Đề thi học sinh giỏi lớp 12 đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 15 năm học 2007-2008 đề thi môn Văn

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 15 năm học 2007-2008 đề thi môn Văn

Câu 1 : ( 8 điểm )

 Trước những chuyển mình to lớn của đất nước trong thời gian gần đây, anh (chị) có những suy nghĩ gì ?

Câu 2 : ( 6 điểm )

Ở nửa cuối của truyện ngắn “Mùa lạc” , nhà văn Nguyễn Khải có viết trong một câu triết luận ngoại đề : “ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy ”

( Văn học 12 , tập 1, NXB Giáo dục, 2004, tr.138)

Qua tác phẩm “Mùa lạc”, anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa triết lí và bài học nhân sinh.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1639Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 12 đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 15 năm học 2007-2008 đề thi môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU GIANG
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ 15
NĂM HỌC 2007-2008
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN VĂN 
Thời gian 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 : ( 8 điểm ) 
 Trước những chuyển mình to lớn của đất nước trong thời gian gần đây, anh (chị) có những suy nghĩ gì ? 
Câu 2 : ( 6 điểm )
Ở nửa cuối của truyện ngắn “Mùa lạc” , nhà văn Nguyễn Khải có viết trong một câu triết luận ngoại đề : “ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”
( Văn học 12 , tập 1, NXB Giáo dục, 2004, tr.138)
Qua tác phẩm “Mùa lạc”, anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa triết lí và bài học nhân sinh.
Câu 3 : ( 6 điểm )
	Nhận xét về truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, nhà nghiên cứu văn học Hà Minh Đức viết : “Vợ nhặt là một truyện ngắn hay, có giá trị hiện thực và nhân đạo”
( Văn học hiện đại Việt Nam, Hà Minh Đức, NXB Thanh Niên, 1998, tr.184 )
	Anh ( chị ) hãy phân tích tác phẩm để làm rõ nhận định trên.
---------------------HẾT--------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU GIANG
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ 15
NĂM HỌC 2007-2008
ĐÁP ÁN MÔN VĂN
`Câu 1 ( 8 điểm)
I.Yêu cầu về kĩ năng
Học sinh biết vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm một bài văn nghị luận xã hội, chủ yếu là bình luận - giải thích -chứng minh để làm rõ yêu cầu của đề.
Bài viết sáng tạo, kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp.
II.Yêu cầu về kiến thức
	Học sinh phải có những hiểu biết nhất định về những bước chuyển mình to lớn của đất nước trong thời gian gần đây. 
	Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản phải thể hiện được hai ý lớn :
- Những chuyển mình to lớn của đất nước trong thời gian gần đây như : Việc chuyển đổi nền kinh tế của đất nước với cơ chế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực, quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá diễn ra nhanh chóng,;VN trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, VN trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ,Chúng ta đã mạnh dạn mở cửa đất nước với phương châm “ VN muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” trên cơ sở “Bình đẳng , hợp tác và hữu nghị”, “Hai bên cùng có lợi” , nền dân chủ có những chuyển biến tích cực , mức sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, Đồng thời cũng chỉ ra được một số những “mặt trái” của thời đại.
- Những suy nghĩ của bản thân học sinh trước những bước chuyển mình to lớn đó của đất nước : HS nhận thức được những thời cơ và thách thức của thời đại , hướng mục tiêu phấn đấu của bản thân nhằm theo kịp nhu cầu phát triển như vũ bão của kinh tế , khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới, Đồng thời bài viết còn phải thể hiện trách nhiệm công dân đối với vận mệnh của đất nước , trách nhiệm làm chủ của thế hệ tương lai trong tình hình mới , trong thế kỉ mới “ Hoà nhập chứ không hoà tan” và tất cả nhằm mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh , xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
 BIỂU ĐIỂM
* Điểm 7-8 : Bài làm sáng tạo , kiến thức về những vấn đề xã hội phong phú và chính xác đồng thời phải thể hiện được ý thức, tinh thần : gắn phát triển với đạo đức – dân tộc
