Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Chu Văn An (Có đáp án)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Chu Văn An (Có đáp án)

Câu 3: Bộ NST ở người bị bệnh Đao có:

a. 3 NST thứ 19

b. 3 NST thứ 20

c. 3 NST thứ 21

d. 3 NST thứ 22

 

doc 5 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Chu Văn An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Chu Văn An
ĐỀ THI THỬ TN THPT Năm học 2008 – 2009
 Môn thi: Sinh học
 Thời gian:60 phút (không kể phát đề)
Phần trắc nghiệm: ( gồm 40 câu, mỗi câu 0,25 điểm) 
 Câu 1: Một quần thể đã ở trạng thái cân bằng có tần số của mỗi alen như sau: 0,8D và 0,2d.Tỉ lệ kiểu gen của quần thể trên là:
 a. 0,04 DD : 0,32 Dd : 0,64 dd b. 0,32 DD : 0,64 Dd : 0,04 dd
 c. 0,64 DD : 0,32 Dd : 0,04 dd d. 0,32 DD : 0,04 Dd : 0,64 dd
 Câu 2: Để sản xuất nhanh loại hoocmôn điều trị bệnh đái tháo đường, người ta cấy gen nào sau đây vào cơ thể truyền để đưa vào tế bào nhận?
	a. Gen mã hóa insulin.	 b. Gen điều khiển sản xuất kháng thể.
	c. Gen điều khiển sản xuất enzim. 	 d. Gen điều khiển sản xuất kháng sinh.
Câu 3: Bộ NST ở người bị bệnh Đao có:
	a. 3 NST thứ 19	 b. 3 NST thứ 20
	c. 3 NST thứ 21 	 d. 3 NST thứ 22
Câu 4: Enzim nào sau đây có tác dụng chủ đạo trong quá trình phiên mã?
	a. ADN polimeraza	 b. ARN polimeraza
	c. ARN primaza	 d. ADN ligaza
Câu 5: Một gen đột biến làm giảm 1 liên kết hidro.Đây là dạng đột biến:
 a. Thay cặp A-T bằng cặp G-X	 b. Thay cặp G-X bằng cặp A-T
 c. Thay cặp A-T bằng cặp T-A	 d. Thay cặp G-X bằng cặp X-G
Câu 6: Trong tế bào nhận, plasmit mang ADN tái tổ hợp có khả năng tồn tại và .... độc lập với ADN của NST. 
 a. Tự hủy. 	 b. Tổ hợp. 	 c. Tự nhân đôi. d. Giải mã. 
Câu 7: Bản chất của mã di truyền là gì?
Thông tin quy định cấu trúc của các lọai protein.
b. Trình tự các nucleotit trong ADN quy định trình tự các axit amin trong protein.
c. 3 ribonucleotit trong mARN quy định một axit amin trong protein.
d. 3 ribonucleotit trong ADN quy định một axit amin trong protein. 
Câu 8: Vật chất di truyền ở virut là:
 a. ADN sợi kép. b. ADN sợi đơn vòng.
 c. ARN sợi đơn,thẳng. d. ADN hoặc ARN.
Câu 9: Phân tử ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc bổ sung.
Nguyên tắc giữ lại một mạch.
Hai phân tử ADN con giống nhau và giống phân tử ADN mẹ.
d. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tòan.
Câu 10: Người bị bệnh Tơcnơ bộ NST có:
 a. 45 NST b. 46 NST c. 47 NST d. 48 NST
Câu 11: Thể đột biến là:
Tập hợp các kiểu gen trong tế bào của cơ thể bị đột biến.
b. Cá thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể .
c. Cá thể mang đột biến nhưng chưa được biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể .
Tập hợp các kiểu hình của cơ thể.
Câu 12: Loại hóa chất nào sau đây có thể thay thế cặp A – T bằng cặp G – X ?
 a. Cônsixin b. Etyl metal sunfonat c. 5- Bgrôm uraxin (5 – BU) d. Cả a và b.
Câu 13: Ở cơ thể 2n, sự rối lọan phân li 1 cặp NST tương đồng ở các tế bào sinh dục, có thể làm xuất hiện các loại giao tử: 
a. Các loại giao tử 2n ; n. b. Các loại giao tử n; n+1; n-1
c. Các loại giao tử n; 2n+1 d. Các loại giao tử 2n+1; 2n-1
Câu 14: Ở một loài sinh vật, bộ NST 2n = 48 thì:
a. Thể đa bội có thể có 96 NST. b. Thể đa bội có thể có 49 NST
c. Thể đa bội có thể có 24 NST c. Thể đa bội có thể có 48 NST
Câu 15: Mất đọan NST thường gây hậu quả:
a. Gây chết hoặc giảm sức sống. 
b. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
c. Không ảnh hưởng gì đến đời sống của sinh vật. 
d. Cơ thể thường chết ngay khi còn là hợp tử. 
Câu 16: Một gen dài 3060 A0, trên một mạch của gen có 100 A và 250 T. Gen đó đột biến mất 1 cặp G – X . Số liên kết hidro của gen sau đột biến là:
a. 2350 b. 2353 c. 2347 d. 2348 
Câu 17: Phân tử mARN được tổng hợp từ 1 gen bị đột biến chứa 150U, 450A, 301G, 601X. Biết trước khi bị đột biến , gen dài 0,51 micromet và có A/G = 2/3. Dạng đột biến đã xảy ra ở gen nói trên là:
Thay 1 cặp G – X bằng một cặp A – T. b. Thay 1 cặp A – T bằng một cặp G - X.
 Mất 1 cặp G – X. d. Thêm 1 cặp G – X.
Câu 18: Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của giao tử đột biến (2n+1) và giao tử (n) sẽ phát triển thành:
Thể ba nhiễm kép. b. Thể bốn nhiễm. 
c. Thể ba nhiễm. d. Thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm.
Câu 19: Cơ thể sinh vật có số lượng bộ NST đơn bội trong tế bào sinh dưỡng tăng lên số nguyên lần (3n, 4n, 5n...) đó là dạng nào trong các dạng sau đây:
	a. Thể lưỡng bội. b. Thể đơn bội. c. Thể đa bội. d. Thể lệch bội.
Câu 20: Mức phản ứng là:
Khả năng phản ứng của những kiểu hình khác nhau tùy theo điều kiện môi trường .
Là khả năng phản ứng của một kiểu gen thành những kiểu hình khác nhau trong giới hạn của thường biến.
Khả năng biến đổi kiểu hình thường biến tùy theo điều kiện môi trường.
d. Là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.
Câu 21: Thường biến dẫn đến:
Biến đổi kiểu hình ở cơ thể. b. Biến đổi kiểu gen ở cá thể.
 c. Biến đổi cấu trúc NST. d. Biến đổi số lượng NST. 
Câu 22: Những ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống lên cơ thể có thể tạo ra:
	a Biến dị không di truyền. b . Biến dị tổ hợp. 
 c. Biến dị đột biến. d. Biến dị di truyền.
Câu 23: Dùng plasmit để chuyển 1 đọan gen từ tế bào cho sang tế bào thuộc:
a. Gây đột biến nhân tạo. b. Kỹ thuật di truyền. 
c. Lai kinh tế và tạo giống mới. d. Lai cải tiến.
Câu 24: Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ hoặc cho giao phối cận huyết sẽ dẫn đến kết quả:
a. Tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể giảm, tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể giảm.
b. Tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể tăng, tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể giảm.
c. Tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể tăng, tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể tăng.
d. Tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể giảm, tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể tăng.
Câu 25: Tiến hóa tiền sinh học là quá trình:
Hình thành các hợp chất hữu cơ như:rượu, anđêhit, xêtôn.
Hình thành các polipeptit từ các axít amin.
Hình thành các hợp chất như axít amin, axít nuclêic.
d. Hình thành mầm mống của những cơ thể đầu tiên.
Câu 26: Quan niệm Lamac về sự hình thành các đặc điểm thích nghi:
a. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi và trong tự nhiên không có loài nào bị đào thải.
Kết quả của một quá trình lịch sử lâu dài chịu sự chi phối của ba nhân tố; đột biến giao phối, chọn lọc tự nhiên.
Kết quả của quá trình phân li tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Quá trình tích lũy những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
Câu 27: Chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi:
	a. Con người xuất hiện. b. Con người biết chăn nuôi và trồng trọt.
	c. Sự sống bắt đầu lên cạn. d. Sự sống bắt đầu xuất hiện.
 Câu 28: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đac Uyn là:
Chưa giải thích thành công về quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.
b. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
c. Chưa giải thích thành công về quá trình hình thành loài mới.
d. Chưa hiểu rõ nguyên nhân xuất hiện các biến dị tổ hợp, thường biến và đột biến.
Câu 29:Thuyết tiến hóa tổng hợp bao gồm:
Thuyết của Đac Uyn và Kimura.
Tiến hóa cá thể và tiến hóa quần thể.
c. Tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ.
Thuyết tiến hóa cổ điển và hiện đại.
Câu 30: Theo Kimura, các đột biến trung tính thuộc loại:
a. Đột biến gen. b. Đột biến cấu trúc NST. 
c. Đột biến dị bội thể. d. Đột biến đa bội thể.
Câu 31: Dạng vượn người nào dưới đây có quan hệ gần gũi nhất với người,vì sao:
Khỉ Gorila, vì chúng đi bằng hai chi sau, tầm vóc tương đương.
b. Tinh tinh, vì chúng tinh khôn nhất trong họ vượn người, có khỏang 92% cặp nucleotit giống người.
c. Đười ươi, vì chúng có 32 răng và 4 nhóm máu giống người.
d. Vượn, vì chúng khôn lanh, không có đuôi.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự khác nhau giữa người và vượn người ngày nay?
a. Tay người có ngón cái lớn và linh hoạt,thích nghi với việc cầm nắm sử dụng công cụ. 
b. Vượn người có cột sống cong,lồng ngực hẹp theo chiều ngang,xương chậu hẹp.
c. Vượn người có xương hàm nhỏ,răng nanh kém phát triển,phần sọ lớn hơn phần mặt.
d. Người có cột sống cong hình chữ S,lòng ngực rộng theo chiều ngang,xương chậu rộng.
Câu 33: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai lòai cácó cùng nhu cầu thức ăn là:
	a. Cạnh tranh.	b. Kí sinh.
	c. Vật ăn thịt – con mồi.	d. Ức chế cảm nhiễm.
Câu 34: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ:
	a. Hội sinh.	b. Kí sinh.
	c. Cộng sinh. 	d. Cạnh tranh.
Câu 35: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là:
	a. Sinh vật tiêu thụ cấp 2.	b. Sinh vật sản xuất.
	c. Sinh vật phân hủy.	d. Sinh vật tiêu thụ cấp 1.
Câu 36: Kết thúc quá trình tiến hóa nhỏ, loài mới được hình thành khi giữa các quần thể có sự:
a. Cách li không gian. b. Cách li sinh thái. 
c. Cách li tập tính. d. Cách li di truyền.
Câu 37: Nhóm sinh vật náo sau đây là sinh vật biến nhiệt?
	a. Cá voi, lưỡng cư, dơi. b. Cá mâp, lưỡng cư, bò sát. 
 c. Côn trùng, chim, thú mỏ vịt. d. Cá voi, cá xương, thú có túi.
Câu 38: Diễn thế sinh thái có thể hiểu là:
a. Thay thế quần xã này bằng quần xã khác. 
b. Mở rộng vùng phân bố của quần xã.
c . Sự biến đổi cấu trúc quần thể. 
d. Tăng hoặc giảm số lượng cá thể trong quần thể.
Câu 39: Những loài động vật có khả năng chịu dược dải nhiệt độ rộng hay gặp ở:
a. Vùng đáy Đại Dương. b. Nam cực và Bắc cực.
c. Vùng Ôn đới. d. Vùng Nhiệt đới.
Câu 40: Số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là:
a. Kích thước của quần thể. b. Sức tăng trưởng của quần thể.
c. Mật độ cá thể của quần thể. d. Trạng thái căng bằng của quần thể.
Trường THPT Chu Văn An
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TN THPT Năm học 2008 – 2009
 Môn thi: Sinh học
Thời gian:60 phút (không kể phát đề)
A.Phần trắc nghiệm:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
c
a
c
b
b
c
b
d
d
b
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
b
c
d
a
a
c
d
c
c
d
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
d
a
b
d
d
a
d
b
c
a
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
b
c
a
c
b
d
b
c
c
c

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2008_2009_tr.doc