Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí

Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí

Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

Câu hỏi: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, xác định vị trí địa lí nước ta?

● Vị trí địa lí:

- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí bán đảo, có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng.

- Nằm trên các con đường giao thông hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng.

- Hệ toạ độ địa lí::

 + Điểm cực Bắc : 23023’ B ( Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang )

 + Điểm cực Nam : 8034’ B ( Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau )

 + Điểm cực Tây : 102009’ Đ (Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên )

 + Điểm cực Đông : 109024’ Đ (Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà )

 

doc 18 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3381Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN ĐỊA LÍ - 2011
Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
Câu hỏi: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, xác định vị trí địa lí nước ta? 
● Vị trí địa lí:
- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. 
- Vị trí bán đảo, có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. 
- Nằm trên các con đường giao thông hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng. 
- Hệ toạ độ địa lí::
 + Điểm cực Bắc : 23023’ B ( Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang )	 
 + Điểm cực Nam : 8034’ B ( Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau )
 + Điểm cực Tây : 102009’ Đ (Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ) 
 + Điểm cực Đông : 109024’ Đ (Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà )
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa vị trí địa lí nước ta về KT, văn hoá -XH và an ninh quốc phòng? 
— Ý nghĩa kinh tế: Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông cả về đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng, thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế biển. 
- Khó khăn : Đặt nước ta vào thế vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh quyết liệt với các nước trong và ngoài khu vực vốn đã rất năng động. 	
 —Về văn hoá-xã hội: Chung sống hoà bình, hợp tác hửu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và trong khu vực. 
 —Về chính trị và quốc phòng: Có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. 
 Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. 
- Khó khăn: Đường biên giới dài nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là rất quan trọng. 
Câu hỏi: Trình bày những đặc điểm chính của giai đoạn Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta? 
- Thời gian: diển ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta.
- Hoạt động địa chất xảy ra:vận động uốn nếp, đứt gãy, phun trào mac ma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa. 
- Đặc điểm lãnh thổ:địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích, địa hình phân bậc. Các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa được hình thành.
- Khoáng sản được hình thành: dầu mỏ, khí tự nhiên, bô xít, than nâu.
- Đặc điểm lớp vỏ cảnh quan nhiệt đới tiếp tục được hoàn thiện, thiên nhiên ngày càng đa dạng và phong phú như ngày nay.
 Bài 6 : ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
Câu hỏi: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu các đặc điểm địa hình nước ta ? 
● Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. 
- Đồi núi chiếm tớỉ 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tich. 
- Đồi núi thấp (dưới 1000 m ) chiếm hơn 60o/o diện tích , núi cao> 2000 m) chiếm 1o/o DT
● Cấu trúc địa hình khá đa dạng. 
- Địa hình nước ta được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. 
- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. 
- Gồm 2 hướng chính: Hướng tây bắc - đông nam và vòng cung.
●Địa hình của vùng nhiệt đới gió mùa ẩm.
 - Xâm thực ở vùng đồi núi và bồi tụ ở vùng hạ lưu sông.
● Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
 - Làm giảm diện tích rừng gây bóc mòn, tạo nên các dạng địa hình nhân tạo( đê điều, hồ.)
Câu hỏi: Đặc điểm các khu vực địa hình miền núi của nước ta? (Đọc atlat trang 13,14)
 Vùng
Tiêu chí
Đông Bắc
Tây Bắc
Giới hạn
 Tả ngạn sông Hồng 
Từ sông Hồng đến sông Cả
Hướng núi chính
 Vòng cung
 Tây Bắc-Đông Nam 
Độ cao
Thấp, trung bình từ 500 đến 600 m.
Địa hình cao nhất nước ta, cao nhất đỉnh Phan xi păng 3143 m.
Các dạng địa hình chính
 Núi thấp: Cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
Thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam
Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn, Phía Tây là dãy Pu Sam Sao,
Pu Đen Đinh.
Các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.
Thung lũng sông Đà, sông Mã.
Giới hạn
Trường sơn Bắc 
Từ sông Cả đến dãy Bạch Mã
Trường sơn Nam
Từ dãy Bạch Mã đến cực Nam Trung Bộ 
Hướng núi chính
Tây Bắc-Đông Nam, một số dãy núi hướng Đông-Tây.
Vòng cung. 
Độ cao
Cao ở 2 đầu, thấp trũng ở giữa
Có các bậc độ cao từ 500-800-1000 m.
Các dạng địa hình chính
Các dãy núi: hoành Sơn, Phong Nha-Kẻ Bàng, Bạch Mã.
Các cao nguyên ba dan: Plây-Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh.
Giữa 2 sườn Đông -Tây có sự bất đối xứng rõ rệt
Câu hỏi: Nêu các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên ở khu vực đồi núi của nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội ? 
● Các thế mạnh:
+ Về khoáng sản: Có nhiều loại như sắt, đồng, chì, kẽm, vàng, ..là tiền đề cho sự phát triển CN hóa.
+ Địa hình, đất trồng: phần lớn là đồi núi thấp cho phép phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng đa dạng. ở cao nguyên và thung lũng thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây CN, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, 1 số nơi có thể trồng cây lương thực 
+ Rừng chiếm diện tích lớn, có nhiều lâm sản quý thuận lợi phát triển ngành lâm nghiệp.
+ Sông ngòi có nguồn thủy năng lớn, thuận lợi phát triển thuỷ điện.
+ Tài nguyên du lịch phong phú(khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, vườn quốc gia)
● Các mặt hạn chế : Địa hình bị chia cắt, gây trở ngại cho dân sinh và phát triển kinh tế (khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế). Có nhiều thiên tai xảy ra: đá lở, đất trượt, lũ quét, lũ bùn gây ảnh lớn tới sản xuất và đời sống dân cư. 
Câu hỏi: Đồng bằng sông Hồng và ĐBS Cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình, đất?
· Giống nhau: Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa rộng mở. Có mặt bằng rộng, chịu tác động mạnh mẽ của con người.
· Khác nhau:
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
- Diện tích: 15.000 km2.
- Diện tích: 40.000 km2
 Hình thành: Do phù sa sông Hồng và Thái Bình bồi đắp, được khai phá từ lâu, nay đã biến đổi nhiều.
- Do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp, mới được khai thác.
Địa hình: cao ở rìa Tây Bắc và thấp dần về phía biển, chia cắt bởi hệ thống đê.
- Địa hình: thấp và khá bằng phẳng, có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Đất ở trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm nên bạc màu. Đất ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm, tốt.
- Được bồi đắp phù sa hàng năm. Có 3 loại đất chính: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn.
Câu hỏi: Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng đối với phát triển KT - xã hội nước ta?
- Thế mạnh: Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là gạo. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, lâm sản và thủy sản. Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại
- Hạn chế của khu vực đồng bằng: Thường xuyên chịu nhiều thiên tai (bão lụt, hạn hán) gây thiệt hại lớn về người và của
Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
Câu hỏi: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta ?
●Tài nguyên thiên nhiên: Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản
+ Khoáng sản : Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), titan (nguồn nguyên liệu quí cho ngành công nghiệp), nghề làm muối rất phát triển.
+ Hải sản: giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao. Có nguồn tài nguyên quí là các rạn san hô
●Thiên tai: Bão, nước dâng gây ngập lụt, làm thiệt hại nặng nề về người và của. Sạt lở bờ biển, Nạn cát bay, cát lấn đồng ruộng.
Bài 9 và 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
Câu hỏi: Nêu tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu VN? Hệ quả của gió mùa?
● Tính nhiệt đới: Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương.
 Nhiệt độ trung bình năm trên 20 0c. Số giờ nắng 1400 - 3000 giờ/năm.
 ->Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến (1 năm có 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh)
● Lượng mưa, độ ẩm lớn
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1500 - 2000 mm. Mưa phân bố không đều, vùng cao và sườn đón gió 3500 - 4000mm. Độ ẩm trung bình trên 80%.
● Gió mùa: 
Gió mùa
Nguồn gốc
Thời gian hoạt động
Phạm vi hoạt động
Hướng gió
Kiểu thời tiết đặc trưng
Mùa Đông
Từ áp cao Xibia
Tháng11- 4
Miền Bắc
Đông Bắc
Tháng 11,12,1: lạnh, khô
Tháng 2, 3 lạnh ẩm
Mùa Hạ
áp cao Ấn Độ Dương
Tháng 5- 7
Cả nước
Tây Nam
- Nóng ẩm ở Nam Bộ và Tây Nguyên
- Nóng khô ở Bắc Trung Bộ
Từ áp cao cận chí tuyến Nam
Tháng 8-10
Cả nước
Tây Nam riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam
Nóng và mưa nhiều ở cả miền Bắc và miền Nam
●Hệ quả của gió mùa: Làm phức tạp khí hậu nước ta: 
- Tạo sự khác nhau về mùa: Xuất hiện mùa đông lạnh ở MBắc và mùa khô sâu sắc ở MNam 
- Đối lập mùa mưa và khô ở Tây Nguyên và đồng bằng ven biển miền Trung.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi.
- Đẩy mạnh năng suất sinh học.
Câu hỏi: Nêu biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông đất, sinh vật ở nước ta ?
● Địa hình: Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi: địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trượt, đá lở khi mưa lớn. Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động. Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: ĐBSHồng và ĐBSCLong hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét.
●Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chế độ nước theo mùa. Mùa lũ (mùa mưa), mùa cạn (mùa khô).
●Đất đai: Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta. Mưa nhiều nên đất dễ bị xói mòn và rửa trôi.
●Sinh vật: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là cảnh quan chủ yếu ở nước ta, các loài nhiệt đới chiếm ưu thế như:họ Đậu, Dầu, Động vật trong rừng là các loài chim, thú nhiệt đới
Câu hỏi: Những thuận lợi, khó khăn do tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đối với hoạt động sản xuất và đời sống?
—Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:
- Thuận lợi: Phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Trồng xen canh, gối vụ, thâm canh. Đẩy mạnh năng suất sinh học.
- Khó khăn: Tính thất thường của thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
—Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:
- Thuận lợi: Phát triển các ngành kinh tế: khai khoáng, lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch.
- Khó khăn: các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông. Độ ẩm cao gây khó khăn cho bảo quản máy móc, nông sản. Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
Bài 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
Câu hỏi: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta theo độ cao địa hình thể hiện như thế nào?
—Do đặc điểm càng lên cao nhiệt độ càng giảm, kết hợp với vị trí địa lí, hướng núi đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước tatheo độ cao địa hình thể hiện:
- Ở miền Bắc đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600-700 m, ở miền Nam lên đến độ cao 900-1000 m.
- Ở miền Bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600-700 m lên đến 2600 m, ở miền Nam từ 900-100 lên đến 2600 m.
- Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600 m trở lên chỉ có ở Hoàng Liên Sơn.
Bài 14: SỬ DỤNG – BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
Bài tập: Dựa vào bảng số liệu sau về sự biến động di ... nh Dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhưng chưa ổn định (cao nhất vào năm 1995 (44,0%), thấp nhất năm 2008 là 38%) và giảm ít 0,6% do biến động của thị trường.
- Giải thích: xu hướng chuyển dịch là tích cực, đúng hướng và phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Bài tập 2: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo lãnh thổ. Đơn vị: %
Vùng
Năm 2000
Năm 2008
- Cả nước
- Đồng bằng sông Hồng
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bắc Trung Bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long.
- Không xác định
100,0
17,2 (2)
 4,7 (5)
 2,5 (7)
 4,8 (4)
 0,9 (8)
54,8 (1)
10,5 (3)
 4,6 (6)
100,0
 21,9 (2)
 5,8 (4)
 2,2 (7)
 4,3 (5)
 0,8 (8)
52,4 (1)
 9,8 (3)
 2,8 (6)
a. Xếp thứ tự từ cao đến thấp về tỉ trọng giá trị xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta trong các năm 2000 và 2008?
b. Nhận xét sự thay đổi thứ bậc về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng?
c. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta trong các năm 2000 - 2008?
a. Xếp thứ tự từ cao đến thấp về tỉ trọng giá trị xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ 
- Năm 2000, chiếm tỉ trọng cao nhất là Đông Nam Bộ 54,8%, thứ 2 là đồng bằng Sông Hồng 17,2%, thứ 3 là đồng bằng Sông Cửu Long 10,5%, thứ 4 là Duyên hải Nam Trung Bộ 4,8%, thứ 5 là Trung du và miền núi Bắc Bộ 4,7%, thứ 6 là vùng không xác định 4,6%, thứ 7 là Bắc Trung Bộ 2,5% và thấp nhất Tây Nguyên 0,9%
- Năm 2008, chiếm tỉ trọng cao nhất là Đông Nam Bộ 52,4%, thứ 2 là đồng bằng Sông Hồng 21,9%, thứ 3 là đồng bằng Sông Cửu Long 9,8%, thứ 4 là Trung du và miền núi Bắc Bộ 5,8%, thứ 5 là vùng không xác định 2,8%, thứ 6 là Duyên hải Nam Trung Bộ 4,3%, thứ 7 là Bắc Trung Bộ 2,2% và thấp nhất Tây Nguyên 0,8%.
b. Nhận xét sự thay đổi thứ bậc về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng:
Các vùng chiếm tỉ trọng cao gồm Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng, ĐBSCửu Long và các vùng có tỉ trọng nhỏ nhất, nhì gồm Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ thì không thay đổi thứ bậc. Chỉ có 2 vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ là có sự thay đổi thứ bậc: năm 2000 Duyên hải Nam Trung Bộ xếp bậc 4 nhưng đến năm 2008 tụt xuống 1 bậc xếp thứ 5, Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 xếp bậc 5 đến 2008 vươn lên 1 bậc và xếp thứ 4.
c. Nhận xét: Đông Nam Bộ là vùng có giá trị SXCN lớn nhất 52,4% và cao gấp nhiều lần so với các vùng khác ( gấp 65,5 lần Tây Nguyên, gấp 23,8 lần Bắc Trung Bộ).
Bài tập 3: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt(theo giá so sánh năm1994, đơn vị: tỉ đồng) 
Năm
Tổng số
Lương thực
Cây công nghiệp
Cây khác
1990
1995
2000
2005
2008
49604,0
66183,4
90858,2
107897,6
123391,2
33289,6
42110,4
55163,1
63852,5
70125,5
6692,3
12149,4
21782,0
25585,7
31637,7
9622,1
11923,6
13913,1
18459,4
21628,0
a. Tính tổc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (1990= 100%)
b. Dựa vào bảng số liệu vừa tính, hãy vẽ trên cùng hệ trục toạ độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.
c. Nhận xét tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giữa các nhóm cây trồng?
a. Xử lí số liệu sang %( bằng cách lần lượt lấy số liệu các năm sau nhân 100 và chia cho số 1990)
Năm
Tổng số
Lương thực
Cây công nghiệp
Cây khác
1990
1995
2000
2005
2008
100,0
133,42
183,17
217,52
248,75
100,0
126,50
166,71
191,81
210,65
100,0
181,54
325,48
382,32
472,75
100,0
123,92
144,60
191,84
224,77
b.Vẽ biểu đồ đường thể hiện 3 nhóm cây.
(Chia khoảng cách giữa các năm cho hợp lí 1 năm tương ứng 0,7 cm), ( Lưu ý: năm 1990 trùng với trục tung là 100 và chia lên tiếp 140, 180,..nhớ bám vào dòng kẻ trong giấy thi để chia và chia cao đến 480%), vẽ xong dùng 3 kí hiệu thể hiện cho 3 nhóm cây và ghi số liệu đã xử lí tương ứng với từng năm của các nhóm cây, sau đó chú giải ở phía dưới rồi ghi tên biểu đồ.
c.Nhận xét: Giai đoạn 1990-2008, giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng đều tăng liên tục, 
trong đó nhóm cây CN luôn có tốc độ tăng nhanh nhất ở các năn và tăng gấp 4,72 lần, đứng thứ 2 là nhóm cây khác tăng gấp 2,24 lần, đứng thứ 3 là nhóm cây lương thực tăng gấp 2,1 lần.
Bài tập 4: Cho bảng số liệu dưới đây: Các loại trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và 
Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006
Các loại trang trại
Cả nước
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long
Tổng số
113730
14054
54425
Trang trại trồng cây hàng năm
32611
1509
24425
Trang trại trồng cây lâu năm
18206
8188
175
Trang trại chăn nuôi
16708
3003
1937
Trang trại nuôi trồng thủy sản
34202
747
25147
Trang trại thuộc các loại khác
12003
607
2741
a. Hãy phân tích bảng số liệu để thấy đặc điểm cơ cấu trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long?
b. Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số trang trại ở ĐNB và ĐBSCửu Long?
— Phân tích bảng số liệu phải tính sang %: 	(đơn vị: %)
Các loại trang trại
Cả nước
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long
Tổng số
100,0
100,0
100,0
Trang trại trồng cây hàng năm
28,7
10,7
44,9
Trang trại trồng cây lâu năm
16,0
58,3
0,3
Trang trại chăn nuôi
14,7
21,4
3,6
Trang trại nuôi trồng thủy sản
30,1
5,3
46,2
Trang trại thuộc các loại khác
10,5
4,3
5,0
- Trên cả nước trang trại nuôi trồng thủy sản và trồng cây hàng năm có tỉ lệ lớn (30,1% và 28,7%).
- Những trang trại sản xuất cho sản phẩm có thời gian ngắn chiếm tỉ lệ lớn.
- Các trang trại ở các vùng khác nhau do có những điều kiện khác nhau.
—Nhận xét và giải thích sự phát triển các trang trại ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long:
- Đông Nam Bộ: 
+ Trang trại trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ lớn (58,3%), đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.
+ Trang trại trồng cây hàng năm và chăn nuôi chiếm tỉ lệ khá lớn vì ở đây có nhiều đồng cỏ và đứng đầu cả nước về cây công nghiệp hàng năm như: lạc, thuốc lá, đậu tương . . .
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ lớn (46,2%), đây là vùng có diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm hơn 50% diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước.
+ Trang trại trồng cây hàng năm lớn (44,9%), do đây là vùng trồng lúa lớn nhất nước ta. 
Bài tập 5: Sản lượng thủy sản phân theo hoạt động ở Duyên hải Nam Trung Bộ:
 ( Đơn vị: nghìn tấn)
Tiêu chí
Năm 1995
Năm 2008
Khai thác 
216,8
610,7
Nuôi trồng
6,8
66,6
Tổng Cộng
223,6
676,3
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của vùng năm 1995, 2008.
b. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển, sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung bộ?
a. Xử lí số liệu sang %, vẽ 2 biểu đồ hình tròn thể hiện năm 2008 có bán kính lớn hơn năm 1995, vẽ xong dùng 2 kí hiệu phân biệt, ghi năm phía dưới, chú giải và ghi tên biểu đồ đầy đủ.
Tiêu chí
Năm 1995
Năm 2008
Khai thác 
96,95
90,3
Nuôi trồng
3,05
9,7
Tổng Cộng
100,0
100,0
b. Nhận xét: 
- Từ năm 1995-2008, sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng. Thủy sản khai thác tăng 393,9 nghìn tấn, nuôi trồng tăng 59,8 nghìn tấn.
- Tỉ trọng thủy sản năm 2008 so với năm 1995 có sự thay đổi là:
 + Tỉ trọng thủy sản khai thác chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống 6,65%
 + Tỉ trọng thủy sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng nhỏ và tăng lên 6,65%.
Giải thích: Sản lượng khai thác tăng do tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt, người dân có kinh nghiệm đánh bắt, đầu tư trang bị phương tiện đánh bắt xa bờ, thị trường tiêu thụ rộng.
Sản lượng nuôi trồng tăng do tiềm năng nuôi trồng thủy sản nhiều nên hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, phương pháp nuôi trồng cải tiến, nhu cầu lớn trên thị trường.
Bài tập 6: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp giai đoạn 1975-2008: Đơn vị nghìn ha 
Năm
1975
1985
1990
2000
2008
Cây công nghiệp hàng năm
210,1
600,7
542,0
778,1
806,1
Cây công nghiệp lâu năm
172,8
470,3
657,3
1451,3
1885,8
Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm ở nước 
ta giai đoạn 1975-2008 ? 
b. Nhận xét và giải thích về sự biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm ở giai đoạn 1975-2008? 
a. Vẽ biểu đồ: 2 đường thể hiện, chú ý chia khoảng cách trục tung thì bám vào dòng kẻ giấy thi chia từ 0,100,200đến 1900. Trục hoành quy định 1cm = 3 năm để vẽ. Vẽ xong dùng 2 kí hiệu phân biệt, ghi số liệu và có chú giải kèm theo rồi mới ghi tên biểu đồ.
b. Nhận xét và giải thích:
 - Nhận xét: Giai đoạn 1975-2008, nhìn chung diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây CN lâu năm ở nước đều tăng:
 + Tổng diện tích tăng 2309 nghìn ha (tăng 7 lần).
 + Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm hơn và không ổn định (tăng 3,83 lần).
 + Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh, tăng liên tục (tăng 10,9 lần).
- Giải thích: Do nước ta có tiềm năng lớn để phát triển cây công nghiệp ở Trung du, miềm núi, Tây Nguyên. Có nguồn lao động dồi dào. Chính sách khuyến khích phát triển cây CN của nhà nước. Công nghiệp chế biến phát triển, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Bài tập 7: Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu ( đơn vị nghìn tấn) 
Năm
1990
1995
2000
2005
Sản lượng
92,0
218,0
802,5
752,1
Khối lượng xuất khẩu
89,6
248,1
733,9
912,7
a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng và khối lượng cà phê xuất nước ta khẩu giai đoạn 1990-2005?
b.Nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất và XK cà phê nước ta giai đoạn 1990-2005?
a. Vẽ biểu đồ hình cột, chú ý chia khoảng cách năm chính xác (1cm = 2 năm), dùng 2 kí hiệu phân biệt, vẽ xong ghi số liệu đầy đủ trên các cột, ghi chú giải và tên biểu đồ.
b.Nhận xét và giải thích 
- Giai đoạn 1990- 2005, sản lượng cà phê tăng 660,1 nghìn tấn (tăng 8,17 lần) nhưng không ổn định: 
+ Từ năm 1990-2000 sản lượng tăng liên tục và tăng 710,5 nghìn tấn(tăng gấp 8,72 lần) 
+ Từ năm 2000-2005 sản lượng cà phê giảm ít và giảm 50,4 nghìn tấn .
 Do việc mở rộng diện tích cà phê và do yếu tố thị trường.
- Giai đoạn 1990- 2005, khối lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục qua các năm và tăng 823,1 nghìn tấn (tăng 10,18 lần). Các năm 1995, 2005 khối lượng cà phê xuất khẩu cao hơn sản lượng cà phê do cà phê tồn kho từ những năm trước, nhưng chủ yếu là do tác động xuất cà phê của Lào.
Bài tập 8:Sản lượng lương thực có hạt phân theo vùng ở nước ta năm 2008(nghìn tấn).
Vùng
Sản lượng
Đồng bằng sông Hồng
6991,4
Trung du và miền núi Bắc Bộ
4677,0
Bắc Trung bộ
4052,1
Duyên hải Nam Trung Bộ
2907,1
Tây nguyên
2015,3
Đông Nam bộ
1763,8
Đồng bằng sông Cửu Long
20898,7
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng lương thực có hạt phân theo vùng của nước ta năm 2008?
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ, nhận xét về vị trí của ĐBS Hồng và ĐBS Cửu Long trong sản xuất lương thực của cả nước?
a. Vẽ biểu đồ hình cột, mỗi vùng 1 cột và dùng 7 kí hiệu tương ứng 7 vùng và chia sản lượng ở trục tung cao hơn số liệu đã cho, chia 1 dòng kẻ tương ứng 1500. Vẽ xong ghi số liệu trên các cột, chú giải và ghi tên biểu đồ.
b. Nhận xét về vị trí của ĐBS Hồng, ĐBS Cửu Long trong sản xuất lương thực của cả nước:
- Đây là 2 có sản lượng lúa lớn nhất nước ta.
- ĐBS Cửu Long là vùng có vị trí số 1 chiếm(48,3%) và ĐBS Hồng đứng vị trí số 2(16,1%)

Tài liệu đính kèm:

  • docON THI NHANH DIA LY 12.doc