Đề thi học sinh giỏi Đồng bằng Sông Cửu Long môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Chuyên Bến Tre (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi Đồng bằng Sông Cửu Long môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Chuyên Bến Tre (Có đáp án)

Câu1: (2đ)

Tại sao nói màng sinh chất có tính khảm động? Phân biệt chức năng của các loại protein màng?

 

doc 6 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Đồng bằng Sông Cửu Long môn Sinh học - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Chuyên Bến Tre (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	SỞ GD&ĐT BẾN TRE	KỲ THI HỌC SINH GIỎI
	TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE 	ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
	Năm học 2008 – 2009
ĐÁP ÁN MƠN SINH HỌC
Thời gian: 180 phút
I. SINH HỌC TẾ BÀO (4 điểm)
Câu1: (2đ) 
Tại sao nói màng sinh chất có tính khảm động? Phân biệt chức năng của các loại protein màng?
ĐÁP ÁN
-Màng sinh chất có tính khảm vì chen lẫn lớp kép photpholipit là các phân tử protein. Các phân tử protein có thể khảm nửa mặt ngoài, nửa mặt trong hay xuyên qua cả đôi photpholipit (0.5đ)
Màng sinh chất có tính động vì các phân tử photpholipit lên kết nhau bằng tương tác kị nước-loại liên kết yếu nên các phân tử lipit và protein và có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt (0.5đ)
-Protein màng có nhiều loại với các chức năng khác nhau .
+Các protein bám màng: (0.5đ)
Mặt ngoài: ghép nối các tế bào với nhau, tín hiệu nhận biết tế bào.
Mặt trong:bám vào khung xương tế bào ổn định hình dạng tế bào.
+Các protein xuyên màng:(0.5đ)
Chất mang:vận chuyển các chất qua màng.
Tạo kênh dẫn truyền các chất qua màng.
Thụ quan: dẫn truyền thông tin vào tế bào.
Câu 2: Bài tập (2đ)
Một tế bào sinh dục sơ khai của một cá thể đực qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chín đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp tổng cộng 240 NST đơn. Số NST đơn có trong một giao tử được tạo ra ở vùng chín gấp đôi số tế bào tham gia vào đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản. 
a. Số NST đơn mà môi trường nội bào cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục trên?
b. Cá thể trên có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử có 2 cặp NST trao đổi chéo tại một điểm, một cặp NST có trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc và 1cặp NST không phân li trong lần giảm phân 1.
ĐÁP ÁN
a. (1.5đ). 
Đặt x là số NST lưỡng bội của loài 
 k là số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục (x, k là số nguyên dương).
Theo đề bài: 
 (2k-1)x +x2k= 240.
 x/2=2.2k-1
 x2-x-240=0
 ¨ x=16.
Vậy: bộ NST lưỡng bội của loài có16 NST. (0.5đ)
 k=3. ( 0.25đ)
Số NST môi trường nội bào cung cấp cho sự phân bào:
+ Ở vùng sinh sản: x(2k-1) =112NST (0.25đ)
+ Ở vùng sinh trưởng: 0 NST. (0.25đ)
+ Ở vùng chín: x.2k=128 NST (0.25đ)
b. Số loại giao tử có thể được tạo thành (0.5đ):
 24.4.4. 6.2= 3072 (loại).
II. SINH HỌC VI SINH VẬT (2 điểm)
Câu1: (1đ)
Nội bào tử là gì? Đây có phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn không? Vì sao? Nêu một số phương pháp tiêu diệt bào tử vi khuẩn bằng nhiệt ?
ĐÁP ÁN
-Nội bào tử là loại bào tử được hình thành trong tế bào vi khuẩn. (0.25đ).
-Đây không phải là hình thức sinh sản của vi khuẩn vì mỗi tế bào vi khuẩn chỉ tạo một nội bào tử và đây là hình thức bảo vệ tế bào vượt qua những điều kiện bất lợi của môi trường: chất dinh dưỡng cạn kiệt, nhiệt độ cao, chất độc hại .(0.5đ)
-Khử trùng các dụng cụ mổ xẻ, vật liệu nuôi cấybằng: (0,25đ)
+Sấy khô trong tủ sấy ở 1650C – 1700C trong 2h . 
+Hấp ướt bằng nồi hấp áp lực ở 1200C trong 20-30 phút.
