Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2005-2006 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2005-2006 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

 1 - Hãy giải thích những vấn đề sau:

 a) Vì sao clamidia ( vi khuẩn cực nhỏ) đã có cấu tạo tế bào nhưng vẫn sống ký sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật có nhân thực ?

 b) Vì sao vi sinh vật kỵ khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển được trong điều kiện không có oxy không khí ?

 c) Vì sao một số loài vi khuẩn có khả năng kháng thuốc?

 d) Vì sao trong giai đoạn lên men rượu không nên mở nắp dụng cụ ủ rượu ra để xem ?

 

doc 13 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2005-2006 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Ninh Bình Đề thi chọn đội tuyển dự thi hsg quốc gia lớp 12 
 Năm học 2005 - 2006
 Đề chính thức Môn thi : sinh học 
 Đề thi số 1 ( thi vào sáng mồng 5 tháng 12 năm 2005 )
 ( Thời gian làm bài 180 phút )
Câu I: Hình vẽ dưới đây là sơ đồ khái quát của quá trình quang hợp.
 1- Xác định vị trí A, B đâu là phản ứng sáng, đâu là phản ứng tối và các chất tương ứng với các số từ 1 đến 8 trên sơ đồ trên.
 2 - a) Nêu những đặc điểm khác nhau giữa hai pha của quá trình quang hợp. 
 b) Vì sao cây xanh nói chung không thể sử dụng khí nitơ tự do?
 c) Quang hợp ở nhóm thực vật C3, C4 và CAM đều có điểm chung gì?
Câu II: 
 1 - Hằng số lượng đường là gì? Cơ chế duy trì hằng số này trong cơ thể như thế nào? Khi hằng số này thay đổi sẽ gây nên những hậu quả như thế nào ở cơ thể người?
 2 - Tại sao những người bị xuất huyết não có thể dẫn đến bại liệt hoặc tử vong thường là những người cao huyết áp ?
 3 - Phân biệt điện tĩnh và điện động. Sự truyền xung điện trên sợi trục có bao mielin khác với không có bao mielin như thế nào ?
Câu III:
 1 - Quần xã rừng mưa nhiệt đới phân tầng như thế nào ? Nêu khái niệm, nguyên nhân và ý nghĩa của sự phân tầng trong quần xã sinh vật?
 2 - Đa dạng sinh học là gì? Vì sao ở những vùng có độ đa dạng sinh học càng cao thì tính ổn định của quần xã sinh vật càng lớn ?
Câu IV:
 1 - Hãy giải thích những vấn đề sau:
 a) Vì sao clamidia ( vi khuẩn cực nhỏ) đã có cấu tạo tế bào nhưng vẫn sống ký sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật có nhân thực ?
 b) Vì sao vi sinh vật kỵ khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển được trong điều kiện không có oxy không khí ?
 c) Vì sao một số loài vi khuẩn có khả năng kháng thuốc?
 d) Vì sao trong giai đoạn lên men rượu không nên mở nắp dụng cụ ủ rượu ra để xem ?
 2 - Nêu bản chất hoá học của màng giáp ( lớp chất nhầy) và những chức năng chính của chúng.Số NST
Câu V:
16
 1- Một tế bào có 8 nhiễm sắc thể (NST) sự biến đổi về số lượng NST được mô tả ở hình sau
12
 a) Hãy phân tích theo: 1; 2; 3; 4.
 b) Bản chất và ý nghĩa của 1; 2; 4 và 5
 2- Trong thời kỳ chuẩn bị phân bào, NST có đặc điểm gì đảm bảo cho nó thực hiện chức năng thông tin di truyền?
O
4
8
5
4
3
2
1
Pha
 3- Cho biết tỷ lệ phân bố các kiểu gen trong một số quần thể giao phối:
Kiểu gen
Quần thể
AA
Aa
aa
1
0,25
0,50
0,25
2
0,50
0,25
0,25
3
0,04
0,32
0,64
4
1,00
0,00
0,00
5
0,00
1,00
0,00
 a) Tính tần số tương đối của các alen A và a trong mỗi quần thể.
 b) Trong các quần thể 1; 2 và 3, quần thể nào có cấu trúc di truyền đạt cân bằng?
 c) Cho nhận xét về các quần thể 4 và 5. Quần thể vận động sẽ hướng tới điều gì ? Nêu ý nghĩa của hiện tượng đó trong sản xuất.
Hướng dẫn chấm đề THi chọn đội tuyển
hsg Quốc gia năm học 2005 - 2006
Đề số 01 - Môn : Sinh học
Câu I. (3,5 điểm).
1.
A. Phản ứng sáng; 1: H2O; 2: O2; 3: ATP; 4: NADPH.
B. Phản ứng tối: 5: ADP; 6: NADP; 7: CO2; 8: glucozo.
2.
a. Sự khác nhau giữa pha sáng và pha tối.
Pha sáng
Pha tối
Xẩy ra trước, ở grana, cần ánh sáng
Xẩy ra sau, ở stroma, không cần ánh sáng
Nguyên liệu: ánh sáng, nước
Nguyên liệu ATP, NADPH, CO2.
Sản phẩm: NADPH, ATP, O2.
Sản phẩm: gluco, các chất hữu cơ: P, L ...
Chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong NADPH và ATP
Chuyển hoá năng lượng hoá học trong NADPH, ATP thành hoá năng trong gluco và các chất hữu cơ khác
b. Cây xanh không sử dụng khí nitơ tự do vì :
- Nitơ tự do có liên kết bền muốn phá vỡ mối liên kết đó cần điều kiện nhiệt độ và áp xuất cao sau đó thu được NH3 nhờ phản ứng giữa Nitơ và Hydro.
- Trong tự nhiên chỉ một số loài sinh vật (vi khuẩn nốt sần rễ đậu, vi khuẩn lam ...) có enzim xúc tác mạnh hoạt hoá Nitơ (Nitrogenaza) và Hydro (Hydrogenaza) thực hiện được việc phá vỡ mối liên kết bền và chuyển N2 thành NH3 .
-Cây xanh không có enzim đó nên không sử dụng trực tiếp nitơ tự do trong không khí.
c. Quang hợp ở nhóm thực vật C3, C4, CAM đều có đặc điểm chung: 
- Giống nhau ở pha sáng.
- Khác nhau ở pha tối.
 + Cố định CO2 và gọi thực vật C3, C4 là gọi theo sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.
 + CAM gọi theo đối tượng thực vật có con đường cố định CO2 này.
Câu II. (3,5 điểm).
1.
- Hằng số lượng đường là nồng độ gluco trong máu luôn luôn là một số lượng hằng định từ 0,8- 1,0/l.
- Cơ chế duy trì hằng số lượng đường:
 + Trong cơ thể khi lượng gluco trong máu tăng cao, gluco sẽ chuyển hóa thành glicogen dự trữ ở gan và cơ.
 + Khi lượng gluco trong máu giảm, glicogen sẽ chuyển hoá thành gluco.
- Khi hằng số này thay đổi sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người.
 + Khi hằng số giảm => cơ thể suy nhược, mệt mỏi ...
 + Khi hằng số tăng từ 0,15 - 1,18 sẽ gây bệnh tiểu đường.
2.
 - Huyết áp là áp lực gây nên khi tim tống máu vào các động mạch để đẩy máu đi.
 + Huyết áp cực đại lúc tim co, cực tiểu lúc tim giãn.
 + ở người huyết áp cực đại quá 150 mm Hg và kéo dài là huyết áp cao. Nếu huyết áp cực đại nhỏ hơn 80 mm Hg là huyết áp thấp.- Những người bị huyết áp cao : có sự chênh lệch nhỏ giữa huyết áp cực đại và cực tiểu chứng tỏ động mạch xơ cứng, đàn hồi kém mạch dễ vỡ, đặc biệt ở não, gây xuất huyết não dẫn tới tử vong hoặc bại liệt.
3.
- Phân biệt điện tĩnh và điện động.
Điện tĩnh
Điện động
Là hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng của nơ ron khi không bị kích thích
Sự thay đổi hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng của nơ ron khi bị kích thích
Bình thường có sự phân bố không đều các ion giữa trong và ngoài màng.
Khi bị kích thích đã làm thay đổi tính thấm của màng gây nên sự khử cực.
- Sự khác biệt khi truyền xung: 
Không bao mielin
Có bao mielin
Hưng phấn được lan truyền liên tục dọc theo sợi trục.
Hưng phấn được lan truyền không liên tục dọc theo sợi trục.
Tốc độ lan truyền chậm
Tốc độ lan truyền nhanh hơn.
Câu III. (3 điểm).
1.
- Quần xã rừng mưa nhiệt đới: Trên cùng: tầng vựơt tán - >Tầng ưu thế sinh thái tán rừng - > Tầng dưới tán - > Tầng cây bụi thấp - > Tầng cỏ và dương xỉ.
- Khái niệm: Sự phân tầng của quần xã sinh vật là sự phân bố các quần thể sinh vật trong quần xã theo chiều cao hoặc chiều sâu.
- Nguyên nhân :
 + Các vùng khác nhau có điều kiện sinh thái không giống nhau.
 + Các quần thể sinh vật khác nhau thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.
- ý nghĩa:
 + Tăng khả năng sử dụng nguồn sống.
 + Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể và giữa các quần thể.
 + Tiết kiệm được diện tích nuôi trồng.
2.
- Khái niệm: Trong khái niệm phải nêu được 3 ý cơ bản sau: Đa dạng về loài, đa dạng về di truyền, đa dạng về hệ sinh thái.
- Tính đa dạng càng cao -> lưới thức ăn càng phức tạp do vậy khi một loài bị biến động sẽ có sự thay rhế cho nhau bởi vậy mà ít ảnh hưởng tới quần xã đó. 
Câu IV. (3 điểm).
1. Hãy giải thích 
a. Vì chúng có hệ thống enzim không hoàn chỉnh, thiếu các enzim tham gia trao đổi sinh năng lượng - > kí sinh bắt buộc ...
b. Vì chúng không có enzim catanaza, xuperoxit dismutaza - > không loại bỏ được các sản phẩm ô xy hoá độc hại cho tế bào (H2O2, các ion Superoxit).
c. Vì những tế bào vi khuẩn này chứa pla smit kháng thuốc - > chất kháng sinh mất tác dụng ngoài ra các vi khuẩn còn sử dụng các "bơm" protein xuyên màng: bơm kháng sinh đã xâm nhập ra khỏi tế bào.
d. Vì giai đoạn lên men rượu nhờ sự tham gia của nấm men.
 + Khi không có o xy: Nấm men gây nên men rượu, biến gluco thành rượu etylic và các bon nic.+ Khi đủ o xy: Nấm men o xy hoá gluco thành các bon nic và nước. Vì vậy không nên mở nắp dụng cụ ủ rượu, vì khi mở nắp o xy tràn vào bình gluco bị o xy hoá hoàn toàn - > rượu nhạt.
2. 
- Bản chất hoá học của màng giáp: chủ yếu là poly sacca rit, ngoài ra còn có polypeptit và protein.
- Chức năng: Bảo vệ vi khuẩn, dự trữ thức ăn, tích luỹ sản phẩm trao đổi chất, bám vào giá thể.
Câu V. (7 điểm).
1.
a. Phân tích 1- nguyên phân; 2- giảm phân; 3- thụ tinh bình thường; 4 và 5 là kết quả thụ tinh không bình thường - > tế bào dạng đa bội (3n, 4n).
b. Bản chất và ý nghĩa 
 1- nguyên phân: hình thức phân bào ở tế bào Xôma, kết quả tạo tế bào con giống hệt tế bào mẹ, tái tạo thế hệ tế bào mới và thúc đẩy sự sinh trưởng.
 2- giảm phân: hình thức phân bào ở tế bào sinh dục vùng chín, kết quả tạo ra các tế bào giao tử. Cơ chế sự hình thành giao tử có bộ nhiễm sắc thể n, góp phần duy trì tính đặc trưng, tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể; có thể có hoán vị gen - > biến dị tổ hợp - > sinh vật đa dạng phong phú ...
 4 và 5 đa bội chẵn và đa bội lẻ: tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắc thể tăng theo bội số n, lớn hơn 2n. Thúc đẩy việc tạo ra loài mới, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. 
2. Đặc điểm của NST:
- Các NSTduỗi xoắn là điều kiện để : 
 + Tổng hợp ADN.
 + Sau khi ADN tự sao là quá trình phiên mã - > các phân tử ARN và các enzim cho phân bào.
- Nhiễm sắc thể tự nhân đôi thành NST kép đảm bảo: 
 + Trong nguyên phân: Nhân mỗi tế bào con đều chứa một lượng cromatit và bằng số lượng NST tế bào mẹ.
 +Trong giảm phân: Kỳ đầu phân bào I các cromatit có thể trao đổi đoạn - > tái tổ hợp bên trong NST - > bốn tế báo đơn bộ với tổ hợp vật chất di truyền khác nhau. 
3. 
a. Tần số tương đối của alen A và a
Quần thể
pA
qa
1
0,50
0,50
2
0,625
0,375
3
0,20
0,80
4
1,00
0,00
5
0,50
0,50
b.Trong các quần thể 1; 2 và 3 thì quần thể 1 và 3 cân bằng (tính theo công thức p2AA:2 pqAa:q2aa.
c. Nhận xét 
- Quần thể 4 tất cả là thể đồng hợp nên thành phần kiểu gen không thay đổi.
- Quần thể 5 gồm các cá thể dị hợp bởi vậy ở các thế hệ sau tỉ lệ thể dị hợp giảm dần thể đồng hợp tăng dần nhưng tần số tương đối của các alen không thay đổi.
Chú ý: - Thí sinh chỉ cần làm đúng ý là có thể cho điểm tối đa.
 - Câu V- 3 Thí sinh phải tính tần số các alen và chỉ ra sự cân bằng của quần thể chứ không đưa ngay ra kết quả.
Hướng dẫn chấm đề THi chọn đội tuyển
hsg Quốc gia năm học 2005 - 2006
Đề số 02 - Môn : Sinh học
Câu I. (5,0 điểm):
 1) 
 + Mức chiếu sáng thấp: Cường độ quang hợp có thể tăng khi cường độ ánh sáng tăng phù hợp với dốc nghiêng của đồ thị. Mức chiếu sáng cao hơn đồ thị đạt mức độ nằm ngang ( mức tới hạn ), biểu thị cường độ quang hợp cực đại. Khi tiếp tục tăng cường dộ ánh sáng thì cường độ quang hợp vẫn không thay đổi.
 + Mức chiếu sáng thấp hai đường biểu diễn trùng nhau trong khoảng này toàn bộ quá trình quang hợp chịu sự chi phối của ánh sáng.
 + Mức chiếu sáng cao hơn: sự khác nhau về nhiệt độ trở lên quan trọng đồ thị B(350C) đạt mức nằm ngang cao hơn đồ thị A(200C) ánh sáng là nhân tố quyết định đến cường độ quang hợp. 
 2)
 + Một số cây hoà thảo nhiệt đới cho năng suất cao vì các cây này có hai loại lục lạp:
 - Lục lạp của các tế bào bó mạch, quang hợp theo chu trình C3.
 - Lục lạp của các tế bào thịt lá, quang hợp theo chu trình C4.
 + Những cây trồng trên khác với quang hợp của cây theo chu trình Canvin là không hô hấp sáng lượng CO2 được cố định trong quang hợp không bị mất.
 + Sự khác nhau giữa quang hợp theo chu trình C3 và C4:
Điểm so sánh
Chu trình C3
Chu trình C4
Chất nhận CO2
Ribulozo1,5 di phốt phát
Axit phốt pho enol piruvic( APEP)
Sản phẩm đầu tiên
3C (axit phot pho glixeric)
4C ( axit oxalo axetic
Sản phẩm tr ... 
 + Khái niệm phân ly tính trạng: từ một loài tổ tiên chung ban đầu hình thành nhiều loài khác nhau và khác xa với tổ tiên.
 + Môi trường I: đa dạng (vô sinh, hữu sinh) tác động lên các cấp độ tổ chức sống ( phân tử, tế bào...) với áp lực, cường độ, chiều hướng, tính chất khác nhau, đa chiều.
 + Môi trường vừa là nhân tố, vừa là điều kiện củng cố, phát huy vốn gen, huy động kho dự trữ về các đột biến đã được tích luỹ trong lịch sử để thích nghi với điều kiện mới đồng thời xuất hiện những biến dị mới và chọn lọc các biến dị đó.
 + Mọi cấp độ tổ chức sống đều là hệ mở, chịu sự tác động của môi trường, phát sinh các biến dị(kiểu hình, kiểu gen) phân hoá khả năng sinh sản của quần thể, tạo kiểu gen mới thích nghi hơn
 + Dưới tác động của môi trường và của chọn lọc tự nhiên tác động tới kiểu hình của các cá thể qua nhiều thế chọn lọc kiểu gen. Khi môi trường biến đổi chọn lọc luôn diễn ra những biến đổi, phân hoá về vốn gen, về tần số các alen. Cách li thúc đẩy sinh vật nhảy từ bậc thang này đến bậc thang khác, từ cùng một tổ tiên.
 Kết quả của sự phân ly tính trạng tạo sự đa dạng của sinh giới. 
 b) Giải thích theo II:
 + Đồng quy tính trạng: loài có kiểu gen khác nhau, sống trong cùng một môi trường... kiểu hình tương tự.
 + Các nhóm sinh vật khác nhau cùng chịu sự tác động của môi trường biến dị ở sinh vật, nhưng áp lực của môi trường sự chọn lọc các biến dị đó theo hướng hẹp, tương đối giống nhau mọi biến dị đều được định hướng theo một phổ chung
 + Phân li tính trạng: môi trường đa dạng, áp lực chọn lọc khắc nghiệt hơn và theo nhiều hướng khác nhau. Đồng quy tính trạng: tác động môi trường đơn điệu hơn và chịu áp lực chọn lọc giống nhau. 
 * Chú ý: Thí sinh chỉ cần nêu đúng ý là có thể cho điểm tối đa
Hướng dẫn chấm đề THi chọn đội tuyển
hsg Quốc gia năm học 2005 - 2006
Đề số 01 - Môn : Sinh học
Câu I. (3,5 điểm).
1.
A. Phản ứng sáng; 1: H2O; 2: O2; 3: ATP; 4: NADPH.
B. Phản ứng tối: 5: ADP; 6: NADP; 7: CO2; 8: glucozo.
2.
a. Sự khác nhau giữa pha sáng và pha tối.
Pha sáng
Pha tối
Xẩy ra trước, ở grana, cần ánh sáng
Xẩy ra sau, ở stroma, không cần ánh sáng
Nguyên liệu: ánh sáng, nước
Nguyên liệu ATP, NADPH, CO2.
Sản phẩm: NADPH, ATP, O2.
Sản phẩm: gluco, các chất hữu cơ: P, L ...
Chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong NADPH và ATP
Chuyển hoá năng lượng hoá học trong NADPH, ATP thành hoá năng trong gluco và các chất hữu cơ khác
b. Cây xanh không sử dụng khí nitơ tự do vì :
- Nitơ tự do có liên kết bền muốn phá vỡ mối liên kết đó cần điều kiện nhiệt độ và áp xuất cao sau đó thu được NH3 nhờ phản ứng giữa Nitơ và Hydro.
- Trong tự nhiên chỉ một số loài sinh vật (vi khuẩn nốt sần rễ đậu, vi khuẩn lam ...) có enzim xúc tác mạnh hoạt hoá Nitơ (Nitrogenaza) và Hydro (Hydrogenaza) thực hiện được việc phá vỡ mối liên kết bền và chuyển N2 thành NH3 .
-Cây xanh không có enzim đó nên không sử dụng trực tiếp nitơ tự do trong không khí.
c. Quang hợp ở nhóm thực vật C3, C4, CAM đều có đặc điểm chung: 
- Giống nhau ở pha sáng.
- Khác nhau ở pha tối.
 + Cố định CO2 và gọi thực vật C3, C4 là gọi theo sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.
 + CAM gọi theo đối tượng thực vật có con đường cố định CO2 này.
Câu II. (3,5 điểm).
1.
- Hằng số lượng đường là nồng độ gluco trong máu luôn luôn là một số lượng hằng định từ 0,8- 1,0/l.
- Cơ chế duy trì hằng số lượng đường:
 + Trong cơ thể khi lượng gluco trong máu tăng cao, gluco sẽ chuyển hóa thành glicogen dự trữ ở gan và cơ.
 + Khi lượng gluco trong máu giảm, glicogen sẽ chuyển hoá thành gluco.
- Khi hằng số này thay đổi sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người.
 + Khi hằng số giảm => cơ thể suy nhược, mệt mỏi ...
 + Khi hằng số tăng từ 0,15 - 1,18 sẽ gây bệnh tiểu đường.
2.
 - Huyết áp là áp lực gây nên khi tim tống máu vào các động mạch để đẩy máu đi.
 + Huyết áp cực đại lúc tim co, cực tiểu lúc tim giãn.
 + ở người huyết áp cực đại quá 150 mm Hg và kéo dài là huyết áp cao. Nếu huyết áp cực đại nhỏ hơn 80 mm Hg là huyết áp thấp.- Những người bị huyết áp cao : có sự chênh lệch nhỏ giữa huyết áp cực đại và cực tiểu chứng tỏ động mạch xơ cứng, đàn hồi kém mạch dễ vỡ, đặc biệt ở não, gây xuất huyết não dẫn tới tử vong hoặc bại liệt.
3.
- Phân biệt điện tĩnh và điện động.
Điện tĩnh
Điện động
Là hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng của nơ ron khi không bị kích thích
Sự thay đổi hiệu điện thế giữa trong và ngoài màng của nơ ron khi bị kích thích
Bình thường có sự phân bố không đều các ion giữa trong và ngoài màng.
Khi bị kích thích đã làm thay đổi tính thấm của màng gây nên sự khử cực.
- Sự khác biệt khi truyền xung: 
Không bao mielin
Có bao mielin
Hưng phấn được lan truyền liên tục dọc theo sợi trục.
Hưng phấn được lan truyền không liên tục dọc theo sợi trục.
Tốc độ lan truyền chậm
Tốc độ lan truyền nhanh hơn.
Câu III. (3 điểm).
1.
- Quần xã rừng mưa nhiệt đới: Trên cùng: tầng vựơt tán - >Tầng ưu thế sinh thái tán rừng - > Tầng dưới tán - > Tầng cây bụi thấp - > Tầng cỏ và dương xỉ.
- Khái niệm: Sự phân tầng của quần xã sinh vật là sự phân bố các quần thể sinh vật trong quần xã theo chiều cao hoặc chiều sâu.
- Nguyên nhân :
 + Các vùng khác nhau có điều kiện sinh thái không giống nhau.
 + Các quần thể sinh vật khác nhau thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.
- ý nghĩa:
 + Tăng khả năng sử dụng nguồn sống.
 + Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể và giữa các quần thể.
 + Tiết kiệm được diện tích nuôi trồng.
2.
- Khái niệm: Trong khái niệm phải nêu được 3 ý cơ bản sau: Đa dạng về loài, đa dạng về di truyền, đa dạng về hệ sinh thái.
- Tính đa dạng càng cao -> lưới thức ăn càng phức tạp do vậy khi một loài bị biến động sẽ có sự thay rhế cho nhau bởi vậy mà ít ảnh hưởng tới quần xã đó. 
Câu IV. (3 điểm).
1. Hãy giải thích 
a. Vì chúng có hệ thống enzim không hoàn chỉnh, thiếu các enzim tham gia trao đổi sinh năng lượng - > kí sinh bắt buộc ...
b. Vì chúng không có enzim catanaza, xuperoxit dismutaza - > không loại bỏ được các sản phẩm ô xy hoá độc hại cho tế bào (H2O2, các ion Superoxit).
c. Vì những tế bào vi khuẩn này chứa pla smit kháng thuốc - > chất kháng sinh mất tác dụng ngoài ra các vi khuẩn còn sử dụng các "bơm" protein xuyên màng: bơm kháng sinh đã xâm nhập ra khỏi tế bào.
d. Vì giai đoạn lên men rượu nhờ sự tham gia của nấm men.
 + Khi không có o xy: Nấm men gây nên men rượu, biến gluco thành rượu etylic và các bon nic.+ Khi đủ o xy: Nấm men o xy hoá gluco thành các bon nic và nước. Vì vậy không nên mở nắp dụng cụ ủ rượu, vì khi mở nắp o xy tràn vào bình gluco bị o xy hoá hoàn toàn - > rượu nhạt.
2. 
- Bản chất hoá học của màng giáp: chủ yếu là poly sacca rit, ngoài ra còn có polypeptit và protein.
- Chức năng: Bảo vệ vi khuẩn, dự trữ thức ăn, tích luỹ sản phẩm trao đổi chất, bám vào giá thể.
Câu V. (7 điểm).
1.
a. Phân tích 1- nguyên phân; 2- giảm phân; 3- thụ tinh bình thường; 4 và 5 là kết quả thụ tinh không bình thường - > tế bào dạng đa bội (3n, 4n).
b. Bản chất và ý nghĩa 
 1- nguyên phân: hình thức phân bào ở tế bào Xôma, kết quả tạo tế bào con giống hệt tế bào mẹ, tái tạo thế hệ tế bào mới và thúc đẩy sự sinh trưởng.
 2- giảm phân: hình thức phân bào ở tế bào sinh dục vùng chín, kết quả tạo ra các tế bào giao tử. Cơ chế sự hình thành giao tử có bộ nhiễm sắc thể n, góp phần duy trì tính đặc trưng, tính ổn định của bộ nhiễm sắc thể; có thể có hoán vị gen - > biến dị tổ hợp - > sinh vật đa dạng phong phú ...
 4 và 5 đa bội chẵn và đa bội lẻ: tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắc thể tăng theo bội số n, lớn hơn 2n. Thúc đẩy việc tạo ra loài mới, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. 
2. Đặc điểm của NST:
- Các NSTduỗi xoắn là điều kiện để : 
 + Tổng hợp ADN.
 + Sau khi ADN tự sao là quá trình phiên mã - > các phân tử ARN và các enzim cho phân bào.
- Nhiễm sắc thể tự nhân đôi thành NST kép đảm bảo: 
 + Trong nguyên phân: Nhân mỗi tế bào con đều chứa một lượng cromatit và bằng số lượng NST tế bào mẹ.
 +Trong giảm phân: Kỳ đầu phân bào I các cromatit có thể trao đổi đoạn - > tái tổ hợp bên trong NST - > bốn tế báo đơn bộ với tổ hợp vật chất di truyền khác nhau. 
3. 
a. Tần số tương đối của alen A và a
Quần thể
pA
qa
1
0,50
0,50
2
0,625
0,375
3
0,20
0,80
4
1,00
0,00
5
0,50
0,50
b.Trong các quần thể 1; 2 và 3 thì quần thể 1 và 3 cân bằng (tính theo công thức p2AA:2 pqAa:q2aa.
c. Nhận xét 
- Quần thể 4 tất cả là thể đồng hợp nên thành phần kiểu gen không thay đổi.
- Quần thể 5 gồm các cá thể dị hợp bởi vậy ở các thế hệ sau tỉ lệ thể dị hợp giảm dần thể đồng hợp tăng dần nhưng tần số tương đối của các alen không thay đổi.
Chú ý: - Thí sinh chỉ cần làm đúng ý là có thể cho điểm tối đa.
 - Câu V- 3 Thí sinh phải tính tần số các alen và chỉ ra sự cân bằng của quần thể chứ không đưa ngay ra kết quả.
Sở GD&ĐT Ninh Bình Đề thi chọn đội tuyển dự thi hsg quốc gia lớp 12 
 Năm học 2005 - 2006
 Đề chính thức Môn thi : sinh học 
 Đề thi số 2 ( thi vào chiều mồng 5 tháng 12 năm 2005 )
 ( Thời gian làm bài 180 phút )
Cường độ quang hợp
B (350C)
A (200C)
O
Thể tích Oxy tạo ra
Câu I: 1 - Giải thích hình vẽ:
Cường độ ánh sáng
 	 2- a) Tại sao một số cây hoà thảo nhiệt đới ( ngô, lúa, mía,...) thường cho năng suất cao trong điều kiện nóng, nắng gắt, khô hạn ?
 	b) Quang hợp của những cây nêu trên khác với quang hợp của đa số cây theo chu trình Canvin ở những điểm nào ?
 	 c) Lợi ích của việc thoát hơi nước qua lá với đời sống cây trồng.
Câu II: 1- a) Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ mà không phù hợp đối với động vật có kích thước lớn ?
 	b) Vì sao hệ tuần hoàn hở kém ưu việt nhưng các loài sâu bọ vẫn hoạt động rất tích cực ?
 	2- Quá trình hấp thụ thức ăn ở động vật ăn cỏ có điểm khác biệt nào so với động vật ăn thịt?
 	3- Tại sao có hiện tượng say tàu xe? Cơ chế tác động của việc uống thuốc chống say.
Câu III: Cho biết trong một khu vực sống có những quần thể sinh vật sau: vi sinh vật phân huỷ, thỏ, châu chấu, thằn lằn, cây xanh, chuột, rắn, diều hâu.
 	1- Hãy nêu những điều kiện để những quần thể đó tạo nên quần xã.
 	2- Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã đó.
 	3- Nếu loại bỏ cây xanh hoặc diều hâu ra khỏi lưới thức ăn trên thì quần xã đó sẽ biến động như thế nào? Giải thích từng trường hợp, trường hợp nào sẽ biến động mạnh nhất? Vì sao ?
Câu IV: 1- Cấu tạo và vai trò của lizôxôm trong tế bào sinh vật nhân chuẩn ? Nếu lizôxôm vỡ trong tế bào sẽ gây hậu quả ra sao?
 	 2- Những điểm giống và khác nhau giữa lên men và hô hấp kỵ khí ? Quá trình Oxy hoá rượu thành axit axetic (làm giấm) là quá trình lên men hay hô hấp kỵ khí ? Vì sao ?
 	 3- Nội bào tử có tính chịu nhiệt cao là do đâu ? 
Câu V: 1- Cho lai F1 với cơ thể khác được thế hệ lai có tỷ lệ phân li kiểu hình 3: 3: 1: 1. 
 Cho 3 ví dụ về kiểu hình và viết sơ đồ lai phù hợp với 3 quy luật di truyền đã học thoả mãn tỷ lệ nêu trên.
 	 2- Sơ đồ dưới đây mô tả sự phân li tính trạng và sự đồng quy tính trạng:
I
II
Phân li tính trạng (I)
Đồng quy tính trạng (II)
Bằng kiến thức đã học (sinh thái học, di truyền học), hãy giải thích các quá trình theo (I) và (II).

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_du_thi_hsg_quoc_gia_mon_sinh_hoc_lop_1.doc