Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Chủ đề 3: Mạch chỉnh lưu. Nguồn một chiều (3 tiết) - Năm học 2019-2020 - Võ Văn Lợi

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Chủ đề 3: Mạch chỉnh lưu. Nguồn một chiều (3 tiết) - Năm học 2019-2020 - Võ Văn Lợi

* Giới thiệu chung chủ đề: mạch điện tử, chỉnh lưu nguồn 1 chiều gồm 3 nội dung chính

1. Nội dung 1: tìm hiểu khái niệm mạch điện tử

Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của phần này là học sinh nắm được khái niệm, phân loại được mạch điện tử

2. Nội dung 2: Tìm hiểu các phương pháp chỉnh lưu

Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết các phương pháp chỉnh lưu.

* Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 2 tiết.

- Tiết 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại mạch điện tử

- Tiết 2: Tìm hiểu các phương pháp chỉnh lưu

- Tiết 3: Tìm hiểu mạch nguồn thực tế. thực hành lắp ráp đo kiểm tra mạch nguồn thực tế.

I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức: - Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử. - Hiểu được chức năng, nguyên lí làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp. - Biết được nguyên tắc chung và nguyên tắc thiết kế mạch điện tử. - Thiết kế được mạch điện tử đơn giản. - Nhận dạng được các lịnh kiện và vẽ được sơ đồ nguyên lí từ mạch nguồn thực tế. - Hiểu được cách tạo ra dòng điện một chiều từ dòng điện xoay chiều. b. Kĩ năng - Trình bày và phân tích được nguyên lí làm việc và thiết kế được mạch chỉnh lưu đơn giản. - Rèn luyện kĩ năng tư duy logic kĩ thuật: Kĩ năng tính toán, thiết kế mạch điện tử đơn giản. - Đo và đọc giá trị của các đại lượng. c. Thái độ: Tinh thần tự giác trong học tập 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu lệnh mà GV đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau . - Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về mạch chỉnh lưu giải quyết các vấn đề liên quan đến kiến thức bài học. - Năng lực hợp tác nhóm: , trao đổi thảo luận.

 

docx 5 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Chủ đề 3: Mạch chỉnh lưu. Nguồn một chiều (3 tiết) - Năm học 2019-2020 - Võ Văn Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/09/2019
Tiêt: 6, 7, 8
 CHỦ ĐỀ 3 : MẠCH CHỈNH LƯU - NGUỒN MỘT CHIỀU 
(Khái niệm về mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều 
+ thiết kế mạch điện tử đơn giản + Thực hành mạch nguồn 1 chiều)
 (3 tiết)
* Giới thiệu chung chủ đề: mạch điện tử, chỉnh lưu nguồn 1 chiều gồm 3 nội dung chính
1. Nội dung 1: tìm hiểu khái niệm mạch điện tử
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của phần này là học sinh nắm được khái niệm, phân loại được mạch điện tử
2. Nội dung 2: Tìm hiểu các phương pháp chỉnh lưu
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết các phương pháp chỉnh lưu.
* Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 2 tiết. 
- Tiết 1: Tìm hiểu khái niệm, phân loại mạch điện tử
- Tiết 2: Tìm hiểu các phương pháp chỉnh lưu
- Tiết 3: Tìm hiểu mạch nguồn thực tế. thực hành lắp ráp đo kiểm tra mạch nguồn thực tế.
I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức: - Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử. - Hiểu được chức năng, nguyên lí làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp. - Biết được nguyên tắc chung và nguyên tắc thiết kế mạch điện tử. - Thiết kế được mạch điện tử đơn giản. - Nhận dạng được các lịnh kiện và vẽ được sơ đồ nguyên lí từ mạch nguồn thực tế. - Hiểu được cách tạo ra dòng điện một chiều từ dòng điện xoay chiều. b. Kĩ năng - Trình bày và phân tích được nguyên lí làm việc và thiết kế được mạch chỉnh lưu đơn giản. - Rèn luyện kĩ năng tư duy logic kĩ thuật: Kĩ năng tính toán, thiết kế mạch điện tử đơn giản. - Đo và đọc giá trị của các đại lượng. c. Thái độ: Tinh thần tự giác trong học tập 2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu lệnh mà GV đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau . - Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về mạch chỉnh lưu giải quyết các vấn đề liên quan đến kiến thức bài học. - Năng lực hợp tác nhóm: , trao đổi thảo luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên 
- Tranh vẽ hình 7.2 ; 7.3 ; 7.4 ;7.6 ; 7.7.9.1 mô phỏng thí nghiệm ảo. - Cho mỗi nhóm : Đồng hồ vạn năng :1 chiếc ; mạch nguồn một chiều đã lắp sẵn trên mạch gồm biến áp nguồn, chỉnh lưu cầu, lọc hình , ổn áp dùng IC 7812: 1 chiếc. 2. Học sinh - Ôn đặc tính dẫn điện của điôt và tác dụng, công dụng của tụ. - Tham khảo bài mới 7,9,10. - Tìm hiểu cách tính công suất của máy biến áp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh biết một số mạch điện tử đơn giản và biết được nguyên tắc chung khi thiết kế mạch điện tử
- Hs nghe giáo viên gợi ý - GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu. ? Kể một số mạch điện tử và công dụng của những mạch mà em biết.
* Dự kiến sản phẩm Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình.
* Đánh giá kết quả.
GV đánh giá kết quả hoạt động của nhóm
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hs biết khái niệm và phân loại mạch điện tử
* Nội dung 1: Hình thành khái niệm, phân loại mạch điện tử. - GV giới thiệu một số mạch điện tử đã lắp sẵn để HS quan sát từ đó GV yêu cầu HS thảo luận trả lời: - Thế nào là mạch điện tử? - Theo em thì có bao nhiêu cách phân loại và gồm có các loại mạch điện tử nào và công dụng ra sao? - HS nghe giáo viên gợi ý - GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu.
* Dự kiến sản phẩm - Cá nhân và nhóm nêu được khái niệm, phân loại và công dụng mạch điện tử
* Đánh giá kết quả
- GV cho hs tự đánh giá kết quả thảo luận.
Biết được công dụng mạch chỉnh lưu, cấu tạo mạch chỉnh lưu
* Nội dung 2: Hình thành kiến thức về mạch chỉnh lưu - GV giới thiệu hiện nay dòng điện một chiều đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong các lĩnh vực nhưng hiên nay đang sử dụng là nguồn xoay chiều do đó phải tìm cách biến từ nguồn xoay chiều này thành một chiều và muốn vậy chúng ta sử dụng mạch chỉnh lưu như vậy mạch chỉnh lưu là gì? 
Cho hs đọc sgk và trả lời các câu hỏi: - Các linh kiện dùng trong mạch ? nhận xét về chiều dòng điện ở đầu vào và ra của mạch chỉnh lưu. - - Hs nghe giáo viên gợi ý - GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu.
* Dự kiến sản phẩm 
HS nêu được công dụng mạch chỉnh lưu, các linh kiện dùng trong mạch và đặc điểm dòng điện ở đầu vào và ra trong mạch chỉnh lưu - Mạch chỉnh lưu dùng điôt để đổi dòng xoay chiều thành dòng một chiều 
* Đánh giá kết quả
GV đánh giá kết quả của học sinh
HS biết công dụng của nguồn một chiều.
* Nội dung 3: Hình thành kiến thức về nguồn 1 chiều - GV giới thiệu, kết hợp giải thích cụ thể mạch nguồn một chiều. - Hs nghe giáo viên gợi ý - GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu.
* Dự kiến sản phẩm - HS nêu được công dụng của các linh kiện trong mạch 1. Biến áp hạ áp từ 220v xuống còn 6-24v tùy theo yêu cầu của từng máy
2. Mạch chỉnh lưu cầu dùng các điôt để đổi nguồn xoay chiều thành một chiều 3. Mạch lọc dùng tụ điện và cuộn cảm có trị số lớn để san bằng độ gợn sóng 4. Mạch ổn áp dùng IC để ổn định điện áp ra mạch kỹ thuật số * Đánh giá kết quả - Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
HS biết nguyên tắc thiết kế mạch điện tử
* Nội dung 4: Hình thành kiến thức về nguyên tắt thiết kế mạch điện tử
- Cho hs đọc sách giáo khoa phần I và trả lời câu hỏi: - Theo em muốn chế tạo mạch điện tử nhà thiết kế cần tuân thủ theo những nguyên tắc gì? - Hs nghe giáo viên gợi ý - GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm
* Dự kiến sản phẩm Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. - Bám sát và đáp ứng yêu cầu thiết kế - Mạch thiết kế đơn giản tin cậy. - Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành và sửa chữa. - Hoạt động ổn định và chính xác. - Linh kiện có sẵn trên thị trường. * Đánh giá kết quả - Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
HS biết các bước thiết kế mạch điện tử đơn giản 
* Nội dung 5: Hình thành kiến thức về các bước thiết kế mạch điện tử - Cho hs đọc sách giáo khoa phần II và thảo luận trả lời câu hỏi: + Thiết kế mạch nguyên lí gồm những bước nào? + Thiết kế mạch lắp ráp gồm những bước nào? - GV chốt 2 bước thiết kế mạch điện tử như trong sgk 
* Dự kiến sản phẩm
Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. Thiết kế mạch nguyên lí Thiết kế mạch lắp ráp
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
HS biết các bước thiết kế mạch nguồn điện một chiều
* Nội dung 6: Hình thành kiến thức về thiết kế mạch nguồn một chiều
Cho hs đọc sách giáo khoa phần III thảo luận và trả lời câu hỏi: + Theo sgk, yêu cầu của mạch là gì? + Những phương án nào để tạo ra mạch 1 chiều từ mạch xoay chiều ? - GV giải thích và hướng dẫn HS một số công thức tính toán.( chẳng hạn sut áp trên điôt trong mạch - Hs nghe giáo viên gợi ý - GV hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc theo nhóm, yêu cầu hs xác định vấn đề nghiên cứu và báo cáo trước lớp để thống nhất các vấn đề nghiên cứu.
* Dự kiến sản phẩm - Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. + Lựa chọn sơ đồ thiết kế. + Sơ đồ bộ nguồn. + Tính tón và chọn các linh kiện trong mạch.
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Biết cách tạo ra dòng điện một chiều từ dòng điện xoay chiều thông qua mạch nguồn điện một chiều . Biết cách đo điện áp
* Hình thành kĩ năng đo điện áp
Cho hs đọc sách giáo khoa phần I và trả lời câu hỏi: - GV: Hãy nêu nguyên lí làm việc của từng khối ở trong mạch điện thực tế trên ? - GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận. - GV: Căn cứ vào mạch điện thực tế trên, hãy vẽ sơ đồ nguyên lí của mạch điện ? - GV: Phát dụng cụ, vật liệu cho từng nhóm HS. Hướng dẫn cho HS cách dùng đồng hồ vạn năng để đo điện áp một chiều và điện áp xoay chiều, cách đọc trị số theo các thang đo. - GV: Hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu các linh kiện trên mạch điện thực tế. - GV nhận xét cách vẽ của HS và kết luận.
* Dự kiến sản phẩm 
Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình.
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn
Cuối mỗi tiết học, GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, thợ sửa chữa điện tử
* Dự kiến sản phẩm
Học sinh thực hiện các nội dung vận dụng, tìm tòi, mở rộng.
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Trong quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức hướng dẫn cả lớp, giáo viên khéo léo sử dụng gợi ý để phân tích.
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1.Mức độ nhận biết:
Câu 1: Chức năng của mạch chỉnh lưu là A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. B. Ổn định điện áp xoay chiều. C. Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều. D. Ổn định dòng điện và điện áp một chiều.
Câu 2: Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, khối 5 là khối A. Mạch bảo vệ.	B. Mạch lọc nguồn.	C. Mạch ổn áp.	D. Mạch chỉnh lưu. Câu 3: Mạch chỉnh lưu hình cầu sử dụng: 	 A. 3 điốt. B. 2 điốt. C. 4 điốt. D. 1 điốt. 
Câu 4: Nguyên tắc chung để thiết kế mạch điện tử đơn giản là:
A. Bám sát và đáp ứng yêu cầu thiết kế.
B. Mạch thiết kế đơn giản,tin cậy và thuận tiện khi lắp đặt,vận hành,sửa chữa.
C. Hoạt động ổn định,chính xác và linh kiện có sẵn trên thị trường.
A. Tất cả đều đúng.
2. Mức độ thông hiểu: 
Câu 5: Trong các sơ đồ mạch điện sau đây, sơ đồ ở hình nào là của mạch chỉnh lưu cầu?
A. Hình 1	B. Hình 2	C. Hình 3 	D. Hình 4
3. Mức độ vận dụng thấp:
Câu 6: Trong mạch chỉnh lưu cầu, nếu có một trong các điôt bị đánh thủng hoặc mắc ngược chiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn bị ngắn mạch, làm cháy biến áp nguồn.
B. Dòng điện sẽ chạy qua tải tiêu thụ theo chiều ngược lại.
C. Biến áp nguồn vẫn hoạt động tốt, nhưng không có dòng điện chạy qua tải tiêu thụ.
D. Không 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_12_chu_de_3_mach_chinh_luu_nguon_mot_c.docx