Hướng dẫn ôn tập Địa lý 12

Hướng dẫn ôn tập Địa lý 12

VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP.

1.Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội:

a.Bối cảnh:

-Nước ta vừa thoát ra khỏi chiến tranh với hậu quả nặng nề, nạn lạm phát kéo dài.

-Thực hiện công cuộc Đổi mới trên cơ sở nền nông nghiệp là chính.

-Bối cảnh trong và ngoài nước rất phức tạp.( Mĩ cấm vận nước ta, Liên xô XHCN tan rã)

b.Diễn biến:

-Manh nha từ 1979, đổi mới đầu tiên trong nông nghiệp: “khoán 100”, “khoán 10”.

-Đường lối đổi mới được khẳng định từ Đại hội VI của Đảng (1986 ), thể hiện ở 3 xu thế:

+Dân chủ hoá đời sống kinh tế -xã hội.

+Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+Tăng cường quan hệ giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới.

 

doc 51 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn tập Địa lý 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP.
1.Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội:
a.Bối cảnh:
-Nước ta vừa thoát ra khỏi chiến tranh với hậu quả nặng nề, nạn lạm phát kéo dài.
-Thực hiện công cuộc Đổi mới trên cơ sở nền nông nghiệp là chính.
-Bối cảnh trong và ngoài nước rất phức tạp.( Mĩ cấm vận nước ta, Liên xô XHCN tan rã)
b.Diễn biến:
-Manh nha từ 1979, đổi mới đầu tiên trong nông nghiệp: “khoán 100”, “khoán 10”.
-Đường lối đổi mới được khẳng định từ Đại hội VI của Đảng (1986 ), thể hiện ở 3 xu thế:
+Dân chủ hoá đời sống kinh tế -xã hội.
+Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+Tăng cường quan hệ giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới.
c.Những thành tựu của công cuộc Đổi mới:
-Nước ta thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài.
-Nạn lạm phát đã được ngăn chặn và đẩy lùi.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển biến rõ nét.
- Đạt thành tựu to lớn trong xoá đói giảm nghèo 
-Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
2.Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực:
a.Bối cảnh:
-Toàn cầu hoá và khu vực hoá trở thành một xu thế lớn của thời đại 
+ Cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài: Vốn, công nghệ thị trường
+ Gây sức ép trong thế cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế phát triển của thế giới và khu vực
- Bình thường hoá quan hệ với Mĩ 
-Việt Nam là thành viên của ASEAN (7/1995), tham gia diễn đàn APEC, 
-Tháng 1/ 2007 là thành viên thứ 150 của WTO.
b.Công cuộc hội nhập đã đạt được những thành tựu to lớn.
-Thu hút mạnh nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài : ODA, FDI, FPI.
-Hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực được đẩy mạnh.
-Ngoại thương phát triển mạnh: Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh, xuất khẩu khá lớn các mặt hàng: Dệt may, tàu biển, gạo, cà phê, thuỷ sản các loại...
3.Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới:
-Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
-Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
-Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.
-Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển kinh tế bền vững.
-Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hoá mới, chống các tệ nạn xã hội.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ PHẠM VI LÃNH THỔ.
1. Vị trí địa lý:
- Việt Nam nằm ở rìa đông của bản đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
- Phần trên đất liền có hệ tọa độ địa lí:
+ Điểm cực Bắc: ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
+ Điểm cực Nam: ở vĩ độ 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây: ở vĩ độ 1020 09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông: ở vĩ độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
-Trên vùng biển: kéo dài đến khoảng vĩ độ 6050’B, và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến 117020’Đ tại Biển Đông.
-Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á-Âu, vừa giáp Biển Đông, nằm ở múi giờ số 7.
2. Phạm vi lãnh thổ:gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời 
a.Vùng đất:
-Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, tổng diện tích 331.212 km2.
-Đường biên giới trên đất liền dài 4.600 km: Trung Quốc hơn 1.400 km, Lào gần 2.100 km, Cam pu chia hơn 1.100 km, phần lớn nằm ở miền núi.
-Đường bờ biển dài 3.260 km, chạy dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, 28 tỉnh thành có biển.
-Nước ta có trên 4 nghìn đảo lớn nhỏ phần lớn nằm ở ven bờ, có 2 quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa (Đà Nẵng),Trường Sa (Khánh Hòa).
b.Vùng biển.
-Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông. Tiếp giáp với vùng biển các nước: Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Singapo, Thái lan.
-Bao gồm: vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
+Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
+Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí=1.852m).
+Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được qui định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lí.
+Vùng đặc quyền về kinh tế: là vùng tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+Thềm lục địa: là phần ngầm dưới biển và phần đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa.
c.Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ Việt Nam.
3.Ý nghĩa của vị trí địa Việt Nam:
a.Ý nghĩa tự nhiên:
-Quy định đặc điểm cơ bản thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt.
+Biển Đông có tác dụng quan trọng làm biến đổi tính chất của các khối khí khi di chuyển vào nước ta (là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm) làm thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển: khí hậu mưa nhiều nên thảm thực vật phát triển mạnh
-Tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư của nhiều loài động thực vât nên tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật phong phú.
-Do vị trí và hình thể nước ta nên có sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa các miền, các vùng.
-Nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt...cần có các biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.
b.Ý nghĩa kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng.
-Kinh tế: 
+Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, với nhiều cảng biển, sân bay quốc tế, có tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường biển, đường hàng không nối nước ta với khu vực Đông Nam Á và thế giới nên nước ta giao lưu thuận lợi với các nước. 
+Là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho nước Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc.
+Vị trí địa lí thuận lợi trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, mở cửa hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
-Văn hoá-xã hội: Vị trí liền kề với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá-xã hội và mối giao lưu lâu đời tạo thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. 
-Quốc phòng: Nước ta có vị trí quốc phòng quan trọng: Nằm trong khu vực có kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới 
 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ NƯỚC TATRẢI QUA 3 GIAI ĐOẠN GẮN LIỀN VỚI LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRÁI ĐẤT
I.Giai đoạn tiền cambri:
-Là giai đoạn sơ khai của lịch sử Trái Đất cách đây 4,6 tỉ năm thuộc đại Thái cổ và đại Nguyên sinh
-Ở Việt nam đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ. Đặc điểm:
1.Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam 
-Giai đoạn Tiền cambri diễn ra ở nước ta trong suốt thời gian khoảng 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.
-Các loại đá biến chất cổ nhất phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi khoảng 2,5 tỉ năm.
2.Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ của nước ta hiện nay.
-Tập trung ở các khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ.
3.Các điều kiện địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu. 
-Lớp khí quyển ban đầu rất mỏng, chủ yếu là khí NH3, CO2, N2 và sau đó là O2.
-Thủy quyển xuất hiện → sự sống xuất hiện 
-Giới sinh vật còn rất sơ khai và đơn điệu, chủ yếu là tảo, động vật thân mềm.
II.Giai đoạn Cổ kiến tạo: Quyết định lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta, biểu hiện.
-Diễn ra khá dài bắt đầu cách đây 542 triệu năm, gồm 2 đại Cổ sinh và Trung sinh kết thúc cách đây 65 triệu năm
-Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta:
+Trầm tích biển (cổ sinh): tạo đá vôi ở miền Bắc, trầm tích lục địa (trung sinh) tạo mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam.
+Vận động nâng lên, uốn nếp tạo địa khối vòm sông Chảy, khối nhô Việt Bắc, khối nhô Kon Tum, tạo các dãy núi Tây Bắc-Đông Nam và cánh cung.
+Các đứt gãy, động đất làm mắc ma phun trào tạo các khoáng sản qúy: đồng, sắt, thiếc, vàng bạc .
- Cơ bản đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam được định hình .
III.Giai đoạn tân kiến tạo: Bắt đầu cách đây 65 triệu năm, là giai đoạn cuối cùng và kéo dài đến ngày nay, biểu hiện:
-Diễn ra ngắn nhất.
- Chịu sự tác động mạnh mẽ của hoạt động tạo sơn Anpơ-Himalaya tạo ra các uốn nếp, đứt gãy, macma phun trào và những biến đổi của khí hậu có qui mô toàn cầu 
 +Tạo nên các bậc địa hình ngày nay và làm trẻ lại cẩu trúc cổ đặc biệt tạo nên dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan xi păng cao nhất nước ta ( 4143m ), nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bốn trũng lục địa
+ Khí hậu thay đổi với những thời kì băng hà làm nhiều lần biển tiến , biển lùi tạo nên các dạng địa hình: thềm biển, cồn cát, các đảo ven bờ...
-Hoạt động nội và ngoại lực tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên nước ta.
ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI. 
1.Đặc điểm chung của địa hình:
a.Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
-Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
-Địa hình thấp 2.000m chiếm 1% diện tích.
b.Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
-Địa hình được Tân kiến tạo làm trẻ lại, có tính phân bậc rõ rệt.
-Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
-Cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính:
+Hướng Tây Bắc Đông Nam.
+Hướng vòng cung.
c.Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: Biểu hiện rõ nét nhất là quá trình xâm thực ở khu vực địa hình cao và bồi lắng phù sa ở các vùng trũng 
d.Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:Trong quá trình định cư và sản xuất , con người đã tác động mạnh mẽ đến 1 số dạng địa hình :Ví dụ việc làm mất lớp phủ thực vật đã tạo điều kiện cho dạng địa hình mương, xói phát triển ở đồi núi 
2.Các khu vực địa hình:
a.Khu vực đồi núi: Địa hình đồi núi chia thành 4 vùng. 
- Đông Bắc: 
 + Nằm ở tả ngạn sông Hồng có 4 cánh cung chụm lại ở Tam Đảo mở ra về phía Bắc và phía Đông gồm các cánh cung: Sông Gâm, Đông Triều,Ngân Sơn, Bắc Sơn
 + Núi thấp chiếm phần lớn diện tích 
 + Địa hình thấp dần theo hướng TB xuống ĐN
 + Dọc theo các dãy núi là thung lũng các sông: Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam
- Tây Bắc: 
 + Nằm giữa sông Hồng và sông Cả 
 + Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải địa hình hướng Tây Bắc-Đông Nam.
 *Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, có đỉnh Phanxipăng 3.143m.
 *Phía tây núi trung bình.
*Ở giữa núi thấp hơn, các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi.
- Trường Sơn Bắc: 
 + Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
 + Gồm các dãy núi song song và so le có hướng Tây Bắc-Đông Nam
 + Núi thấp hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu. 
 + Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển 
-Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên
+ Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao và đồ sộ 
+ Địa hình núi  ... 5, 2005.
b.Nhận xét và giải thích tại sao vùng Đông Nam Bộ công nghiệp lại phát triển mạnh.
14./Cơ cấu hàng nhập khẩu nước ta ( đơn vị %).
Mặt hàng
Năm 1995
Năm 2000
Năm 2005
Nhóm tư liệu sản xuất
84,8
93,8
91,9
-Máy móc thiết bị
25,7
30,6
25,3
-Nguyên nhiên vật liệu
59,1
63,2
66,6
Nhóm hàng tiêu dùng
15,2
6,2
8,1
a.Vẽ biểu đồ biểu hiện rõ nhất cơ cấu hàng nhập khẩu nước ta năm 1995, 2000, 2005.
b.Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu ở nước ta từ năm 1995-2005.
15./Sự biên đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và 2005 ( đơn vị %).
Độ tuổi
Năm 1999
Năm 2005
Từ 0 đến 14 tuổi
33,5
27,0
Từ 15 đến 59 tuổi
58,4
64,0
Từ 60 tuổi trở lên
8,1
9,0
a.Vẽ biểu đồ biểu hiện rõ nhất cơ cấu dân số nước ta theo độ tuổi các năm 1999, 2005.
b.Nhận xét giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta năm 1999-2005.
16./Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản của nước ta (giá thực tế), đơn vị tỉ đồng.
Khu vực kinh tế
Năm 2000
Năm 2005
Nông nghiệp
129.140,5
183.342,4
Lâm nghiệp
7.673,9
9.496,2
Thủy sản
26.498,9
63.549,2
Tổng số
163.313,3
256.387,8
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện qui mô, cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thủy sản ở nước ta năm 2000 và 2005.
b.Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông lâm thủy sản ở nước ta năm 2000 và 2005.
IV.Biểu đồ miền (diện):
1./Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế của nước ta, ( đơn vị nghìn tỉ đồng). 
Năm
Tổng số 
Thành phần kinh tế
Nhà nước
Ngoài nhà nước
Vốn đầu tư nước ngoài
1990
41,9
13,3
27,1
1,5
1995
228,9
92,0
122,5
14,4
2000
441,7
170,2
212,9
58,6
2005
837,9
321,9
382,7
133,2
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 1990-2005.
b.Nhận xét giải thích sự thay đổi cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1990-2005.
2./Giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta theo giá thực tế phân theo ngành( đơn vị tỉ đồng).
Năm
Tổng số
Chia ra
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
1990
20.667
16.394
3.701
572
1995
85.508
66.794
16.168
2.546
2000
129.141
101.044
24.960
3.137
2004
172.495
131.552
37.344
3.599
2005
183.343
134.755
45.226
3.362
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành ở nước ta thời kỳ 1990-2005.
b.Nhận xét giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành ở nước ta thời kỳ 1990-2005.
3./Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây ( đơn vị nghìn ha).
Năm
Tổng số
Chia ra
Cây lương thực có hạt
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
Cây khác 
1990
9.040
6.477
1.199
281
1.083
1995
10.497
7.324
1.619
346
1.208
2000
12.644
8.399
2.229
565
1.451
2004
13.185
8.438
2.411
747
1.589
2005
13.287
8.383
2.495
767
1.642
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây trồng của nước ta thời kỳ 1990-2005.
b.Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây ở nước ta thời kỳ 1990-2005.
4/.Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm( đơn vị nghìn ha).
Năm
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005
Cây công nghiệp hàng năm
210,1
371,7
600,7
542,0
716,7
778,1
861,5
Cây công nghiệp lâu năm
172,8
256,0
470,3
657,3
902,3
1.451,3
1.633,6
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp ở nước ta thời kỳ 1975-2005.
b.Nhận xét giải thích sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp ở nước ta thời kỳ 1975-2005.
5./Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn ở nước ta( đơn vị %).
Nguồn
1990
1995
2000
2005
2006
Thủy điện
72,3
53,8
38,3
30,0
32,4
Nhiệt điện (than)
20,0
22,0
29,4
24,4
19,1
Nhiệt điện (điezen-khí)
 7,7
24,2
32,3
45,6
48,5
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn ở nước ta thời kỳ 1990-2006.
b.Nhận xét giải thích sự thay đổi cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn ở nước ta thời kỳ 1990-2006.
6./Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành( đơn vị tỉ đồng).
Năm
Công nghiệp khai thác
Công nghiệp 
chế biến.
Sản xuất điện, phân phối điện, khí đốt và nước
Tổng cộng
1996
20.688
119.438
9.306
149.432
1999
36.219
195.579
14.030
245.828
2000
53.035
264.459
18.606
336.100
2004
103.815
657.115
48.028
808.958
2005
110.949
824.718
55.382
991.049
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kỳ 1996-2005.
b.Nhận xét giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành 
của nước ta thời kỳ 1996-2005.
7./Cơ cấu giá trị nhập khẩu hàng hóa của nước ta phân theo nhóm hàng (đơn vị %).
Nhóm hàng
1995
2000
2002
2004
2005
Tư liệu sản xuất
84,8
93,8
92,1
93,3
91,9
Hàng tiêu dùng
15,2
6,2
7,9
6,7
8,1
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị nhập khẩu hàng hóa của nước ta phân theo nhóm hàng thời kỳ 1995-2005
b.Nhận xét giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị nhập khẩu hàng hóa của nước ta phân theo nhóm hàng thời kỳ 1995-2005.
8./Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản qua một số năm.
Sản lượng và giá trị thủy sản
Năm 1990
Năm 1995
Năm 2000
Năm 2005
Sản lượng (nghìn tấn)
890,6
1.584,4
2.250,5
3.465,9
-Khai thác
728,5
1.195,3
1.660,9
1.987,9
-Nuôi trồng
162,1
389,1
589,6
1.478,0
Giá trị sản xuất (tỉ đồng)
8.135
13.524
21.777
38.726,9
-Khai thác
5.559
9.214
13.901
15.822,0
-Nuôi trồng
2.576
4.310
7.876
22.904,9
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện cơ cấu giá trị sản lượng, giá trị sản xuất thủy sản nước ta thời kỳ 1990-2005.
b.Nhận xét giải thích tình hình phát triển, cơ cấu của ngành thủy sản nước ta thời kỳ 1990-2005.
9./Cơ cấu giá trị sản xuất hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta( đơn vị %).
Nhóm hàng.
1995
1999
2000 
2001
2005
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
25,3
31,3
37,2
34,9
36,1
Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
28,5
36,8
33,8
35,7
41,0
Hàng nông lâm thủy sản
46,2
31,9
29,0
29,4
22,9
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng ở nước ta thời kỳ 1995-2005.
b.Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng ở nước ta thời kỳ 1995-2005.
10/Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005 ( %).
Khu vực kinh tế
2000
2002
2003
2004
2005
Nông lâm ngư nghiệp
65,1
61,9
60,3
58,8
57,8
Công nghiệp xây dựng
13,1
15,4
16,5
17,3
18,2
Dịch vụ
21,8
22,7
23,2
23,9
24,5
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000-2005.
b.Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000-2005.
11./Giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990-2005(đơn vị tỉ USD).
Năm
1990
1992
1994
1996
1998
2000
2005
Giá trị xuất khẩu
2,4
2,6
4,1
7,3
9,4
14,5
32,4
Giá trị nhập khẩu
2,8
2,5
5,8
11,1
11,5
15,6
36,8
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu ở nước ta thời kỳ 1990-2005.
b.Tính cán cân xuất nhập khẩu của nước ta qua các năm.
c.Nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngoại thương nước ta thời kỳ 1990-2005.
12./Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng ở đồng bằng sông Cửu Long (nghìn tấn).
Hoạt động
Năm 1995
Năm 2000
Năm 2004
Năm 2005
Tổng số
822,2
1.169,0
1.622,1
1.845,8
Đánh bắt
552,2
803,9
848,8
843,0
Nuôi trồng
270,0
365,1
773,3
1.002,8
a.Vẽ biểu đồ biểu hiện rõ nhất sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng ở đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 1995-2005.
13./Cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng ( đơn vị %) .
Ngành
1986
1990
1995
2000
2005
Nông lâm ngư nghiệp
49,5
45,6
32,6
29,1
25,1
Công nghiệp và xây dựng
21,5
22,7
25,4
27,5
29,9
Dịch vụ
29,0
31,7
42,0
43,4
45,0
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1986-2005.
b.Nhận xét giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1986-2005.
14./Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta ( đơn vị %).
Khu vực kinh tế
1990
1991
1995
1997
1998
2002
2005
Nông lâm ngư nghiệp
38,7
40,5
27,2
25,8
25,8
23,0
21,0
Công nghiệp xây dựng
22,7
23,8
28,8
32,1
32,5
38,5
41,0
Dịch vụ
38,6
35,7
44,0
42,1
41,7
38,5
38,0
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990-2005.
b.Nhận xét giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990-2005.
V.Biểu đồ thanh ngang-Biểu đồ tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, gia tăng tự nhiên dân số.
1./Diện tích và số dân của nước ta phân theo các vùng năm 2006.
Các vùng
Diện tích (km2)
Số dân (nghìn người)
Cả nước
331.211,6
84.155,8
Trung du và miền núi Bắc Bộ
101.559,0
12.065,4
Đồng bằng sông Hồng
14.862,5
18.207,9
Bắc Trung Bộ
51.552,0
10.668,3
Duyên hải Nam Trung Bộ
44.366,1
8.862,3
Tây Nguyên
54.659,6
4.868,9
Đông Nam Bộ
23.607,7
12.067,5
Đồng bằng sông Cửu Long
40.604,7
17.415,5
a.Tính mật độ dân số trung bình của các vùng năm 2006.
b.Vẽ biểu đồ thanh ngang biểu hiện mật độ dân số trung bình của các vùng nước ta năm 2006.
c.Nhận xét và giải thích sự khác nhau về mật độ dân số giữa các vùng của nước ta.
2./Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta, đơn vị %.
Năm
1970-1976
1976-1979
1979-1989
1989-1999
1999-2002
2002-2005
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên (%)
3,0
2,16
2,1
1,7
1,32
1,32
a.Vẽ biểu đồ thanh ngang biểu hiện tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta qua các thời kỳ.
b.Nhận xét và giải thích nguyên nhân thay đổi tỉ lệ tăng dân số tự nhiên nước ta qua các thời kỳ.
3./Thu nhập bình quân đầu người/tháng theo các vùng năm 2004 (đơn vị nghìn đồng.)
Các vùng
Thu nhập bình quân đầu người (nghìn đồng/tháng)
Đồng bằng sông Hồng
488,2
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đông Bắc
379,9
Tây Bắc
265,7
Bắc Trung Bộ
317,1
Duyên hải Nam Trung Bộ
414,9
Tây Nguyên
390,2
Đông Nam Bộ
833,0
Đồng bằng sông Cửu Long
471,1
Cả nước
484,4
a.Vẽ biểu đồ thanh ngang biểu hiện thu nhập bình quân theo đầu người/tháng của các vùng nước ta năm 2004.
b.Nhận xét và giải thích sự khác nhau về thu nhập bình quân theo đầu người/tháng của các vùng nước ta năm 2004.
3./Tỉ suất sinh, tỉ suất tử dân số nước ta ( đơn vị ‰).
Năm
Tỉ suất sinh
Tỉ suất tử
Năm
Tỉ suất sinh
Tỉ suất tử
1970
32,5
6,3
1995
23,9
3,9
1980
31,7
7,0
1999
19,9
5,6
1985
24,8
6,9
2000
19,2
6,0
1990
29,9
8,0
2005
19,0
6,0
a.Vẽ biểu đồ biểu hiện rõ nhất tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ lệ tăng tự nhiên dân số nước ta qua từng năm.
b.Nhận xét và giải thích biểu đồ.
Ngày 31 tháng 3 năm 2008.
 Nhóm giáo viên địa lý trường trung học phổ thông Sào Nam tỉnh Quảng Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docontap totnghiep van.doc