Giáo án dạy Địa lí 12 cả năm

Giáo án dạy Địa lí 12 cả năm

Tiết 1. Bài 1

VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1/ Kiến thức

- Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta.

- Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

- Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.

2/ Kĩ năng

- Khai thác được các thông tin KT - XH từ BSL, biểu đồ.

- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới.

 

doc 107 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1601Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Địa lí 12 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí Việt Nam
Tiết 1. Bài 1
Việt nam trên đường đổi mới và hội nhập
I/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1/ Kiến thức
- Nắm được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta.
- Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
- Nắm được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
2/ Kĩ năng
- Khai thác được các thông tin KT - XH từ BSL, biểu đồ.
- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới.
- Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc đổi mới.
3/ Thái độ
Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển của đất nước.
II/ Phương tiện dạy học
- Bản đồ kinh tế Việt Nam
- Một số hình ảnh về thành tựu của công cuộc đổi mới.
III/ Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. KTBC. Không
3. Khởi động
- GV vẽ trục biểu diễn thời gian và yêu cầu HS bằng hiểu biết của mình hãy nêu các sự kiện lịch sử của nước ta gắn vào các năm sau: 1945, 1975, 1986 và 2006.
- HS trả lời, GV giải thích ngắn gọn và vào bài.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
HĐ 1. Cả lớp
- Bước 1. GV y/c HS đọc SGK và cho biết :
 + Bối cảnh nền KT-XH của nước ta trước khi tiến hành đổi mới. 
 + Nêu những hậu quả nặng nề của chiến tranh đối với nước ta.
- Bước 2. HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
Giai đoạn 1976 - 1980 tốc độ tăng trưởng KT nước ta chỉ đạt 1,4%, năm 1986 làm phát trên 700%. Tình trạng khủng hoảng kéo dài buộc nước ta phải tiến hành đổi mới.
HĐ 2. Cặp đôi
- Bước 1. GV nêu qua về quá trình đổi mới của nước ta. Giảng giải về nền NN trước và sau chính sách khoán 10 (khoán sản phẩm theo khâu đến nhóm người lđ, tháng 4/ 1998 HTX chỉ làm dịch vụ)
- Bước 2. GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo cặp tìm hiểu về 3 xu thế phát triển nền KT-XH nước ta khi tiến hành đổi mới. Lấy ví dụ.
- Bước 3. HS đại diện trình bày, các HS khác bổ sung. GV nhận xét, KL.
* Chuyển ý: Vậy với sự quyết tâm của Đảng và nhà nước cùng sự nỗ lực của nhân dân công cuộc đỏi mới đã đem lại những thành tựu to lớn gì?
HĐ 3. Nhóm nhỏ
- Bước 1. GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. hai nhóm tìm hiểu 1 nội dung. Y/c HS tìm hiểu SGK thảo luận theo nd:
 N1+2: Trình bày những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta. Cho ví dụ thức tế.
 N3+4: Quan sát hình 1.1, hãy nhận xét tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng các năm 1986- 2005. Nêu ý nghĩa của việc kìm chế lạm phát.
 N5+6: Dựa vào bảng 1, hãy nhận xét về tỉ lệ nghèo chung và tỉ lệ nghèo lãnh thổ của cả nước giao đoạn 1993- 2004.
- Bước 2. HS trong nhóm trao đổi, cử đại diện trình bày, nhóm còn lại bổ sung. Các nhóm khác nhận xét.
- Bước 3. GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, KL các ý đúng của mỗi nhóm và chuẩn kiến thức.
HĐ 4. Cả lớp
- Bước 1. GV y/c HS đọc SGK, trả lời các câu hỏi:
 + Cho biết bối cảnh quốc tế những năm cuối TK XX có tác động như thế nào đến công cuộc đổi mới của nước ta?
 + Những thành tựu nước ta đã đạt được?
 + Khó khăn của nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực là gì?
 + Cho biết một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở nước ta?
- Bước 2. HS lần lượt trả lời.
- Bước 3. GV nhận xét, KL
1/ Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về KT-XH
a. Bối cảnh
 - 30/4/1975 đất nước thống nhất, cả nước tập trung hàn gắn các vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước.
 - Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu.
 - Tình hình trong nước và quốc tế lúc này rất phức tạp.
 Trong thời gian dài nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.
b. Diễn biến
 - Năm 1979 bắt đầu tiến hành đổi mới trong một số lĩnh vực của ngành nông nghiệp, công nghiệp.
 - Năm 1986: Đại hội Đảng VI khẳng định : VN xây dựng đường lối đổi mới toàn diện theo 3 xu thế:
 + Dân chủ hoá đời sông KT-XH
 + Phát triển nề KT hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN
 + Tăng cường giao lưu & hợp tác các nước trên TG.
c. Thành tựu
 - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT-XH kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức 1 con số.
 - Tốc độ tăng trưởng KT khá cao(9,5 % năm 1999, 8,4% năm 2005)
 - Cơ cấu KT chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH (Giảm KV I, tăng KV II và III)
 - Cơ cấu KT theo lãnh thổ cũng chuyển dịch rõ nét (hình thành các vùng KT trọng điểm, các vùng chuyên canh...)
 - Đ/s của nhân dân được cải thiện rõ rệt, giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.
2/ Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
a. Bối cảnh
- TG: TCH là xu hướng tất yếu của nền KTTG, đẩy mạnh hợp tác KT khu vực.
- Việt Nam là thành viên của ASEAN, đã bình thường hoá quan hệ với Mĩ và là thành viên của WTO năm 2007.
b. Thành tựu
 - Thu hút được nhiều vốn đầu tư của nước ngoài ODA, FDI.
 - Đẩy mạnh hợp tác KT, khoa học-kĩ thuật, BVMT.
 - Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới: XK nông sản, dệt may...
3/ Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới
- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xoá đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nề KT thị trường.
- Đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với nền KT tri thức.
- Phát triển bề vững gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục...
IV/ Đánh giá, củng cố
Chọn đáp án trả lời đúng nhất.
1/ Nước ta tiến hành CCĐM với điểm xuất phát từ nền KT nào?
a. Nông - công nghiệp	b. Công nghiệp
c. Công - nông nghiệp	d. Nông nghiệp
2/ Hội nhập quốc tế và khu vực tạo cơ hội cho nước ta:
a. Phát triển các ngành KT trong nước
b. Thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hợp tác KT - KHKT và BVMT
c. Khai thác hợp lí tài nguyên và BVMT
d. Nâng cao giá trị các sản phẩm Công - nông nghiệp
V/ Hoạt động nối tiếp
Trả lời các câu hỏi SGK và chuẩn bị bài mới.
Địa lí tự nhiên
Vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ
Tiết 2. Bài 2
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
I/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1/ Kiến thức
- Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển KT- XH và vị thế của nước ta trên TG.
2/ Kĩ năng
Xác định được trên bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ TG vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.
3/ Thái độ
Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
II/ Phương tiện dạy học
- Bản đồ tự nhiên Việt nam
- Bản đồ các nước ĐNA
- Atlat địa lí Việt Nam
III/ Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. KTBC
+ Trình bày những thành tựu to lớn CCĐM của nước ta?
+ Những định hướng chính để đẩy mạnh CCĐM và hội nhập.
3. Khởi động
VTĐL và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc điểm chung của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động KT-XH nước ta.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
HĐ 1. cả lớp
- Bước 1. GV y/c HS quan sát bản đồ các nước ĐNA và SGK hãy trình bày đặc điểm VTĐL của nước ta theo dàn ý:
 + Các điểm cực Đ, T, N, B. Toạ độ địa lí các điểm cực.
 + Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển.
- Bước 2. Gọi 1 HS lên bảng chỉ bản đồ. các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3. GV chuẩn kiến thức.
HĐ 2. Cả lớp
- Bước 1. Y/c HS quan sát bản đồ các nước ĐNA, hãy xác định phạm vi lãnh thổ nước ta gồm những bộ phận nào?
 + Đặc điểm vùng đất và chỉ trên bản đồ 2 quần đảo lớn của nước ta. Chúng thuộc tỉnh nào?
 + Xác định vùng biển nước ta theo luật biển quốc tế.
- Bước 2. Gọi 1 HS lên bảng trình bày và xác định giới hạn vị trí trên bản đồ.
- Bước 3. HS khác xác định, nhận xét và bổ sung cho bạn
- Bước 4. GV nhận xét, chuẩn kiến thức và bổ sung thêm giới hạn vùng trời của nước ta.
HĐ 3. Nhóm nhỏ
- Bước 1. GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 * N1+2: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của VTĐL tới tự nhiên nước ta.(ảnh hưởng tới cảnh quan, khí hậu, SV, K/s)
 * N3+4: Đánh giá ảnh hưởng của VTĐL tới phát triển KT-VH-XH và quốc phòng của nước ta.
- Bước 2. HS trong nhóm thảo luận, đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3. GV nhận xét phần trình bày của HS, KL những ý đúng, chuẩn kiến thức.
1/ Vị trí địa lí
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA.
- Hệ toạ độ địa lí
 + Vĩ độ: 23 023 0B - 8 034 0B
 + Kinh độ: 102 009 0Đ - 109 024 0Đ
 (Kể cả đảo: 101 0Đ - 117 020 0Đ)
2/ Phạm vi lãnh thổ
a. Vùng đất
- Diện tích đất liền và các hải đảo: 331.212 km2
- Biên giới:
 + Bắc: giáp TQ 1400 km
 + Tây: giáp Lào 2100 km, CPC 1100 km
 + Đông và Nam: giáp biển 3260 km.
- Nước ra có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo: Trường Sa (Tỉnh Khánh Hoà), Hoàng Sa (TP Đà Nẵng)
b. Vùng biển
- DT khoảng 1 triệu km2 gồm:
 + Vùng nội thuỷ
 + Vùng lãnh hải
 + Vùng tiếp giáp lãnh hải
 + Vùng đặc quyền KT & thềm lục địa.
c. Vùng trời
Là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.
3/ ý nghĩa của vị trí địa lí
a. ý nghĩa về tự nhiên
- Thiên nhiên mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.
- Đa dạng về tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá về tự nhiên: B-N, Đ- T và theo đai cao.
* Khó khăn: Nhiều thiên tai: bào, lũ lụt, hạn hán...
b. ý nghĩa KT, VH-XH, quốc phòng
- Kinh tế: 
 + Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không.--> thực hiện c/s kinh tế mở, hội nhập với các nước trong khu vực và trên TG.
 + Vùng biển rộng lớn, giàu có --> phát triển KT biển.
 + VH-XH: Thuận lợi cho nước ta chung sông hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực.
- Chính trị - quốc phòng: có vị trí đặc biệt quan trọng trong khu vực ĐNA.
IV/ Đánh giá, củng cố
- HS chỉ trên bản đồ và nêu đặc điểm vị trí địa lí của nước ta. So sánh những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí nước ta với một số nước trong khu vực ĐNA.
V/ Hoạt động nối tiếp
+Trả lời câu hỏi SGK. 
+ Xem trước bài thực hành.
* Hướng dẫn:
- HS vẽ trước ở nhà lưới ô vuông kích thức 5 ô x 8 ô như trong SGK.
- Xác định một số điểm cơ bản trên lược đồ.
- Chuẩn bị thước kẻ, bút chì, màu...
--------------------------------------------
Tiết 3. Bài 3
Thực hành
Vẽ lược đồ Việt Nam
I/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1/ Kiến thức
Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). Xác định được VTĐL và một số đối tượng địa lí quan trọng.
2/ Kĩ năng
Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam(phần đất liền)
II/ Phương tiện dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Bản đồ tự nhiên VN
- Bản đồ trống VN
 Atlat địa lí VN
III/ Tiến trình dạy học
1/ ổn định lớp
2/ KTBC
+ Xác định VTĐL và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước ĐNA
+ ý nghĩa của VTĐL nước ta.
3/ Bài mới
HĐ 1. Cả lớp
- Bước 1. GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS: Lưới ô vuông.
- Bước 2. GV hướng dẫn cả lớp chọn 1 số điểm chuẩn sau đó để HS sáng tạo các cách vẽ đường bờ biển và đường biên giới đất liền tương đối chính xác.
- Bước 3. HS vẽ từng đoạn đường biên giới một. (biên giới đất liền vẽ nét đứt, bg biển vẽ nét liền bằng màu xanh nước biển)
- Bước 4. Vẽ và dùng kí hiệu tượng trưng các bán đảo, quần ... trì tốc độ tăng trưởng KT cao, đồng thời giải quyết tốt các VĐ XH và BVMT.
* Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
(Phụ lục)
IV/ Đánh giá, củng cố
- Tại sao ở ĐNB lại đặt ra vđ khai thác lãnh thổ theo chiều sâu?
V/ Hướng dẫn về nhà
Trả lời câu hỏi SGK và chuẩn bị BTH
VI/ Phụ lục
Phiếu học tập số 1
T/h về các thế mạnh và hạn chế của vùng ĐNB
Thế mạnh
Hạn chế
ĐKTN & TNTN
KT - XH
Thông tin phản hồi Phiếu học tập số 1
T/h về các thế mạnh và hạn chế của vùng ĐNB
Thế mạnh
Hạn chế
ĐKTN & TNTN
- Đất đai: ba dan màu mỡ chiếm 40% DT, đất xám bạc màu trên phù sa cổ thoát nước tốt
- Khí hậu: cận XĐ
--> hình thành các vùng chuyên canh cây CN, cây ăn quả nhiệt đới quy mô lớn.
- Thuỷ sản: gần các ngư trường lớn, nguồn hải sản phong phú --> phát triển ngư nghiệp
- Rừng: ngập mặn, vườn QG Cát Tiên, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
- Khoáng sản: Dầu khí có trữ lượng lớn, sét, cao lanh
- Thuỷ điện: sông Đồng Nai có trữ năng thuỷ điện khá lớn.
- Mùa khô kéo dài, sâu sắc--> thiếu nước
- DT rừng tự nhiên ít
- ít chủng loại K/S
KT - XH
- Nguồn lđ: có trình độ chuyên môn cao
- Có sự tích tụ lớn về vồn và kĩ thuận
- Cơe sở VCKT tốt, có nhiều TTCN lớn
Phiếu học tập số 2
Hoàn thiện nội dung sau để làm nổi bật vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của vùng ĐNB
Công nghiệp
Dịch vụ
N - L.nghiệp
KT biển
Biện pháp
Kết quả
Thông tin phản hồi Phiếu học tập số 2
Hoàn thiện nội dung sau để làm nổi bật vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của vùng ĐNB
Công nghiệp
Dịch vụ
N - L.nghiệp
KT biển
Biện pháp
- Tăng cường csht
- Cải thiện cơ sở năng lượng
- Xd cơ cấu ngành CN đa dạng
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Hoàn thiện CSHT ngành DV
- Đa dạng hoá các laọi hình DV
- Thu hút vốn NN
- XD các công trình thuỷ lợi
- Thay đổi cơ cấu cây trồng
- BV vốn rừng
- Phát triển tổng hợp Kt biển: khia thác dầu khí ở thềm lục địa, khai thác và nuôi trồng ahỉ sản, phát triển DL và giao thông biển
Kết quả
- Phát triển nhiều ngành CN, đầu tư cho các ngành Cn cao: hoá dầu, điện tử, chế tạo máy, tin học...
- Hình thành các KCN, KCX
- Giải quyết tốt vđ năng lượng
- Vùng đã dẫn đầu cả nước về sự tăng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành DV
- Công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng là công trình thuỷ lợi lớn nhất của nước ta.
- Thay thế được vường cao su già cỗi bằng giống cao su cho ns cao hơn
- SL khai táhc dầu tăng khá nhanh, phát triển các ngành lọc hoá dầu khí.
- Ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản phát triển khá
- Cảng Sài Gòn lớn nhất nước ta
- ĐNB trở thành TTDL lớn nhất của nước ta.
Tiết 45
Bài 40
Thực hành
Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
I/ Mục tiêu bài học
Sau BTH, HS cần:
1/ Kiến thức
- Khắc sâu kiến thức bài 39
- Phân tích được thế mạnh, tình hình phát triển CN ở ĐNB
2/ Kĩ năng
- Xử lí và phân tích số liệu theo y/c của đề bài và rút ra các nx cần thiết
- Biết cách viết và trình bày một báo cáo về ngành KT của một vùng nhất định
II/ Đồ dùng dạy học
- Bản đồ KT vùng ĐNB
- Atlat địa lí VN
- Các dụng cụ học tập
III/ Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2/ KTBC Câu hỏi SGK
3/ Bài mới
HĐ 1. Cá nhân
- Bước 1. GV y/c HS đọcSGK, sau đó xác định y/c của BTH
- Bước 2. GV hướng dẫn quy trình viết báo cáo về tình hình phát triển ngành dầu khí.
+ Giới thiệu khái quát về tiềm năng phát triển ngành CN dầu khí (các bể trầm tích, các mỏ dầu khí của vùng).
+ Tình hình phát triển của ngành dầu khí của vùng, thông qua sl khai thác.
+ Tác động cảu ngành dầu, khí đến cơ cấu kinh tế chung của vùng
- Bước 3. GV nêu một vài gợi ý để HS viết báo cáo.
