I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Trình bày được một số khái niệm về quyền dân chủ của công dân (quyền bầu
cử và quyền ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; quyền khiếu
nại, tố cáo ).
- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực
hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân.
- Phân tích được các khái niệm, nội dung, ý nghĩa một số quyền dân chủ của công
dân (quyền bầu cử và quyền ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội;
quyền khiếu nại, tố cáo ).
- Giải quyết được những tình huống trong việc thực hiện quyền một số quyền dân
chủ của công dân (quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước và
xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo ).
2. Về kỹ năng
- Kể được một số quyền dân chủ của công dân.
- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện một số quyền
dân chủ của công dân (quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước
và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo ).
- Thực hiện một số quyền dân chủ của công dân đúng quy định của pháp luật.
- Giải quyết vấn đề liên quan đến một số quyền dân chủ của công dân (quyền
bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại,
tố cáo ).
3. Về thái độ
- Tích cực thực hiện quyền dân chủ của công dân.
- Tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người.
- Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ GIÁO ÁN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 BÀI 7 CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ Học phần Lý luận và phương pháp dạy học môn GDCD 2 GVHD: ThS. Đỗ Công Nam SV thực hiện: Nguyễn Trọng Nghĩa MSSV: 43.01.605.037 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2019 2 Ngày soạn: 26/10/2019 Tiết PPCT: 21;22;23 Ngày dạy://20 BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ (3 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này, học sinh cần đạt được: 1. Về kiến thức - Trình bày được một số khái niệm về quyền dân chủ của công dân (quyền bầu cử và quyền ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo). - Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân. - Phân tích được các khái niệm, nội dung, ý nghĩa một số quyền dân chủ của công dân (quyền bầu cử và quyền ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo). - Giải quyết được những tình huống trong việc thực hiện quyền một số quyền dân chủ của công dân (quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo). 2. Về kỹ năng - Kể được một số quyền dân chủ của công dân. - Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện một số quyền dân chủ của công dân (quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo). - Thực hiện một số quyền dân chủ của công dân đúng quy định của pháp luật. - Giải quyết vấn đề liên quan đến một số quyền dân chủ của công dân (quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo). 3. Về thái độ - Tích cực thực hiện quyền dân chủ của công dân. - Tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người. - Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân. 3 II. NHỮNG NĂNG LỰC CÓ THỂ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực sáng tạo. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH CÓ THỂ SỬ DỤNG - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp thảo luận nhóm IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bảng đen, phấn - SGK GDCD lớp 12 - Tranh, ảnh, sơ đồ - Máy tính, máy chiếu, micro, loa (nếu có) V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động khởi động (5 phút) * Mục tiêu: Tạo cảm hứng, kích thích sự tò mò của học sinh về bài học mới. * Phương thức tổ chức hoạt động: GV mở đoạn Video cho HS xem: bài hát NGÀY HỘI NON SÔNG của tác giả Vũ Quốc Bình. Lời bài hát: NGÀY HỘI NON SÔNG - Vũ Quốc Bình Đất nước hôm nay đang vui mừng chào ngày hội lớn, Ngày toàn dân là nghĩa vụ thiên liêng. Vì độc lập tự do, vì tổ quốc mạnh giàu, Chúng ta đi bầu chọn người có tài có đức. Đem hết sức mình để phục vụ nhân dân, Ha, mỗi lá phiếu ta bầu là trách nhiệm công dân, Dựng xây quê hương ấm no hạnh phúc. Ta đi bầu thật đông, ta đi bầu thật đúng, Chung sức chung lòng xây nước Việt đẹp tươi. 4 GV hỏi: Cho Thầy hỏi qua bài hát trên đã đề cập vần đề gì? Những từ ngữ nói lên vấn đề đó? HS trả lời GV: Qua bài hát trên đã nói đến vấn đề ngày toàn dân bầu cử. Những từ ngữ nói lên vấn đề đó: ngày hội lớn, bầu chọn người có tài có đức, mỗi lá phiếu ta bầu là trách nhiệm công dân, ta đi bầu thật đông, ta đi bầu thật đúng, GV giảng: Nội dung quyền bầu cử, quyền ứng cử là một trong các quyền dân chủ cơ bản của công dân. Ở bài hôm trước các em đã được tìm hiểu bài 6 công dân với các quyền tự do cơ bản, hôm nay chúng ta sẽ sang tìm hiểu một bài mới, đó là Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ + Bài này chúng ta tìm hiểu trong 3 tiết. o Tiết 1 phần 1 Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. o Tiết 2 phần 2 Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. o Tiết 3 Phần 3 Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Phần 4 Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân. * Kết quả mong đợi từ hoạt động: - Khái quát được phần nào về nội dung bài mới. - Học sinh cảm thấy thoải mái trước khi bước vào bài học mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt 10 phút Hoạt động 1: Tìm hiều khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử. * Mục tiêu: - Giúp học sinh hiểu được thế nào là quyền bầu cử và quyền ứng cử. - Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. * Phương thức tổ chức hoạt động: - Hoạt động cá nhân, cách hiểu đơn giản về quyền bầu cử và quyền ứng cử mà em biết? - Các cá nhân phát biểu ý kiến. * Sản phẩm mong đợi: 5 - Thu được nhiều câu trả lời từ các em HS về quyền bầu cử và quyền ứng cử. - Tinh thần phát biểu ý kiến, đóng góp xây dựng bài học. GV: Cho học sinh đọc sách giáo khoa trang 68, 69 phần 1. Sau đó trả lời câu hỏi của giáo viên. ? Quyền bầu cử và quyền ứng cử là gì? ? Vì sao nói thực hiện quyền bầu cử và ứng cử là thực hiện quyền dân chủ gián tiếp? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, kết luận. Ví dụ: Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho nhân dân, được sự ủy thác của nhân dân, thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật để quản lí xã hội. 1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. a) Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước. 20 phút Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. * Mục tiêu: - Giúp HS hiểu được nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. - Phát triển năng lực hợp tác của học sinh * Phương thức tổ chức hoạt động: - Hoạt động nhóm: tìm hiểu nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. * Sản phẩm mong đợi: - Thu được các câu trả lời từ 4 nhóm về nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. - Tinh thần cộng tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm với nhau. 6 ? Theo Hiến pháp quy định những người nào có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân? Nêu ví dụ? HS: Thảo luận, trả lời GV: Nhận xét, kết luận. Trường hợp 1: Bầu cử đủ 18 tuổi trở lên. Ví dụ: Công dân H sinh ngày 10/11/1998 có nghĩa là ngày từ 10/11/2016 công dân H có quyền bầu cử. Trường hợp 2: Ứng cử đủ từ 21 tuổi trở lên. Ví dụ: Công dân A sinh ngày 10/11/1998 có nghĩa là ngày từ 10/11/2019 công dân A có quyền ứng cử. GV: Chia lớp thành 2 nhóm, giao cho mỗi nhóm một tờ A3, quy định thời gian là 2 phút. Nhóm 1: Các em hãy cho biết những trường hợp nào không được thực hiện quyền bầu cử kể cả khi đã đủ tuổi như trên? Nhóm 2: Các em hãy cho biết những trường hợp nào không được thực hiện quyền ứng cử kể cả khi đã đủ tuổi như trên? Học sinh thảo luận các nội dung trên, sau đó: b) Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. * Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân. Điều 27, Hiến pháp 2013 quy định: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử gồm: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành hình phạt tù; người mất năng lực hành vi dân sự; Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử: Những người thuộc diện không được thực hiện quyền bầu cử; người đang bị khởi tố về hình sự; người đang phải chấp hành bản án, quyết định của tòa án; 7 - Đại diện nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. - Đặt câu hỏi cho nhóm phụ trách nội dung tìm hiểu. GV: Nhận xét, kết luận. ? Tại sao luật lại hạn chế các đối tượng trên? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, kết luận. Để bảo đảm cho việc bầu cử và ứng cử đạt được mục đích đặt ra là chọn người có tài có đức thay mặt nhân dân quản lí công việc chung của đất nước. Nên luật đã hạn chế các đối tượng trên. ? Các em suy nghĩ nhanh trong 1 phút và cho thầy biết em hiểu thế nào là bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Nhận xét, kết luận. - Phổ thông: Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử. - Bình đẳng: Mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau. - Trực tiếp: Cử tri phải tự mình đi bầu: + Không được gửi thư. + Không viết được thì nhờ người viết nhưng phải tự bỏ vào thùng phiếu. + Không đi được sẽ có thùng phiếu mang tới nhà. người đã chấp hành xong bản án, quyết định của tòa án nhưng chưa được xóa án; người đang chấp hành quyết định xử lí hành chính về giáo dục hoặc đang bị quản chế hành chính. * Cách thức thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân. - Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. + Bầu cử phổ thông: Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm. + Bầu cử bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín: Mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau, đều được tự do và độc lập thể hiện trực tiếp sự lựa chọn của mình đối với 8 - Bỏ phiếu kín: Chỗ viết kín đáo, thùng phiếu kín. ? Mình muốn ứng cử thì thực hiện bằng cách nào? HS: trả lời GV: Đưa ra kết luận, giải thích Quyền ứng cử thực hiện bằng hai cách: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. Các công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể tự ứng cử hoặc được cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử. GV: Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước – cơ quan đại biểu của nhân dân: + Các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri: Ví dụ: Tiếp xúc, thu thập ý kiến. + Chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri: Ví dụ: Báo cáo thường xuyên về hoạt động của mình, trả lời các yêu cầu, kiến nghị. những người trong danh sách ứng cử viên. - Quyền ứng cử của công dân được thực hiện qua hai con đường: Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. * Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan đại biểu của nhân dân. - Thứ nhất các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với các cử tri. - Thứ hai, các đại biểu nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri. 10 phút Hoạt động 3. Tìm hiều ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân. * Mục tiêu: Giúp học sinh biết được ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân. Từ đó thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử của công dân của mình. * Phương thức tổ chức hoạt động: - Hoạt động c ... quyền giải quyết tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo: + Người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo + Người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo + Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ + Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì do các cơ quan tố tụng giải quyết 18 GV: Trả lời và kết luận, thông qua tình huống vừa rồi để các em thực hiện quyền khiếu nại của mình. GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về quyền tố cáo? HS: Trả lời GV: Nhận xét GV: Chia lớp làm 4 nhóm: Nhóm 1 + Nhóm 2: Sơ đồ hóa quy trình khiếu nại và gải quyết khiếu nại Nhóm 3+ Nhóm 4: Sơ đồ hóa quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo HS: Lên trình bày sản phẩm GV: Nhận xét, kết luận * Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định. Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành. Nếu người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách: hoặc tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên, hoặc kiện ra Tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân giải quyết. 19 Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại. Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời gian do luật quy định, có quyền khởi kiện ra Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân. Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau: Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến CQ, TC, CN có thẩm quyền GQ tố cáo. Bước 2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo. Bước 3: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo. Bước 4: Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định. 10 phút Hoạt động 9. Tìm hiều ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. * Mục tiêu: Giúp học sinh biết được ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Từ đó thực hiện tốt quyền quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. 20 * Phương thức tổ chức hoạt động: - Hoạt động cá nhân: tham gia phát biều ý kiến, đóng góp bài học. - Học sinh đứng lên trả lời và rút ra ý nghĩa. * Sản phẩm mong đợi: - Học sinh nắm và hiểu được ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. - Tinh thần tôn trọng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. GV: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân: Nhà nước đảm bảo để công dân thực hiện các quyền dân chủ của mình, công dân có quyền sử dụng và có nghĩa vụ thực hiện các quyền dân chủ của mình một cách tích cực. Thực hiện quyền khiếu nại đúng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho bản thân mình, thực hiện quyền tố cáo nhằm bài trừ những cái xấu trong xã hội, tóm lại, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là thực hiện quyền dân chủ của công dân, làm cho xã hội, đất nước ngày một tốt đẹp hơn. GV: Hướng dẫn HS dựa vào sách giáo khoa để tìm hiểu nội dung này. c) Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân. 5 phút Hoạt động 10: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân. * Mục tiêu: - Giúp học sinh hiểu được hiểu trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân. 21 - Phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. * Phương thức tổ chức hoạt động: - Hoạt động cá nhân, cách hiểu đơn giản về hiểu trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân. - Các cá nhân phát biểu ý kiến. * Sản phẩm mong đợi: - Thu được nhiều câu trả lời từ các em HS về hiểu trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân. - Tinh thần phát biểu ý kiến, đóng góp xây dựng bài học. GV: Hỏi tiếp bản thân em có trách nhiệm thực hiện các quyền dân chủ như thế nào? HS: trao đổi, trả lời. GV: bổ sung, kết luận + Sử dụng đúng đắn các quyền dân chủ của mình. + Không lạm dụng quyền dân chủ để làm trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, xâm phạm trật tự an toàn xã hội, xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước và xã hội. 4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân. a) Trách nhiệm của Nhà nước (không dạy). b) Trách nhiệm của công dân. Thực hiện quyền dân chủ tức là thực thi quyền của người làm chủ nhà nước và xã hội. Muốn làm một người chủ tốt thì trước tiên cần có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ. 3. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những kiến thức về quyền dân chủ của công dân (quyền bầu cử và quyền ứng cử; quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; quyền khiếu nại, tố cáo). - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp. * Phương thức tổ chức hoạt động: Cá nhân trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân? 22 A. Từ đủ 18 tuổi. B. Từ đủ 19 tuổi. C. Từ đủ 20 tuổi. D. Từ đủ 21 tuổi. Đáp án: A Câu 2. Quyền bầu cử của công dân được quy định? A. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử. B. Ai cũng có quyền bầu cử. C. Công dân bị kỷ luật ở cơ quan thì không được bầu cử. D. Công dân tự ứng cử thì không được bầu cử. Đáp án: A Câu 3. Ai dưới đây có quyền khiếu nại? A. Chỉ có cá nhân B. Mọi cá nhân, tổ chức. C. Những người từ 20 tuổi trở lên. D. Chỉ những người là công chức nhà nước. Đáp án: B Câu 4. Sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh là? A. Sống hòa nhập. B. Sống thân thiện. C. Sống vô tư. D. Sống hợp tác. Đáp án: A Câu 5. Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử? A. Dân chủ. B. Phổ thông. C. Công bẳng. D. Bình đẳng. Đáp án: D Câu 6. Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân? A. Tuyên truyền pháp luật giao thông trong trường học. B. Giữ gìn vệ sinh môi trường. C. Phát biểu và biểu quyết về xây dựng đường làng, xóm. D. Tham gia hoạt động từ thiện. Đáp án: C 23 * Kết quả mong đợi: - Học sinh có khả năng trả lời đúng những câu hỏi trắc nghiệm với nội dung kiến thức cơ bản ứng với nội dung bài học. 4. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực phát triển bản thân. * Phương thức tổ chức hoạt động: - GV cho HS làm bài tập tình huống: Câu 1. Sau ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các bạn lớp 12 đến trường với niềm tự hào lớn trước các em lớp dưới vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền bầu cử của công dân. H hãnh diện khoe: “Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé. Cả bà và mẹ đều “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn”. Câu hỏi: Em có chia sẻ với H niềm tự hào đó không? Vì sao? Gợi ý trả lời: Việc H hào hứng và tự hào vì lần đầu tiên được đi bỏ phiếu là chính đáng và đáng khen gợi. Tuy nhiên, việc H hãnh diện khoe bỏ phiếu cho bà và mẹ là điều cần phê phán. Ở đây, phê phán H một phần nhưng đáng phê phán hơn là mẹ và bà của H. Bởi vì: Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi mỗi công dân phải tự mình lựa chọn các đại biểu xứng đáng mà mình tin cậy, tự mình thể hiện sự tính nhiệm đó trên lá phiếu và tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu. Để đảm bảo nguyên tắc này được thực thi, ngày bầu cử ở nước ta thường được tổ chức vào ngày chủ nhật để mọi người dân đều có điều kiện trực tiếp bỏ phiếu. Đối với những người tàn tật, những người ốm nặng không đến được địa điểm bỏ phiếu, Tổ bầu củ phải cử người mang hòm phiếu đến tận nơi để giúp họ trực tiếp thực hiện quyền công dân của mình. Như vậy, trong trường hợp này, bà và mẹ của H chưa thực hiện quyền dân chủ của mình. H thay bà và mẹ bỏ phiếu cũng vi phạm luật bầu cử. Câu 2. Một cán bộ xã nghi một học sinh lớp 8 lấy cắp xe đạp của con mình nên đã bắt em về trụ sở xã, nhốt vào phòng làm việc cả ngày và mắng nhiếc, xoắn tai, dọa dẫm, 24 ép em phải nhận tội. Thực ra, chiếc xe đó bị một bạn khác trong lớp mượn mà không hỏi. Cuối ngày, sau khi chiếc xe đã được trả lại, ông cán bộ xã mới thả cho em học sinh về trong trạng thái tinh thần hoảng loạn. Mẹ em học sinh đó do bị cán bộ xã khống chế, dọa nạt nên không dám nói năng gì. Câu hỏi: Em và các bạn có thể làm gì để giúp bạn học sinh trong trường hợp này và cũng để phòng ngừa những việc tương tự có thể xảy ra đối với em và các bạn khác trong trường? Gợi ý trả lời: - Trong trường hợp này, ông cán bộ xã đã vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác. - Để phòng ngừa những việc tương tự có thể xảy ra đối với em và các bạn khác trong trường, em sẽ: + Em có thể tự mình sử dụng quyền tố cáo của mình để đưa sự việc lên cơ quan có thẩm quyền; + Giải thích cho gia đình bạn đó hiểu về quyền, trách nhiệm của họ trong việc khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền lợi của con mình; + Nhờ Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong trường can thiệp; + Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin mình biết cho cơ quan chức năng để làm rõ trách nhiệm của ông cán bộ xã về hành vi sai phạm của ông ta,... * Kết quả mong đợi: Quan điểm của HS về xử lý các tình huống trên, có thái độ đúng đắn và hành động tích cực. 5. Hoạt động mở rộng * Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng được kiến thức của bản thân * Phương thức tổ chức hoạt động: GV yêu cầu HS: - Em hãy tìm hiểu quy định màu phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 và nêu ra từng màu của lá phiếu ứng với đơn vị bầu cử nào? - Em hãy tìm hiểu mẫu đơn xin khiếu nại, tố cáo? * Sản phẩm mong đợi: 25 Sản phẩm là học sinh nêu được hiểu quy định màu phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Biết được cách viết một đơn khiếu nại, tố cáo theo mẫu.
Tài liệu đính kèm: