Giáo án Địa lí lớp 12- THPT Thái Ninh

Giáo án Địa lí lớp 12- THPT Thái Ninh

Phần một

ĐỊA LÝ VIỆT NAM

Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta.

- Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

- Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.

2. Kĩ năng:

- Khai thác được các thông tin kinh tế - xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ.

- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới.

- Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới.

3. Thái độ: Xác dịnh được tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển của Đất nước.

 

doc 236 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1537Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí lớp 12- THPT Thái Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1
Soạn ngày....5.........tháng..8........năm 2009
Phần một
Địa lý Việt nam
Bài 1: Việt nam trên đường đổi mới và hội nhập
Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta.
- Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
- Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
2. Kĩ năng: 
- Khai thác được các thông tin kinh tế - xã hội từ bảng số liệu, biểu đồ.
- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới.
- Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới.
3. Thái độ: Xác dịnh được tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển của Đất nước.
phương tiện dạy học:
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Một số hình ảnh, tư liệu, video...về các thành tựu của công cuộc Đổi mới.
- Một số tư liệu về sự hội nhập quốc tế và khu vực.
Hoạt động dạy và học:
A. ổn định tổ chức:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khởi động: Giáo viên vẽ trục biểu diễn (lấy năm 1986 làm mốc) và yêu cầu học sinh nêu các sự kiện lịch sử của nước ta gắn với các năm sau: năm 1945, 1975, 1986, 1989.
1945
1975
1986
1989
Ghi (ngắn gọn) đặc trưng nền kinh tế- xã hội nước ta trước và sau năm 1986.
Giáo viên: Sau 20 năm tiến hành đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thách thức, khó khăn mà chúng ta phải vượt qua để chủ động hội nhập trong thời gian tới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Xác định bối cảnh nền kinh tế- xã hội nước ta trước Đổi mới.
Hình thức: Cả lớp.
? Đọc SGK mục 1.a cho biết bối cảnh nền kinh tế- xã hội nước ta trước khi tiến hành đổi mới.
? Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu những hậu quả nặng nề của chiến tranh đối với nước ta.
- Chuyển ý: Giai đoạn 1976- 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt 1,4% năm 1986 lạm phát trên 700%. Tình trạng khủng hoảng kéo dài buộc nước ta phải tiến hành Đổi mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu 3 xu thế đổi mới của nước ta
Bước 1: GV giảng giải về nền nông nghiệp trước và sau chính sách khoán 10 (khoán sản phẩm theo khâu đến nhóm người lao động). Khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên (từ tháng 4 năm 1986, hợp tác xã chỉ làm dịch vụ)
Bước 2: GV đặt câu hỏi (Xem phiếu học tập phần phụ lục). HS trao đổi theo cặp.
Bước 3: 1 HS đại diện trình bày, các HS khác bổ sung ý kiến. GV nhận xét phần trình bày của học sinh và bổ sung kiến thức.
Chuyển ý: Quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước cùng với sức sáng tạo phi thường của nhân dân ta để đổi mới toàn diện đất nước đã đem lại cho nước ta những thành tựu to lớn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các thành tựu của nền kinh tế- xã hội nước ta
Hình thức: Nhóm
Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, (Xem phiếu học tập phần phụ lục).
- Nhóm 1: Trình bày những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở nước ta, cho ví dụ thực tế.
- Nhóm 2: Quan sát hình1.1, hãy nhận xét tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (tỉ lệ lạm phát) các năm 1986 - 2005. ý nghĩa của việc kìm chế lạm phát.
- Nhóm 3: Dựa vào bảng 1, hãy nhận xét về tỉ lệ nghèo chung và tỉ lệ nghèo lương thực của cả nước giai đoạn 1993- 2004.
Bước 2: HS trong các nhóm trao dổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 3: GV nhạn xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.
GV chỉ trên bản đồ kinh tế Việt Nam các vùng kinh tế trọng điểm, vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhấn mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tình hình hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta.
? Đọc SGK mục 2, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy cho biết bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có tác động như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta? Những thành tựu nước ta đã đạt được.
- Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
? Dựa vào hiểu biết của bản thân hãy nêu những khó khăn của nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực.
Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. ( Khó khăn trong cạnh tranh với các nước phát triển hơn trong khu vực và thế giới: Nguy cơ khủng hoảng. Khoảng cách giàu nghèo tăng...)
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở nước ta:
? Đọc SGK mục 3, hãy nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới ở nước ta.?
Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động sáng tạo của nhân dân, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực hiện hiệu quả các định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới sẽ đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội:
a) Bối cảnh:
- Ngày 30 - 4- 1975: Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
- Tình hình trong nước và quốc tế những năm cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 diễn biến phức tạp.
ð Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng.
b) Diễn biến: 
- Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp)
- Ba xu thế đổi mới từ đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986:
+ Dân chủ hóa đời sống kinh tế- xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c) Thành tựu:
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (giảm tỉ trọng khu vực 1, tăng tỉ trọng khu vực II và III).
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ rệt ( hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh...)
- Đời sống nhân dân được cải thiện, giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.
2) Nước ta trong hộ nhập quốc tế và khu vực:
a) Bối cảnh: 
- Thế giới: Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác khu vực.
- Việt Nam là thành viên của ASEAN (tháng 7/1995), bình thường hóa quan hệ Việt- Mỹ, thành viên WTO năm 2007.
b) Thành tựu:
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài ODA, FDI.
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, xuất khẩu gạo....
3) Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới:
- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ cấu chính sách của nền kinh tế thị trường.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục,...
IV. Đánh giá: 
1. Hãy ghép đôi các năm ở cột bên trái phù hợp với nội dung ở cột bên phải
1. Năm 1975
A. Đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế - xã hội
2. Năm 1986
B. Gia nhập ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì
3. Năm 1995
C. Đất nước thống nhất.
4. Năm 1997
D. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
5. Năm 2006
E. Khủng hoảng tài chính ở châu á
2. 1. Khoanh tròn các ý em cho là đúng.
Nước ta tiến hành công cuộc Đổi mới với điểm xuất phát từ nền kinh tế:
A. Công- công nghiệp
C. Công- nông nghiệp
B. Công nghiệp
D. Nông nghiệp J
V. Hoạt động nối tiếp
- Làm câu hỏi 1, 2 SGK.
- Sưu tầm bài báo về thành tựu kinh tế- xã hội Việt Nam.
VI. Phụ lục:
- Phiếu học tập.
- Nhiệm vụ:
Đọc SGK mục 1.b, kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, em hãy:
a) Điền 3 xu thế đổi mới của nước ta từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào cột bên trái.
b) Dùng gạch nối cột bên phải với cột bên trái sao cho phù hợp.
Các xu hướng đổi mới
Kết quả nổi bật
