Bài 2
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
* Tiết 3 - PPCT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm: Thực hiện PL, các hình thức thực hiện PL
- Hiểu được thế nào là vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí, các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí.
2. Về kỹ năng
- Biết cách thực hiện PL phù hợp lứa tuổi.
3. Về thái độ
- Nâng cao ý thức tôn trọng PL.
- Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng PL và phê phán những hành vi vi phạm PL.
B. CHUẨN BỊ
1. Ph¬ương tiện
- SGK, SGV 12, Tình huống GDCD 12, Bài tập trắc nghiệm GDCD 12.
- HP 1992, Bộ luật HS năm 1999, Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật lao động (sửa đổi bổ xung 2006), pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002, luật HN & GĐ 2000
2. Thiết bị
- Bảng biểu, máy vi tính, đèn chiếu nếu có.
- Tranh, ảnh, sơ đồ có liên quan nội dung bài học.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là quản lí xh bằng PL? Muốn qlí xh bằng PL, nhà nước phải làm gì?
- Tại sao nói PL là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân?
3. Giảng bài mới
Ngày 25 tháng 8 năm 2019 Bài 1 PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG * Tiết 1 - PPCT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm, bản chất của PL, mối quan hệ giữa PL với đạo đức. - Hiểu được vai trò của PL với đời sống của cá nhân, Nhà nước và XH. 2. Về kỹ năng - Biết đánh giá hành vi xử sự cử bản thân và những người xung quanh theo những chuẩn mực của PL. 3. Về thái độ - Có ý thức tôn trọng PL, tự giác sống và học tập theo qui định của PL. B. CHUẨN BỊ 1. Phương tiện - SGK GDCD lớp 12. SGV GDCD lớp 12 - Sách chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD - Chương trình giảm tải của bộ GD & ĐT - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to. - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu. 2. Thiết bị - Bảng biểu, máy vi tính, đèn chiếu nếu có. - Tranh, ảnh, sơ đồ có liên quan nội dung bài học. C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Giảng bài mới Hoạt động cơ bản của Giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm pháp luật - GV: Em hãy kể tên một số luật mà em biết? Những luật đó do cơ quan nào ban hành? việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì? Vậy PL là gì? - HS: Thảo luận - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. * Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của pháp luật. - GV: Giới thiệu một số luật, sau đó cho HS n/xét về nội dung, hình thức: - Hãy phân tích đặc trưng của luật HN & GĐ về nội dung, hình thức và hiệu lực pháp lí của luật? + Nội dung: Nam nữ tự nguyện kết hôn trên cơ sở tình yêu, tôn trọng lẫn nhau phù hợp sự tiến bộ xh. + Hình thức: Thể hiện các qui tắc: như kết hôn tự nguyện, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng + Về tính hiệu lực bắt buộc: Các qui tắc ứng xử trong quan hệ HN & GĐ trở thành điều luật có hiệu lực bắt buộc mọi công dân. * Vậy đặc trưng của PL là gì? - HS: Thảo luân, bổ xung ý kiến. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. 1. Khái niệm pháp luật a) Pháp luật là gì? * PL là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. b) Các đặc trưng của pháp luật - Tính qui phạm phổ biến vì: PL là những qui tắc xử sự chung, áp dụng với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xh. (khác các qui phạm xh khác- đạo đức xh). - Tính quyền lực, bắt buộc chung: Pháp luật do nhà nước ban hành, bảo đảm thực hiện, bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (Là điểm khác đạo đức). VD sgk. - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức vì: + Hình thức thể hiện của PL là các văn bản qui phạm PL + Thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản QPPL + Các văn bản QPPL nằm trong một hệ thống thống nhất: Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan cấp trên; nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước. 4. Củng cố - hệ thống bài học - PL là gì? Tại sao cần PL? Đặc trưng của PL? B/c giai cấp và xh của PL? - Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và PL vào bảng sau: Đạo đức Pháp luật Nguồn gốc Hình thành từ đời sống xh Các qui tắc xử sự trong đs xh, được nhà nước ghi nhận thành các QPPL Nội dung Các qniệm chuẩn mực thuộc đs tinh thân, t/cảm của con người (về thiện ác, công bằng danh dự, nhân phẩm.) Các qui tắc xử sự (việc được làm, phải làm, không được làm) Hình thức thể hiện Trong nhận thức, t/cảm con người. (điều chỉnh bằng lương tâm) Văn bản qui ph ạm PL Phương thức tác động Dư luận xh (người ta sợ dư luận xh hơn chính lương tâm bản thân mìn). Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước 5. Hướng dẫn về nhà: Câu hỏi sgk tr 14-đọc phần còn lại 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy Ngày tháng năm 2019 TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT ............................................... Đỗ Thị Hà Ngày 30 tháng 8 năm 2019 Bài 1 PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG * Tiết 2- PPCT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm, bản chất của PL; MQH giữa PL với kinh tế, chính trị, đạo đức. - Hiểu được vai trò của PL đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội. 2. Về kỹ năng - Biết đánh giá hành vi xử sự cử bản thân và những người xung quanh theo những chuẩn mực của PL. 3. Về thái độ - Có ý thức tôn trọng PL, tự giác sống và học tập theo qui định của PL. B. CHUẨN BỊ 1. Phương tiện - SGK GDCD lớp 12. SGV GDCD lớp 12 - Sách chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD - Chương trình giảm tải của bộ GD & ĐT - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to. - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu. 2. Thiết bị - Bảng biểu, máy vi tính, đèn chiếu nếu có. - Tranh, ảnh, sơ đồ có liên quan nội dung bài học. C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - PL là gì? Đặc trưng của PL? Nội qui nhà trường, Điều lệ Đoàn TN CS HCM có phải là qui phạm PL không vì sao? 3. Giảng bài mới Hoạt động cơ bản của Giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất giai cấp của pháp luật. Thảo luận nhóm - Em đã học về nhà nước và bản chất nhà nước. Hãy cho biết nhà nước có bản chất như thế nào? - Theo em PL do ai ban hành? Nhằm mục đích gì? - HS: Thảo luân, bổ xung ý kiến. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất xã hội của pháp luật. - GV: Theo em vì sao Nhà nước phải đưa ra quy định người ngồi trên mô tô, xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Đưa ra quy định đó nhằm mục đích gì? - GV: N/xét. Đánh giá. kết luận:, dẫn dắt vào kiến thức cơ bản: + Do các mối quan hệ xh phức tạp; để quản lí xh nhà nước phải ban hành hệ thống các qui tắc xử sự chung được gọi là PL. + VD: Bộ luật dân sự năm 2005 qui định: Tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực... đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ PL dân sự (mua bán, tặng cho,vay mượn, thừa kế) góp phần bảo vệ lợi ích, trật tự công cộng, thúc đẩy sự phát triển KT - XH. * Hoạt động 3 - GV: Yêu cầu HS hiểu chức năng kép của PL: Vừa là phương tiện quản lí nhà nước, vừa bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cong dân. - Thảo luận nhóm: + Vì sao nhà nước phải quản lí xh bằng PL? Nêu VD? + Nhà nước quản lí xh bằng PL như thế nào? Liên hệ ở địa phương mà em biết? - HS: Thảo luận, đại diện trả lời. - GV: Nhận xét, bổ xung, kết luận. * Hoạt động 4 - Câu hỏi tình huống: Có quan điểm cho rằng, chỉ cần phát triển KT thật mạnh là sẽ giải quyết được mọi hiện tượng tiêu cực trong xh. Vì vậy, quản lí xh và giải quyết các xung đột bằng các công cụ KT là thiết thực nhất, hiệu quả nhất! Ý kiến của em? - HS: Thảo luận, đại diện trả lời. - GV: Nhận xét, bổ xung, kết luận. * KL: PL vừa là phương tiện quản lí nhà nước, vừa là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. (Nêu VD thực tiễn để HS khắc sâu kiến thức) 2. Bản chất của pháp luật PL vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội. a) Bản chất giai cấp của pháp luật - PL do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện b) Bản chất xã hội của pháp luật - PL mang b/c xh vì: + Các qui phạm PL bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xh.; do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi + PL không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội. + Các QPPL được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội. 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. a) Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội - Không có PL, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. - Nhờ có PL, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ - Quản lí bằng PL sẽ đảm bảo tính dân chủ, công bằng, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện PL - PL do nhà nước ban hành để điều chỉnh các qhệ xã hội một cách thống nhất và đượcđảm bảo bằng sức mạnh quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao. - Nhà nước ban PL và tổ chức thực hiện PL trên phạm vi toàn xã hội, đưa PL vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội. b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. - Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn bản QPPL, trong đó quy định rõ công dân được phép làm gì. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện quyền của mình - Các văn bản PLPL về hành chính, khiếu nại và tố cáo, hình sự, tố tụng quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm PL xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Căn cứ vào các quy định này, công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình 4. Củng cố -hệ thống bài học Hiểu: PL là phương tiện để CD bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 8 sgk tr 15-câu đúng a, b, e, g. 5. Hướng dẫn về nhà Làm bài tập 7 - Trang 15. HS đọc và tìm hiểu nội dung bài 2 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy Ngày tháng năm 2019 TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT ............................................... Đỗ Thị Hà Ngày 10 tháng 9 năm 2019 Bài 2 THỰC HIỆN PHÁP LUẬT * Tiết 3 - PPCT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm: Thực hiện PL, các hình thức thực hiện PL - Hiểu được thế nào là vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí, các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí. 2. Về kỹ năng - Biết cách thực hiện PL phù hợp lứa tuổi. 3. Về thái độ - Nâng cao ý thức tôn trọng PL. - Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng PL và phê phán những hành vi vi phạm PL. B. CHUẨN BỊ 1. Phương tiện - SGK, SGV 12, Tình huống GDCD 12, Bài tập trắc nghiệm GDCD 12. - HP 1992, Bộ luật HS năm 1999, Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật lao động (sửa đổi bổ xung 2006), pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002, luật HN & GĐ 2000 2. Thiết bị - Bảng biểu, máy vi tính, đèn chiếu nếu có.. - Tranh, ảnh, sơ đồ có liên quan nội dung bài học. C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là quản lí xh bằng PL? Muốn qlí xh bằng PL, nhà nước phải làm gì? - Tại sao nói PL là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân? 3. Giảng bài mới Hoạt động cơ bản của Giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1 - GV: Yêu cầu HS đọc 2 tình huống VD sgk; sau đó hướng dẫn HS khai thác vấn đề theo câu hỏi sau: + TH1: Chi tiết nào thể hiện hành động thực hiện PL giao thông đường bộ một cách có ý thức, có mục đích? Sự tự giác đã đem lại tác dụng như thế nào? + TH2: Để xử lí 3 thanh niên vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gì? (áp dụng PL xử phạt vi phạm hành chính). Mục đích của xử phạt đó là gì?(răn đe và giáo dục) - HS: Trả lời, GV: Tổng kết và nêu khái niệm sgk. Hoạt động 2: Thảo luận - GV: Kẻ bảng phân công từng nhóm trình bày. - HS: Đại diện trình bày. - GV:N/xét, bổ xung, kluận. * Các quyền ng~vụ c/dân ko tự phát sinh hay chấm dứt nếu ko có một vbản, q/định ADPL của c/quan n/nước có thẩm quyền. * C/quan n/nước ra QĐ xử lí người VPPL hoặc giải quyết tranh chấp. Căn cứ vào QĐ của c/quan n/nước, người vi ph ... tạo, không phân biệt Không được, vì chưa đủ trình độ Câu 6. Pháp luật quy định quyền tác giả đối với tác phẩm văn học không được Chuyển giao cho người khác khi người đó chết Chuyển giao cho người khác trừ khi có hợp đồng thương mại Chuyển giao cho người khác Chuyển giao cho người khác ngoài ý muốn của tác giả Câu 7. Một người 15 tuổi độc lập ký kết hợp đồng mua nhà đất thì hợp đồng Có hiệu lực pháp lý vì người 15 tuổi có đủ điều kiện giao kết. Không có hiệu lực pháp lý, vì không có người đại diện trước pháp luật Không có hiệu lực pháp lý kể cả có người đại diện trước pháp luật Có hiệu lực pháp lý vì đây là giao dịch dân sự. Câu 8. Ông A tự ý sửa nhà thuê khi chưa được chủ nhà đồng ý. Ông A đã vi phạm luật dân sự về Quyền có tài sản của công dân Quyền sử dụng tài sản của công dân Quyền chiếm hữu tài sản của công dân Quyền định đoạt tài sản của công dân Câu 9. Trách nhiệm bảo vệ môi trường là của Tất cả mọi cá nhân, tổ chức Doanh nghiệp Nhà nước Đơn vị làm ảnh hưởng đến môi trường Câu 10. Trong kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, công dân A dù có đủ điều kiện đi bầu cử song còn e ngại vì mình có sổ hộ nghèo. Vậy công dân A có quyền bầu cử không? Có, chỉ những người khiếm thị mới không được bầu cử. Có, vì pháp luật không phân biệt đối xử về giàu nghèo, trình độ. Có, chỉ những người theo hộ đói mới không được bầu cử. Có, chỉ những người không biết chữ mới không được bầu cử. Câu 11. Nơi cư trú của vợ chồng là do Vợ chồng bàn bạc quyết định Cha mẹ hai bên của vợ chồng quyết định. Chồng quyết định vì chồng theo lái, gái phải theo chồng Cha mẹ của gia đình chồng quyết định Câu 12. Nhà nước thừa nhận kinh tế nhà nước giữ vững vai trò chủ đạo, nắm giữ các lĩnh vực kinh tế then chốt với ý nghĩa Đưa các thành phần kinh tế chuyển dần sang kinh tế nhà nước Từng bước chuyển nền kinh tế chỉ có sự tồn tại của kinh tế nhà nước Điều tiết nền kinh tế, khắc phục mặt trái thị trường, tạo bình đẳng trong kinh doanh Khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của nền kinh tế Câu 13. Chị A muốn bán 1 căn hộ là tài sản riêng trước khi kết hôn, nhưng người chồng không đồng ý. Vậy chọ A có quyền định đoạt căn hộ đó không? Không được, vì khi kết hôn, tài sản riêng đã trở thành tài sản chung Được, nhưng chị A phải được chồng đồng ý Không được, vì đây là tài sản đang tranh chấp Được, vì căn hộ đó thuộc sở hữu của chị A Câu 14. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền con người nói chung đang sống trên lãnh thổ Việt Nam quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. quyền công bằng của mọi người sống trên lãnh thổ Việt Nam Câu 15. Khi tham gia vào thị trường lao động, công dân dân tộc nào được xuất khẩu lao động? Công dân thuộc tất cả các dân tộc, không phân biệt đối xử Công dân dân tộc Kinh sống ở vùng kinh tế - xã hội phát triển. Công dân dân tộc Kinh. Công dân các dân tộc có điều kiện kinh tế khó khăn. Câu 16. Bố mẹ là người theo đạo Thiên Chúa thì con cái Bắt buộc phải theo, không phụ thuộc vào ý muốn cha mẹ Theo hay không là do bố mẹ quyết định Bắt buộc phải theo đến khi đủ 18 tuổi Được quyền theo hay không theo, bố mẹ không thể can thiệp Câu 17. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là không ai được khám xét chỗ ở của người khác Trừ khi có quy định của pháp luật Trừ khi liên quan đến an ninh quốc gia Trừ trường hợp liên quan đến phản động Trong mọi trường hợp Câu 18. Muốn đảm bảo tốt các quyền tự do cơ bản của công dân, nhà nước ta cần phải Phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động Ban hành hệ thống pháp luật và xây dựng bộ máy bảo vệ pháp luật vững chắc Xây dựng và phát triển kinh tế vững chắc Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh đủ sức lãnh đạo đất nước Câu 19. Người A 20 tuổi dùng dao nhọn đe dọa B lấy tiền. B vô cùng hoảng loạn. Người A đã vi phạm pháp luật nào và xâm phạm quyền nào của công dân? Vi phạm luật hình sự và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân. Vi phạm kỷ luật và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân Vi phạm luật dân sự và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân Vi phạm luật hành chính và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân. Câu 20. Anh G đã đến xiết nợ ngôi nhà ông K đang ở, đánh người nhà ông K trọng thương. Hành vi của G đã xâm phạm Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, về thân thể của công dân Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, về tính mạng và sức khỏe của công dân Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của công dân Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về tính mạng, sức khỏe của công dân Câu 21. “Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và quyền ứng cử cũng chính là bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế” là một nội dung thuộc Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử. Bình đẳng trong thực hiện bầu cử, ứng cử Nguyên tắc bầu cử, ứng cử Câu 22. Mục đích của tố cáo là Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật Làm rõ nguyên nhân của quyết định hành chính sai trái Chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm Câu 23. Thủ trưởng cơ quan nhận được đơn tố cáo về việc nhân viên C của cơ quan có hành vi đe dọa người khác. Thủ trưởng cơ quan nhận đơn và Xác minh, giải quyết Nói cho người tố cáo vừa lòng và cho qua Gặp C, thông báo nội dung tố cáo để C biết mà tự xử lý Báo cáo thủ trưởng cấp trên trực tiếp Câu 24. Ông A khiếu nại Quyết định hành chính của thủ trưởng cơ quan. Trong thời gian chờ giải quyết, ông A Phải chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng Không chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng Được hoãn chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng Được quyền nghỉ để chờ quyết định giải quyết của thủ trưởng Câu 25. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện là nói về Ý nghĩa của quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân Nội dung của quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân Khái niệmcủa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân Giải pháp thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân Câu 26. Học sinh phổ thông đạt giải Quốc gia được tuyển thẳng vào Đại học là biểu hiện quyền được Sáng tạo của công dân Học tập của công dân Nghiên cứu khoa học của công dân Phát triển của công dân Câu 27. Một em học sinh băn khoăn rằng mình học chưa tốt môn GDCD ở phổ thông thì có được chọn tổ hợp môn thi khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, GDCD) làm môn thi THPT Quốc gia năm 2017 không? Được, không phân biệt đối xử Được, nếu em học ở vùng 135 theo quy định của Chính phủ Được, nếu có điểm tổng kết môn GDCD lớp 12 từ 6.5 trở lên Được, nếu thầy cô giảng dạy GDCD ở phổ thông đồng ý Câu 28. Để bảo vệ môi trường, pháp luật khuyến khích các doanh nghiệp Tăng vốn đầu tư Đưa hàng hoá ra thị trường ngoài nước Nâng cao chất lượng nguồn lao động Nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất, kinh doanh Câu 29. Doanh nghiệp có nghĩa vụ kinh doanh những ngành nghề Luật không cấm Ghi trong giấy phép kinh doanh và ngành nghề luật không cấm Doanh nghiệp có nhu cầu Ghi trong giấy phép kinh doanh Câu 30. Biểu hiện nào không do tăng dân số quá nhanh tác động tới? Làm cho các tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị suy thoái Làm cho tệ nạn xã hội lan tràn Làm cho nghèo nàn, lạc hậu, bệnh tật, đói nghèo Làm cho cuộc sống tốt đẹp, ấm no, tự do, hạnh phúc Câu 31. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ Thực tiễn đời sống xã hội và phục vụ phát triển kinh tế Nhu cầu kinh tế và phục vụ phát triển kinh tế. Nhu cầu hưởng thụ cac giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân. Các giá trị truyền thống của dân tộc Câu 32. Việc nhà nước ghi nhận quy tắc “thuận mua, vừa bán” của cuộc sống hàng ngày thành luật là biểu hiện pháp luật mang bản chất Kinh tế. Xã hội. Chính trị. Văn hóa. Câu 33. Bạn A và B là học sinh lướp 12 có mâu thuẫn và đã sử dụng hung khí đánh nhau gây thương tích. Theo em, 2 bạn đã vi phạm vào nội dung nào của pháp luật? Pháp luật quy định được làm. Pháp luật quy định phải làm. Pháp luật quy định chưa được làm. Pháp luật quy định không được làm. Câu 34. Doanh nghiệp nạp thuế cho nhà nước là biểu hiện của hình thức Sử dụng pháp luật. Áp dụng pháp luật. Thi hành pháp luật. Tuân thủ pháp luật. Câu 35. Chị A là công nhân của xí nghiệm may X. Chị thường xuyên đi muộn là đã vi phạm Dân sự. Kỷ luật. Hành chính. Hình sự Câu 36. Cán bộ X đã nhiều lần bỏ nhiệm sở trong giờ hành chính để ra ngoài làm việc cá nhân là vi phạm Kỷ luật Dân sự Hành chính Hình sự Câu 37. Một trong những biểu hiện bình đẳng giữa cha mẹ với con được hiểu là cha mẹ quan tâm Đến con đẻ nhiều hơn vì con đẻ phải gánh vác việc dòng họ Đến con đẻ nhiều hơn vì con nuôi không thuộc dòng máu Đến con nuôi nhiều hơn vì con nuôi thường có hiếu hơn con đẻ Đến tất cả các con, không kể con đẻ hay con nuôi Câu 38. Những ai được quyền thành lập công ti trách nhiệm hữu hạn? Mọi công dân Việt Nam khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Mọi người khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Công dân Việt Nam có trình độ Trung cấp kinh tế trở lên theo quy định của pháp luật Công dân Việt Nam có trình độ Đại học kinh tế có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Câu 39. Anh C có 1 căn hộ là tài sản riêng và không nhập vào tài sản chung khi kết hôn. Khi bán, có cần ý kiến của vợ trước pháp luật không? Không cần, vì anh C là chủ hộ có quyền tự quyết định Không cần, vì đây là tài sản riêng của anh C theo luật định Rất cần, vì vợ có quyền trong khối tài sản riêng của chồng Rất cần, vì khi kết hôn tài sản riêng trở thành tài sản chung. Câu 40. Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi được ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp? Đủ 18 tuổi trở lên. Đủ 21 tuổi trở lên. Đủ 20 tuổi trở lên Đủ 19 tuổi trở lên Ngày tháng năm 20 TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT ............................................... Đỗ Thị Hà Ngày tháng năm 20 TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ * Tiết 34 - PPCT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp HS nắm vững khắc sâu các kiến thức đã học. - Thấy được mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay. - Nắm được những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. 2. Về kỹ năng - Giúp các em có ý thức trong bảo vệ môi trường. 3. Về thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. B. CHUẨN BỊ 1. Phương tiện Bì, chổi. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy Ngày tháng năm 20 TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT ............................................... Đỗ Thị Hà Ngày tháng năm 20 TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ * Tiết 35 - PPCT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Giúp HS nắm vững khắc sâu các kiến thức đã học. - Thấy được mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay. - Nắm được những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. 2. Về kỹ năng - Giúp các em có ý thức trong bảo vệ môi trường. 3. Về thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. B. CHUẨN BỊ 1. Phương tiện Bì, chổi. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy Ngày tháng năm 20 TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT ............................................... Đỗ Thị Hà
Tài liệu đính kèm: