Câu 2: Đặc điểm thoái hóa của mã bộ ba có nghĩa là
A.một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axitamin
B.các bộ ba nằm nối tiếp nhưng không gối lên nhau
C.nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axitmin
D.nhiều bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã
Sở GD&ĐT Đồng Tháp TRƯỜNG THPT LAI VUNG 2 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Năm học : 2008- 2009 Thời gian : 60 phút (Đề thi gồm 06 trang) PHẦN I: DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN được gọi là A. mã di truyền B. bộ ba mã hóa (Codon) C.gen D.bộ ba đối mả (anticodon ) Câu 2: Đặc điểm thoái hóa của mã bộ ba có nghĩa là A.một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axitamin B.các bộ ba nằm nối tiếp nhưng không gối lên nhau C.nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axitmin D.nhiều bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã Câu 3: Hai nhà khoa học Pháp nào đã phát hiện ra cơ chế điều hòa qua Opêron ở vi khuẩn đường ruột ( E.Coli) và đã nhận được giải thưởng Nôben về công trình này là A.Japcôp và Paxtơ B.Japcôp và Mônô C.Mônô và Paxtơ D.Paxtơ và Linnê Câu 4: Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống? A.Chuyển đoạn nhỏ B.Mất đoạn C.Lặp đoạn D.Đảo đoạn. Câu 5: Trong số các câu sau đây câu nào nói về đột biến điểm A.Trong số các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nu là ít gây hại nhất. B.Đột biến điểm là những biến đổi đồng loạt tại nhiều điễm khác nhau trong gen. C.Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại. D.Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên it có vai trò trong quá trình tiến hóa. Câu 6:Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n=24, nếu có đột biến lệch bội xảy ra thì số loại thể tam có thể được tạo ra tối trong quần thể của loài là: A. 12 B.36 C.23 D.25. Câu 7: Một gen (AND sợi kép) có 3800nu, số lượng nu loại Ađênin là 450.Số liên kết hydrô trong gen là A.4700 B. 1090 C.5250 D.8050. Câu 8: Dòng thuần về một tính trạng là A.dòng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố mẹ. B.đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiểu hình. C.dòng luôn có kiểu gen đồng hợp trội D.cả A và B Câu 9: Nội dung chủ yếu của quy luật phân li độc lập là A. ở F2 ,mỗi cặp tính trạng xét riêng lẽ đều phân li theo tỷ lệ 3:1 B. sự phân li của cặp gen này phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền của các tính trạng phụ thuộc vào nhau. C. sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng D. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân li kiểu hình ở F2 là (3+n)n. Câu 10: Ý nghĩa của liên kết gen là A. hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp B. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng C. làm tăng các biến dị tổ hợp D. cả A và B. Câu 11: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là gì? A. Trao đổi chéo giữa các crômatit trong NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I. B .Hoán vị gen xảy ra như nhau ở 2 giới đực, cái C. Các gen nằm trên cùng một NST bắt đôi không bình thường trong kì đầu của giảm phân I. D. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST. Câu 12: Điểm giống nhau trong kết quả lai một tính trạng trong trưởng hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là A.kiểu gen và kiểu hình F1 B.kiểu gen F1 và F2 C.kiểu gen và kiểu hình F2 D. kiểu hình F1 và F2 Câu 13 : Kết quả thực nghiệm tỉ lệ 1: 2 : 1 về kiểu gen luôn đi đôi với tỉ lệ 3: 1 về kiểu hình.Khẳng định điều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng? A. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau. B. Mỗi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau. C. Cơ thể lai F1 cho hai loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3:1 D.Thể đồng hợp tử cho một loại giao tử, thể dị hợp cho hai loại giao tử có tỉ lệ 1:1 Câu 14: Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch? A. ♀AA x ♂AA và .♀Aa x ♂aa B. ♀AABB x ♂aabb và ♀aabb x ♂AABB C. ♀Aa x ♂aa và ♀aa x ♂AA D. ♀AABb x ♂aabb và ♀AABb x ♂aaBb Câu 15:Một tế bào có kiểu gen khi giảm phân có trao đổi chéo xảy ra có thể cho tối đa mấy loại trứng? A. 2 B.4 C.8 D. 16 Câu 16: Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,04BB +0,32Bb +0,64bb=1,tần số ở các alen p(B) vàq(b) là A. p(B)= 0,64 và q(b)=0,36 B. p(B)= 0,4 và q(b)=0,6 C. p(B)= 0,2 và q(b)=0,8 D. p(B)= 0,75và q(b)=0,25 Câu 17: Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát P có 100% thể dị hợp (Aa).Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ %Aa ở thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai lấn lượt là A.0,5% ; 0,5% B. 75%; 25% C.50%; 25% D.0,75%; 0,25% Câu 18: Phân tử AND tái tổ hợp là gì? A.Là phân tử AND lạ được chuyển vào tế bào nhận. B.Là phân tử AND tìm thấy trong thể nhân của vi khuẩn C.Là đoạn AND của tế bảo cho kết hợp với AND của plasmit D.Là một dạng AND cấu tạo nên các plasmit của vi khuẩn Câu 19: Dạng đột biến nào dưới đây có giá trị trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt, không có hạt? A.Đột biến gen B.Đột biến lệch bội C.Đột biến đa bội D.Đột biến thể ba. Câu 20: Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi được tạo ra bằng cách nào? A. Gây đột biến nhân tạo B.Giao phối cùng dòng C.Giao phối giữa các cá thể có quan hệ huyết thống gần gũi. D. Giao phối giũa các dòng xa nhau về nguồn gốc Câu 21: Ở người bệnh mù màu đỏ- lục do gen lặn m trên NST giới tính X quy định, alen trội tương ứng M qui định phân biệt màu rõ. NST Y không mang gen tương ứng.Trong một gia đình, bố mẹ đều phân bịêt màu rất rõ sinh được cô con gái mang gen dị hợp về bệnh này, kiểu gen của bố mẹ là: A. XMXM x XMY B. XMXm x XmY C. XMXm x XMY D. XMXM x XmY Câu 22: Phát biểu nào dưới đây không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hóa học? A.Quá trình hình thành các chất hửu cơ bằng con đường hóa học mới chỉ là ]giả thiết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm B.Các hợp chất hửu cơ càng phức tạp càng nặng, theo các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm thuở đó mà rơi xuống biển . C.Có sự tổng hợp các chất hửu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học. D.Do tác dụng của nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chât vô cơ hình thành nên những hợp chất hửu cơ đơn giản đến phức tạp như axitamin, nu Câu 23: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở các loài giao phối là A.cá thể B.quần thể C.nòi D.loài Câu 24: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là A.phân hóa khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau B.phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể C.quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể D.quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 25: Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa? I.Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp. II.Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác. III.Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong môi trường khác. IV.Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại. Câu trả lời đúng nhất là : A. I và III B. I và II C. II và IV D. II và III. Câu 26: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n=52,trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ.Loài bông ở Châu Âu có bộ NST 2n=26 gồm toàn NST lớn.Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n=26 NST nhỏ. Cách giải thích nào sau đây là đúng nhất về cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n=52 NST ? A. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa loài bông ở Châu Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ. B. Loài bông này có lẽ được hình thành bằng con đường cách li địa lí. C. Loài bông này được hình thành bằng con đường lai xa kèm theo đa bội hóa D. Loài bông này được hình thành bằng con đường đa bội hóa Câu 27: Theo quan niệm hiện đại, nguồn năng lượng để tổng hợp nên các phân tử hửu cơ hình thành sự sống là A. ATP B.năng lượng hóa học C. năng lượng sinh học D.năng lượng tự nhiên. Câu 28: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm thích nghi sinh lí của thực vật với môi trường khô hạn ? A.Bề mặt lả bóng có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời B.Có thân ngầm phát triển dưới đất C.Lỗ khí đóng khi gặp khí hậu nóng D.Lá xoay chuyển tránh ánh nắng mặt trời Câu 29: Trong điều kiện mùa đông ở Miền Bắc nước ta, người ta thường gặp các loài ếch, nhái, rắn ở A.ven lũy tre làng B.trong các vườn cây rậm rạp C.trong các hang hốc ven đê hay hang hốc trong các gốc cây cổ thụ D.trên các bãi cỏ ở những gò đất,bãi tha ma ngoài đồng. Câu 30: Quan hệ gần gũi giữa hai loài, trong đó cả hai loài đều có lợi nhưng có một loài có lợi nhiều hơn so với loài kia, đó là quan hệ A. kí sinh B.hội sinh C.ức chế-cảm nhiễm D.hợp tác Câu 31:Trong mùa sinh sản tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ trứng của mình vào đó.Vậy tu hú và chim chủ có mối quan hệ A.cạnh tranh (về nơi ở) B.hợp tác (tạm thời trong mùa sinh sản) C.hội sinh D.ức chế - cảm nhiễm Câu 32: Chu trình nước A.chỉ liên quan tới nhân tố vô sinh của hệ sinh thái B.không có ở sa mạc C.là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái D.là một phần tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái PHẦN II: DÀNH CHO CÁC THÍ SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN ( từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Các prôtêin được tổng hợp trong nhân tế bào nhân thực đều A.bắt đầu bằng axitamin Met B.bắt đầu bằng axitamin foocmin mêtiônin C.có Met ở vi trí đầu tiên bị cắt bởi Enzim D.cả A và C Câu 34:Sự khôn phân li của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện điều gì? A.Tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến B.Chỉ cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến C.Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không. D.Trong cơ thể có hai dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến Câu 35: Hảy chọn một loài cây thích hợp trong số các loài cây nêu dưới đây mà các nhà khoa học Việt Nam đã sử dụng chất côsixin tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. A.Cây lúa B.Cây đậu tương C.Cây củ cải đường D.Cây ngô Câu 36: Tác nhân nào sau đây không làm thay đổi tần số của các alen trong quần thể giao phối? A.Đột biến B.Biến động di truyền C.Chọn lọc tự nhiên D. các cơ chế cách li Câu 37: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng các sự kiện như sau: 1.Thụ tinh giữa giao tử n với giao tử 2n. 2.Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n. 3.Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n 4.Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội. 5.Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n. A. 5à1à4 B.4à3à1 C. 3à1à4 D. 1à3à4 Câu 38: Đặc điểm thích hợp làm mất nhiệt ở thú là A. sống trong trạng thái nghỉ B.cơ thể có lớp mở dày bao bọc C. cơ thể nhỏ và cao D.ra mồ hôi. Câu 39: Có một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ A. cộng sinh B. trung tính C.hội sinh D.ức chế- cảm nhiễm. Câu 40: Chuổi và luới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giửa các sinh vật trong hệ sinh thái ? A.Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật B.Quan hệ giữa thực vật với động vật ăn thực vật. C.Quan hệ giữa động vật ăn thịt bậc 1 với động vật ăn thịt bậc 2 D.Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi. PHẦN III : DÀNH CHO CÁC THÍ SINH HỌC CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO ( từ câu 33 đến câu40 ) Câu 33: Sự nhân đôi AND ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với sự nhân đôi của AND ở E.Coli về 1.chiều tổng hợp ; 2.các Enzim tham gia ; 3.thành phần tham gia ; 4. số lượng các đơn vị nhân đôi ; 5. nguyên tắc nhân đôi. A. 1, 2 B. 2, 3 C. 2,4 D. 3,5 Câu 34: Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm A. phân tử Histôn được quấn bởi một đoạn AND dài 146 cặp nu B. lõi là 8 phân tử Histôn được quấn một đoạn AND chứa 146 cặp nu quấn quanh 1 ¾ vòng. C. 9 phân tử Histôn được quấn bởi đoạn AND chứa 140 cặp nu D. lõi là đoạn AND chứa 146 cặp nu được bọc ngoài bởi 8 phân tử Histôn. Câu 35: Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật chuyển gen? A.Tạo cây bông mang gen có khả năng tữ sản xuất ra thuốc trừ sâu. B.Sử dụng vi khuẩn E.Coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. C.Tạo chủng nấm Pennicillium có hoạt tính penixillin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu. D.Tạo ra cừu Đôlly. Câu 36:Động lực của chọn lọc tự nhiên là A.các tác nhân của các điều kiện sống trong tự nhiên B.sự đào thải các biến dị không có lợi và sự tích lũy các biến dị có lợi C.sự đấu tranh sinh tồn của các cơ thể sống D.nhu cầu ,thị hiếu nhiều mặt của con người Câu 37:Từ quần thể cây 2n người ta tạo ra được quần thể cây 4n.Quần thể cây 4n có thể xem là 1 loài mới vì. A.quần thể cây 4n có sữ khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST. B.quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể 2n C.quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ D.quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n. Câu 38:Yếu tô` quan trọng nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là A.sức sinh sản B.nguồn thức ăn từ môi trường C.các yếu tố không phụ thuộc mật độ D.sức tăng trưởng của quần thể. Câu 39: Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng của loài A giảm ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh.Điều đó chứng minh cho mối quan hệ A. hội sinh B. con mồi- vật dữ C. ức chế- cảm nhiễm D.cạnh tranh. Câu 40: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn A.hệ sinh thái dưới dưới nước có đa dạng sinh học cao hơn. B.môi trường nước không bị năng lượng ánh sáng mặt trời đốt nóng. C.môi trường nước có nhiệt độ ổn định. D.môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn. --------hết--------- ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC LỚP 12 I.PHẦN CHUNG:( 8.0 điểm) ( từ câu 1 đến câu 32) Mỗi câu đúng 0.25điểm 1C 2C 3B 4C 5A 6A 7C 8D 9A 10D 11A 12B 13D 14B 15C 16C 17C 18C 19C 20D 21C 22A 23B 24B 25A 26C 27D 28C 29C 30D 31D 32C. PHẦN II : DÀNH CHO THÍ SINH CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN (2.0 điểm) (từ câu 33 đến câu 40). Mỗi câu đúng 0.25điểm 33D 34D 35D 36B 37A 38D 39C 40D PHẦN III: DÀNH CHO THÍ SINH CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO (2.0 điểm) (từ câu 33 đến câu 40). Mỗi câu đúng 0.25điểm 33C 34D 35D 36C 37C 38A 39D 40D
Tài liệu đính kèm: