Giáo án Ngữ văn 12: Tây tiến - Quang Dũng

Giáo án Ngữ văn 12: Tây tiến - Quang Dũng

 TÂY TIẾN

 Quang Dũng

Yêu cầu: - Giúp học sinh tìm hiểu:hình tượng người lính Tây Tiến oai hùng, cao đẹp với tâm hồn lãng mạn tuyệt vời.

- Vẻ đẹp hoang vu, kì thú của núi rừng Việt Bắc. thấy được tài năng nghẹ thuật của nhà thơ.

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12: Tây tiến - Quang Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tây tiến
 Quang Dũng
Yêu cầu: - Giúp học sinh tìm hiểu:hình tượng người lính Tây Tiến oai hùng, cao đẹp với tâm hồn lãng mạn tuyệt vời.
- Vẻ đẹp hoang vu, kì thú của núi rừng Việt Bắc. thấy được tài năng nghẹ thuật của nhà thơ.
Nội dung- phương pháp
Em hãy nêu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Quang Dũng?
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Cảm hứng chủ đạo?
định hướng phân tích?
Cảm nhận của em về đoạn thơ mở đầu?
Hai câu thơ đầu thể hiện điều gì? 
Cảm xúc đó được thể hiện như thế nào?
Em hãy phân tích ý nghĩa của các từ ngữ trong câu thơ? 
Rút ra cảm nhận của em về hai câu thơ đầu?
Núi rừng Tây Bắc được thể hiện như thế nào?
Các địa danh này mở ra điều gì?
Hình ảnh thơ?ý nghĩa của hình ảnh?
Phân tích vẻ đẹp của ngôn từ trong đoạn trích?
Cảm nhận củaem về hình ảnh “súng ngửi trời”?
Hình ảnh người lính được nhà thơ thể hiện như thế nào?
Những hình ảnh nào ấn tượng nhất?ý nghĩa của hình ảnh này?
Kỷ nệm đẹp của người lính Tây Tiến hiện lên trong những câu thơ nào?cảm nhân của em về nhũng câu thơ này?
Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ?
Âm diệu của đoạn thơ?
Bút phápnghệ thuật?
Tây Bắc mỹ lệ được tác giả khắc họa bằng hình ảnh nào?
Trong bức tranh sinh hoạt văn hóanổi bật hình ảnh nào
Trong cảm nhận của các chàng lính trẻnhững cô gái miền tây hiện lên như thế nào?
Những cảm nhận này nói lên đièu gì?
Ngời bút của thi nhân khi miêu tả hình ảnh này?
Con người miền Tây còn được miêu tả trong đoạn thơ sau như thế nào?
Dáng hình con người miền Tây hiện lên như thế nào?
Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ?
Phần thơ này nhà thơ thể hiện nỗi nhớ gì của nhà thơ?Nỗi nhớ đó dựng lên hình ảnh nào?
Để dựng bức chân dungngười lính Tây Tiến nhà thơ đã sử dụng bút pháp nào?
I.Giới thiệu chung:
 1.tác giả: 
 2.tác phẩm: 
 a.Hoàn cảnh sáng tác
 b.Cảm hứng chủ đạo
II.phân tích:
phần thứ nhất:
-Hai câu đầu:nỗi nhớ da diết cháy lòng
 +câu thơ là một tiếng gọi
da diết của nhà thơ. Đó là tiếng gọi về một về một miền ký ức, một miền kỷ niệm là sông Mã, là Tây Bắc 
 + điệp từ “nhớ” láy đi láy lại như làm cho nỗi nhớ dâng tràn 
 +cụm từ “nhớ chơi vơi” với từ “ơi” lan xa như vọng từ vách đá Tây Bắc vọng về trong lòng người, trong không gian chia cách, làm cho nỗi nhớ trong lòng thi nhân như hiện hình cụ thể lửng lơ giữa chập chùng mây trời Tây Bắc ngàn trùng .
à Hai câu thơ mở đầu chỉ bằng một tiếng gọi nhà thơ đã mở ra một chân trời nhung nhớ mênh mông, mở ra một ký ức đẹp đẽ, hào hùng, trong kỷ niệm đó hiện lên bức tranh núi rừng Tây Bắc kỳ diệu thấp thoáng bóng dáng của những chiến sỹ Tây Tiến kiêu hùng.
 - Đoạn thơ sau:
 + Địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu: đưa người đọc đến với vùng xa lạ vời vợi nghìn trùng rừng in dấu chân người lính Tây Tiến, đồng thời đưa nhà thơ dến với mảnh đất đã từng gắn bó, thân thiết làm xao xuyến lòng người.
 + hình ảnh núi rừng: sương lấp, đêm hơi, dốc khúc khuỷu, thăm thẳm, ngàn thước lên, ngàn thước xuốn cọp trêu người”gợi lên cảm nhận về một con đường như “Thục đạo nan” trong thơ Lý Bạch hiểm trở hun hút đến vô cùng.
 * Các từ láy được lựa chọn và sử dụng như những nét khắc, nét vẽ có giá trị tạo hình đặc sắc, làm hiện lên những dốc, những cồn mây, những tầm cao của núi, những chiều sâu của lũng, của suối.
 * sự đối lập “lên, xuống” gay gắt ngay trong một câu thơ làm người đọc chóng mặt bởi cái hiểm trở vô cùng: thoắc núi lên tận trời, thoắt xuống tận cùng vực thẳm.
 *Các từ “sương lấp, đêm hơi” làm hiện lên sự lạnh lẽo, mịt mù, đầy đe doạ của núi rừng Tây Bắc 
 * âm thanh “thác gầm, cọp dữ cứ chiều chiều, đêm dêm” lại gầm thét chốn đại ngàn từ Pha Luông đến Mường Hịch bí ẩn oai linh, rình rập đe doạ.Thiên nhiên được nhân hoá càng tăng thêm phần dữ dội 
àĐó là con đường mà nhà thơ và đồng đội phải vượt qua trong những tháng ngày “áo vải chân không đi lùng đi lùng giặc đánh” 
 + Hình ảnh: “súng ngửi trời” là một hình ảnh nhân hoá phản ánh cái ngộ ngĩnh, hồn nhiên, yêu đời và trẻ trung của những chàng lính trẻ. Núi cao vực sâu, đèo dốc không làm cho người lính chán nản, sợ hãi ngược lại ở đây có cái thích thú của một người thám hiểm, của một người chinh phục được gian khổ, chinh phục được thiên nhiên. hình ảnh “ súng ngửi trời” là một hình ảnh đầy sáng tạo, độc đáo cuả nhà thơ.
 + Hình ảnh người lính Tây Tiến:
 *bức tranh thiên nhiên được nhà thơ miêu tả theo bước chân hành quân của người lính. Trong cảnh sắc núi rừng dữ dội hoang vu có hình ảnh đoàn quân dấn bước gian lao “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” bước chân người lính chìm đi trong sương mù, mỏi mệt. Người lính Tây Tiến hành quân mà như chìm lấp trong sương rừng lạnh giá.Từ “lấp” thật kỳ lạ làm nổi bật sự đe doạ hiểm nguy của núi rừng. 
 * Hình ảnh đồng đội kiệt sức gục xuống trên đường đi “anh bạn giãi dầu không bước nữa / gục trên súng mũ bỏ quên đời” câu thơ trào dâng một nỗi xót thương quặn thắt, hình ảnh của những người lính gục xuống giữa hàng quân, chết mà vẫn trong đội ngũ, chết mà vẫn trong tư thế đi lên. Nhà thơ miêu tả cái chết bằng cảm hứng bi tráng với niềm thành kính thiêng liêng vì vậy cái chết nâng tâm hồn con người lên. 
 *kỷ niệm đẹp của người lính:
Đoàn quân đi trong sương mù với những cây đuốc soi đưòng như “hoa về trong đêm hơi” thât đẹp, thật nhẹ nhàng bay bổng. Rồi khi vượt qua con đường “ngàn thước lên, 
ngàn thước xuống” mắt họ bắt gặp “Nhà ai 
Pha Luông mưa xa khơi” thật thanh thản lâng lâng.Tâm hồn người lính trẻ bắt gặp vẻ đẹp cuả núi rừng say đắm dường như quên hết nhọc nhằn, hiểm nguy đời lính trường chinh. Điều này bộc lộ rõ vẻ đẹp lạng mạn của người lính Tây Tiến- những chàng trai Hà Nội hào hoa.
 * Những kỷ niệm đẹp của tình quân dân. Quên sao được “cơm lên khói” hương vị đậm đà của “mùa em thơm nếp xôi”. Tâm hồn tươi trẻ hào hoa của người lính bị cuốn hút bởi cái đẹp tình người quên đi cả những khó khăn thử thách.
 + Nghệ thuật: 
 * Khổ thơ đầy âm điệu, âm điệu khi thì trúc trắc, gân guốc với một loạt thanh trắc, các từ láy tượng hình vẽ cảnh hiểm trở gập gềnh, lúc thì lan xa với một loạt thanh bằng lâng lâng lan toả, mượt mà gợi không gian mênh mang thấm đẫm hồn người. “Thơ là nơi biểu hiện đầy đủ nhất sâu sắc nhất ma lực kỳ ảo của ngôn từ” ma lực đó trong câu thơ này là tạo ra sự biến động của hình ảnh, cái biến điệu của âm thanh. Mở ra trước mắt người đọc bức tranh Tây Bắc hiểm trở, hoành tráng nhưng cũng thật thơ mộng dịu dàng. Đoạn thơ vừa có âm hưởng dữ dội, réo rắt vừa có cái nhẹ nhàng, man mác “ Đọc Tây Tiến như ngậm nhạc trong miệng”.
 * Đoạn thơ được viết bằng bút pháp đối lập:
 thiên nhiên được vẽ bằng nét vẽ khoẻ khoắn, gân guốc đối lập với nét vẽ mềm mại, tinh tế uyển chuyển.
Bước chân hành quân của người lính nhọc nhằn nặng nề đi liền ngay với cái chơi vơi nhẹ nhàng thanh thản khi họ đứng giữa mây trời. 
 Một loạt thanh trắc mạnh mẽ ngay sau đó là một loạt thanh bằng dịu nhẹ. 
 àTất cả những điều đó giúp tác giả biểu hiện thành công vẻ đẹp vừa dữ dội, vừa thơ mộng của núi rừng đồng thời làm nổi bật vẻ đẹp kiêu dũng phi thường của người lính. 2. Phần thứ hai: Cảm xúc trước Tây Bắc mỹ lệ, lãng mạn
 + Những con người Tây Bắc: Cuộc sống đời thường với những cảnh sinh hoạt thật đẹp, thật nên thơ.
 * Là những con người thơm thảo trẻ trung, tình nghĩa: những người lính gọi họ là “em” là “nàng” trong “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”...từ em nghe thật yêu thương trìu mến, thật tình tứ, trẻ trung .
 * Bức tranh sinh hoạt văn hóa kỳ ảo: Nổi bật hình ảnh cô gái Tây bắc, họ hiện lên trong một không gian kỳ diệu: ánh đuốc bùng lên trong đêm lửa trại, tiếng nói, tiếng cười, tiếng hát, tiếng khèn tưng bừng rộn rã. Những cô gái Tây Bắc xuất hiện bất ngờ các chàng lính trẻ như reo lên khi phát hiện vẻ đẹp kỳ lạ của những cô sơn nữ. 
 “ Kìa em xiêm áo tự bao giờ
 Khèn lên man điệu nàng e ấp 
 Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Họ phát hiện dáng nét kiều diễm, duyên dáng, kín đáo, tình tứ, hư huyền của các thiếu nữ miền Tây. (Trong ánh đuốc bập bùng cháy rực, trong tiếng hát, tiếng khèn. Màu áo xiêm rực rỡ, cùng những vũ điệu mê hồn của phương xa xứ lạ như đã “xây hồn thơ” cho các chàng lính trẻ)
 àcâu thơ là tiếng reo vui của người lính trẻ, họ ngỡ ngàng, say mê, tha thiết trước những bóng hình sơn nữ. Đó là những cảm xúc rất con người, rất đáng cảm thông, trân trọng của những trai tim trẻ trung, tha thiết yêu thương.
 * Nghệ thuật: Ngòi bút thi nhân cũng thật tài hoa, lãng mạn: nhà thơ đã vẽ lên bức tranh thật đẹp của núi rừng Tây Bắc: 
Chữ “bừng” là một nét vẽ có thần mở ra một không gian hội hè rạo rực, bừng sáng trẻ trung, 
Chữ “kìa” đại từ chỉ trỏ xuất hiện trong câu thơ để thể hiện sự ngạc nhiên, niềm vui thích, tình tứ của các chàng trai Hội đuốc hoa; gợi mở những điều mơ mộng
Man điệu: vẻ đẹp của con người, âm nhạc, vũ đạo của xứ lạ, phương xa.
 * Họ xuất hiện trong cảnh tiễn biệt:
 Bức tranh sông nước phảng phất u buồn, mênh mang, mờ ảo: Một buổi chiều hoàng hôn màu sương khói “chiều sương ấy”. “Hồn lau nẻo bến bờ”: cảnh ra đi trong chiều sương mang nỗi buồn viễn xứ, nỗi buồn hiu hắt của núi rừng hoang dại như thời tiền sử.
 * Hình ảnh người miền tây“Dáng người trên độc mộc”một dáng người cô đơn trên con thuyền cũng cô đơn. Một nét hoa rừng trên dòng nước à gợi lên cái hồn của núi rừng của miền tây, hồn thiêng của sông núi, man mác, hắt hiu một nỗi nhớ ai hoài.
 * Nghệ thuật: 
 +Ngôn ngữ tạo hình tài hoa: dáng người, dáng hoa, dáng thuyền, cảnh chiều thu cảnh vật và hồn người lung linh trong màu sương hoài niệm. Từ nghi vấn: “Có thấy có thấy..” khơi dậy những ký ức dâng trào cuộn chảy. Hoài niệm đã khơi dậy tình cảm đối với một miền tây xứ lạ tha thiết không cùng
 + Âm hưởng: Những câu thơ phối thanh uyển chuyển, nhịp nhàng diễn tả cảm xúc say sưa thao thức với âm điệu mênh mang chơi vơi- đó là âm điệu của nỗi nhớ tình yêu.
. + Bút pháp nghệ thuật: vừa hiện thực vừa lãng mạn. Câu thơ, nhạc thơ, nhạc thơ giàu chất tạo hình đầy âm hưởng à bức tranh vừa mơ mộng vừa dữ dội, vừa chân thực vừa hư ảo.
Bức chân dung đoàn quân Tây Tiến: 
 * kiêu dũng mà hào hoa:
 + Miêu tả ngoại hình và miêu tả tâm hồn:
 Ngoại hình: hình ảnh khác thường: không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm à gợi lên cuộc sống khắc nghiệt đói rét bệnh tật, nhưng câu thơ không hề yếu đuối mà những nét vẽ bạo khỏe, gân guốc đã dựng lên chân dung oai dũng khác đời của đòan binh Tây Tiến.
 Tâm hồn: “Mắt trừng gửi mộng” tương phản với cái ngoại hình là vẻ đẹp tâm hồn lạ lùng bên trong: cái oai hùm của người lính, đôi mắt chứa đựng ý chí chiến đấu sục sôi, dữ dội đầy lòng căm thù giặc “gửi mộng” tiến về phía bên kia biên giới, đây là giấc mộng rất thực chứ không phải thứ mộng rớt, thứ lên gân như lời của Tú Mỡ trong một bài thơ: 
“Kháng chiến bùng lên biệt thủ đô
Lên đường rảo bước khoác ba lô
Mang theo ý chí người dân Việt
 Thà chết không làm vong quốc nô
 Mộng mơ đằm thắm yêu thương: “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. họ hiện lên thật hào hoa, lãng mạn, cái lãng mạn của những chàng trai Hà Nội, họ ra chiến trường chiến đấu nhưng vẫn ôm ấp nỗi nhớ về người con gái quê hương.Thơ ca chống Pháp cũng có những nỗi nhớ như thế này nhưng nỗi nhớ trong Tây Tiến có phần lãng mạn hơn, bởi nỗi nhớ ở đây gắn với vẻ đẹp thơ mộng của người con gái quê hương “dáng Kiều thơm” nỗi nhơ này thể hiện tâm hồn lạc quan,yêu dời của người lính.
à Quang Dũng đã chọn những nét tiêu biểu nhất để tạc nên bức tượng đài tập thể khái quát gương mặt chung của cả đoàn quân- oai phong, kiêu dũng, lãng mạn hào hoa.
-Bốn câu tiếp: chất bi tráng của người lính Tây tiến:
+Cái chết được miêu tả rất hiện thực: 
 * Hình ảnh những nấm mồ chơ vơ giữa núi rừng hoang lạnh, không người hương khói, “mồ viễn xứ” 
 * Hai từ “rải rác” đi kèm “mồ” cho thấy người lính Tây Tiến ngã xuống khắp nơi trên chiến trường Tây Bắc, họ ngã xuống khắp con đường hành quân.
 * Họ chết trong thiếu thốn “áo bào thay chiếu anh về đất” người lính khi nằm xuống không có một mảnh ván hay chiếc chiếu bọc thây. Họ khi chiến đấu như thế nào thì khi nằm xuống họ mặc như thế. Câu thơ nói lên một sự thực xót xa, đắng lòng những người hôm nay.
 à Hiện thực này làm toát lên nỗi đau buồn lớn, từ đó ta thấy được chất nhân đạo của tác phẩm nói như Muyt-xê “không gì cao cả bằng một nỗi đau buồn lớn”.
 + sự hy sinh của người lính đựơc lãng mạn hóa làm giảm bớt nỗi đau và trở nên đầy bi tráng: 
 * Đoạn thơ có một loạt những từ Hán Việt “biên cương, viễn xứ, áo bào..” tạo nên không khí trong trọng, thiêng liêng làm cho sự hy sinh của người lính có cái gì đó thật hào hùng như những tráng sỹ.
 * Sự hy sinh còn được nhìn từ lòng tự nguyện “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” người lính Tây Tiến đã tự nguyện hiến dâng đời mình cho tổ quốc họ xem cái chết như là một sự tất yếu bởi họ đã nguyện “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Người lính Tây Tiến được đặt bên cạnh tổ quốc trong tư thế xả thân cho tổ quốc cho lý tưởng nên tầm vóc của họ lớn lên, cái chết của họ không còn gây sự bi lụy đau thương mà chói ngời vẻ đẹp lý tưởng, tinh thần. 
 * Tấm áo của người lính khi về với đất mẹ trở thành “áo Bào” thật đẹp đẽ trang trọng biết bao, và đặc biệt nhà thơ gọi cái chết của họ là “anh về đất’ anh về với đất nước, về với sự trường tồn vĩnh hằng, anh không mất đi mà còn mãi với đất mẹ thân yêu.
 * tiếng gầm của dòng sông Mã đã trở thành lời chào vĩnh quyết đưa tiễn anh lên đường thật oai nghiêm, thật hùng tráng, cả đất nước nghiêng mình trước anh, vẫy chào anh. Cái âm hưởng dữ dội, hào hùng ấy là lời ca ngợi vĩnh viễn sự hy sinh của người lính.
à Tất cả những điều trên đã giúp tác giả nói lên một cách chân thực về cuộc đời người lính Tây Tiến, cùng với những mất mát hy sinh và chất kiêu hùng lãng mạn của họ một thời.
Phần thứ tư: Lời nhắn gửi tha thiết của nhà thơ về Tây Bắc và đồng đội Tây Tiến:
 + Nhà thơ nhắc lại ấn tượng đẹp của một lần lên Tây Bắc: “ ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy” đó là mùa xuân thành lập đoàn quân, đó cũng là mùa xuân của những chàng lính trẻ, yêu đời, mùa xuân đất nước.
 + Nhắc lại lời thề của TâyTiến “đi không hẹn ước”.
 + Nhớ lại con đường “thăm thẳm một chia phôi” mà một thời nhà thơ và đồng đội đã qua đó là nơi gian khổ nhất, nhiều người phải nằm lại không bao giờ trở về với quê hương được nữa, “hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.
 + Khẳng định nếu một lần lên Tây Bắc thì sẽ nhớ mãi không nỡ xa lìa.
III. Tổng kết:
Nội dung: nỗi nhớ tha thiết của nhà thơ về đoàn quân Tây Tiến và chiến trờng Tây Bắc gian khổ mà mỹ lệ.
 - Xây dựng bức chân dung người lính Tây Tiến vừa kiêu dũng vừa hào hoa lãng mạn.
 - Bức tranh núi rừng Tây Bắc hoành tráng hùng vỹ à lãng mạn thơ mộng.
Nghệ thuật: - Bút pháp hiện thực- lãng mạn.
 - âm điệu đặc biệt trong thơ có nhạc.
 - ngòi bút khắc họa cảnh vật tài hoa: trong thơ có họa.
Các kiểu đề:
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
3. Nêu những ý chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
4.Phân tích vẻ đẹp kiêu dũng mà hào hoa của người lính Tây Tiến.
5.Phân tích bức tranh Tây Bắc để làm rõ ngòi bút khắc họa hình ảnh tài hoa của nhà thơ.
6. Bình giảng các đoạn: đoạn 1, “Doanh trại bùng lên hội đuốc hoahồn thơ” “Tây Tiến đoànkiều thơm: “ rải rác độc hành”, “người đi Châu Mộchoa đung đưa”

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tay Tien.doc