Đề thi tin học trẻ không chuyên toàn quốc lần thứ I - Năm 1995 khối A

Đề thi tin học trẻ không chuyên toàn quốc lần thứ I - Năm 1995 khối A

BÀI 1:

Văn cho Nam mượn một đĩa mềm trong đó có ghi 2 trò chơi. Trên đĩa của Văn có một thư mục là VAN và 2 thư mục con của nó có tên tương ứng là TROCHOI1 và TROCHOI2. Trong hai thư mục con đó có các tệp tin để chơi các trò chơi. Tất cả tên của các tệp trong các thư mục TROCHOI1 và TROCHOI2 đều có chung các phần chính tương ứng là TETRIS và FOOTBALL.

Giả sử đĩa mềm được đặt trong ổ A.

Em hãy giúp Nam:

1. Sao chép các trò chơi từ đĩa mềm sang đĩa cứng C ở thư mục có tên là NAM.

2. Đổi tên các tệp tin trong thư mục CHOTROI1 và TROCHOI2 thành các tệp có phần chính tương ứng là XEPHINH và BONGDA.

3. Chuyển trò chơi XEPHINH vào thư mục TROCHOI2, trò chơi BONGDA vào thư mục TROCHOI1.

 Em hãy dùng một phần mềm soạn thảo để ghi lại dãy các lệnh của DOS thực hiện các công việc ở trên vào một tệp văn bản có tên là BTDOS.TXT

 

doc 31 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi tin học trẻ không chuyên toàn quốc lần thứ I - Năm 1995 khối A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tin học trẻ không chuyên tq lần thứ I-1995
Khối A - Thời gian: 120 phút
Bài 1:
Văn cho Nam mượn một đĩa mềm trong đó có ghi 2 trò chơi. Trên đĩa của Văn có một thư mục là VAN và 2 thư mục con của nó có tên tương ứng là TROCHOI1 và TROCHOI2. Trong hai thư mục con đó có các tệp tin để chơi các trò chơi. Tất cả tên của các tệp trong các thư mục TROCHOI1 và TROCHOI2 đều có chung các phần chính tương ứng là TETRIS và FOOTBALL.
Giả sử đĩa mềm được đặt trong ổ A.
Em hãy giúp Nam:
Sao chép các trò chơi từ đĩa mềm sang đĩa cứng C ở thư mục có tên là NAM.
Đổi tên các tệp tin trong thư mục CHOTROI1 và TROCHOI2 thành các tệp có phần chính tương ứng là XEPHINH và BONGDA.
Chuyển trò chơi XEPHINH vào thư mục TROCHOI2, trò chơi BONGDA vào thư mục TROCHOI1.
	Em hãy dùng một phần mềm soạn thảo để ghi lại dãy các lệnh của DOS thực hiện các công việc ở trên vào một tệp văn bản có tên là BTDOS.TXT
Bài 2.
	Dùng một phần mềm soạn thảo văn bản để soạn thảo và trình bày thời khoá biểu học trên lớp của Em bao gồm các ngày trong tuần (thứ) và tiết học mỗi ngày.
	Ghi kết quả trình bày vào tệp văn bản có tên TKB.TXT
Bài 3.
	Dùng một phần mềm có sẵn để vẽ hình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lưu trữ tệp kết quả vào đĩa với tên có phần chính LBH, phần đuôi có tên ngầm định qui định bởi phần mềm được sử dụng.
Bài 4.
	Trò chơi Xếp Chữ được thực hiện như sau:
	Cho trước một dãy chữ cái. Người chơi có nhiệm vụ lấy các chữ cái từ dãy đã cho để ghép lại thành những từ có nghĩa. Cứ xếp được 1 từ có nghĩa thì người chơi nhận được một số điểm bằng số chữ cái của từ đó.
Ví dụ: Với dãy đã cho là HNCOHIT có thể có các lời giải sau:
	Lời giải 1: (6 điểm)	TINHOC
	Lời giải 2: (7điểm)	NHO
	TICH
	Cho trước dãy:	HHANMINO
	Em hãy thực hiện trò chơi trên và ghi kết quả ra một tệp văn bản có tên KQCHOI.TXT
Đề thi tin học trẻ không chuyên tq lần thứ I-1995
Khối B - Thời gian: 180 phút
Bài 1.
	Văn cho Nam mượn 1 đĩa mềm trong đó có ghi 3 trò chơi. Trên đĩa của Văn có thư mục tên là VAN và 3 thư mục con của nó có tên tương ứng là TROCHOI1, TROCHOI2 và TROCHOI3 đều có chung phần chính tương ứng là TETRIS, FOOTBALL và MATH.
	Giả sử đĩa mềm được đặt trong ổ đĩa A.
	Em hãy giúp Nam:
Sao chép các chò trơi từ đĩa mềm sang đĩa cứng C ở thư mục có tên là NAM.
Đổi tên các tệp tin trong các thư mục TROCHOI1, TROCHOI2 và TROCHOI3 thành các tệp có phần chính tương ứng là XEPHINH, BONGDA và TOAN
Chuyển trò chơi XEPHINH vào thư mục TROCHOI3, trò chơi TOAN vào thư mục TROCHOI1
Đổi tên thư mục TROCHOI1 thành TOAN
Đổi tên thư mục TROCHOI2 thành BONGDA
	Đổi tên thư mục TROCHOI3 thành XEPHINH
	Em hãy dùng một phần mềm soạn thảo để ghi lại dãy các lệnh của DOS thực hiện các công việc ở trên vào một tệp văn bản có tên là BTDOS.TXT.
Bài 2.
	Dùng một phần mềm soạn thảo văn bản để soạn thảo và trình bày thời khoá biểu học trên lớp của em bao gồm các ngày trong tuần (thứ) và tiết học của mỗi ngày. Phía dưới của Thời khoá biểu là Bảng các đơn vị đo lường bao gồm:
	- Đơn vị đo chiều dài: km, m, dm, cm, mm.
	- Đơn vị đo trọng lượng: Tấn, tạ, yến, kg, g
	- Công thức tính diện tích các hình: tam giác, hình vuông, chữ nhật và hình thang.
	Thí dụ: 1 kg = 1000 g, 1 km = 1000 m
	Ghi kết quả tình bày vào tệp văn bản có tên TKB.TXT
Bài 3.
	Dùng một phần mềm có sẵn để vẽ một đồng hồ có khả năng chỉ giờ, phút, giây, thứ trong tuần và ngày trong tháng.
	Lưu trữ kết quả vào đĩa với tên có phần chính là DONGHO, phần đuôi có tên ngầm định qui định bởi phần mềm được sử dụng.
Bài 4.
	Trò chơi xếp chữ được thực hiện như sau:
	Cho trước một dãy các chữ cái. Người chơi có nhiệm vụ lấy các chữ cái từ dãy đã cho để ghép lại thành một từ hoặc một cụm từ có nghĩa. Khi một từ hoặc một câu đã được đủ, người chơi sẽ chuyển sang một dòng mới và xếp tiếp. Luật tính điểm như sau: Nếu chỉ xếp được 1 từ riêng biệt thì nhận được 1 điểm cho mỗi chữ cái, nếu xếp được một cụm từ có nghĩa (có từ 2 từ trở lên) thì nhận được 2 điểm cho mỗi chữ cái.
	Ví dụ: Với dãy đã cho là HNCOHIT có thể có các lời giải sau:
	Lời giải 1: (12 điểm)
	TINHOC
	Lời giải 2: (7 điểm)
	NHO
	TICH
Cho trước dãy:	IANHIVNMYOT
Em hãy thực hiển trò chơi trên và ghi kết quả ra một văn bản có tên là KQCHOI.TXT
Đề thi tin học trẻ không chuyên tq lần thứ I-1995
Khối C - Thời gian: 180 phút
Bài 1.
Một trang sổ liên lạc giả thiết có các đề mục sau:
Tên trường, lớp, họ và tên học sinh.
Kết quả học tập trong năm học của học sinh bao gồm: điểm tổng kết học kỳ 1, học kỳ 2 và cả năm của 9 môn học: Tin, Toán, Lý, Hoá, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ, GDCD
Xếp loại đạo đức, văn hoá cả năm.
Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm.
ý kiến của gia đình.
Thông tin cụ thể của các mục tự điền theo một nội dung tuỳ chọn. Riêng mục họ và tên học sinh không được đề tên của chính mình.
Yêu cầu: Hãy soạn thảo và trình bày sao cho thích hợp văn bản tiếng Việt sao cho nội dung kể trên trong một trang giấy không quá 45 dòng, mỗi dòng không quá 128 ký tự và lưu vào file có tên là SOLL.TXT.
Bài 2.
Một phần mềm ứng dụng gồm một số file được lưu trên 3 đĩa mềm. Bộ đĩa mềm được gọi là ổ đĩa gốc và để dùng để cài đặt phần mềm đó lên ổ đĩa cứng để sử dụng. Bộ đĩa gốc có các file DISK1, DISK2, DISK3 trên các đĩa tương ứng.
Trên ổ đĩa cứng cần tạo thư mục có dạng sau:
C:\VNSOFT
	SYSTEM
	DATA
Việc cài đặt cần thực hiện các yêu cầu sau:
Các file có đuôi EXE và DBL cần sao chép vào thư mục SYSTEM
Các file có đuôi DAT và DBF cần sao chép vào thư mục DATA
Các file còn lại cần sao chép vào thư mục VNSOFT
Hãy viết một file BATCH có tên INSTAL.BAT dùng để thực hiện toàn bộ quá trình cài đặt phần mềm trên. File này cần được lưu ngay trên đĩa DISK1.
Bài 3.
Hai số tự nhiên A, B được coi là hữu nghị nếu như số này bằng tổng các ước số của số kia và ngược lại. Lập trình tìm và chiếu lên màn hình các cặp số hữu nghị trong phạm ci từ 1 đến 10000. (Lưu ý: số 1 được coi là ước số của mọi số còn mỗi số không được coi là ước số của chính nó)
Đề thi tin học trẻ không chuyên tq lần thứ II-1996
Khối A - Thời gian: 120 phút
Bài 1.
Địa phương (phường, xã em cử 3 tổ điều tra dân số trong 3 khu vực khác nhau. Kết quả điều tra của mỗi tổ được ghi trên một đĩa mềm có thể đọc được tại ổ đĩa A trên máy tính của em. Mỗi đĩa có 4 tệp văn bản có tên lần lượt là A96.TXT, B96.TXT, C96.TXT và D96.TXT ứng với 4 nhóm dân số A, B, C và D điều tra được trong năm 1996 tại khu vực do tổ đó đảm nhiệm.
Trên ổ đĩa C trong máy tính của em đã có thư mục C:\DANSO. Trong thư mục này có các thư mục con DANSO94 và DANSO95 chứa kết quả điều tra dân số của các năm 1994 và 1995 tương ứng. Mỗi thư mục đều chứa 4 tệp A??.TXT, B??.TXT, C??.TXT và D??.TXT trong đó 2 ký tự ?? là 2 chữ số cuối của năm tương ứng.
Em hãy kết nối các tệp từ 3 đĩa mềm do 3 tổ điều tra cung cấp theo từng nhóm dân số. Với mỗi nhóm cần tạo ra một tệp duy nhất chứa dữ liệu đã điều tra của cả 3 tổ xếp liên tục tổ này sau tổ kia rồi ghi vào thư mục con DANSO96 (do em tạo ra) trong thư mục cha DANSO.
Em hãy dùng một phần mềm soạn thảo để ghi lại dãy các lệnh của DOS thực hiện các công việc trên vào một tệp văn bản có tên là BTDOS.TXT
Bài 2.
Em hãy dùng một phần mềm soạn thảo văn bản để trình bày và soạn thảo một số lời khuyên của cha mẹ đối với em.
Ghi kết quả trình bày vào tệp văn bản có tên là CONNGOAN.TXT
	Gợi ý:
	- Nên chia thành từng nhóm lời khuyên như đạo đức, kỷ luật, vệ sinh..
Cần làm rõ, nổi bật những từ mà em cho là quan trọng.
Bài 3.
Em hãy dùng một phần mềm có sẵn để vẽ 2 mặt nạ khác nhau tặng các em nhỏ ở các lớp mẫu giáo nhân dịp tết trung thu năm nay. Ghi tranh vẽ vào một tệp có tên TRANH.??? với phần mở rộng do hệ thống em dùng tự đặt theo luật ngầm định.
Bài 4. 
Trò chơi Tìm Thỏ được thực hiện như sau: Trên màn hình máy tính hiện ra 11 cây cải bắp. Một con Thỏ trốn sau một trong những cây cải bắp đó. Nhiệm vụ của em là phải chỉ ra cây cải bắp có Thỏ trốn phía sau. Em được đoán không quá 4 lần. Mỗi lần em đánh dấu một số cây cải bắp mà em đoán là có Thỏ trốn sau một trong những cây đó. Nếu dự đoán của em là đúng, nghĩa là Thỏ trốn sau một trong những cây cải bắp em vừa đánh dấu, thì máy tính sẽ xoá đi những cây cải bắp em đã đánh dấu trong lần đó.
Lần đầu tiên em chỉ được đánh dấu nhiều nhất 4 cây cải bắp.
a. Hãy trình bày một cách tìm Thỏ
b. Giả sử mỗi lần đánh dấu vào 1 cây cải bắp em gõ phím +. Hãy trình bày cách tìm Thỏ với tổng số lần gõ + là ít nhất.
Ghi lời giải (câu a và câu b) vào 1 tệp văn bản có tên THO.TXT
Bài 5.
Nếu em là người phát triển máy tính (chế tạo hay làm phần mềm) thì em cải tiến để máy có những khả năng mới nào.
Hãy ghi ý kiến của em vào một tệp văn bản có tên SANGTAO.TXT
Đề thi tin học trẻ không chuyên tq lần thứ II-1996
Khối B - Thời gian: 180 phút
Bài 1.
Em hãy dùng 1 phần mềm soạn thảo bất kỳ để soạn thảo tệp BLDOS.BAT dùng để thực hiện việc sao chép các tệp dữ liệu từ đĩa mềm vào ổ đĩa cứng. Công việc đòi hỏi độ an toàn cao do đó cần thực hiện các thao tác cụ thể sau:
Trước tiên cần kiểm tra xem trong ổ đĩa C, tại thư mục gốc có thư mục DATA hay không. Nếu chưa tồn tại thì khởi tạo thư mục DATA trong thư mục gốc. Ngược lại cần đưa ra thông báo “Trên đĩa đã có thư mục DATA” và đưa ra câu hỏi “Có ghi số liệu mới đè lên không [c/k]” Nếu câu trả lời là “k” thì dừng chương trình, nếu là “c” thì tiếp tục.
Kiểm tra tham số của lệnh. Nếu lệnh được thực hiện không có tham số thì sẽ sao chép mọi tệp từ đĩa A sang thư mục DATA. Nếu lệnh được thực hiện có tham số thì lấy tham số làm mẫu tệp để sao chép từ đĩa A sang thư mục DATA. Trước khi sao chép cần nhắc người sử dụng đưa đĩa mềm vào ổ đĩa bằng câu “Hãy đưa đĩa mềm chứa dữ liệu vào ổ đĩa A”
Bài 2.
Em hãy dùng 1 phần mềm đồ hoạ để vẽ 1 đường phố quê hương của em, kết quả được ghi vào tệp có tên QUEHUONG, phần mở rộng của tệp do phần mềm tự tạo ra. Tranh vẽ tối thiểu phải có đường xá, xe cộ và người đi lại.
Bài 3.
Em hãy dùng một phần mềm soạn thảo văn bản để soạn thảo và trình bày trên 1 trang văn bản một số quy tắc cho người đi bộ và người đi xe đạp cần tôn trọng khi đi đường.
Ghi kết quả vào tệp văn bản có tên QUYTAC, phần mở rộng của tệp do phần mềm tự tạo ra.
Bài 4. Trò chơi “Đẩy bóng thông minh”
Trên sân kẻ lưới ô vuông kích thước 9x9, tại ô chính giữa sân có một hồ nhỏ. Trên sân đặt trước một số quả bóng, mỗi quả nằm trên một ô lưới. Ví dụ hình vẽ sau mô tả một trạng thái ban đầu của sân.
9
8
0
7
6
0
5
u
4
3
0
2
1
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Nhiệm vụ của người chơi là lần lượt đưa các quả bóng trên vào hố nằm ở giữa sân. Các quả bóng có thể được điều khiển để di chuyển bằng 2 cách với năng lượng tiêu thụ khác nhau. Không cho phép hai quả bóng nằm trên 1 ô và không cho phép đưa một quả bóng đi qua một ô có quả bóng khác. Qui định đánh địa chỉ các ô lưới theo số thứ thự cột tính từ trái qua phải và hàng tính từ dưới lên, ví dụ 34 chỉ vị trí cột 3, hàng 4. Trong ví dụ trên vị trí bóng lần lượt là 33, 68 và 76.
Các cách điều khiển bóng bóng:
Cách 2: đi theo các đường song song với một trong hai đường chéo một số ô bất kỳ. Năng lượng tiêu thụ để đi qua một ô là 15
Em hãy chơi trò chơi trên với trạng thái ban đầu được cho như hình vẽ dưới đây và với tổ ... thời gian đó, tín hiệu ở một ô sẽ là 0 nếu tất cả các tín hiệu truyền đến nó là 0, còn trong trường hợp ngược lại tín hiệu trong nó sẽ là 1. Một ô không nhận được tín hiệu nào từ các ô kề cạnhvới nó sẽ giữ nguyên tín hiệu đang có trong nó. Riêng với ô trên trái, sau khi truyền tín hiệu chứa trong nó đi, nếu có tín hiệu vào thì ô trên trái chỉ nhận tín hiệu này, còn nếu không có tín hiệu vào thì ô trên trái cũng hoạt động giống như các ô khác. ở trạng thái đầu tín hiệu trong tất cả các ô là 0.
Yêu cầu: Cho trước số nhịp thời gian T và dãy tín hiệu vào S là một dãy gồm T ký hiệu S1, ....., ST, trong đó Si là 0 hoặc 1thể hiện có tín hiệu vào, ngước lại Si là X thể hiện không có tín hiệu vào tại nhịp thời gian thứ i(1Êi ÊT), hãy xác định trạng thái của lưới sau nhịp thời gian T.
Dữ liệu: Vào từ file văn bản BL3.INP:
Dòng đầu tiên chứa 3 số nguyên M, N, T theo thứ tự là số dòng, số cột của lưới và số nhịp thời gian (1<M, NÊ200, TÊ100);
Dòng thứ 2 chứa xâu tín hiệu vào S;
M dòng tiếpư theo mô tả quy luật truyền tin. Dòng thứ i trong số M dòng này chứa N số ai1, ai2, ..., aiN, trong đó giá trị của aij sẽ là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 tương ứng lần lượt nếu ô (i, j)phải truyền tin cho ô kề cạnh bên trái, bên phải, bên trên, bên dưới, bên trên và bên dưới, bên trái và bên phải, bên trên và bên trái, bên dưới và bên phải (xem hình vẽ); còn nếu ô (i,j) không phải truyền tín hiệu thì aij=0.
ơ	ư	đ	¯	° 	±	²	³
Kết quả: ghi ra file văn bản Bl3.OUT gồm M dòng, mỗi dòng là một xâu gồm N ký tự 0 hoặc 1 mô tả trạng thái của lưới sau nhịp thời gian thứ T.
Ví dụ:
BL3.INP
BL3.OUT
2 2 5
11
101XX
01
2 4
2 1
Quá trình biến đổi trạng thái được diễn tả trong hình dưới đây:
0
0
1
0
0
1
1
0
1
1
1
1
0
0
0
0
0
0
0
1
1
0
0
1
Bắt đầu
Sau nhịp 1
Sau nhịp 2
Sau nhịp 3
Sau nhịp 4 
Sau nhịp 5
Hội thi Tin học trẻ không chuyên toàn quốc lần thứ VI, 2000
Đề thi khối A - Tiểu học
Thời gian làm bài: 120 phút.
Bài 1: DOS
Giả sử trên ổ đĩa C của em có cấu trúc thư mục sau:
C:\
\GAMES
\GAMES\FIFA
\GAMES\MARIO
\HOC
\HOC\TIN
\HOC\TOAN
Giả sử thư mục hiện thời của em là C:\
1. Em hãy nêu các bước thực hiện để chuyển toàn bộ thư mục GAMES vào bên trong thư mục HOC.
2. Nêu các bước thực hiện sao chép toàn bộ thư mục TOAN ra ngoài thư mục gốc.
3. Hãy tạo ra trên đĩa mềm của em cấu trúc thư mục giống như trên.
Các bước thực hiện trong câu 1 và 2 được ghi trong tệp DOS.TXT, mỗi dòng ghi một lệnh tương ứng.
Bài 2: Thủ đô Hà Nội
Em hãy sử dụng phần mềm đồ họa bất kỳ để vẽ một bức tranh mô tả một góc phố Hà nội mà em đã từng biết, qua đó thể hiện được truyền thống 900 năm lịch sử của thủ đô. Tệp được lưu trữ có tên HANOI với phần mở rộng mặc định của phần mềm đã sử dụng.
Bài 3: Giá trị biểu thức 
Em hãy viết thêm các dấu ngoặc vào biểu thức sau cho cho thu được giá trị số lớn nhất
1 : 2 : 3 : 4 : 5 : 6 : 7 : 8 : 9
Hãy tính giá trị lớn nhất đó.
Kết quả được ghi trong tệp văn bản có tên GIATRI.TXT bao gồm 2 dòng. Dòng thứ nhất ghi lại biểu thức của bạn, dòng thứ hai ghi giá trị của biểu thức này.
Bài 4: Sổ nhật ký
Em hãy dùng phần mềm soạn thảo để gõ và trình bày đẹp trang đầu tiên của cuốn sổ nhật ký của em.
Kết quả ghi trong tệp NHATKY.* có phần mở rộng tương thích với phần mềm soạn thảo đã sử dụng.
Bài 5: Trò chơi PEG GAME
PEG là một trò chơi rất quen thuộc với các bạn học sinh.
Một bàn cờ 8 x 8 trên đó bày một số quân cờ như hình vẽ. Mỗi ô của bàn cờ được đánh địa chỉ theo cột (A-H) và hàng (1-8), ví dụ A1, B7,...
A
B
C
D
E
F
G
H
A
B
C
D
E
F
G
H
8
8
7
7
6
˜
6
˜
5
˜
˜
˜
5
˜
˜
4
˜
4
˜
3
˜
3
˜
2
2
1
1
Hình 1	Hình 2
Mục đích trò chơi: Loại bỏ khỏi bàn cờ càng nhiều các quân cờ càng tốt. 
Nước đi được phép: Nhấc một quân cờ, nhảy "qua đầu" một quân bên cạnh (theo chiều ngang hoặc thẳng đứng) và đặt vào vị trí trống ở phía bên kia, quân cờ bị nhảy qua đầu sẽ bị đưa ra khỏi bàn cờ.
Trong Hình 2 trên, quân cờ tại vị trí D5 đã được chuyển đến vị trí F5 và quân cờ E5 bị đưa ra khỏi bàn cờ. Ta ký hiệu nước đi trên là D5-F5.
Trò chơi kết thúc khi không thể đi được quân cờ nào trên bàn cờ.
Cho bàn cờ sau:
A
B
C
D
E
F
G
H
8
7
6
˜
˜
˜
˜
5
˜
˜
˜
˜
4
˜
˜
˜
˜
3
˜
˜
˜
˜
2
1
Hãy thực hiện các bước đi sao cho khi kết thúc số quân cờ còn lại là nhỏ nhất.
Kết quả của trò chơi được ghi vào tệp PEG.TXT có dạng sau:
- Dòng đầu tiên ghi số quân cờ còn lại khi kết thúc
- Các dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi lại một nước đi. qui cách viết như đã nêu 
Ví dụ với bàn cờ trong Hình 1 ta có lời giải của bài toán như sau:
1
D5-F5
D3-D5
C5-E5
F5-D5
D6-D4
Hội thi tin học trẻ không chuyên toàn quốc lần thứ VI - 2000
Đề thi khối B - Trung học cơ sở
Thời gian làm bài: 180 phút
Lập trình thực hiện các công việc sau đây
Bài 1. Sắp xếp dãy số 	Tên file bài làm: DAYSO.PAS
Cho dãy số nguyên
	a1, a2, ..., an (n Ê 1000).
Hãy tìm cách thực hiện một số ít nhất phép đổi chỗ hai số hạng bất kỳ của dãy để thu được dãy số mà số lẻ đứng ở vị trí lẻ, số chẵn đứng ở vị trí chẵn.
Dữ liệu: Vào từ file văn bản DAYSO.INP:
Dòng đầu tiên chứa số nguyên dương n;
Dòng thứ i trong số n dòng tiếp theo chứa số hạng ai của dãy đã cho (-32767 Ê ai Ê 32767, i = 1, 2, ..., n).
Kết quả: ghi ra file văn bản DAYSO.OUT:
Dòng đầu tiên ghi số lượng phép đổi chỗ cần thực hiện k (qui ước k = -1, nếu không thể biến đổi được dãy đã cho thành dãy thoả mãn yêu cầu đầu bài);
Nếu k > 0, thì dòng thứ j trong số k dòng tiếp theo ghi chỉ số của hai số hạng cần đổi chỗ cho nhau ở lần đổi chỗ thứ j ( j =1, 2, ..., k).
Ví dụ:
DAYSO.INP
DAYSO.OUT
DAYSO.INP
DAYSO.OUT
6
1
2
3
4
6
5
1
5 6
4
1
3
2
5
-1
Bài 2. Thời điểm gặp mặt 	Tên file bài làm: MEETING.PAS
Một nhóm gồm n bạn học sinh của một lớp tham gia một câu lạc bộ tin học vào dịp nghỉ hè. Biết rằng khoảng thời gian mà bạn thứ i có mặt tại câu lạc bộ là [ai, bi] (ai<bi tương ứng là các thời điểm đến và rời khỏi câu lạc bộ). Cô giáo chủ nhiệm lớp muốn tới thăm các bạn trong nhóm này. Hãy giúp cô giáo chủ nhiệm xác định thời điểm đến câu lạc bộ sao cho tại thời điểm đó cô giáo có thể gặp được nhiều bạn trong nhóm nhất. 
Dữ liệu: Vào từ file văn bản MEETING.INP:
Dòng đầu tiên ghi số nguyên dương n (n Ê 1000);
Dòng thứ i trong số n dòng tiếp theo ghi 2 số nguyên không âm ai, bi , i = 1, 2, ..., n.
Kết quả: Ghi ra file văn bản MEETING.OUT:
Dòng đầu tiên ghi số nguyên dương k là số lượng bạn đang có mặt ở câu lạc bộ tại thời điểm cô giáo đến;
Trong k dòng tiếp theo ghi chỉ số của k bạn có mặt ở câu lạc bộ tại thời điểm cô giáo đến, mỗi dòng ghi một chỉ số của một bạn.
Ví dụ:
MEETING.INP
MEETING.OUT
MEETING.INP
MEETING.OUT
6
1 2
2 3
2 5
5 7
6 7
9 11
3
1
2
3
5
1 2
3 5
7 9
11 15
17 21
1
1
Bài 3. Chia bánh 	Tên file bài làm: CAKE.PAS
Tại buổi sinh nhật của Tuấn có một cái bánh gatô hình tròn. Bánh được viền quanh bởi một loạt các quả dâu và nho. Một bạn gái bỗng đề xuất một câu hỏi: “Đố các bạn có thể cắt bánh bằng một nhát dao thành hai phần sao cho số lượng quả dâu trong phần bánh này bằng số lượng quả dâu trong phần bánh kia và số lượng quả nho trong phần bánh này cũng bằng số lượng quả nho trong phần bánh kia.”
Bạn hãy lập trình để trả lời câu đố nói trên.
À	Á
 Å	 	 	 Â
	Ä	Ã
Dữ liệu: Vào từ file văn bản CAKE.INP:
Dòng đầu tiên ghi n là số lượng quả ở trên viền của bánh gatô (n Ê 255);
Dòng thứ hai ghi dãy gồm n ký tự, mỗi ký tự chỉ là D hoặc N, trong đó ký tự thứ i là D nếu vị trí thứ i là quả dâu, là N nếu vị trí thứ i là quả nho. Các vị trí gắn quả trên bánh được đánh số từ 1 đến n theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ một vị trí tuỳ ý (xem hình vẽ).
Kết quả: Ghi ra một dòng của file văn bản CAKE.OUT:
Số -1 nếu không tìm được cách cắt thoả mãn yêu cầu;
Ghi 2 số nguyên dương a,b (a < b) cho biết các quả ở vị trí a, a+1,..,b là các quả thuộc về cùng một trong 2 phần bánh.
Ví dụ:
CAKE.INP
CAKE.OUT
CAKE.INP
CAKE.OUT
6
DNNNDN
3 5
5
DNDDN
-1
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Hội thi tin học trẻ không chuyên toàn quốc lần thứ VI, 2000
Đề thi khối C Trung học phổ thông
Thời gian: 180 phút
Lập trình thực hiện các công việc sau đây
Bài 1. Quan hệ	Tên file bài làm: COND.PAS
 Xét một tập N đối tượng có thể so sánh được (N < 100). Giữa 2 đối tượng a và b có thể tồn tại 1 trong 3 quan hệ phân loại:
 a = b	a < b 	b < a
Quan hệ ‘=’ có tính chất đối xứng nên không được nêu lại ở trên.
	Như vậy, với 3 đối tượng ( a, b, c) có thể tồn tại 13 quan hệ phân loại:
a = b = c	a = b < c	c < a = b	a < b = c
b = c < a	a = c < b	b < a = c	a < b < c
a < c < b	b < a < c	b < c < a	c < a < b
c < b < a
	Cho số n, hãy xác định số lượng quan hệ phân loại khác nhau.
Dữ liệu: vào từ file văn bản COND.INP, gồm nhiều số nguyên n ( trong phạm vi từ 2 đến 99), mỗi số trên 1 dòng.
Kết quả: đưa ra file COND.OUT các số lượng quan hệ phân loại tìm được, mỗi số trên 1 dòng.
Ví dụ: 
COND.INP
COND.OUT
2
2
3
13
Bài 2. Bảng đèn 	Tên file bài làm: LAMP.PAS
Cho bảng hình vuông, trên đó gắn N*N đèn tạo thành lưới ô vuông. Các hàng và cột được đánh số từ 1 đến N từ trên xuốn dưới và từ tráI qua phải. Mỗi hàng và mỗi cột có một công tắc bấm. Ký hiệu Ri là công tắc bấm của hàng i và Cj - công tắc bấm của cột j. Khi bấm vào một công tắc của một hàng ( cột) nào đó thì tất cả các đèn của hàng (cột ) ấy đổi trạng tháI: từ sáng thành tắt hoặc ngược lại.
Cho trước hai trạng thái đầu và cuối của bảng, hãy chỉ cách bấm ít nhất có thể được các nút để chuyển trạng thái của bảng từ trạng thái đầu sang trạng thái cuối hoặc cho biết không tồn tại cách chuyển.
Dữ liệu: vào từ file văn bản LAMP.INP, dòng đầu là số nguyên N ( 1 < N Ê 50), N dòng sau mô tả trạng thái đầu của bảng, mỗi dòng N số 0 hoặc 1, 0 ứng với trạng thái tắt, 1 ứng với trạng thái bật, các số trên một dòng cách nhau ít nhất 1 dấu cách. N dòng tiếp theo mô tả trạng thái cuối của bảng (theo quy cách như trên).
Kết quả: đưa ra file LAMP.OUT. Dòng đầu tiên là số nguyên xác định số lần bấm nút. Nếu không có cách bấm thì dòng này chứa số -1. Các dòng tiếp theo: mỗi dòng ghi một nút cần bấm, dưới dạng R i hoặc C j.
Ví dụ:
LAMP.INP
LAMP.OUT
4
0 1 1 0
1 0 0 1
1 0 0 1
0 1 1 0
4
R 1
C 4
C 1
R 4
0 0 0 0
0 0 0 0
0 0 0 0
0 0 0 0
Bài 3. Khôi phục ngoặc	Tên file bài làm:BALANC.PAS
Cho một biểu thức toán học có nhiều ngoặc tròn lồng nhau. Biểu thức ban đầu được viết đúng. Ai đó tinh nghịch xoá hết các toán hạng và phép tính, chỉ để lại ngoặc. Một người khác viết dưới mỗi ngoặc mở một số nguyên cho biết có bao nhiêu ngoặc ( cả đóng lẫn mở ) nằm giữ ngoặc mở này và ngoặc đóng tương ứng của nó. Ví dụ, từ một biểu thức ta có:
( ( ) ( ( ) ( ) ) ( ( ) ) ( ) )
14 0 4 0 0 2 0 0
Hãy khôi phục lại dãy các ngoặc dựa vào dãy các số nguyên cho trước.
Dữ liệu: vào từ file văn bản BALANC.INP:
Dòng đầu số nguyên N - số lượng các số trong dãy, ( 0 < N Ê 1000),
Các dòng sau: Các số nguyên không âm của dãy.
Kết quả: đưa ra file BALANC.OUT chuỗi các ngoặc tìm được dưới dạng xâu văn bản.
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDETHI95-2000.doc