* Điểm 5-6 : Bài viết đã thể hiện sự hiểu biết về các vấn đề xã hội, song còn chưa phong phú , diễn đạt còn một vài chỗ chưa thật sự thuyết phục, đã bước đầu ý thức được vai trò trách nhiệm và hướng phấn đấu của bản thân, bài viết còn một vài sai sót về chính tả và diễn đạt
* Điểm 3-4 : Bài viết cơ bản hiểu được vấn đề nhưng trình bày , diễn đạt còn đôi chỗ sai sót, kiến thức về xã hội còn hạn chế, chưa nêu bật được vấn đề.
* Điểm 2-3 : Chưa hiểu kĩ được vấn đề, kiến thức xã hội ít ỏi , bài viết còn tản mạn, mắc nhiều lỗi về trình bày diễn đạt
* Điểm 1-2: Chưa hiểu vấn đề , kiến thức về các vấn đề xã hội rất thấp , bài viết quá nhiều lỗi,
* Điểm 0 : Không hiểu vấn đề, lạc hướng hoàn toàn ; bỏ giấy trắng không trình bày vấn đề,
Câu 2 ( 6 điểm )
I.Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh biết cách làm bài một vấn đề về nghị luận văn học , cụ thể là phân tích tác phẩm để làm rõ một vấn đề.
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ , hợp lí.
- Hành văn sáng tạo, mạch lạc, đạt yêu cầu về chính tả, chữ viết, trình bày sạch sẽ.
II.Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản phải đảm bảo được các yêu cầu sau :
- Phần tích tác phẩm có hai vấn đề lớn để làm rõ tính triết lí : 
+ Sự hồi sinh của vùng đất Điện Biên sau chiến tranh : “ Mới mùa xuân năm ngoái , đất này còn ngợp lên một rừng cây chó đẻ, dây thép gai, mìn, vỏ đạn đại bác, nhừ nát vì những hố bom, những 
giao thông hào. Rải rác có những đoạn xương người” “ Mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các màu nham nhở, man rợ khác của đất hoang. Một mảnh sô trắng làm rèm che cửa Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi” Và “Ở đây , trong những buổi lễ cưới người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống khói thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này, và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng mượt”
+ Những con người chọn nơi đây làm chỗ dừng chân cũng đã tìm gặp được hạnh phúc của cuộc sống ( tuy nhiên cần đặc biệt phân tích nhân vật trung tâm là cô Đào để làm rõ ý nghĩa của thiên truyện ).
. Đào - một người phụ nữ ý thức được bản thân , nhưng chịu nhiều bất hạnh trong quá khứ . Lúc đầu đến nông trường “với một tâm lí con chim bay mãi cũng mỏi cánh , con ngựa chạy mãi cũng chồn chân, muốn tìm một nơi hẻo lánh nào đó, thật xa những nơi quen thuộc để quên đi cuộc đời đã qua”.Với ngoại hình “hơi thô” tuy nhiên bên cạnh đó Đào vẫn có nhiều nét “cá tính” độc đáo ( Lời ăn tiếng nói , tài làm thơ,).Tất cả khiến mọi người “gặp một lần có thể nhớ mãi”. Tuy nhiên khi đến với lao động ở nông trường Điện Biên , sống giữa những con người thân thiện dễ gần ( rõ nhất là Huân) và đặc biệt là bức thư tỏ tình của ông Dịu , khiến tâm lí, hành động ( chán chường, “táo bạo , liều lĩnh, ghen tị,”) đã thay đổi hoàn toàn trong Đào và cuối cùng cô đã chọn nông trường ĐB làm quê hương thứ hai của mình.
.Ngoài ra cần chú ý thêm về một vài nhân vật khác, họ cũng đã tìm được ý nghĩa cuộc sống, tình yêu cho mình : Huân , Duệ , ông Dịu,  ( so sánh trong hai giai đoạn cuộc đời của các nhân vật : Gian khổ, bất hạnh trước đây và niềm vui trong hiện tại)
* GS.Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyễn Khải : “Anh hay lấy cái tiêu chí tư tưởng để đánh giá người này, người khácMột trong những tài năng đặc biệt của Nguyễn Khải là chộp được rất nhanh những kiểu người có “vấn đề” khác nhau để mém ra những suy nghĩ của mình Anh nảy ra biết bao vấn đề để suy nghĩ, bàn luận, triết luận vốn là chỗ sở trường của anh và là cái thú riêng của anh”( Bài “Dạy khôn Nguyễn Khải” – Báo văn nghệ số 22, ngày7/5/2000- Dẫn theo Vũ Dương Quỹ , Lê Bảo)
- Ý nghĩa triết lí và bài học nhân sinh từ câu triết luận ngoại đề của nhà văn Nguyễn Khải : “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ hy sinh, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”. Đó là nghị lực để sống , biết vượt qua những khúc ngoặc của cuộc đờiĐiều này ta bắt gặp rõ nhất ở Đào , ở Huân và các nhân vật khác. Bài học nhân sinh ấy luôn có giá trị cho mọi người , đừng đầu hàng số phận, hãy tìm đến với lao động , đến với một môi trường sống tốt đẹp . Muốn vậy chúng ta hãy cùng nhau xây dựng nó
-> Bài học cho bản thân.
BIỂU ĐIỂM
* Điểm 5-6 : Hiểu đúng vấn đề , trình bày sáng tạo đầy đủ. Nắm vững kiến thức của tác phẩm cũng như giá trị nhân sinh mà tác phẩm mang lại, đồng thời phải biết phân tích từ tác phẩm để làm rõ ý nghĩa mà tác giả muốn đặt ra.
* Điểm 3-4 : Hiểu đề nhưng bài viết còn chưa đủ ý, chưa chỉ ra được mối liên hệ giữa việc phân tích phẩm với làm rõ một câu nói có ý nghĩa nhân sinh. Bài làm còn một vài lỗi về diễn đạt ý , dùng từ , đặt câu , chính tả,
* Điểm 2-3 : Hiểu vấn đề chưa đầy đủ , còn khá nhiều lỗi, chỉ mới dừng lại ở phân tích tác phẩm mà chưa nêu được tính triết lí và ý nghĩa nhân sinh của vấn đề.
* Điểm 1-2: Chưa hiểu vấn đề, sai quá nhiều lỗi.
* Điểm 0 : Không hiểu vấn đề dẫn đến lạc đề, bỏ giấy trắng không làm bài.
Câu 3 ( 6 điểm )
I.Yêu cầu về kĩ năng
Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận phân tích - chứng minh.
Kết cấu bài viết chặt chẽ, hợp lí.
Bài làm thể hiện sáng tạo , trình bày lưu loát , mạch lạc ,văn giàu cảm xúc, không sai về diễn đạt ý, chính tả,chữ viết rõ
II.Yêu cầu về kiến thức
* Một truyện ngắn được đánh giá là hay khi :
- Tác phẩm văn học ấy bao giờ cũng là sự hài hoà về hình thức và nội dung
- Tác phẩm hay khi nó có nội dung mang một ý nghĩa lớn đối với đời sống con người, và nó cũng phải có một hình thức thể hiện sự độc đáo và phù hợp trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.
Vợ nhặt ngoài kết cấu tình huống truyện độc đáo , tác phẩm còn mang một giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
L.Tonxtoi cho rằng : Tác phẩm nghệ thuật hay hoặc dở tuỳ thuộc vào điều nhà văn nói ra, cách anh ta nói và anh ta nói có thật lòng không.( Dẫn theo “Tuyển tập đề thi Olympic 2007”)
* Tình huống truyện độc đáo: Tràng là một thanh niên xấu xí, nhà nghèo ,chỉ qua một vài câu đùa vui mà lại “nhặt” được vợ. Hơn nữa ai lại cưới vợ khi mà mọi người đang phải đối mặt với cái đói quay quắt , điều ấy khiến cho người trong làng còn ái ngại cho anh “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”,
* Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm
Vợ nhặt lên án chế độ xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945, hình ảnh “ Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ , đi làm không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường . Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”
Qua tác phẩm, Kim Lân đã thể hiện một quan điểm nhân đạo sâu sắc, cảm động. Nhà văn đã phát hiện và diễn tả khát vọng của người lao động, cho dù họ bị đẩy vào tình cảnh bi đát nhất , bị đe doạ bởi đói kém và chết chóc nhưng họ vẫn khát khao tình thương, khát khao có một mái ấm gia đình, luôn hướng về sự sống, luôn tin tưởng ở tương lai 
Nạn đói khủng khiếp với hơn 2 triệu người chết giờ đã tràn đến và bao phủ xuống xóm ngụ cư tự lúc nào , nó như muốn tiêu diệt mọi tình cảm , ý chí sống của con người ở đây: Bóng người dật dờ như những bóng ma, người con gái vì miếng ăn có thể chua ngoa đanh đá -> Người trong làng không ai tin mình có thể sống qua được nạn đói huống chi đến việc lập gia đình. Tuy nhiên niềm khao khát được sống và khao khát hạnh phúc đã khiến cho anh Tràng và cô gái gặp nhau -> lòng nhân hậu của nhà văn : Mặc cho hoàn cảnh thế nào anh Tràng vẫn liều lĩnh “nhặt vợ” , cô gái sẵn sàng theo không chàng trai để được sống. Cuối cùng thì tình yêu cuộc sống đã thắng, nó còn là niềm tin của tác giả vào con người : Bà cụ Tứ từ chỗ lo âu buồn tủi đến vun xới cho hạnh phúc của con, người phụ nữ đổi thay rất nhiều kể từ lúc nhận lời về làm vợ Tràng, anh Tràng thì ý thức được trách nhiệm hơn đối với gia đình hình ảnh cách mạng và hy vọng được đổi đời đã loé lên.
BIỂU ĐIỂM
* Điểm 5-6 : Bài viết sáng tạo , diễn đạt đủ ý , lưu loát.
* Điểm 3-4 : Đã hiểu được yêu cầu của đề nhưng trình bày chưa đủ ý, còn một số lỗi trong diễn đạt, từ ngữ , chính tả.
* Điểm 2-3 : Hiểu đề nhưng chưa diễn đạt đủ ý, còn khá nhiều lỗi trong diễn đạt và trình bày ý, chính tả.
* Điểm 1-2 : Chưa hiểu vấn đề, sai quá nhiều lỗi trong trình bày diễn đạt ý , chính tả.
* Điểm 0 : Không hiểu được vấn đề , lạc đề, bỏ giấy trắng không làm bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe HSG Van KVDBSCL.doc