Trắc nghiệm Sinh học 12 – chương trình ôn thi tốt nghiệp - Hệ sinh thái

Trắc nghiệm Sinh học 12 – chương trình ôn thi tốt nghiệp - Hệ sinh thái

CHƯƠNG III: HỆ SINH THÁI

 Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu A,B,C,D và E. Sinh khối mỗi bậc là: A =400Kg/ha, B = 500Kg/ha, C = 400kg/ha, D = 60Kg/ha, E = 4 Kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp đến cao theo thứ tự sau:

Hệ sinh thái 1: A-> B-> C -> E.

Hệ sinh thái 2: A-> B-> D -> E.

Hệ sinh thái 3: E -> D-> B-> C.

Hệ sinh thái 4: C-> A-> D-> E.

Dùng các dữ kiện trên để trả lời cho các câu hỏi 1,2 và 3:

Câu 1. Trong các hệ sinh thái trên, hệ sinh thái nào có thể là 1 hệ sinh thái bền vững?

A. HST 1.

B. HST 2.

C. HST 3.

D. HST4.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2101Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Sinh học 12 – chương trình ôn thi tốt nghiệp - Hệ sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: HỆ SINH THÁI
 Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu A,B,C,D và E. Sinh khối mỗi bậc là: A =400Kg/ha, B = 500Kg/ha, C = 400kg/ha, D = 60Kg/ha, E = 4 Kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp đến cao theo thứ tự sau:
Hệ sinh thái 1: A-> B-> C -> E.
Hệ sinh thái 2: A-> B-> D -> E.
Hệ sinh thái 3: E -> D-> B-> C.
Hệ sinh thái 4: C-> A-> D-> E.
Dùng các dữ kiện trên để trả lời cho các câu hỏi 1,2 và 3:
Câu 1. Trong các hệ sinh thái trên, hệ sinh thái nào có thể là 1 hệ sinh thái bền vững?
A. HST 1.
B. HST 2.
C. HST 3.
D. HST4.
Câu 2. Trong các HST trên, HST nào là HST kém bền vững nhất?
A. HST1. 
B. HST 2.
C. HST 3.
D. HST 4.
Câu 3. Trong các HST trên trường hợp nào không xảy ra? 
A. HST 1.
B. HST 2.
C. HST 2 và 3.
D. HST 4.
Câu 4. Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích. Nhận xét nào sau đây là đúng về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước va mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn?
A. Là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn.
B. Là sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Là sinh vật tiêu thụ bậc 2.
D. Vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
Câu 5. Hệ sinh thái nào dưới đây là hệ sinh thái trên cạn?
I. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
II. Sa van.
III. Sa mạc.
IV. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
V. Hệ sinh thái thảo nguyên.
Trả lời:
A. I,II, III,V.
B. I, II, III, IV.
C. I, II, IV, V.
D. I, III, IV, V.
Câu 6. Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng, động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành
A. lưới thức ăn.
B. quần xã.
C. hệ sinh thái.
D. chuỗi thức ăn.
Câu 7. Thành phần cơ bản của một hệ sinh thái bao gồm:
I. Các chất vô cơ, các chất hữu cơ.
II. Điều kiện khí hậu.
III. Sinh vật sản xuất.
IV. Sinh vât phân giải.
V. Sinh vật tiêu thụ.
Trả lời:
A. I, III, IV, V.
B. I, II, III, V.
C. I, II, III, IV, V.
D. II, III, IV, V.
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của HST rừng nhiệt đới?
A. Khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp xanh tốt quanh năm, có nhiều tầng.
B. Ánh sáng mặt trời ít soi xuống mặt đất nên có nhiều loài cây ưa bóng.
C. Động vật và thực vật đa dạng, phong phú; có nhiều động vật cỡ lớn.
D. Khí hậu ít ổn định, vai trò của các nhân tố hữu sinh và các nhân tố vô sinh là như nhau.
Câu 9. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái được thực hiện
A. trong phạm vi quần xã sinh vật.
B. trong phạm vi quần thể sinh vật.
C. giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh của nó.
D. cả A và C.
Câu 10. Cho chuỗi thức ăn sau:
Tảo lục đơn bào -> Tôm -> Cá rô -> Chim bói cá.
Chuỗi thức ăn trên được mở đầu bằng
A. sinh vật dị dưỡng.
B. sinh vật tự dưỡng.
C. sinh vật phân giải chất hữu cơ.
D. sinh vật hóa tự dưỡng.
Câu 11. Cho chuỗi thức ăn sau:
Cây lúa -> Sâu đục thân-> ......(1).......-> Vi sinh vật.
(1) ở đây có thể là:
A. rệp cây.
B. bọ rùa.
C. trùng roi.
D. ong mắt đỏ.
Câu 12. Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?
A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
B. Năng suất của Sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
** Cho lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng như sau:
Cây dẻ ---------->Sóc ----------------->Diều hâu -----------------> Vi khuẩn và nấm.
Cây thông----> Xén tóc---------> Chim gõ kiến--------------->Trăn
 Thằn lằn
	Dùng các dữ kiện trên để trả lời cho các câu hỏi 13,14,15,16.
Câu 13. Sinh vật tiêu thụ bậc 1trong lưới thức ăn trên là
A. Sóc.
B. xén tóc.
C.Sóc, Thằn lằn.
D. Sóc, Xén tóc.
Câu 14. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 trong lưới thức ăn trên là
A. thằn lằn.
B.chim gõ kiến.
C. diều hâu, chim gõ kiến.
D. thằn lằn, chim gõ kiến.
Câu 15. Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất trong lưới thức ăn trên là:
A. trăn.
B. diều hâu.
C. vi khuẩn, nấm.
D. trăn, diều hâu.
Câu 16. Sinh vật phân giải trong lưới thức ăn trên là:
A. nấm.
B.vi khuẩn.
C. cả A và B.
D. đáp án khác.
Câu 17. Rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ, rừng cây bụi.......
A. là các ví dụ về sự tương tác giữa các sinh vật.
B. là các giai đoạn của diễn thế sinh thái.
C. là các ví dụ về hệ sinh thái ở Việt Nam.
D. là những quần xã giống nhau về năng lượng đầu vào và đầu ra của dòng năng lượng.

Tài liệu đính kèm:

  • docPHAN 10.doc