BÀI 22
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được đặc điểm cơ cấu ngành NN ở nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng phân ngành (trồng trọt và chăn nuôi).
- Hiểu được sự phát triển và phân bố sx cây lương thực – TP, sx cây CN, các vật nuôi chủ yếu.
2. Kỹ năng
- Đọc và phân tích biểu đồ.
- Xác định được trên bản đồ các vùng trọng điểm về trồng cây LT-TP, cây CN. Đọc bản đồ và giải thích được đặc điểm phân bố ngành chăn nuôi.
Tiết 26 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp Ngày soạn: Ngày giảng: I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được đặc điểm cơ cấu ngành NN ở nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng phân ngành (trồng trọt và chăn nuôi). - Hiểu được sự phát triển và phân bố sx cây lương thực – TP’, sx cây CN, các vật nuôi chủ yếu. 2. Kỹ năng - Đọc và phân tích biểu đồ. - Xác định được trên bản đồ các vùng trọng điểm về trồng cây LT-TP’, cây CN. Đọc bản đồ và giải thích được đặc điểm phân bố ngành chăn nuôi. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ nông – lâm – thuỷ sản VN. - Bản đồ kinh tế chung VN. - Bảng số liệu về trồng trọt và chăn nuôi. - Lược đồ trống VN (HS tự chuẩn bị). III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nền NN nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì? Lấy VD chứng minh nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền NN nhiệt đới? ? Phân biệt 1 số nét cơ bản giữa NN cổ truyền và NN hàng hoá? 3. Bài mới Giới thiệu bài: Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Là 1 QG đông dân, kinh tế đi lên từ nông nghiệp => Chính vì vậy, nông nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của nước ta. Hoạt động của GV và HS ND chính * Trong cơ cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch: Chăn nuôi có xu hướng tăng, trồng trọt có xu hướng giảm. ? Dựa vào hình 22, hãy nhận xét về cơ cấu sx ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành này? * Trồng trọt gồm các nhóm cây trồng chủ yếu: Cây lương thực; Cây rau đậu (thực phẩm); Cây CN; Cây ăn quả; Các cây khác. * Yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự của 2 năm 1990 và 2005. GV: Trong cơ cấu giá trị sx ngành trồng trọt: - Cây lương thực luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, luôn đạt > 60% giá trị toàn ngành. - Tiếp đến là cây CN, cây rau đậu, cây ăn quả. Các cây khác chiếm tỉ trọng nhỏ. * Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt: - Nhóm có tỉ trọng tăng: Cây CN (tăng nhanh nhất), rau đậu. - Nhóm có tỉ trọng giảm: Cây lương thực (giảm mạnh nhất), cây ăn quả và cây khác. => Sự chuyển dịch trên nhìn chung là tích cực, góp phần phát huy các thế mạnh của nước ta và chuyển nền NN sang hướng sx hàng hoá. GV: ở nước ta, việc đẩy mạnh sx lương thực có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm đảm bảo lương thực cho trên 80 triệu dân, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng cho XK. Việc đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để đa dạng hoá sx nông nghiệp (phá thế độc canh cây lúa) => Biến nền NN nước ta từ nền NN mang tính tự cấp tự túc -> Nền NN hàng hoá lớn. ? Nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sx lương thực ở nước ta? * Thuận lợi: Tài nguyên đất (phù sa, xám phù sa); Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ và độ ẩm cao quanh năm; Lượng mưa lớn, sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào thích hợp cho cây lúa nước và các cây lương thực khác. * Khó khăn: Thiên tai, bão lũ, hạn hán và sâu bệnh thường xuyên đe doạ đến sx lương thực. ? Xác định trên bản đồ ĐLTNVN (Atlat địa lí VN) 2 đồng bằng lớn nước ta và các đồng bằng DH miền Trung? Kể tên 1 số cánh đồng lúa nổi tiếng ở miền núi, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên? - 2 đồng bằng lớn: ĐBSH và ĐBSCL. - DH miền Trung: Đồng bằng Thanh Hoá; Nghệ Tĩnh, Bình – Trị - Thiên; Nam - Ngãi - Định; Phú Yên – Khánh Hòa; Ninh Thuận – Bình Thuận. - TD và MN: Trùng Khánh, Đông Khê, Thất Khê, Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên... VD1: Diện tích tăng từ 5,6 triệu ha -> 7,3 triệu ha (1980-2005) VD2: Năng suất tăng nhanh (nhất là vụ Đông xuân). Năm 1990 là 31.8 tạ/ha -> nay 49 tạ/ha => Do áp dụng các biện pháp thâm canh, SD giống mới. VD3: Tăng từ 11,6 triệu tấn (năm 1980)-> nay khoảng 36 triệu tấn/năm. * ĐBSCL: Vùng sx lương thực lớn nhất cả nước (chiếm 50% diện tích và > 50% sản lượng hàng hoá), bình quân đầu người > 1000 kg/năm. * ĐBSH: Năng suất lúa cao nhất cả nước. GV: - Diện tích trồng rau cả nước > 500.000 ha, nhiều nhất là ĐBSH và ĐBSCL. - Diện tích trồng rau đậu các loại > 200.000 ha, nhiều nhất ở ĐNB và Tây Nguyên. ? Dựa vào ND trong SGK cho biết những thuận lợi và khó khăn trong phát triển và phân bố cây CN? * Thế mạnh về tự nhiên: - Đất đai: badan, feralit... - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá -> cây phát triển quanh năm, cơ cấu đa dạng. - Nguồn nước dồi dào - Thế mạnh khác: địa hình... * KT-XH: - Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm. - Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. - Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển. - Chất lượng sản phẩm ngày càng cao. - Đường lối phát triển. - Thế mạnh khác: Đảm bảo an ninh lương thực, hội nhập... * Khó khăn: - Thị trường TG nhiều biến động. - SP’ chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính... ? Tại sao các cây CN lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sx cây CN? - Giá trị sx cây CN lâu năm chiếm tỉ trọng cao nhất. Năm 2005 là 65% (1,6 triệu ha). - Giá trị XK các sp’ rất cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn (XK mạnh cà phê, hồ tiêu, điều...) - Hình thành các vùng chuyên canh -> tạo việc làm, nâng cao thu nhập, hạn chế nạn du canh, du cư, phá rừng... - Là nguồn nguyên liệu cho CN chế biến. GV: - 1 số sp’ có vị trí hàng đầu TG về XK: cà phê, điều, hồ tiêu. - Cho HS nêu sự phân bố các sp’ dựa vào Atlat địa lí VN: cà phê, điều, hồ tiêu, cao su, chè, dừa. * Cây CN hàng năm (ngắn ngày): HS nêu trong SGK. * Cây ăn quả: - Miền Bắc: Bắc Giang. - SP’: Chuối, cam, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dứa... ? Hãy phân tích các nguồn thức ăn cho chăn nuôi? - Hoa màu lương thực. - Đồng cỏ. - Phụ phẩm của ngành thuỷ sản. - Thức ăn chế biến CN. GV: Mặc dù hiện nay, chúng ta có điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng hiệu quả của ngành chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định. - Giống chất lượng thấp, năng suất chưa cao. - Dịch bệnh nhiều. - CN chế biến chưa đáp ứng yêu cầu thị trường khó tính * Chăn nuôi lợn và gia cầm - Nguồn cung cấp thịt chủ yếu. - Tập trung nhiều ở ĐBSH và ĐBSCL. (HD học sinh đọc thêm trong SGK) * Chăn nuôi gia súc ăn cỏ. - Dựa chủ yếu vào đồng cỏ tự nhiên. - Trâu: 2,9 triệu con (TDMNBB chiếm 1/2 - khoảng 1,7 triệu con) và BTB. - Bò: BTB, DHNTB, Tây Nguyên. - Dê, cừu...(1.314.000 con) 1. Ngành trồng trọt - Hiện nay trồng trọt chiếm gần 75% giá trị sx nông nghiệp. - Cơ cấu giá trị sx ngành trồng trọt có sự thay đổi theo hướng sx hàng hoá. a. SX lương thực. * Vai trò: Đảm bảo lương thực cho người dân, thức ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng cho XK. - Đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hoá sx nông nghiệp. * Thuận lợi: ĐKTN, đất, nước, khí hậu. * Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh thường xuyên đe doạ. * Tình hình sx. - Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh. - Năng suất, sản lượng lúa tăng nhanh. - Trở thành nước XK gạo hàng đầu TG (3-4 triệu tấn/năm). - BQLT đầu người cao (470 kg/người/năm). - ĐBSH và ĐB SCL là 2 vùng sx lương thực lớn nhất cả nước. b. SX cây thực phẩm. Rau đậu phát triển rộng rãi, tập trung nhiều nhất ở ven các thành phố lớn. c. SX cây CN và cây ăn quả. * Thuận lợi * Khó khăn. - Cây CN ở nước ta chủ yếu là cây CN nhiệt đới. - Tổng diện tích năm 2005 là 2,5 triệu ha (1,6 triệu ha là cây CN lâu năm = 65%) * Cơ cấu cây trồng. - Cây CN lâu năm: Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè. - Sự phân bố: SGK trang 95. - Cây CN hàng năm: Mía. Lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá. - Cây ăn quả: Phát triển khá mạnh, vùng trồng nhiều nhất là ĐNB và ĐBSCL. 2. Ngành chăn nuôi - Tỉ trọng ngành chăn nuôi ngày càng tăng và đang tiến mạnh lên sx hàng hoá. - Hình thức: Trang trại. - Các sp’ trứng, sữa (sp không qua giết thịt), chiếm tỉ trọng ngày càng cao. a. Chăn nuôi lợn và gia cầm. - Nguồn cung cấp thịt chủ yếu. - Tập trung nhiều ở ĐBSH và ĐBSCL. b. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ. - Dựa chủ yếu vào đồng cỏ tự nhiên. - Trâu, bò, dê, cừu... chủ yếu ở các KV TD và MN (TDMNBB, BTB, Tây Nguyên.) IV. Củng cố 1. Tại sao nói việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hoá NN? 2. CMR việc đẩy mạnh sx cây CN và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh NN nhiệt đới ở nước ta?
Tài liệu đính kèm: