Câu 6 : Sự phát sinh đột biến Gen Phụ thuộc vào yếu tố nào :
A. Loại tác nhân, cường độ và liều lượng tác nhân. B. Thời điểm xảy ra đột biến.
C. Đặc điểm cấu trúc của Gen. D. A, B và C đều đúng.
sở GD - ĐT Nghệ An Đề Thi khảo sát chất lượng Năm học 2006 - 2007: Môn Sinh Học : “30 Câu” Thời gian 45 phút Mã Đề 223 Câu 1: Thuyết tiến hoá hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên thể hiện ở chỗ : A. Phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. B. Làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị. C. Đề cao vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới. D. A, B và C đều đúng. Câu 2: Giữa biến dị tổ hợp và đột biến Gen có điểm nào giống nhau : I.Đều làm biến đổi vật chất di truyền. II.Đều làm biến đổi kiểu hình. III.Đều là các biến dị di truyền. IV. Đều có vai trò cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. A.I, III, IV. B. II, III, IV. C.I, II, III. D. I, II, IV. Câu 3 :Loại hoá chất có tác dụng làm thay cặp A- T Thành G - X và tạo ra đột biến Gen là : A. Cônxixin. B. 5- Brôm uraxin ( 5BU). C. Êtylmêtan sunfonat ( EMS). D. Nitrozo Metylurê ( NMU). ở cà chua Gen A quy định quả đỏ , Gen a quy định quả vàng . Khi cho các cây cà chua tứ bội lai với nhau ( Hãy Trả lời các câu hỏi 4,5) Câu 4: Nêu kết quả phân ly kiểu hình 3 quả đỏ : 1 quả vàng thì Kiều Gen của P là : A. AAaa x Aaaa. B. Aaaa x aaaa. C. AAaa x aaaa. D. Aaaa x Aaaa. Câu 5 : Nêu thế hệ sau xuất hiện tỷ lệ kiểu hình 11 quả đỏ : 1 quả vàng thì kiểu Gen của P là : A. AAaa x AAaa. B. AAaa x Aaaa. C. Aaaa x aaaa. D. AAaa x aaaa. Câu 6 : Sự phát sinh đột biến Gen Phụ thuộc vào yếu tố nào : A. Loại tác nhân, cường độ và liều lượng tác nhân. B. Thời điểm xảy ra đột biến. C. Đặc điểm cấu trúc của Gen. D. A, B và C đều đúng. Câu7. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là : A. Prôtêin và Axit Nuclêic. B. Prôtêin. C. Axit Nuclêic. D. Cácbon Hydrat. Câu 8. Trong chọn giống người ta sử dụng Phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn để : A. Kiểm tra và đánh giá kiểu Gen của từng dòng thuần. B. Củng cố các đặc tính quý, tạo dòng thuần. C. Chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai, tạo giống mới. D.A,B và C đều đúng . Câu 9: Ưu thế nổi bật của kỷ thuật di truyền là : A.Khả năng cho tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại. B. Sản xuất một loại Prôtêin nào đó với số lượng lớn trong một thời gian ngắn. C.Gắn được các đoạn AND với các ARN tương ứng. D.Gắn được các đoạn AND với các Plasmit của vi khuẩn . Câu10: Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần : A.Tạo ưu thế lai. B.Tạo ra dòng thuần. C. Hiện tượng thoái hoá. D. Tỷ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm. Câu 11: Để tạo được ưu thế lai, khâu quan trọng nhất : A. Tạo ra các dòng thuần. B. Thực hiện được lai kinh tế. C. Thực hiện được lai khác dòng. D. Thực hiện được lai khác loài. Câu 12: Người đầu tiên xây dựng một học thuyết tương đối có hệ thống về quá trình tiến hoá của sinh giới là : A. Lamac. B. Đacuyn. C. Menđen. D. Kimura. Câu 13: Loại biến dị nào sau đây được xem là nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên : A. Thường biến. B. Biến dị tổ hợp. C. Biến dị đột biến. D. Tất cả đều đúng. Câu 14: Đa số các đột biến có hại vì : A.Phá vở mối quan hệ hài hoà trong cơ thể , giữa cơ thể với môi trường. B. Thường làm mất đi khả năng sinh sản của Sinh vật. C. Thường biểu hiện ngẫu nhiên không định hướng. D. Thường làm mất đi nhiều Gen. Câu 15: Quá trình giao phối có tác dụng : A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể . B. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp . C. Tạo ra những tổ hợp Gen thích nghi, trung hoà tính có hại của đột biến. D. tất cả đều đúng. Câu 16 : Dạng cách ly nào đánh dấu sự hình thành loài mới. A. Cách ly địa lý. B.Cách ly sinh sản. C. Cách ly sinh thái. D. Cách ly di truyền. Câu 17: Trong một quần thể có tỷ lệ phân bố các kiểu Gen là : 0.49 AA + 0.42 Aa + 0.09 aa thì tần số tương đối của các Alen ở thế hệ tiếp theo là : A. A = 0.7, a= 0.3. B. A= 0.6 , a= 0.4. C. A= 0.5, a= 0.5. D. A= 0.8 , a= 0.2. Câu 18 : Biến dị tổ hợp được phát sinh do: A. Sự tác động qua lại giửa các Gen không Alen. B. Sự Trao đổi đoạn và hoán vị Gen xảy ra ở kỳ trước 1 Giảm phân. C. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng xảy ra trong quá trình giảm phân và thụ tinh . D. A, B và C đều đúng. Câu 19: Đột biến thay cặp nucleotit có thể gây ra : A. Thay thế một Axit amin này bằng một Axit amin khác. B. Cấu trúc của Prôtêin không thay đổi. C. Phân tử Prôtêin có thể không được tổng hợp. D. A, B và C đều đúng. Câu 20 : Ngày nay không còn khả năng sự sống tiếp tục hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hoá học nữa vì: A. Thiếu những Điều kiện lịch sử cần thiết. B. Nếu chất hữu cơ được tạo thành ngoài cơ thể sống sẽ bị vi khuẩn phân huỷ. C. Chất hữu cơ hiện nay trong thiên nhiên chỉ được tổng hợp theo phương thức sinh học trong cơ thể sống. D. A, B và C đúng. Câu 21 : Theo quan niệm hiện đại có những loại biến dị nào sau đây: A. Biến dị Di truyền và không di truyền. B. Biến dị tổ hợp và đột biến. C. Thường biến và đột biến . D. Đột biến Gen và đột biến NST . Câu 22: Vi khuẩn E.coli thường được dùng làm tế bào nhận vì: A. Có khả năng sinh sản nhanh. B. không có độc tính. B. Có cấu trúc đơn giản, Vật liệu di truyền ít, dễ kiểm soát. D. Tất cả đều đúng . Câu23: Kỷ thuật di truyền là kỷ thuật : A. Thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử. B. Thao trên tác Gen. C. Thao tác trên NST. D. A và B đúng. Câu 24: Nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá là : A. Đột biến Gen. B. Đột biến NST. C. Thường biến. D. Biến dị tổ hợp . Căn cứ vào phả hệ sau của một dòng họ trong 3 thế hệ về một loại bệnh ( hãy trả các câu trắc nghiệm sau ) I. 1 2 3 II. 1 2 3 4 5 III. 1 2 3 4 5 Câu a: Đặc Điểm di truyền của bệnh là : A. Di truyền Gen trội nằm trên NST thường. B. Di Truyền Gen Lặn Nằm trên NST thường. C. Di truyền Gen Lặn Nằm trên NST X. D. Tất cả Đều đúng. Câu b: Nếu bệnh do đột biến Gen lặn Nằm trên NST thường thì kiểu Gen của Người I2 , II1 và II5 như thế nào. ( Alen A bình thường, Alen a gây bệnh) A. I2 AA, II1 Aa , II5 AA. B. I2 Aa , II1 AA , II5 Aa. C. I2 Aa , II1 Aa hoặc AA, II5 Aa. D. I2 Aa , II1 Aa , II5 Aa. Câu c: Nếu bệnh do gen lặn a nằm trên NST X thì kiểu Gen II3 và III1, III5 như thế nào (Gen A bình thường). A. II3 Xa Xa, III1 XaY, III5XAXa. B. II3XAXa , III1XAY , III5XaXa. C. II3XAXA,III1XAY, III5XAXa. D. II3XAXa,III1XAY, III5XAXa. Câu d: Nếu bệnh do đột biến Gen lặn nằm trên NST X thì III2 lấy chồng không bệnh, khả năng sinh con mắc bệnh là : A. 50%. B. 75%. C. 25%. D. 0%. Câu : Về mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng : A. Các loài không có quan hệ họ hàng về nguồn gốc. B. Các loài là kết quả của quá trình tiến hoá Từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau. C. Các loài là kết quả tiến hoá từ một nguồn gốc chung. D. Các loài được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau. Câu 30: Xét một cặp NST ( XY) Của một cá thể đực, trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân ly bất thường ở kỳ sau, cá thế trên có thể tạo ra giao tử sau : A. XY và O. B. X, Y, XY và O. C. X, Y, XX, XY và O. D. X, Y, XX , YY, XY và O. Đáp án : mã 223 1.B ; 2.B ; 3.B ; 4.D ; 5.B ; 6.D ; 7.A ; 8.D ; 9.A ; 10.A. 11.A ; 12.B ;13.B ;14.A ;15.D ;16.D ;17.A ;18.D ;19.D ;20.D. 21.A ;22.D ;23.D ;24.A ;25.D ;26.C ;27.D ;28.C ;29.C ;30.D.
Tài liệu đính kèm: