Thực hiện tốt những nội dung bvệ an ninh quốc gia:
- Thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh.
- Thực hiện phương châm: học sinh nói 3 không:
 + Không xem, đọc, lưu truyềncác văn hoá phẩm đồi trụy. 
 + Không đua bôi nhọ, xuyên tạc đường lối, chính sách của đảng, nhà nước, chế độ và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
 + Không truy cập các Website chứa nội dung không lành mạnh, phản động.
- Không tự phát lập hội,CLB, ra báo, bản tin và các hình thức khác trái pháp luật.
- Tương trợ, đoàn kết giúp nhau trong học tập, rèn luyện hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn cùng mọi người thực hiện.
3. Nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội pham góp phần bvệ an ninh tổ quốc:
- Luôn nêu cao cảnh giác, phát hiện và báo cáo kiệp thời các tệ nạn xã hội, tội phạm, chống đối nhà nước.
- Chủ động đề phòng, khộng để kẻ xấu kích động lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp lnật.
- Gần gũi, động viên giúp đỡnhững ngưới lầm lỗi, sa ngã hoà nhập với cộng đồng.
- Phát huy vai trò của tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, tổ chức cho học sinh tham gia trong công tác phòng chống tội phạm, tệ nan xã hội, góp phần đảm bảotrật tự, an toàn xã hội, bvệ an ninh tổ quốc./.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_quoc_phong_lop_12_truong_thpt_quang_trung_b.doc