Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 8+9: Mạch khuếch đại – mạch tạo xung - Năm học 2018-2019

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 8+9: Mạch khuếch đại – mạch tạo xung - Năm học 2018-2019

I. Lý do chọn chủ đề :

Theo chương trình Công nghệ 12, nội dung kiến thức về mạch tạo xung đa hài được đề cập đến ở các bài: 8, 12 một cách rời rạc ; tuy nhiên nội dung của chúng lại rất liên quan đến nhau. Để tạo sự thuận lợi cho người học có thể hiểu một cách đầy đủ, liền mạch hơn về mạch tạo xung đa hài; Vì vây tôi chọn chủ để: Mạch khuếch đại - mạch tạo xung đa hài

II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ

1. Mạch khuếch đại – Mạch tạo xung đa hài

2. Thực hành thay đổi các thong số của mạch tạo xung đa hài

III. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

1. Mục tiêu

1.1. Kiến thức

 - Trình bày được chức năng, sơ đồ nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại dùng IC.

 - Trình bày được chức năng, sơ đồ, nguyên lý làm việc của mạch tạo xung.

1.2. Kĩ năng

- Đọc được sơ đồ nguyên lý của mạch khuếch đại dùng IC, mạch tạo xung

- Tháo lắp được các linh kiện tụ điện, điện trở, điều chỉnh được tần số và tính được chu kì của mạch tạo xung đa hài mắc sẵn

1.3. Thái độ

- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và quy định về an toàn lao động

- Có ý thức tìm hiểu các mạch điện tử để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống

 

doc 8 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 8+9: Mạch khuếch đại – mạch tạo xung - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8, 9 
Ngày soạn: 08/10/2018
Ngày dạy: 15/10/2018
Chủ đề: Mạch khuếch đại – mạch tạo xung 
I. Lý do chọn chủ đề : 
Theo chương trình Công nghệ 12, nội dung kiến thức về mạch tạo xung đa hài được đề cập đến ở các bài: 8, 12 một cách rời rạc ; tuy nhiên nội dung của chúng lại rất liên quan đến nhau. Để tạo sự thuận lợi cho người học có thể hiểu một cách đầy đủ, liền mạch hơn về mạch tạo xung đa hài; Vì vây tôi chọn chủ để: Mạch khuếch đại - mạch tạo xung đa hài
II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Mạch khuếch đại – Mạch tạo xung đa hài
2. Thực hành thay đổi các thong số của mạch tạo xung đa hài
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
 - Trình bày được chức năng, sơ đồ nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại dùng IC.
 - Trình bày được chức năng, sơ đồ, nguyên lý làm việc của mạch tạo xung.
1.2. Kĩ năng
- Đọc được sơ đồ nguyên lý của mạch khuếch đại dùng IC, mạch tạo xung
- Tháo lắp được các linh kiện tụ điện, điện trở, điều chỉnh được tần số và tính được chu kì của mạch tạo xung đa hài mắc sẵn
1.3. Thái độ
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và quy định về an toàn lao động
- Có ý thức tìm hiểu các mạch điện tử để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống 
2. Định hướng các năng lực và phẩm chất có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề
2.1. Năng lực:
- Năng lực tự học, sáng tạo
- Năng lực tính toán
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực sử dụng ICT
2. 2. Phẩm chất:
- Làm chủ bản thân
- Thực hiện nghĩa vụ học sinh
3. Chuẩn bị của Gv và HS
- HS; nghiên cứu nội dung các bài 8 và bài 12 SGK
- GV: Tranh vẽ Sơ đồ mạch tạo xung đa hài, mạch đa hài thực hành, máy chiếu
- Dụng cụ, vật liệu ( cho 1 nhóm học sinh)
Một mạch tạo xung đa hài đã ráp sẵn dùng Tranzito như hình 8.3 ( SGK)
1 tụ hóa, 1 nguồn điện một chiều, kìm, tua vít, .....
4. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nội dung
Các mức độ và yêu cầu cần đạt
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
I. Mạch khuếch đại
- Trình bày được chức năng của mạch khuếch đại.
Câu I.1.1
Câu I.1.2
- Vẽ được kí hiệu và giải thích được đặc điểm của IC OA.
Câu I.2.1
- Vẽ được sơ đồ mạch và trình bày được đặc điểm của mạch khuếch đại đảo dung OA.
Câu I.2.2
Câu I.2.3
II. Mạch tạo xung đa hài
Trình bày được chức năng của mạch tạo xung 
Câu II.1.1
- Trình bày được tên, loại linh kiện sử dụng trong mạch tạo xung đa hài
Câu II.1.2
Câu II.1.3
- Vẽ được sơ đồ nguyên lý mạch tạo xung đa hài, Giải thích được nguyên lý hoạt động của mạch tạo xung đa hài.
Câu II.2.1
Câu III.2.2
- Trình bày được cách điều chỉnh tần số, chu kỳ, độ rộng xung, xung đối xứng và xung không đối xứng.
Câu II.3.1
Câu II.3.2
III. Thực hành: điều chỉnh các thong số của mạch tạo xung đa hài
Nhận biết được loại, số lượng, số liệu các linh kiện có trên bộ mạch thực hành về mạch tạo xung đa hài
Câu III.1.1
- Thực hiện được các yêu cầu các bước của bài thực hành và giải thích được.
Câu III.2.1.
Thay đổi được chu kỳ, tần số của mạch theo ý mình theo đúng trình tự các bước đã tìm hiểu trong bài 12
Câu III.3.1.
Thiết kế, lắp ráp được một mạch tạo xung đa hài công xuất lớn
Câu III.4.1
5. CÂU HỎI DÙNG TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1. Các câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá ở mức nhận biết
Câu I.1.1: Trình bày chức năng của mạch khuếch đại?
Câu I.1.2: Mạch khuếch đại là mạch dùng để
A. biến đổi dòng điện xoay chiều về một chiều.
B. biến đổi dòng điện một chiều về xoay chiều.
C. lọc và san bằng độ gợn sóng.
D. Nâng cao độ lớn của tín hiệu về mặt điện áp, cường độ dòng điện và Công suất
Câu II.1.1: Trình bày chức năng của mạch tạo xung?
Câu II.1.2: Mạch tạo xung đa hài tự dao động là mạch như thế nào?
Gồm nhiều linh kiện điện trở mắc phối hợp để tạo xung
Gồm nhiều tầng khuếch đại ghép trực tiếp
Là mạch tạo xung hình chữ nhật và có 2 trạng thái cân bằng không ổn định
Tất cả các phương án trên đều chưa đúng
Câu II.1.3. Trình bày tên gọi, số lượng các linh kiện sử dụng trong mạch tạo xung đa hài?
Câu III.1.1: Trình bày tên gọi, số lượng, số liệu kĩ thuật các linh kiện sử dụng trong mạch tạo xung đa hài lắp sẵn?
2. Các câu hỏi, bài tập ở mức thông hiểu
Câu I.2.1: Hãy vẽ kí hiệu và giải thích đặc điểm của IC khuếch đại thuật toán OA ?
Câu II.2.2: Hãy vẽ sơ đồ mạch khuếch đại đảo dùng OA?
Câu II.2.3: Hãy trình bày đặc điểm và biểu thức tính hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại đảo dung OA ?
Câu III.2.1: Trình bày các bước thực hành để thay đổi chu kỳ, tần số, độ rộng xung ?
3. Các câu hỏi, bài tập ở mức vận dụng thấp
Câu II.3.1: Trình bày cách điều chỉnh tần số, chu kỳ, độ rộng xung? 
Câu II.3.2: Trình bày cách biến đổi mạch tạo xung đa hài đối xứng thành mạch tạo xung đa hài không đối xứng? giải thích?
Câu III.3.1: Hãy thực hiện các thao tác để điều chỉnh tăng, giảm tần số dao động của mạch đa hài thực hành và ghi lại kết quả với các linh kiện đã cho?
4. Các câu hỏi, bài tập ở mức vận dụng cao
Câu III.4.1: Hãy thiết kế, lắp ráp 01 mạch tạo xung đa hài công suất lớn, dùng cho bảng quảng cáo?
IV. Tiến trình dạy học chủ đề
1. Hoạt động: Ổn định tổ chức lớp, Kiểm tra bài cũ và Khởi động
? Vẽ sơ đồ khối của bộ nguồn một chiều? ghi chú tên từng khối?
? Trình bày chức năng khối biến áp và chức năng khối chỉnh lưu?
Hãy kể tên 03 máy tăng âm mà em biết?
..
 Giải thích tại sao khi điểu chỉnh núm Volume thì âm thanh có thể được điều chỉnh to, nhỏ?
Tại sao các dây đèn trang trí lại có thể sáng nhấp nháy?
. Đó chính là nhờ công dụng của mạch khuếch đại, mạch tạo xung. Vậy mạch khuếch đại, mạch tạo xung có công dụng, cấu tạo và hoạt động như thế nào? Để biết được điều đó chúng ta cùng nghiên cứu chủ đề: Mạch khuếch đại – Mạch tạo xung
2. Hoạt động tìm hiểu bài mới
Tiết 1: Tìm hiểu kiến thức mạch khuếch đại, mạch tạo xung
Nội dung
Hoạt động thầy và trò
I.Mạch khuếch đại
1. Chức năng của mạch khuếch đại 
Mạch khuếch đại phối hợp với các linh kiện điện tử nhằm khuếch đại điện áp, dòng điện, công suất.
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch 
khuếch đại
a.Giới thiệu về IC khuếch đại thuật toán và mạch khuếch đại dùng IC 
- Khuếch đại thuật toán (OA) là khuết đại dòng một chiều nhiều tầng ghép trực tiếphệ số khuếch đại cao, hai đầu vào và một đầu ra.
 -Mạch khuếch đại IC đơn giản hình 8-1
SGK.
UVK đầu vào đảo, đánh dâu (+), tín hiệu vào cùng dấu với tín hiệu ra.
UVĐ đầu vào đảo, đánh dấu (-),tín hiệu vào trái dấu với tín hiệu ra, dùng để hồi tiếp âm.
b. Nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại điện áp dùng OA
- Sơ đồ khuếch đại đảo dùng OA hình 8-2 SGK
- Mạch điện hồi tiếp âm thông qua Rht.
UKĐ nối với đất.
Tín hiệu vào Uvào qua R1 tới đầu vào đảo của OA điện áp ở đàu ra trái dấu với điện áp ở đầu vào và được khuếch đại.
Hệ số khuếch đại điện áp 
 K= = 
II . Mạch tạo xung
1. Chức năng của mạch tạo xung
- Mạch mắc phối hợp các linh kiên điện tử.
- Biến đổi năng lượng dòng điện một chiều thành năng lượng điện có xung và tần số theo yêu cầu.
2. Sơ đồ nguyên lí làm việc của mạch tạo xung đa hài tự dao động.
Là mạch tạo ra các xung hình chử nhật lặp lại theo chu kì , trạng thái cân bằng không ổn định.
a. Sơ đồ mạch điện 
Mạch tạo xung đa hài tự kích thích dùng tranzito ghép colectơ-bazơ hình 8-3 SGK.
b. Nguyên lí làm việc
- Trạng thái thứ nhất Ic1 > Ic2 thì T1 thông bão
 hoà và T2 
 khoá lại trạng thái cân bằng tạo xung ra.
- Trạng thái thứ hai C1 phóng điện C2 nạp điện
 đi qua T1
 đang thông ,các cực bazơ của T1 và T2 biến đổi 
làm cho T1 bị khoá và T2 được thông trạng 
 thái cân bằng tạo xung ra.
 Khi T2 thông C2 phóng điện qua T2 ,C1 sẽ nạp điện qua T2. Quá trình trên làm cho T2 đang thông bị khoá lại và T1 đang khoá được thông kết quả trở lại trạng thái thứ nhất , quá trình được tiếp diễn luân phiên nhau để tạo xung ra.
- Hình 8-4 SGK là dạng xung lí tưởng đối xứng
HĐ1: Tìm hiểu mạch khuếch đại.
Đọc, nghiên cứu phần 2a và trả lời các câu hỏi sau :
1. Mạch khuếch đại là gì ?
2. IC khuếch đại thuật toán là gì ? Đặc điểm cấu tạo của IC khuếch đại thuật toán ?
3. Sơ đồ nguyên lí mạch khuếch đại dùng IC khuếch đại thuật toán
4. thông số nào được khuếch đại ? ( U, I )
- Hồi tiếp là gì?
- HS: Suy nghĩ, trả lời.
- GV: Nhận xét, củng cố.
* GV giới thiệu thêm mạch khuếch đại dùng Tranzito, KĐ nửa chu kì
HĐ2: Tìm hiểu mạch tạo xung.
Đọc, nghiên cứu nội dung phần II, 1 và 2a, trả lời các câu hỏi sau :
Mạch tạo xung là gì ?
Mạch tạo xung đa hài tự dao động là gì ?
Quan sát H8 -3, liệt kê tên, số lượng các linh kiện có trong mạch
Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch tạo xung đa hài tự dao động ?
Hs : ..
GV: tổng kết, đánh giá, hs tự ghi nd
Đọc, nghiên cứu nội dung phần II, 2d, trả lời câu hỏi sau :
1. Mạch điện bao gồm mấy tầng khuếch đại ? Cách ghép giữa các tầng khuếch đại ?
2. Trạng thái cân bằng thứ nhất là trạng thái nào ? ( T1, T2 : mở, thông ), khi đó Ura1 có giá trị thế nào ? Ura2 có giá trị thế nào ?
3. Thời điểm nào chuyển trạng thái cân bằng thứ nhất sang trạng thái câng bằng thứ 2 ?
4. Nguyên nhân nào dẫn tới sự chuyển trạng thái cân bằng 1 sang 2 ?
5. Trạng thái cân bằng thứ 2 là trạng thái nào ? khi đó Ura1 có giá trị thế nào ? Ura2 có giá trị thế nào ?
6. Hết trạng thái cân bằng 2 thì mạch hoạt động thế nào ? 
HS .
- GV: Dùng sơ đồ hình 8.3,8.4 để phân tích nguyên lý làm việc của mạch tạo xung đa hài tự kích.
- HS: chú ý lắng nghe, ghi bài.
- Để có dạng xung lí tưong như hình 8.4 sgk thì cần có đk gì?
HS: Tìm hiểu SGK để trả lời.
+ T1 giống T2 
+ R1 = R2; R3 = R4 = R; 
+ C1 = C2 = C.
xung lí tưởng đối xứng độ rộng 0,7RC,chu kì 1,4RC
- ? Khi R3 R4, C1 C2 thì đồ thị xung ra sẽ thay đổi như thế nào?
? Khi thay R1 và R2 bằng các đèn Led thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
? Muôn sthay đổi chu kỳ xung (Tx) ta điều chỉnh phần tử nào?
? Muốn điều chỉnh chiều cao của xung ta điều chỉnh phần tử nào?
- HS; suy nghĩ trả lời.
- GV: Nhận xét , kết luận.
- HS; CHú ý lắng nghe, ghi bài.
Tiết 2: Thực hành điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài
Nội dung
Hoạt động thầy và trò
I. Hướng dẫn mở đầu:
1.Chuẩn bị
- Nội dung.
- Dụng cụ, vật liệu.
2. Mục tiêu:
- Điều chỉnh được từ xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng.
 - Thay đổi được chu kì xung
3. Nội dung và quy trình thực hành:
Bước 1: Cấp nguồn cho mạch điện hoạt động.
+ Quan sát ánh sáng và đếm số lần sáng tối của led trong khoảng 30 giây. Ghi kết quả vào bảng theo mẫu báo cáo thực hành.
Bước 2: Cắt nguồn, mắc song song hai tụ điện với nhau. Đóng điện và làm như bước1 
Bước 3: Cắt điện, bỏ ra một tụ điện ở 1 vế của bước 2. Đóng điện và làm như bước 1. 
So sánh thời gian sáng tối của hai led.
II. Tổ chức thực hiện:
- Theo dõi việc thực hiện qui trình.
 - Chất lượng công việc.
 - An toàn lao động.
III. Tổng kết đánh giá:
 - Nghiệm thu báo cáo TH.
 - Vệ sinh nơi thực tập.
 - Nhận xét chung.
 - Giải đáp ý kiến học sinh.
 - Tổng kết kinh nghiệm.
 - Thông báo tiết sau: Kiểm tra 45 ‘
Hoạt động 1: Giới thiệu tên bài, thông báo mục tiêu
- Đặt vấn đề vào bài.
- Thông báo mục tiêu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Nội dung và quy trình thực hành:
- Chia lớp thành 5 nhóm và cử nhóm trưởng mỗi nhóm.
- GV: Phát dụng cụ, vật liệu cho từng nhóm HS. 
- HS: Nhận dụng cụ, vật liệu và kiểm tra số lượng. Theo dõi sự hướng dẫn của GV.
- Gv: Kết hợp hình 8.3 và mạch tạo xung đã lắp sẵn để GV giới thiệu và HS tìm hiểu.
Yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận và cho ý kiến theo tổ.
Mạch gồm những linh kiện gì ? Số liệu kĩ thuật của các linh kiện? chúng có vị trí như thế nào với nhau?
- Gv: Hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình thực hành
? Quy trình thực hành gồm mấy bước?
? Muốn điều chỉnh mạch tạo xung đa hài có xung đối xứng thành xung không đối xứng ta thay đổi thành phần nào trong mạch?
? Muốn điều chỉnh chu kì xung ta điều chỉnh thành phần nào?
- HS: Liên hệ kiến thức bài 8 trả lời.
- GV; Nhận xét, kết luận.
- GV: tiến hành thao tác mẫu
- HS: Chú ý quan sát.
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh thực hành.
- Quan sát học sinh thực hành.
- Theo dõi, uốn nắn, chỉ bảo và giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Quan sát và nhắc nhở học sinh chú ý tới an toàn khi thực tập.
HS: - Luyện tập đạt kỹ năng.
 - Chấp hành qui định về an toàn điện
Hoạt động 4:Tổng kết đánh giá:
- Thu báo cáo thực hành và đánh giá kết quả
- Quan sát và nhắc nhở quá trình vệ sinh nơi thực tập của học sinh.
HS: - Cất giữ dụng cụ và vệ sinh nơi TH.
- Tập chung lớp và nhận xét buổi TH.
+ Các nhóm nhận xét chéo nhau
+ Gv: Nhận xét , đánh giá chung
- HS: - Lắng nghe và ghi nhớ.
- Giải đáp những thắc mắc của học sinh (nếu có). 
- Nêu ra bài học kinh nghiệm.
- Thông tin và hướng dẫn cv chuẩn bị.
3. Hoạt động củng cố, luyện tập và hướng dẫn về nhà.
- Gv: Yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình thực hành để điều chỉnh chu kì xung của mạch tạo xung đai hài tự dao động dùng Tranzito
- Gv Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình diễn thao tác thực hành điều chỉnh chu kỳ, tần số của mạch tạo xung theo các bước đã học và quan sát?
( Qua hoạt động này GV có thể đánh giá về kết quả thực hành của nhóm )
- Gv nhận xét buổi học và nhắc HS nghiên cứu trước nội dung bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản
4. Hoạt động vận dụng: Gv giao cho các nhóm tiếp tục hoạt động ở nhà với nd câu hỏi sau: Hãy tự lắp ráp và thực hiện việc điều chỉnh các thong số của mạch tạo xung đa hài tự dao động rồi rút ra nhận xét cuối cùng về mạch? 
Rút kinh nghiệm bài giảng :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_12_tiet_89_mach_khuech_dai_mach_tao_xu.doc