- Bước 4. Một vài đại diện của HS trình bày báo cáo của mình cho cả lớp nhận xét, góp ý. GV nhận xét, bổ sung.
HĐ 2. Cá nhân
- Bước 1. GV y/c HS đọc y/c BTH trong SGK sau đó xác định nhiệm vụ của BTH.
- Bước 2. GV & HS phân tích đề bài và hướng dẫn HS cách tiến hành thực hiện BTH
+ Xử lí số liệu : tính % cơ cấu
+ Vẽ biểu đồ vào vở và nêu nhận xét (2 hình tròn có bán kính khác nhau)
- Bước 3. HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức
IV/ Đánh giá, củng cố
- GV nhận xét, đánh giá kết quả BTH của HS.
V/ Hướng dẫn về nhà
HS hoàn thành BTH vào vở
Tiết 46
Bài 41
Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên
ở Đồng bằng sông Cửu Long
I/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1/ Kiến thức
- Biết được VTĐL và phạm vi lãnh thổ của vùng
- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với phát triển KT - XH của vùng.
- Nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực KT quan trọng của cả nước.
2/ Kĩ năng
- Đọc và phân tích được một số thành phần tự nhiên của ĐBSCL trên bản đồ hoặc Atlát
- Phân tích BSL, biểu đồ
3/ Thái độ
Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường
II/ Đồ dùng dạy học
- Bản đồ treo tường ĐLTN VN
- Atlat địa lí VN
III/ Tiến trình dạy học
1/ ổn định lớp
2/ KTBC. Chấm BTH
3/ Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
HĐ 1. Cả lớp
- Bước 1. GV y/c HS quan sát lược đồ, Bản đồ trả lời câu hỏi:
 + Xác định VTĐL và phạm vi lãnh thổ của vùng.
 + Các bộ phận hợp thành lãnh thổ.
 + ý nghĩa của VTĐL và lãnh thổ
- Bước 2. Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung
- Bước 3. GV nhận xét, KL.
HĐ 2. Nhóm nhỏ
- Bước 1. GV y/c HS đọc SGK, chia lớp thành 4 nhóm và giao n/v cho các nhóm
 + Nhóm 1+2: Tìm hiểu về cá thế mạnh của vùng
 + Nhóm 3+4: T/h về các hạn chế của vùng
- Bước 2. Các nhóm thảo luận sau đó cử đại diện lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3. GV nhận xét, KL.
HĐ 3. Cả lớp
- Bước 1. HS đọc SGK sau đó trả lời các câu hỏi sau:
 + So sánh cơ cấu sử dụng đất giữa ĐBSCL và ĐBSH.
 + Tại sao vào mùa khô nước ngọt lại là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai.
 + Nêu các biện pháp để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐB này.
- Bước 2. HS trả lời. GV nhận xét, KL.
1/ Đặc điểm tự nhiên
a. Khái quát chung
- là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta
- DT: 40 nghìn km2
- DS: hơn 17,4 triệu người(2006)
- HC: 13 tỉnh và TP
- Tiếp giáp: ĐNB, biển Đông, vịnh Thái Lan và Campuchia
--> Thuận lợi cho phát triển KT và mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế.
b. Các bộ phận hợp thành lãnh thổ
* ĐBSCL gồm 3 bộ phận hợp thành:
 + Phần thượng châu thổ:
 Là khu vực tương đối cao (2- 4m) so với mực nước biển, nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa, mùa khô chỉ là những vùng nước tù đứt đoạn.
 + Phần hạ châu thổ:
Là phần đất thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều và sóng biển
 + Phần đất còn lại nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông.
2/ Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu
a/ Thế mạnh
* Đất
- Có 3 nhóm chính:
 + Đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha(chiếm 30% DT đồng bằng)
 + Đất phèn: 1,6 triệu ha (41%)
 + Đất mặn : 75 vạn ha (19%)
- Các loại đất khác: khoảng 40 vạn ha (10%)
* Khí hậu: Cận xđ, thuận lợi cho phát triển sx nông nghiệp
* Sông ngòi: Chằng chịt --> thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, sx và sinh hoạt
* Sinh vật: 
- Thực vật: rừng chàm, rừng ngập mặn...
- Động vật: cá, chim.
* Khoáng sản: Đá vôi, than bùn, dầu khí.
b. Hạn chế
- Thiếu nước về mùa khô
- Đất bị nhiễm phèn, mặn nhiều.
- Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước.
- Tài nguyên khoáng sản hạn chế.
3/ Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL
- Vùng có nhiều ưu thế về tự nhiên---> sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách
 + Cần có nước ngọt để thau chua, rửa mặn vào mùa khô.
 + Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
 + Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm phá thế độc canh.
 + Kết hợp khai thác vùng đất liền với mặt biển , đảo và quần đảo.
 + Chủ động sống chung với lũ.
IV/ Đánh giá, củng cố
- Những thế mạnh và hạn chế của vùng.
- Biện pháp sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên của đb.
V/ Hướng dẫn về nhà
Câu hỏi SGK.
----------------------------------
Tiết 47
Bài 42
Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng
ở biển Đông và các đảo, quần đảo
I/ Mục tiêu dạy học
Sau bài học, HS cần:
1/ Kiến thức
- Đánh giá được tổng quan về các nguồn lợi biển, đảo của nước ta.
- Hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển KT biển, đảo và bảo vệ chủ quyền vùng biển và thềm lục địa, vùng đặc quyền KT của nước ta.
- Trình bày được các vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.
2/ Kĩ năng
- Xác định được trên bản đồ sự phân bố các nguồn lợi biển chủ yếu.
- Xác định được trên bản đồ các đảo quan trọng, các huyện đảo của nước ta.
3/ Thái độ
ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ chủ quyền, môi trường biển và đảo.
II/ Phương tiện dạy học
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN
- Lược đồ các vùng KT giáp biển
- Bản đồ KT VN
III/ Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. KTBC
3. Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
HĐ 1. Cá nhân
- Bước 1. GV y/c HS n/c SGK và bản đồ cho biết
 + Xác định phạm vi lãnh thổ vùng biển nước ta
 + các nước láng giềng trên biển của nước ta.
 + xác định một số đảo, quần đảo trên bản đồ.
- Bước 2. Gọi một số HS lên chỉ bản đồ.
HĐ 2. Cá nhân
- Bước 1. HS đọc SGK, hãy:
+ GV y/c HS phân tích các điều kiện phát triển tổng hợp Kt biển của nước ta.
+ Nêu tên các huyện đảo của nước ta.
- Bước 2. HS trả lời, GV nhận xét, KL
1/ Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên
a. Nước ta có vùng biển rộng lớn
- DT trên 1 triệu Km2
- Bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng chủ quyền KT và vùng thềm lục địa.
b. Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp KT biển
- Nguồn lợi sinh vật: phong phú, đa dạng thành phần loài
- Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí tự nhiên, muối...
- Giao thông biển: Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông, nhiều điều kiện xd các cảng biển nước sâu.
- Nước ta có nhiều điều kiện phát triển DL biển.
2/ Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển KT và bảo vệ an ninh vùng biển.
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ.
- Các huyện đảo ở nước ta. (SGK)
3/ Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.
a. Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo
b. Khai thác tài nguyên khoáng sản
c. Phát triển du lịch biển
d. Phát triển GT biển
4/ Tăng cường hợp tác với các nước lánh giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.
IV/ Đánh giá, củng cố
V/ Hướng dẫn về nhà
Câu hỏi SGK
Tiết 48
Bài 43
Các vùng kinh tế trọng điểm
I/ Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1/ Kiến thức
- Hiểu được vai trò và đặc điểm của vùng KT trọng điểm ở nước ta.
- Biết được quá trình hình thành và phát triển của 3 vùng KT trọng điểm.
- Trình bày được VTĐL, vai trò, nguồn lực và hướng phát triển từng vùng KT trọng điểm.
2/ Kĩ năng
- Xác định trên bản đồ ranh giới 3 vùng và các tỉnh thuộc các vùng.
II/ Phương tiện dạy học
- Bản đồ tự nhiên VN
- Bản đồ KT VN
III/ Tiến trình dạy học
1/ ổn định lớp
2/ KTBC
3/ bài mới
Hoạt động của Gv & HS
Nội dung
1/ Đặc điểm
- Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đổi theo thời gian
- Có đủ các thế mạnh, có tiềm năng KT và hấp dẫn đầu tư..
- Có tỉ trọng GDP lớn, hỗ trợ các vùng khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAOAN 12.doc