Hàng hóa của Việt Nam có mặt ở nhiều nước trên thế giới
Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
Thông tin phản hồi:
Các xu hướng đổi mới
Kết quả nổi bật
Dân chủ hóa đời sống kinh tế- xã hội.
Hàng hóa của Việt Nam có mặt ở nhiều nước trên thế giới
Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
Tiết: 2
Soạn ngày7.............tháng8..........năm 2009
Địa lý tự nhiên Việt nam
vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ
Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
i. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:
Kiến thức: 
- Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế- xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.
2. Kĩ năng: 
- Xác định được trên bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
3. Thái độ: Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
ii. phương tiện dạy học:
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ các nước Đông Nam á.
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982)
iii. Hoạt động dạy và học:
A. ổn định tổ chức:
Khởi động: Giáo viên sử dụng bản đồ và các mẫu bìa (ghi tọa độ các điểm cực)
- Hãy gắn tọa độ địa lí của cực Bắc, cực Nam lên bản đồ và nêu ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị trí địa lí.
- Nước nào sau đây có đường biên giới dài nhất với nước ta: Lào, Trung Quốc, Campuchia.
	GV: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh tế- xã hội nước ta.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lí nước ta. Hình thức: Cả lớp
? Quan sát bản đồ các nước Đông Nam á, trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta theo dàn ý:
- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây trên đất liền và tọa độ địa lí các điểm cực.
- Các  ...  lời các câu hỏi:
? Nhận xét về tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta trong giai đoạn 1990- 2005.
? So sánh tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta với một số nước trong khu vực.
? Nhận xét về tốc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vực kinh tế.
Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiêu về chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta:
Hình thức: cả lớp.
? Đọc SGK mục c, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến chất lượng nền kinh tế nước ta được cải thiện hơn trước.
? Thực trạng về chất lượng tăng trưởng kinh tế và những thách thức đối với nền kinh tế nước ta khi đã trở thành thành viên của tổ chức WTO.
Một HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
1) Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước:
a) ý nghĩa của tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước:
- Quy mô nền kinh tế nước ta nhỏ cả về GPD và GDP/ người.
- Tăng trưởng GDP với tốc độ cao và bền vững sẽ:
+ Chống tụt hậu xa hơn về kinh té so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
= Tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo...
b) Tình hình tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước:
- Từ năm 1990- 2005, GDP tăng liên tục với tốc độ bình quân hơn 7,2 %/ năm (Cao hơn so với khu vực châu á).
- Những năm cuối thế kie XX, nhiều nước tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút mạnh, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
- Tốc độ tăng trưởng GDP theo khu vực kinh tế:
+ Nông nghiệp: tốc độ tăng trưởng khá nhanh.
+ Công nghiệp: tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.
+ Dịch vụ: tốc độ tăng trưởng chưa ổn định, năm 200 giảm, hiện nay đang có xu hướng tăng.
c) Hạn chế:
- Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế đã được cải thiện hơn trước, do:
+ Tăng vốn đầu tư.
+ Tăng lao động.
+ Tăng năng suất.
- Hạn chế, nền kinh tế chủ yếu vẫn tăng trưởng theo chiều rộng.
+ Tăng về số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng.
+ Chưa đảm bảo sự phát triển bền vững.
+ Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh còn yếu.
Giáo án số: 
Soạn ngày.............tháng..........năm 2009
Giảng ngày................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài : Chất lượng cuộc sống 
I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu:
1. Kiến thức: 
- Biết được chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm tuổi thọ, bình quân thu nhập/ đầu người, giáo dục vàt thứ bậc về chỉ số phát triển con người Việt Nam trên thế giới.
- Hiểu được một số đặc điểm về chất lượng cuộc sống của người dân nước ta.
- Thấy được sự phân hóa chất lượng cuộc sống hiện nay.
2. Kĩ năng: 
- Phân tích các bảng số liệu thống kê, các biểu đồ.
3. Thái độ: ý thức được sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cuộc sống con người trong quá trình phát triển.
II. phương tiện dạy học:
- Bảng 24.1 SGK (phóng to).
- Một số tranh ảnh thể hiện chất lượng cuộc sống ở các vùng miền trên đất nước ta, một số nước trong khu vực và thế giới (nếu có).
III. Hoạt động dạy và học:
A. ổn định tổ chức:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
B. Kiểm tra miệng: 
Câu 1: 
Khởi động: GV nói: Các em đã từng nghe nói về chất lượng cuộc sống. Vậy chất lượng cuộc sống là gì?
- 2- 3 HS trả lời.
GV nói: Chất lượng cuộc sống, phức tạp, nó được thể hiện qua hàng loạt các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người được đáp ứng đến mức cao nhất. Chất lượng cuộc sống được đo bằng những chỉ tiêu nào? Chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam có đặc điểm gì? Chúng ta cần làm gì để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và của bản thân mỗi chúng ta? Đó là những câu hỏi các em cần trả lời trong bài học hôm nay.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu chỉ số HDI và vị trí của Việt Nam trong xếp hạng HDI trên thế giới, HS làm việc theo cặp hoặc nhóm.
Bước 1: 
- GV nói: Để so sánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, hàng năm chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) đưa ra bản báo cáo với một hệ thống các chỉ số, trong đó có chỉ số phát triển con người (HDI). Vậy chỉ số HDI là gì? nước ta đứng thứ bao nhiêu trên thế giới về chỉ số HDI? Muốn biết được điều này, các em hãy cùng làm bài tập trong phiếu học tập sau:
- GV phát phiếu học tập cho HS
Bước 2: 
- HS các nhóm làm việc và hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3:
1- 2 HS trình bày kết quả, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thu nhập bình quân đầu người và xóa đói giảm nghèo ở nước ta:
Bước 1:
- HS dựa vào bảng 24.1, trả lời câu hỏi trang 92.
- HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao xóa đói giảm nghèo là vấn đề cấp thiết ở nước ta?
+ Nêu những thành tựu trong xóa đói giảm nghèo ở nước ta.
+ Giải thích vì sao đạt được những thành tựu đó.
+ Liên hệ thực tế địa phương về xóa đói giảm nghèo.
Bước 2:
HS trình bày.
? Vì sao có sự chênh lệch lớn về GDP/người giữa các vùng? (Do có sự khác nhau về phát triển kinh tế và quy mô dân số; ví dụ: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất nhưng dân số không quá đông nên GDP/người cao nhất....)
Xóa đói giảm nghèo được quan tâm trong các chương trình mục tiêu quốc gia của Nhà nước, đặc biệt chương trình xóa đói giảm nghèo toàn diện tại các xã điểm,...
Hoạt động 3: Tìm hiểu về giáo dục, văn hóa
Hình thức: Cá nhân hoặc cặp.
Bước 1:
- Dựa vào SGK, vốn hiểu biết, nêu những thành tựu trong phát triển giáo dục, văn hóa ở nước ta.
- Dựa vào bảng 24.2, nhận xét về sự thay đổi số trường học, số học sinh của nước ta.
Bước 2: HS trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Riêng học sinh tiểu học và THCS giai đoạn 2003- 2004 giảm do tỉ lệ sinh giảm giữa các dân tộc, các địa phương trong nước và với thế giới.
- GV: Sự phát triển giáo dục, văn hóa có những bước tiến lớn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam, nhưng chất lượng còn có những hạn chế.
? Em hãy nêu những hạn chế trong phát triển giáo dục, văn hóa của nước ta.
(Chất lượng giáo dục còn chưa cao, học còn nặng về lí thuyết, khả năng vận dụng còn yếu; chất lượng các khu phố; làng văn hóa còn hạn chế,...).
- GV: Việc nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về y tế và chăm sóc sức khỏe
Hình thức: Cả lớp.
? Dựa vào SGK, vốn hiểu biết, nêu những thành tựu về y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân nước ta.
? Phân tích bảng 24.3 và nêu nhận xét.
Hoạt động 5: Tìm hiểu phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư:
Hình thức: Cả lớp.
? Dựa vào SGK, nêu các hướng nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nước ta.
- Vì sao cần phải đảm bảo công bằng xã hội, tạo việc làm, nâng cao dân trí, bảo vệ môi trường trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống?
1) Việt Nam trong xếp hạng HDI trên thế giới:
(Xem phần phụ lục).
2) Một số đặc điểm về chất lượng cuộc sống:
a) Về thu nhập bình quân đầu người và xóa đói giảm nghèo:
* Thu nhập bình quân đầu người:
- Có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng.
- Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao và thu nhập thấp, giữa vùng cao nhất và vùng thấp nhất còn quá lớn.
* Xóa đói giảm nghèo:
- Được đảng và Nhà nước rất quan tâm.
- Thành tựu to lớn:
+ Tỉ lệ nghèo đói không ngừng giảm.
+ Ngưỡng nghèo không ngừng tăng do mức sống chung của dân cư tăng rõ rệt.
b) Về giáo dục, văn hóa:
- Tỉ lệ biết chữ của người lớn cao, 90,3%.
- Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp, số trường học các cấp tăng nhanh, số học sinh tăng nhanh.
- Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp tăng nhanh.
- Việc học tập được cải thiện đáng kể.
- Hệ thống thư viện công cộng phát triển rộng khắp.
- Việc trao đổi văn hóa, nghệ thuật... phát triển mạnh.
c) Về y tế và chăm sóc sức khỏe:
- Y tế phát triển nhanh về số lượng và chất lượng.
- Số bác sĩ, y sĩ tăng nhanh.
- Thường xuyên thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết,...
3) Phương hướng nâng cao chất lượng cuộc sống cảu dân cư:
IV. Đánh giá:
1) Trắc nghiệm:
Câu 1: Tiêu chí nào không thuộc chỉ số phát triển con người?
A. GDP bình quân theo đầu người.
B. Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn.
C. Tỉ lệ người lớn biết chữ và tổng tỉ lệ nhập học.
D. Tuổi thọ bình quân.
Câu 2: ở nước ta vấn đề xóa đói giảm nghèo được gắn liền với:
A. Việc đẩy mạnh kế hoạch hóa dân số.
B. Sự phân bó lại dân cư giữa các vùng trên cả nước.
C. Sự phát triển giáo dục, y tế, văn hóa.
D. Việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.
Câu 3: So sánh các nước thuộc nhóm có chỉ số HDI trung bình, tỉ lệ người lớn biết chữ của nước ta thuộc loại nào?
A. Thấp.
C. Tương đối cao.
B. Cao.
D. Rất cao
Câu 4: Số giường bệnh/1 vạn dân của năm 2005 ít hơn năm 2001 nói lên điều gì?
A. Có cơ sở vật chất của ngành y ngày càng xuống cấp.
B. Nhà nước ít chú trọng đến phát triển mạng lưới y tế.
C. Số dân tăng nhanh hơn khả năng đáp ứng về y tế.
D. Số bệnh nhân ngày càng tăng nhanh.
V. Hoạt động nối tiếp:
- Làm câu 2, 3 trang 95 vào vở.
- Chuẩn bị thước kẻ, bút chì màu, máy tính,.. để tiết sau làm bài thực hành.
VI. Phụ lục: 
Phiếu học tập của hoạt động 1:
a) Cho biết chỉ số phát triển con người được tổng hợp từ những yếu tố nào?
b) Lập bảng thống kê về xếp hạng HDI, GDP/người và khoảng cách giữa hai bậc xếp hạng HDI, GDP/ người của nước ta trên thế giới trong hai năm 1999, 2005.
c) Nhận xét thứ bậc của nước ta trên thế giới về HDI và GDP/người.
d) Giải thích vì sao xếp hạng HDI của nước ta lượng cao hơn xếp hạng về GDP/người?
Thông tin phản hồi phiếu học tập của hoạt động 1:
a) Chỉ số phát triển con người được tổng hợp từ 3 yếu tố: GDP/người, chỉ số giáo dục, tuổi thọ bình quân.
b) Lập bảng thống kê:
Năm
Xếp hạng HDI
Xếp hạng GDP/người
Khoảng cách giữa hai bậc xếp hạng
1999
110
133
23
2005
109
118
9
c) Nhận xét:
- Xếp hạng HDI luôn cao hơn xếp hạng GDP/người.
- Thứ bậc HDI và GDP/người của nước ta đều tăng, thứ bậc GDP/người tăng nhanh hơn thứ bậc HDI.
d) Giải thích:
Do nước ta đạt được những thành tựu nổi bật về phát triển giáo dục và y tế.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 12.doc