Câu2: (1đ)
Phân biệt 3 kiểu chuyển hoá vật chất ở vi sinh vật: lên men, hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí (chất cho e-, chất nhận e- cuối cùng, năng lượng, vsv thực hiện) với nguyên liệu là cacbohidrat (gluco).
ĐÁP ÁN: (Mỗi chỉ tiêu so sánh đúng 0.25đ)
Chỉ tiêu so sánh
Chất cho e-
Chất nhận e- cuối cùng
Năng lượng thu được từ 1mol gluco
VSV thực hiện
Hô hấp hiếu khí 
CHC
O2
38ATP
(40%NL)
Phần lớn VSV
Hô hấp kị khí 
CHC
Oxi liên kết (SO-4, NO3-, CO2)
22-25ATP
(25-30%NL)
Các VK khử nitrat khử sunphat
Lên men
CHC
CHC (axitpiruvic, aldehyt axetic )
2ATP
(2%NL)
VK, nấm men
III.SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT (2 đ)
Giải thích câu: “Trời nĩng chĩng khát, trời mát chĩng đĩi”bằng kiến thức sinh học.
Đáp án:
a.Trời nĩng chĩng khát:
-Khi trời nĩng, cơ thể tiết mồ hơi sẽ làm cho cơ thể hạ nhiệt (khi mồ hơi bay hơi sẽ toả nhiệt), ta cĩ cảm giác mát, dễ chịu. 0,5
-Mồ hơi tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng thiếu nước, sẽ cĩ cảm giác khát nước. 0,5
b.Trời mát chĩng đĩi:
-Khi trời lạnh, quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng, đảm bảo tăng sinh nhiệt vì cơ thể luơn mất nhiệt do lạnh. 0,5
-Do đĩ, cơ thể phải sử dụng một lượng lớn glucoz để cung cấp năng lượng nên nồng độ glucoz trong máu giảm, gây cảm giác đĩi nhanh. 0,5
IV. SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT (2 điểm)
Câu1: (1đ) Hàm lượng axit abxixic thay đổi như thế nào khi cây bị hạn? Ý nghĩa và cơ chế của hiện tượng này?
ĐÁP ÁN
-Hàm lượng a.abxixic được tích luỹ và tăng lên trong các tế bào khí khổng của lá khi cây bị hạn. (0.25đ)
-Gây mất sức trương của tếbào khí khổng và đóng khí khổng hạn chế sự mất nước.(0.25đ)
+Axit abxixic gây ức chế tổng hợp enzym amylaza® ngưng sự thuỷ phân tinh bột thành đường ® giảm ASTT tế bào khí khổng ® sức trương nước giảm và lỗ khí đóng lại. (0.25đ)
+Tăng cường bài tiết K+ qua màng® tế bào khí khổng mất K+ ® mất sức trương nước ® lỗ khí đóng lại.(0.25đ)
Câu 2: (1đ) Phân biệt hai hình thức ứng động ở thực vật.
ĐÁP ÁN (mỗi cặp ý đúng 0.5đ).
Ứng động sinh trưởng
Ứng động không sinh trưởng
Do sự phân chia không đồng đều của các tế bào đối diện gây nên tốc độ sinh trưởng khác nhau ở 2 phía.
Phản ứng do sự thay đổi độ trương nước của tế bào.
Thường các vận động có tính chất chu kì theo sự thay đổi có tính chu kì của môi trường như vận động quấn vòng, vận động nở hoa...
Vận động không có tính chu kì và thường là các phản ứng chức năng hay tự vệ như đóng mở khí khổng, cụp lá khi va chạm...
V. DI TRUYỀN HỌC
Câu 1: (2 đ)
Cho biết các câu sau đây là đúng hay sai? Giải thích rõ từng trường hợp.
a.Sự tương tác giữa các gen mâu thuẫn với qui luật phân li của các alen (qui luật Menđen).
b.Hai alen thuộc cùng một gen cĩ thể tương tác với nhau.
Đáp án:
a.Sự tương tác giữa các gen mâu thuẫn với qui luật phân li của các alen (qui luật Menđen).
-Sai. 0,25
-Sự tương tác giữa các gen khơng mâu thuẫn với qui luật phân li của các alen (qui luật Menđen) vì tương tác gen là sự tương tác qua lại giữa các sản phẩm của gen chứ khơng phải là sự tương tác bản thân của các gen. 0,5
b.Hai alen thuộc cùng một gen cĩ thể tương tác với nhau.
-Đúng 0,25
-Vì hai alen thuộc một gen cĩ thể tương tác với nhau theo kiểu :
+ trội lặn hồn tồn. 0,25
+trội lặn khơng hồn tồn. 0,25
+đồng trội. 0,25
+gen đa alen cĩ thứ bậc trội lặn khác nhau... 0,25
Câu 2: (2đ)
a.Cĩ thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa hai gen trên một NST? Phép lai nào hay được dùng hơn? Vì sao?
b.Làm thế nào để chứng minh được hai gen cĩ khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST?
Đáp án:
a.Cĩ thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa hai gen trên một NST? Phép lai nào hay được dùng hơn? Vì sao?
-Để xác định khoảng cách giữa hai gen trên một NSTco1 thể dùng các phép lai như: phép lai phân tích, phép lai F1 x F1. 0,25
-Phép lai phân tích hay được dùng hơn vì:
+sự trao đổi chéo cĩ thể xảy ra ở một giới, như vậy dùng phép lai F1 x F1 cĩ thể sẽ khơng phát hiện ra. 0,25
+nếu trao đổi chéo xảy ra ở hai giới với tần số thấp thì phải cần cĩ một số lượng rất lớnca1 thể ở F2 mới cĩ thể phát hiện được những tổ hợp gen mới xuất hiện do hốn vị gen. 0,25
-nếu dùng phép lai phân tích, do cơ thể cĩ kiểu gen đồng hợp lặn chỉ tạo một loại giao tử lặn nên sẽ dễ dàng phát hiện ra các tổ hợp gen mới ở Fb. 0,25
b.Làm thế nào để chứng minh được hai gen cĩ khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST?
Hai gen cĩ khoảng cách bằng 50cM lại cùng nằm trên một NST, nghĩa là hai gen cĩ tần số hốn vị bằng 50%, tế bào cĩ kiểu gen này lai với nhau sẽ tạo thế hệ con cĩ số loại và tỉ lệ kiểu hình giống như khi hai gen phân li độc lập, khĩ nhận biết được hai gen này cùng nằm trên một NST. 0,5
-Ta chỉ cĩ thể nhận biết được hai gen nào đĩ cĩ tần số hốn vị bằng 50% thực chất cùng nằm trên một NST khi hai gen đĩ cùng liên kết với một gen thứ ba nằm giữa hai gen đĩ. VD: Tần số hốn vị giữa A và B là 50%, giữa A và C là 30% , giữa B và C là 20%ggen C nằm giữa hai gen A và Bg Hai gen A và B cùng nằm trên một NST. 0,5
Câu 3: (2đ)
Ở nịi bồ câu Rosy, người ta cho con mái đầu xám lai với con trống đầu vàng thu được F1 phân li với tỉ lệ: 1chim trống đầu xám: 1chim trống đầu vàng: 1chim mái đầu xám. Hãy giải thích kết quả trên.
Đáp án:
-F1 phân li 1: 1: 1g P tạo 2 loại giao tử ở cả cha và mẹ g Tính trạng do một cặp gen qui định và cĩ hiện tượng gen gây chết. 0,5
-F1 cĩ kiểu hình phân li khơng đều ở con đực và cái g Gen nằm trên NST X. 0,5
-Ở lồi chim, con trống cĩ cặp NST XX, con mái cĩ cặp XY. Chim mái đầu xám F1 nhận giao tử Y từ mẹ đầu xám, nĩ nhận giao tử X mang gen đầu xám từ P con trống đầu vàng g P đầu vàng cĩ kiểu gen dị hợp và cĩ kiểu hình trội. Vậy tính trạng đầu vàng trội hồn tồn so với đầu xám. 0,5
Đặt gen A: đầu vàng; a: đầu xám.
-Chim mái P đầu xám cĩ kiểu gen: XaY; chim trống P đầu vàng cĩ kiểu gen XAXa 
 0,25
Sơ đồ lai: (0,25)
VI. TIẾN HĨA (2 đ)
a.Thú cĩ túi bay ở châu Đại dương và sĩc bay ở Bắc Mĩ cĩ quan hệ họ hàng với nhau khơng? Giải thích.
b.Hãy xếp các cơ quan sau đây thành nhĩm thuộc cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thối hố :
lơng trên bề mặt cơ thể; nếp thịt nhỏ ở khoé mắt người; cánh chim; xương cùng; cánh dơi; cánh bướm; lơng dài, rậm che phủ mặt mày; tuyến nọc độc của rắn; tua cuốn của đậu Hà Lan; tuyến nước bọt ; gai xương rồng; răng khơn; cánh sâu bọ.
c.Tại sao những cơ quan thối hố khơng cịn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà khơng bị chọn lọc tự nhiên đào thải?
Đáp án:
a.Thú cĩ túi bay ở châu Đại dương và sĩc bay ở bắc Mĩ cĩ quan hệ họ hàng với nhau khơng? Giải thích.
Thú cĩ túi bay ở châu Đại dương và sĩc bay ở Bắc Mĩ khơng cĩ quan hệ họ hàng với nhau mặc dù chúng cĩ đặc điểm giống nhau là cả hai đều bay được vì 0,25
-chúng khơng phải tiến hố từ một tổ tiên chung (Thú cĩ túi bay thuộc nhĩm thú bậc thấp cịn sĩc bay thuộc nhĩm thú bậc cao) 0,25
-cả hai đều sống trong mơi trường giống nhau nên chọn lọc tự nhiên đã giữ lại những đặc điểm tương tự (tiến hố hội tụ hay tiến hố đồng qui) 0,25
b.Hãy xếp các cơ quan sau đây thành nhĩm thuộc cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thối hố :
-Cơ quan thối hố: lơng trên bề mặt cơ thể; nếp thịt nhỏ ở khoé mắt người; xương cùng; răng khơn. 0,25
-Cơ quan tương đồng: 0,25
+gai xương rồng - tua cuốn của đậu Hà Lan.
+tuyến nọc độc của rắn - tuyến nước bọt của động vật. 
+cánh chim- cánh dơi.
-Cơ quan tương tự: cánh dơi - cánh sâu bọ. 0,25
c.Tại sao những cơ quan thối hố khơng cịn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà khơng bị chọn lọc tự nhiên đào thải?
Những cơ quan thối hố khơng cịn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà khơng bị chọn lọc tự nhiên đào thải vì:
-các gen quy định các cơ quan thối hố khơng bị chọn lọc tự nhiên đào thải do các cơ quan này thường khơng gây hại cho cơ thể sinh vật. 0,25
-những gen này chỉ cĩ thể bị loại khỏi quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên, cĩ thể thời gian tiến hố chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các gen này. 0,25
VII. SINH THÁI HỌC (2 điểm)
Câu1: (0.5đ)
Trên các cây có rệp sáp thì cũng thường có mặt của bọ rùa. Hãy cho biết quan hệ giữa 2 loài này và ý nghĩa của mối quan hệ của chúng.
ĐÁP ÁN
Quan hệ giữa bọ rùa và rệp sáp: động vật ăn thịt và con mồi. (0,25đ)
Yùnghĩa: đây là hình thức đấu tranh sinh học dùng loài thiên địch diệt sinh vật gây hại cây trồng. (0,25đ)
Câu2:(1.5đ) 
Một khu vườn cây ăn quả rộng 1000 m2, thống kê cho thấy số lượng chuột ban đầu khoảng 10 con (5 con đực:5con cái). Trung bình tuổi đẻ của chuột là 3 tháng, mỗi năm là 4 lứa, mỗi lứa 6 con (50% đực:50% cái). Giả sử quần thể chuột không tử vong và phát tán.
Ước tính số lượng chuột sau 2 năm?
Em nhận xét gì về sức tăng trưởng của quần thể chuột từ đó đề ra biện pháp tiêu diệt có hiệu quả?
ĐÁP ÁN
Số lượng chuột sau 2 năm: (0.5)
Sau 3 tháng: 10 + 5(6)= 40 con. 
Sau 6 tháng: 40 + (40:2)6= 160 con. 
Sau 9 tháng: 160 + (160:2)6= 640 con.
Sau 12 tháng: 640 + (640:2)6= 2560 con.
Sau 15 tháng: 2560 + (2560:2)6= 10240 con.
Sau 18 tháng: 10240 + (10240:2)6= 40960 con.
Sau 21 tháng: 40960 + (40960:2)6= 163840 con.
Sau 24 tháng: 163840 + (163840:2)6= 655360 con.
Sức tăng trưởng của quần thể chuột rất nhanh. (0.25đ)
Để diệt chuột có hiệu quả phải diệt liên tục và thường xuyên để chúng còn khả năng phục hồi. (0.25đ)
Phối hợp nhiều biện pháp cơ học, sinh học đặc biệt phải đẩy mạnh biện pháp đấu tranh sinh học như bảo vệ các loài mèo, rắn(0.5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_dong_bang_song_cuu_long_mon_sinh_hoc_na.doc