Đề thi thử đại học môn Sinh học - Sở GD-ĐT Thanh Hóa

Đề thi thử đại học môn Sinh học - Sở GD-ĐT Thanh Hóa

50. Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (operator) là

 A. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã

 B. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin

C. vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã

D. vùng khi họat động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào hình thành nên tính trạng

 

doc 6 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử đại học môn Sinh học - Sở GD-ĐT Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT THANH HÓA
ĐỀ THI THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; 
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:.....................................................Lớp 12.........................
Mã đề thi 131
Chọn đáp án đúng nhất.
1.	Nội dung nào dưới đây là không đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên
A	CLTN không tác động đối với từng gen riêng rẽ mà đối với toàn bôn kiểu gen
B	CLTN không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà đối với cả quần thể
C	CLTN không tác động ở các cấp độ dưới cá thể mà chỉ tác động ở cấp độ trên cá thể trong đó quan trọng nhất là cấp độ cá thể và quần thể
D	CLTN là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá
2./Đột biến phát sinh tronng một tế bào sinh dưỡng rồi được nhân lên trong một mô, có thể biểu hiện ở một phần cơ thể, tạo nên thể khảm. Đây là dạng đột biến gì ?
	a	Đột biên tiền phôi.	b	Đột biến xôma.	c	Hoán vị gen.	d	Đột biến giao tử.
 3.Cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể được gọi là:
	a	biến dị	b	biến dị tổ hợp.	c	thể đột biến.	d	đột biến.
 4.Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit trong gen cấu trúc (không ảnh hưởng bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc) sẽ ảnh hưởng đến:
a	2 axit amin trong chuỗi pôlipeptit.	b	4 axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
c	3 axit amin trong chuỗi pôlipeptit.	d	1axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
5.Một đoạn mARN có trình tự các mã bộ 3 như sau tương ứng với thứ tự:
AGG-UAX-GXX-AGX-AXA-XXX.
6 7 8 9 10 11..
6. Một đột biến xảy ra ở bộ ba thứ mười trên mạch gốc của gen mã cho mARN trên làm cho G bị thay bởi A sẽ làm cho bộ ba mã trên mARN trở thành:
A)AAA B)ATA C)AXA D)AUA
7.Một gen A bị đột biến thành gen a,gen a mã hoá cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axit amin.
Số nuclêôtít của gen a sau đột biến là bao nhiêu ?
A)1788 B)900 C)894 D)1800
8. Những loài ít di động hoặc không có khả năng di động dễ chịu ảnh hưởng của hình thức cách li nào?
ACách li sinh sản BCách li sinh thái CCách li di truyền DCách li địa lý
9.Các nhân tố nào dưới đây chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật:
A)	Quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên
B)	Quá trình biến dị, quá trình di truyền và quá trình chọn lọc tự nhiên
C)	Sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật
D)	Cách li địa lý thúc đẩy các nhóm cá thể tích luỹ các đột biến theo những hướng khác nhau thích nghi với từng điều kiện sống nhất định
10 Sự lặp đoạn NST xảy ra vào kì đầu của giảm phân I là do:
	a	hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo bình thường giữa 2 trong 4 crômatit của cặp tương đồng.
	b	hiện tượng tiếp hợp lệch và trao đổi chéo không cân giữa 2 trong 4 crômatit của cặp tương đồng. 
	c	hiện tượng tái kết hợp của NST nào đó với đoạn NST bị đứt.
	d	hiện tượng tự nhân đôi bất bình thường của đoạn NST đó.
 11.Tạo ra cây dưa hấu 3n bằng cách lai như thế nào ?
	a	Cây 2n và cây 2n.	 b	Cây 2n và cây 4n.	c	Cây 3n và cây 3n.	d	Cây 4n và cây 6n.
12. Đột biến mất đoạn NST thứ 21của người gây ra hậu quả gì ?
	a	Hội chứng Đao.	b	Hội chứng Claiphentơ.	c	Ung thư máu.	d	Hội chứng Tơcnơ.
 13.	Hình vẽ dưới đây mô tả hịên tượng:
 A B C D E F G H M N OA B C D E F G H
M N O P Q R
 P Q R
A)Mất đoạn NST B)Lặp đoạn NST C)Chuyển đoạn không tương hỗ 
D)Đảo đoạn NST
14.Sự rối loạn phân ly trong lần phân bào 1 của cặp NST giới tính ở 1 tế bào sinh tinh của người bố sẽ cho các loại giao tử mang NST giới tính sau:
A)Giao tử không có NST giới tính và giao tử mang NST XX 
B)Giao tử không có NST giới tính và giao tử mang NST XY
C)Giao tử mang NST XX và giao tử mang NST YY
D)Giao tử không mang NST giới tính và giao tử mang NST giới tính XX hoặc YY
15.Các loài sâu bọ ăn lá thường có màu xanh lục, hoà lẫn với màu lá. Nhờ màu sắc nguỵ trang này mà sâu khó bị chim phát hiện
A)	Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã bác bỏ quan niệm của Đacuyn giải thích màu sắc nguỵ trang của sâu là kết quả của quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên
B)	Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã củng cố quan niệm của Đacuyn giải thích màu sắc nguỵ trang của sâu là kết quả của quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên
C)	Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã củng cố quan niệm của Đacuyn giải thích màu sắc nguỵ trang của sâu là kết quả của quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã xuất hiện đồng loại dưới tác động của ngoại cảnh
D)	Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã quan niệm của Đacuyn giải thích màu sắc nguỵ trang của sâu là kết quả của quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã xuất hiện đồng loạidưới tác động của ngoại cảnh
16.	Để có thể cho ra tinh trùng người mang 2 NST giới tính YY, sự rối loạn phân ly của NST giới tính phải xảy ra:
A)Ở kỳ đầu của lần phân bào 1 của giảm phân B)Ở kỳ sau của lần phân bào 1 của giảm phân
C)Ở kỳ đầu của lần phân bào 2 của giảm phân D)Ở kỳ sau của lần phân bào 1 của giảm phân
17.	Kỹ thuật di truyền nào được sử dụng phổ biến hiện nay:
A)	Kỹ thuật lai tế bào	B)	Kỹ thuật tạo thể song nhị bội
C)	Kỹ thuật cấy gen	D)	Kỹ thuật gây đột biến nhân tạo
Câu 8	Trong kĩ thuật cấy gen, enzym nào được sử dụng để cắt tách đoạn phân tử ADN?
A)	Polymeraza	B)	Tirozinaza	C)	Restrictaza	D)	Ligaza
18.	Hiện tượng “quen thuốc” của vi khuẩn gây bệnh đối với các loại kháng sinh xảy ra do:
A)	Liên quan tới việc phát sinh những đột biến mới giúp chúng ta có khả năng kháng thuốc phát sinh khi bắt đầu sử dụng phát sinh
B)	Liên quan tới việc phát sinh những đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc phát sinh khi sử dụng kháng sinh với liều lượng lớn hơn so với quy định
C)	Liên quan tới việc phát sinh những đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc phát sinh sau khi bắt đầu sử dụng kháng sinh một thời gian
D)	Liên quan tới việc củng cố những đột biến hoặc tổ hợp đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc đã phát sinh từ trước khi sử dụng kháng sinh 
19.	Trong kĩ thuật cấy gen, để có thể tách các gen mã hoá xho những protein nhất định các enzyme cắt phải có tính năng sau:
A)	Nhận ra và cắt đứt ADN ở những nuclotit xác định
B)	Lắp ghép các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung
C)	Nối các đầu nucleotit tự do lại với nhau bằng các liên kết hoá trị
D)	Thúc đẩy quá trình tháo xoắn các phân tử ADN
20Với 2 gen alen A, a, thế hệ ban đầu chỉ gồm các cá thể kiểu gen Aa, ở thế hệ tự thụ thứ 3 tỉ lệ cơ thể dị hợp tử và đồng hợp tử sẽ là:
A. Aa = 12.5%; AA = aa = 43.75%	B. Aa = 12.5%; AA = aa = 87.5%
C. Aa = 25%; AA = aa = 75%	D. Aa = 25%; AA = aa = 37.5%
21.Cơ sở di truyền học của quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là:
A)	Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ nhiễm sắc thể(NST) của 2 loài bố mẹ nên cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ
B)	Sự tứ bội hoá ở cơ thể lai xa sẽ làm cho tế bào sinh dục của nó giảm phân bình thường giúp cơ thể lai xa có khả năng sinh sản hữu tính
C)	Cơ thể lai xa thực hiện việc duy trì và phát triển nòi giống bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng
D)	Đa bội hoá làm tăng số lượng và hoạt động của vật liệudi truyền ở cơ thể lai dẫn đến những thay đổi lớn về kiểu gen và kiểu hình
22. Trong chọn giống muốn phát hiện các gen lặn đột biến xấu để loại bỏ chúng ra khỏi quần thể, người ta sử dụng phương pháp:
A. Lai phân tích	B. Lai cải tiến giống	C. Lai gần	D. Lai kinh 23. Quan sát phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh qua ba thế hệ:
A)	Đột biến gen lặn trên NST thường	B)	Đột biến gen lặn trên NST thưòng
C)	Đột biến gen lặn trên NST giới tính X	D)	Đột biến gen trội trên NST giới tính X
24. Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây cho phép phát hội chứng claiphentơ ở người
A)	Nghiên cứu trẻ đồng sinh	B)	Nghiên cứu phả hệ
C)	Nghiên cứu tế bào	D)	Di truyền hoá sinh
25. một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bình thường, một con trai mù màu và một con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của hai vợ chồng trên như thế nào? Cho biết gen h gây bệnh máu khó đông, gen m gây bệnh mù màu các alen bình thường ứng là H và M
A)	Bố XmHY, mẹ XMhXmh	B)	Bố XmhY, mẹ XmH hoặc XMhXmH
C)	bố XMHYmẹ XMHxMH	D)	Bố xMHY; mẹ XMHXmh hoặc XMhXmH
26.	Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống
A)	Prôtêin và lipit	B)	Axit nuclêic
C)	Prôtêin và cacbonhydrat	D)	Prôtêin và a xitnuclêic
27.	Đặc điểm của hệ thực vật trong đại nguyên sinh:
A)	Xuất hiện quyết trần, chưa có lá nhưng có thân rễ thô sơ	
B)	Tảo phân bố rộng, thực vật đơn bào chiếm ưu thế
C)	Quyết khổng lồ bị tiêu diệt và xuất hiện cây hạt trần
D)	Tảo lục và tảo nâu chiếm ưu thế
28. Phát biểu nào dưới đây không nằm trong nội dung của học thuyết Đacuyn:
A)Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gôc chung
B)Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian,dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng
C)Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền đó là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
D)Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải
29. Nhân tố nào dưới đây là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng:
A)Chọn lọc tự nhiên 	B)Chọn lọc nhân tạo
C)Các biến dị cá thể xuất hiện phong phú ở vật nuôi và ccây trồng	D)Nhu cầu và lợi ích của con người
30. Theo quan điểm của Lamac: hươu cao cổ có cái cổ dài là do: 
A. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (khí hậu, không khí); 
B. Ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn của chúng; 
C. Ảnh hưởng của các tập quán hoạt động; D. Kết quả của đột biến gen; 
31. Ở người hệ nhóm máu MN do 2 gen M và N quy định, gen M trội không hoàn toàn so với N. Kiểu gen MM quy định nhóm máu M, kiểu gen NN quy định nhóm máu N, kiểu gen MN quy định nhóm máu MN. Nghiên cứu một quần thể 730 người gồm 22 người nhóm máu M, 216 người nhóm máu MN và 492 người nhóm máu N. Tần số tương đối của alen M và N trong quần thể là bao nhiêu?
A)M= 50%; N=50% B)M= 25%; N=75%
C)M= 82.2%; N=17.8% D)M= 17.8%; N=82.2%
32. Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn b chi phối, gen lành B, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong một quần thể có tỷ lệ người mắc bệnh bạch tạng(bb) là 1/20000(*)
Tỷ lệ những người mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp trong quần thể sẽ xấp xỉ:
A)93% B)86% C)6.5% D)13%
33.	Chọn lọc quần thể sẽ không dẫn đến kết quả nào dưới đây 
A	Làm hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về các mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản
B	Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của những quần thể thích nghi nhất, nhưng không quy định sự phân bố của chúng trong thiên nhiên
C	Các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi
D	Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá
34. Phép lai nào xuất hiện tỷ lệ kiểu hình 1:2:1? Biết không xảy ra hoán vị gen.
 A. x B. x C. x D. x 
35.Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A. đột biến.
B. di nhập gen.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. giao phối không ngẫu nhiên.
36: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là
A. sinh vật tiêu thụ cấp I. B. sinh vật tiêu thụ cấp II.
C. sinh vật phân hủy. D. sinh vật sản xuất.
37. Phép lai x . NÕu c¸c cÆp tÝnh tr¹ng di truyÒn tréi hoµn toµn trong tr­êng hîp ho¸n vÞ gen mét bªn víi tÇn sè 40% th× tæng sè c¸ thÓ cã kiÓu h×nh kh¸c bè mÑ chiÕm tû lÖ:
 A. 50%.	 B. 65%.	 C. 35%.	 D. 10%.
38. Ở một loài khi lai giữa cây thân cao với cây thân thấp được F1 đều có thân cao, F2 xuất hiện tỉ lệ 81,25% cây thân cao, 18,75% cây thân thấp. Tính trạng chiều cao cây được di truyền theo quy luật
 A. Tương tác bổ sung B. Tương tác át chế lặn C. Tương tác át chế trội D. phân li 
39. Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ
 A. vật chủ- kí sinh. B. con mồi- vật dữ.
 C. cỏ- động vật ăn cỏ. D. tảo đơn bào, giáp xác, cá trích.
 40.Khi lai cơ thể P:AAaa (4n) x Aaaa (4n). Tỉ lệ phân tính kiểu gen ở thế hệ F1 là
A. 1AAaa: 2 Aaaa: 1 aaaa.	B. 1AAAA: 2AAAa: 4AAaa: 2Aaaa: 1aaaa.
C. 1AAAa: 5AAaa: 5Aaaa: 1aaaa.	D. 1AAAa: 5 AAa: 5Aaa: 1 aaaa.
 41. Ở ruồi, gen quy định màu mắt nằm trên nst giới tính X, không có trên Y. A- mắt đỏ, a - mắt trắng. Khi lai hai dòng ruồi P người ta thu được ở F2: 1 cái đỏ: 1 cái trắng: 1 đực đỏ: 1 đực trắng. Kiểu gen của cặp ruồi P là
A. XaXa x XAY.	B. XAXa x XaY.	C. XAXA x XaY.	D. XaXa x XaY
42. Ở ruồi giấm, B - thân xám, b - thân đen; V- cánh dài, v - cánh ngắn. Hai cặp gen nằm trên cùng một cặp nst tương đồng và xảy ra hoán vị với tần số 18%.Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen cánh cụt thu được F1 100% thân xam, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2. Tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh cụt ở F2 là
A. 16,81%.	B. 20,5%.	C. 4,5%.	D. 18%.
43.: Thực hiên phép lai P. AaBbDdEe x aaBBDdEd. tỉ lệ kiểu gen AaBbddee ở F1 là
A. 1/16.	B. 1/32.	C. 1/64.	D. 1/128.
44.Ở người, bệnh mù màu do gen đột biến m nằm trên NST X quy định, M nhìn bình thường. Một phụ nữ có bố mù màu mẹ không mang gen bệnh kết hôn với một người thanh niên có mẹ mù màu, bố bình thường. Khả năng sinh ra con trai đầu lòng bị mù màu là
A. 12,5%.	B. 25%.	C. 50%.	D. 75%.
45. Phép lai nào sau đây có khả năng cho tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở đời sau chiếm 1/8.	
A. AaBb x AaBb.	B. AaBb x Aabb.	C. AaBbDd x AaBbDd	D. AaBbDd x Aabbdd
46. Ở một loài thực vật, cho cây F1 thân cao lai với cây thân thấp được F2 phân li
 theo tỉ lệ 5 cây thân thấp: 3 cây thân cao. Sơ đồ lai của F1 là:
	A. AaBb x aabb	B. AaBb x Aabb
	C. AaBb x AaBB	D. AaBb x AABb
	47 Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội là
 	Trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A–bbC–D– ở 
	đời con là
	A. 3/256	B. 1/16
	C. 81/256	D. 27/256
	48. Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen cho kiểu
	 hình quả tròn, các kiểu gen khác cho kiểu hình quả dài. Cho lai phân tích các cá thể 
	dị hợp 2 cặp gen, tính theo lí thuyết thì kết quả phân li kiểu hình ở đời con là:
	A. 3 quả tròn: 1 quả dài	B. 1 quả tròn: 3 quả dài
	C. 1 quả tròn: 1 quả dài	D. 100% quả tròn
	49. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a
	 quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa
	 trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F1 phân li 
	theo tỉ lệ 37,5% cây thân cao, hoa trắng: 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ: 12,5% cây
	 thân cao, hoa đỏ: 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột bíên xảy ra. 
	Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là
	A. Ab/aB x ab/ab	B. AaBB x aabb
	C. AaBb x aabb	D. AB/ab x ab/ab
	50. Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành 
	(operator) là
	A. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã
	B. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin
C. vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá 
trình phiên mã
D. vùng khi họat động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi 
chất của tế bào hình thành nên tính trạng 
HẾT.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_dai_hoc_mon_sinh_hoc_so_gd_dt_thanh_hoa.doc