Đề thi thử HSG môn Sinh học Lớp 12 - Đề số 2 - Trường THPT Nông Cống 1 (Có đáp án)

Đề thi thử HSG môn Sinh học Lớp 12 - Đề số 2 - Trường THPT Nông Cống 1 (Có đáp án)

Câu 1.

a. Nếu biết trình tự các nuclêôtit của một bộ ba mã hóa trong gen là 3’TGA5’ thì có thể suy ra trình tự các nuclêôtit ở bộ ba đối mã của tARN tương ứng như thế nào? Dựa trên cơ sở nào có thể suy ra như vậy?

b. Mỗi nhiễm sắc thể điển hình có chứa các trình tự nuclêôtit nào? Chức năng vùng đầu mút của nhiễm sắc thể?

 

doc 3 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 262Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử HSG môn Sinh học Lớp 12 - Đề số 2 - Trường THPT Nông Cống 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD& ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPTNÔNG CỐNG 1
ĐỀ THI THỬ HSG LỚP 12
(ĐỀ SỐ 2)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
 -----------------------------------------------------------
Câu 1.
a. Nếu biết trình tự các nuclêôtit của một bộ ba mã hóa trong gen là 3’TGA5’ thì có thể suy ra trình tự các nuclêôtit ở bộ ba đối mã của tARN tương ứng như thế nào? Dựa trên cơ sở nào có thể suy ra như vậy? 
b. Mỗi nhiễm sắc thể điển hình có chứa các trình tự nuclêôtit nào? Chức năng vùng đầu mút của nhiễm sắc thể? 
Câu 2.
a. Điểm khác biệt cơ bản về nguồn gốc bộ nhiễm sắc thể giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội?
b. Cơ chế gây đột biến gen của hoá chất acridin?
Câu 3.
a. Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến điểm nào làm thay đổi tỉ lệ ?
b. Trong cơ chế tự nhân đôi của ADN, đoạn mồi được tổng hợp nhờ loại enzim nào? Giải thích tại sao cần tổng hợp đoạn mồi?
Câu 4.
a. Nêu cơ chế phát sinh và ý nghĩa với tiến hoá của đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể?
b. Thế nào là gen phân mảnh , gen không phân mảnh? 
Câu 5.
a. Nêu bản chất của quy luật phân li, quy luật phân li độc lập?
b. Nói: Cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” có chính xác không? Vì sao? 
Câu 6. 
Ở cừu, kiểu gen AA(có sừng), aa(không sừng), ở trạng thái dị hợp (Aa) cừu đực có sừng, cừu cái không sừng.
 a. Tại sao tỉ lệ cừu đực có sừng nhiều hơn cừu cái?
 b. Nếu lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng thì ở đời con F1, F2 tỉ lệ kiểu hình ở mỗi giới như thế nào? 
Câu 7. 
a. Trình bày phương pháp nuôi cấy hạt phấn ở thực vật?
b. Tạo giống bò chuyển gen bằng phương pháp vi tiêm được tiến hành như thế nào?
Câu 8.
 Lai 2 cá thể F1 có kiểu gen khác nhau đều có kiểu hình thân cao, quả tròn được F2 gồm 4 loại kiểu hình trong đó có 0,49% cây thân thấp, quả dài.
 Biết mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn, diễn biến trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái là như nhau. Biện luận và xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2?
Câu 9.
a. Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Biết rằng cây có kiểu gen aa không có khả năng kết hạt. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây không kết hạt ở thế hệ F1 là bao nhiêu?
b. Trong một huyện có 800000 dân, nếu thống kê được có 320 người bị bệnh bạch tạng (aa). Giả sử quần thể này cân bằng di truyền, cho biết:
- Số người mang kiểu gen dị hợp Aa là bao nhiêu?
- Xác suất để 2 vợ chồng có màu da bình thường sinh ra một đứa con bị bạch tạng trong quần thể này là bao nhiêu?
....................Hết........................
SỞ GD& ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPTNÔNG CỐNG 1
ĐÁP ÁN ĐỀ 2
Câu
ý
Nội dung
Điểm
 1
(1,25 đ)
a
* Trình tự các nucleotit ở bộ ba đối mã của tARN: 
 3’UGA 5’................................................................................
* Dựa vào cơ sở : + Ngược chiều nhau về trình tự các nucleotit của các bộ ba .
 + NTBS khi phiên mã và dịch mã. 
0,25
0,25
0,25
b
* Các trình tự nuclêôtit: Trình tự nuclêôtit đầu mút, trình tự nuclêôtit khởi đầu nhân đôi ADN, trình tự nuclêôtit tâm động.
* Chức năng vùng đầu mút của nhiễm sắc thể: 
Bảo vệ các nhiễm sắc thể đồng thời làm cho chúng không dính vào nhau
0,25
0,25
 2
(1,0đ)
a
Điểm khác biệt cơ bản nhất:
- Thể tự đa bội mang bộ NST có nguồn gốc từ một loài.....................................................
- Thể dị đa bội mang bộ NST có nguồn gốc từ 2 loài khác nhau......................................
0,25
0,25
b
* Cơ chế gây đột biến gen của acridin:
+ Acridin chèn vào mạch khuôn cũ => đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.................................
+ Acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp => đột biến mất 1 cặp nuclêôtit...................
0,25
0,25
 3 
 (1,0đ)
a
Dạng đột biến điểm làm thay đổi tỉ lệ : 
Không có dạng nào...............................................................................................................
0,25
b
* Enzim tổng hợp đoạn mồi: ARN pôlimeraza.................................................................
* Vai trò đoạn mồi: 
- Enzim ADN pôlimeraza chỉ có thể bổ sung nuclêôtit vào nhóm 3’ –OH, ngay lúc đầu không có nhóm 3’-OH tự do ............................................................................................ 
- Cần tổng hợp đoạn mồi để tạo nhóm 3’- OH tự do.........................................................
0,25
0,25
0,25
 4
(1,0đ)
a
* Cơ chế phát sinh ĐB lặp đoạn:
 Do trao đổi chéo không cân giữa các crômatít của cặp NST kép tương đồng ở kì trước giảm phân I.......................................................................................................................
*Ý nghĩa ĐB lặp đoạn:
 Lặp đoạn ->lặp gen, tạo điều kiện cho ĐB gen -> tạo nên các gen mới ->.Cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá................................................................................................... 
0,25
0,25
b
* Gen phân mảnh là gen có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn không mã hóa axit amin............................................................................
* Gen không phân mảnh là gen có vùng mã hóa liên tục.................................................
0,25
0,25
 5
(1,0đ)
a
* Bản chất của quy luật:
- Quy luật phân li: Khi giảm phân thì các alen của một cặp phân li đồng đều về các giao tử.................................................................................................................................
- Quy luật phân li độc lập: Khi giảm phân các cặp alen khác nhau phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.................................................................................................
0,25
0,25
b
- Nói cô ấy được mẹ truyền cho tính trạng “má lúm đồng tiền” là không hoàn toàn chính xác............................................................................................................................
- Giải thích: Mẹ chỉ truyền cho con gen quy định tính trạng “má lúm đồng tiền”, không truyền cho con tính trạng đã có sẵn ...................................................................................
0,25
0,25
6
(1,0đ)
a
Cừu đực có sừng nhiều hơn cừu cái vì:
- Có sừng là tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính....................................................
- Cùng 1 kiểu gen dị hợp thì cừu đực có sừng, cừu cái không có sừng.............................
0,25
0,25
b
Tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là: 
 P : ♂ aa x ♀ AA
 (không sừng) ( có sừng)
 F1 : Aa
 (100% ♂có sừng; 100% ♀ không sừng).................................
 F2 : 1AA; 2Aa; 1aa
 ♂ (3 có sừng;1 không sừng)
 ♀ (1 có sừng; 3 không sừng)...................................................
0,25
0,25
7
(1,25đ)
a
Phương pháp nuôi cấy hạt phấn:
- Hạt phấn (n) nuôi trong môi trường nhân tạo => tạo các dòng đơn bội =>Chọn lọc các dòng đơn bội mong muốn..
- Lưỡng bội hóa dòng đơn bội bằng 1 trong 2 cách:
+ Tế bào (n) => tế bào (2n) => cây (2n)
+ Tế bào (n) => Cây (n) => Cây (2n).
0,25
0,25
0,25
b
 Phương pháp vi tiêm:
- Lấy trứng từ bò mẹ => thụ tinh trong ống nghiệm 
- Đưa ADN mang gen cần cấy vào trứng ở giai đoạn nhân non, phôi được tạo ra đưa trở lại ống dẫn trứng của bò mẹ.
0,25
0,25
8
(1,25 đ)
* Biện luận:
- Mỗi gen quy định một tính trạng, F1 thân cao, quả tròn lai với nhau F2 xuất hiện thân thấp, quả dài => tính trạng thân cao, quả tròn là các tính trạng trội..................................
 Quy ước A: Thân cao, a: Thân thấp. B: Quả tròn, b: Quả dài.
- F2 có 4 kiểu hình và thân thấp, quả dài chiếm 0,49% (≠ 6,25%) => có hiện tượng hoán vị gen.....................................................................................................................
- F2 có cây thân thấp, quả dài => 2 cá thể F1 đều cho giao tử có ab => F1 thân cao, quả tròn dị hợp 2 cặp gen, nhưng có kiểu gen khác nhau => Một cá thể có kiểu gen , Cá thể kia có kiểu gen ...............................................................................................
- F1 có kiểu gen khác nhau, diễn biến trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái là như nhau => F2 có 0,49% = 49% ab x 1% ab => Tần số hoán vị = 2%.................
* Kiểu hình F2:
 F1: (Cây cao, quả tròn) x (Cây cao, quả tròn)
 GF1: AB = ab = 49% AB = ab = 1% 
 Ab = aB = 1% Ab = aB = 49% 
 F2: Lập bảng ta có kết quả
 Tỉ lệ kiểu hình: 50,49% cây cao, quả tròn : 24,51% cây cao, quả dài
 24,51% cây thấp, quả tròn : 0,49% cây thấp, quả dài.......................
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
9
(1,25)
a
Tỉ lệ cây không kết hạt ở thế hệ F1:
- Vì cây có kiểu gen aa không có khả năng kết hạt nên cấu trúc của quần thể P tham gia sinh sản là: 0,6 AA : 0, 4 Aa..
- Tỉ lệ cây không có khả năng kết hạt ở thế hệ F1: 0,4 x 1/4 = 0,1
0,25
0,25
b
* Số người mang kiểu gen dị hợp:
- Tần số alen a: q2 = 320/800000 = 0,0004 => q(a) = 0,02 => p(A) = 0,98..
- Số người mang kiểu gen Aa = 2 x 0,02 x 0,98 x 800000 = 31360..
* Xác suất để 2 vợ chồng sinh con bạch tạng : (2 x 0,02 x 0,98)2x 1/4 = 0,00038.
0,25
0,25
0,25
 ....................... Hết ....................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_hsg_mon_sinh_hoc_lop_12_de_so_2_truong_thpt_nong.doc