Đề thi dành cho học sinh thi khối B môn Sinh học - Đề số 2 - Trường THPT Nông Cống 2 (Có đáp án)

Đề thi dành cho học sinh thi khối B môn Sinh học - Đề số 2 - Trường THPT Nông Cống 2 (Có đáp án)

Bài 1. Bố mẹ có kiểu hình bình thường đẻ con ra bạch tạng là do

A. Tương tác giữa các gen trội theo kiểu bổ trợ.

B. Do đột biến gen.

C. Do phản ứng của cơ thể với môi trường

D. Do cả A và B

 

doc 4 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi dành cho học sinh thi khối B môn Sinh học - Đề số 2 - Trường THPT Nông Cống 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së Gi¸o dôc & §µo t¹o Thanh Ho¸
 Tr­êng THPT N«ng Cèng 2 §Ò thi dµnh cho häc sinh thi khèi B
 §Ò sè 02 Ch­¬ng tr×nh Sinh häc 12
Chän ph­¬ng ¸n ®óng nhÊt trong c¸c bµi sau ®©y
Bài 1. Bố mẹ có kiểu hình bình thường đẻ con ra bạch tạng là do
A. Tương tác giữa các gen trội theo kiểu bổ trợ.	B. Do đột biến gen.
C. Do phản ứng của cơ thể với môi trường	D. Do cả A và B
Bài 2. Dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá sinh học là: 
A. Phân hoá ngày càng đa dạng.
B. Tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp.
C. Thích nghi ngày càng hợp lí.
D. Từ tiến hoá hoá học chuyển sang tiến hoá sinh học.
Bài 3 Cơ sở tế bào học của định luật phân li độc lập: 
A. Giao tử giữ nguyên bản chất.	B. Có sự tiếp hợp và sự trao đổi chéo của NST.
C. Sự nhân đôi, phân li của NST trong cặp NST đồng dạng. 
D. Sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST.
Bài 4. Chọn câu trả lời ĐÚNG nhất. Cần trồng cây gây rừng là ứng dụng quy luật 
A. Quy luật tác động không đồng đều.	C. Quy luật hình tháp.
B. Quy luật tác động qua lại. 	D. Quy luật giới hạn sinh thái.
Bài 5. Đại Trung sinh cách đây 220 triệu năm, trong đó kỷ Phấn trắng cách đây khoảng: 
A. 220 triệu năm. 	C. 175 triệu năm. 	B. 150 triệu năm. 	D. 120 triệu năm. 
Bài 6. Nếu đột biến gen phát sinh trong quá trình .(N: nguyên phân, G: giảm phân) nó sẽ xảy ra ở tế bào.(S: sinh dưỡng,H: hợp tử,D: sinh dụC.,đột biến này gọi là đột biến giao tử: 
A. N,S.	B. G,H.	C. G,D.	D. N,H 
Bài 7. Tổng số lượt phân tử tARN đã được sử dụng trong quá trình giải mã 10 chuỗi pôlipeptit từ một phân tử mARN là 2490. Khối lượng của phân tử mARN nói trên bằng bao nhiêu? 
A. 250000 đơn vị cacbon.	B. 275000 đơn vị cacbon.	C. 225000 đơn vị cacbon.	D. 300000 đơn vị cacbon 
Bài 8. Lai xa là hình thức: 
A. Chọn giống vi sinh vật.	B. Chọn giống cây trồng.	
C. Chọn giống vật nuôi.	D. Chọn giống vật nuôi và cây trồng.
Bài 9. Gen D: quả dài, trội hoàn toàn so với gen d: quả ngắn . Gen N: hạt nâu, trội hoàn toàn so với gen n: hạt trắng . Hai cặp gen nói trên nằm cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Số kiểu gen đồng hợp về các gen nói trên là: 
A. 2 kiểu.	B. 3 kiểu.	C. 4 kiểu.	D. 5 kiểu 
Bài 10. S ự sống di cư từ dưới nước lên ở cạn vào giai đoạn: 
A. Kỉ Cambri.	B. Kỉ than đá.	C. Kỉ Đêvôn.	D. Kỉ Xilua 
Bài 11. Người ta cho rằng ở Lạng Sơn đã có thời kì là biển vì: 
A. Dựa trên một số hoá thạch của động vật biển tìm thấy ở đó. 
B. Phát hiện ra các hoá thạch của quyết thực vật.
C. Dựa trên một số loài động, thực vật bậc cao còn tồn tại,
D. Dựa trên một số loài cá còn tồn tại ở đó.
Bài 12. Ở người bình thường , nội dung nào dưới đây nói về các NST là không đúng? 
A. Mỗi tế bào sinh dục 2n đều có 44 NST thường và 2 NST giới tính.
B. Người nữ là giới dị giao tử, người nam là giới đồng giao tử.
C. Trứng mang NST X gặp tinh trùng mang NST X sẽ hình thành hợp tử mang cặp NST XX phát triển thành người nữ. Trứng mang NST X gặp tinh trùng mang NST Y sẽ hình thành hợp t ử mang cặp NST XX phát triển thành người nam.
D. Người nam mang cặp NST giới tính XY, qua giảm phân cho 2 loại giao t ử X và Y với tỉ lệ xấp xỉ 1:1 khi tính trên số lượng lớn.
Bài 13. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể vì: 
A. Làm thay đổi cấu trúc của gen. 
B. Phá vỡ mối quan hệ hài hòa trong kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường đã được hình thành qua chọn lọc tự nhiên. 
C. Làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin. 
D. Cả A,B,C đều đúng. 
Bài 14. Hiện tượng nào sau đây có thể xuất hiện từ kết quả gen phân li độc lập và tổ hợp tự do? 
A. Hạn chế số loại giao tử tạo ra.	B. Có nhiều gen biến dị tổ hợp ở con lai 
C. Con lai ít có sự sai khác so với bố mẹ.	D. Kiểu gen được di truyền ổn định qua thế hệ 
Bài 15. Sau đây là phát biểu nội dung của định luật Hacđi – Vanbec: “Trong những điều kiện nhất định, thì trong lòng của ..(A).. tần số tương đối của các alen của mỗi gen có khuynh hướng ..(B).. từ thế hệ này sang thế hệ khác” 
A. (A): quần thể giao phối, (B): thay đổi liên tục.	
B. (A): quần thể tự phối, (B): thay đổi liên tục. 
C. (A): quần thể giao phối, (B): duy trì không đổi.	
D. (A): quần thể tự phối, (B): duy trì không đổi. 
Bài 16. Phương pháp nghiên cứu của Menden được gọi là: 
A. Phương pháp lai phân tích.	B. Phương pháp phân tích cơ thể lai.
C. Phương pháp tạp giao.	D. Phương pháp lai thuận nghịch.
Bài 17. Phương pháp phả hệ không thể nghiên cứu đặc tính nào dưới đây ở các tính trạng hoặc bệnh của người?
A. Xác định bệnh hoặc các tính trạngdi truyền hay không di truyền. 
B. Xác định vai trò của môi trường trong quá trình hình thành bệnh hoặ tính trạng. 
C. Xác định bệnh di truyền kiểu đơn gen hay đa gen. 
D. Xác định kiểu di truyền theo kiểu gen đột biến trên NST thường hay liên kết với giới tính. 
Bài 18. Vai trò của axit nuclêic là: 
A. Tham gia cấu tạo chất nguyên sinh.	B. Tham gia cấu tạo hoocmôn
C. Sinh sản và di truyền.	D. Tất cả đều đúng.
Bài 19. Tên gọi nào sau đây được dùng để chỉ gen cấu trúc? 
A. Bản mã sao.	B. Bản mã gốc.	C. Bản đối mã.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Bài 20. Động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là
A. Tôm ba lá. 	B. Nhện. 	C. Bọ cạp tôm. 	D. Ốc anh vũ. 
Bài 21. Đặc điểm nào sau đây là của ARN? 
A. Có hai mạch xoắn.	B. Có hai mạch thẳng, không xoắn cuộn.
C. Có hai mạch xoắn, cuộn lại.	D. Có một mạch và cấu trúc đa phân.
Bài 22. Ở cà chua tính trạng màu quả do 1 cặp gen quy định, tiến hành lai 2 thứ cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng được toàn quả đỏ sau đó cho lai với nhau được : Khi lai phân tích các cây, , sẽ xuất hiện các quả: 
A. Toàn quả đỏ.	B. 1 quả đỏ, 1 quả vàng.	C. 3 quả vàng, 1 quả đỏ.	D. Toàn vàng.
Bài 23. Đột biến KHÔNG DI TRUYỀN ĐƯỢC qua sinh sản hữu tính là
A. Đột biến xôma.	A. Đột biến hợp tử. 	C. Đột biến giao tử. 	D. Đột biến tiền phôi. 
Bài 24. Nghiên cứu các điều kiện để có thể xảy ra hiện tượng trao đổi đoạn trong giảm phân, một số người có nhận xét
A. Rất dễ xảy ra.	B. Xảy ra một cách ngẫu nhiên.
C. Xảy ra trong những điều kiện nhất định.	D. Xảy ra ở các vùng gần tâm động.
Bài 25. Sự hình thành những kiểu gen qui định những tính trạng và tính chất đặc trưng cho từng loài, từng nòi trong các loài được gọi là
A. Thích nghi kiểu gen.	B. Thích nghi sinh thái.	
C. Thích nghi kiểu hình.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Bài 26. Quá trình chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi
A. Sự sống xuất hiện trên quả đất.	
B. Sinh vật xuất hiện trên quả đất.
C. Có sự cạnh tranh về các điều kiện sống ở các sinh vật.
D. Xuất hiện các điều kiện bất lợi cho sự sống sinh vật.
Bài 27. Ở gà tính trạng màu lông do 2 cặp gen không alen W, w và B,b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau chi phối.Gen B quy định lông nâu,gen b quy định lông trắng ,gen W át ch gen B không cho gen W biểu hiện ,gen lặn w không át chế khả năng gen B. Khi lai giữa gà trắng lông nâu với gà mái lông trắng đã thu được tỷ lệ 50% lông trắng:50% lông nâu ,xác định kiểu gen các gà bố mẹ ? 
A. Đực wwBb x cái wwbb.	B. Đực wwBb x cái WwBb.
C. Đực wwBB x cái WwBb.	D. Tất cả đều đúng.
Bài 28. Ribôxôm chuyển dịch trên phân tử mARN theo từng nấc trong quá trình giải mã, mỗi nấc đó tương ứng với: 
A. Một bộ ba ribônuclêôtit.	B. Hai bộ ba ribônuclêôtit.
C. Ba bộ ba ribônuclêôtit.	D. Bốn bộ ba ribônuclêôtit.
Bài 29. Tia tử ngoại là loại tia bức xạ
A. Có bước sóng ngắn 1070 A0 đến 4000 A0.	B. Có bước sóng dài hơn 4000 A0.
C. Có bước sóng dài. 	D. Có bước sóng ngắn hơn 1070 A0.
Bài 30. Nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể 
A. Chỉ sử dụng được đối với loại tính trạng có hệ số di truyền thấp.
B. Đòi hỏiphải có sự theo dõi chặt chẽ, công phu.
C. Khó áp dụng rộng rãi, đòi hỏi phải có người có trình độ chuyên môn cao.
D. Tất cả đều đúng.
Bài 31. Người ta đã ứng dụng kĩ thuật di truyền vào lĩnh vực: 
A. Sản xuất các sản phẩm sinh học. 	B. Tạo giống cây trồng biến đổi gen. 
C. Tạo giống động vật biến đổi gen. 	D. Cả A,B,C.
Bài 32. Để thực vật và động vật di cư tư biển lên đất liền đã cần những điều kiện nào? 
A. Vào cuối kỉ Xilua có 1 đợt tạo núi lửa mạnh làm nổi lên 1 đại lục lớn, khí hậu khô hơn làm xuất hiện những dạng thực vật ở cạn đầu tiên là quyết trần có thân và rễ thô sơ.
B. Sự tập trung nhiều di vật hữu cơ trên đất liền dẫn tới sự xuất hiện của nấm là thực vật dị dưỡng đầu tiên. 
C. Sinh khối lớn của thực vật ở cạn và hoạt động quang hợp của thực vật có diệp lục tạo ra oxy phân tử làm hình thành lớp ozon chắn tia tử ngoại tạo điều kiện cho động vcật di cư lên cạn 
D. Tất cả đều đúng.
Bài 33. Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây? 
A. Thừa 1 nhiễm sắc thể ở 2 cặp tương đồng.	B. Mỗi cặp nhiễm sắc thể đều trở thành có 3 chiếc.
C. Thừa 1 nhiễm sắc thể ở một cặp nào đó.	D. Thiếu 1 nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp.
Bài 34 Sự sống của đại Thái cổ có đặc điểm nào sau đây?
A. Sinh vật đa bào phát triển phong phú.	B. Một số ít sinh vật đã chuyển lên ở cạn.
C. Sự sống tập trung dưới nước.	D. Chưa có sinh vật.
Bài 35. Điều kiện quan trọng nhất để hình thành quần thể mới là 
A. Cách li địa lí.	B. Cách li sinh sản.	C. Cách li di truyền.	D. Cách li sinh thái.
Bài 36. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Để cho thế hệ sau có hiện tượng phân tính, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên? 
A. 4 phép lai.	B. 3 phép lai.	C. 2 phép lai.	D. 1 phép lai.
Bài 37. Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4199 ađênin và 6300 guanin. 
Số lượng từng loại nuclêôtit của gen trước đột biến là: 
A. A = T = 450; G = X = 1050.	B. A = T =1050; G = X =450.
C. A = T = 600; G = X = 900.	D. A = T = 900; G = X = 600.
Bài 38. Trên mạch gốc của gen cấu trúc có 1499 liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit và có 15% nuclêôtit loại ađênin. Trong quá trình sao mã, gen đã sử dụng của môi trường 1125 ribônuclêôtit loại uraxin. Số lần sao mà và số lượng nuclêôtit của gen nói trên là: 
A. 4 lần, 1200 nuclêôtit.	B. 5 lần, 3000 nuclêôtit.	C. 4 lần, 2400 nuclêôtit.	D. 5 lần, 1500 nuclêôtit 
Bài 39. Ở đại cổ sinh, nhóm lưỡng cư đầu cứng đã trở thành những bò sát đầu tiên, thích nghi hẳn với đời sống ở cạn bằng cách
A. Đẻ trứng có vỏ cứng.	B. Phổi và tim hoàn thiện hơn.
C. Da có vẩy sừng chịu được khí hậu khô.	D. Tất cả đều đúng.
Bài 40. Đặc điểm nào sau đây không phải của ARN? 
A. Có 2 mạch xoắn với nhau.	
B. Có cấu tạo đa nhân.
C. Được xếp vào nhóm phân tử có kích thước và khối lượng lớn.
D. Là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
Bài 41. Giữa gen và tính trạng có quan hệ 
A. Một gen quy định một tính trạng 
B. Một gen có thể đồng thời quy định nhiều tính trạng 
C. Nhiều gen không alen tác động qua lại để cùng chi phối m ột tính trạng 
D. Tất cả đều đúng 
Bài 42. Nhận xét nào dưới đây là không đúng trong trường hợp di truyền qua tế bào chất 
	A. Lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau.
B. Tính trạng luôn luôn được di truyền qua dòng mẹ. 
C. Tính trạng được biểu hiện đồng loạt qua thế hệ lai. 
D. Tính trạng biểu hiện đồng loạt ở cơ thể cái của thế hệ lai.
Bài 43. Ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh vật hoá thạch là
A. Suy đoán lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng.
B. Suy đoán tuổi của lớp đất chứa chúng. 
C. Suy đoán về nguồn gốc của các nhóm sinh vật bậc cao. 
D. A và B. 
Bài 44. Sự phát sinh sự sống trên Trái đất là kết quả của quá trình: 
A. Tiến hoá sinh học. 	B. Tiến hoá lí học. 
C. Sáng tạo của Thượng đế. 	D. Tiến hoá hoá học, rồi đến tiến hoá tiền sinh học. 
Bài 45. Xét gen qui định màu thân và gen qui định độ dài cánh ở ruồi giấm, thì kết luận nào sau đây đúng? 
A. Hoán vị gen đều xảy ra ở cả 2 giới đực và cái.	B. Hoán vị gen chỉ có thể xảy ra ở giới cái.
C. Hoán vị gen luôn xảy ra ở giới đực.	D. Cả hai giới luôn luôn liên kết gen hoàn toàn 
Bài 46. Một gen nhân đôi 3 lần, mỗi gen con tạo ra sao mã 2 lần và trên mỗi bản mã sao có 10 ribôxôm trượt không lặp lại. Số phân tử prôtêin bậc 1 được tổng hợp là
A. 120.	B. 140.	C. 160.	D. 180.
Bài 47. Thuyết tiến hoá cổ điển bao gồm
A. Thuyết của Lamac, thuyết của Đacuyn.	B. Thuyết tiến hoá tổng hợp, thuyết của Lamac 
C. Thuyết của Đacuyn, thuyết tiến hoá tổng hợp.	D. Thuyết tiến hoá tổng hợp.
Bài 48. Khi một phân tử ariđin chèn vào vị trí giữa 2 nuclêôtit trong mạch khuôn ADN thì gây nên đột biến: 
A. Mất 1 nuclêôtit.	B. Thêm 1 nuclêôtit.	
C. Thay thế 1 nuclêôtit bằng 1 nuclêôtit khác.	D. Đảo vị trí nuclêôtit.
Bài 49. Khi cho cá chép cái có râu lai với cá giếc đực không có râu, thu được cá con có râu. Khi cho cá giếc cái không râu lai với cá chép đực có râu thu được cá con không có râu. Gen qui định tính trạng trong phép lai được phân bố ở: 
A. Trên nhiễm sắc thể thường.	B. Trên nhiễm sắc thể giới tính.
C. Trong tế bào chất.	D. Hai câu A và B đúng.
Bài 50. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đột biến giao tử? 
A. Chỉ xảy ra dạng đột biến gen.	
B. Chỉ xảy ra dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. Chỉ xảy ra dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
D. Xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử.
Bài 51. Nhóm liên kết gen là
A. Nhiều gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau cùng di truyền với nhau.
B. Nhiều gen nằm trên một nhiễm sắc thể cùng phân li và tổ hợp trong phân bào. 
C. Các gen trên các nhiễm sắc thể phân li độc lập với nhau. 
D. Các gen khác nhau cùng biểu hiện một loại tính trạng. 
Bài 52. Yếu tố nào sau đây được dùng làm căn cứ để xác định tuổi của các lớp đất? 
A. Lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ. 
B. Độ dày của các lớp đất.	C. Kích thước của các hạt đất 
D. Thành phần, kết cấu của đất. 
Bài 53. Ở hoa dạ lan, khi lai giữa 2 thứ hoa dạ lan thuần chủng: thứ hoa đỏ(AA) với hoa trắng (aa) thì ở F1 thu được các cây đồng loạt có hoa màu hồng. Tính trạng màu hoa hồng được gọi là
A. Tính trạng trung gian.	B. Tính trạng trội không hoàn toàn.
C. Tính trạng trội.	D. A, B đúng.
Bài 54. Phát biểu nào dưới đây về sự phát sinh và phát triển của loài người là không đúng 
A. Nhân tố xã hội bắt đầu từ giai đoạn người tối cổ, càng về sau càng tác dụng mạnh mẽ và đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển loài người 
B. Nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn vượn người hoá thạch sau đó yếu dần 
C. Ngày nay mặc dầu các quy luật sinh học đặc trưng cho động vật có vú vẫn phát huy tác dụng đối với con người nhưng xã hội loài người phát triển dưới tác dụng chủ đạo của các quy luật xã hội 
D. Con người thích nghi với môi trường chủ yếu bằng những biến đổi hình thái, sinh lí trên cơ thể, bằng sự phân hoá và chuyên hoá các cơ quan.
Bài 55. Một thứ tínhtrạng do 2 gen alen chi phối, nếu gen trội di truyền theo kiểu trội không hoàn toàn thì hiện tượng này sẽ được xác định khi
A. Tính trạng đó gồm có 3 tính trạng tương ứng.
B. Lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản xuất hiện F1 đồng loạt xuất hiện tính trạng trung gian. 
C. Khi lai giữa 2 cá thể bố mẹ thuần chủng khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản thì ở F1 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính 1 : 2 : 1. 
D. Tất cả đều đúng. 
Bài 56. Kiểu gen của một loài sinh vật (Công thức trang 122). Khi giảm phân tạo thành giao tử có rối loạn phân bào I ở cặp NST giới tính đã tạo ra bao nhiêu loại tinh trùng? 
A. 4 loại tinh trùng.	B. 8 loại tinh trùng.	C. 2 loại tinh trùng.	D. A hoặc B.
Bài 57. Nội dung cơ bản của định luật di truyền liên kết gen là: 
A. Các gen cùng nằm trên một NST làm thành nhóm gen liên kết; 
B. Số gen liên kết bằng số NST đơn bội; 
C. Các gen cùng nằm trên một NST tái tổ hợp với nhau; 
D. Cả A và B.
Bài 58. Sự không tương hợp giữa bộ nhiễm sắc thể (NST) của hai loài ở cơ thể lai xa đã dẫn đến kết quả: 
A. Ảnh hưởng tới sự phân li của các NST tương đồng trong kì sau của lần giảm phân 1 làm quá trình phát sinh giao tử bị trở ngại. 
B. Ảnh hưởng tới sự phân li của các NST tương đồng trong kì đầu của lần giảm phân 1 làm quá trình phát sinh giao tử bị trở ngại. 
C. Ảnh hưởng tới sự tiếp hợp của các NST tương đồng trong kì đầu của lần giảm phân 1 làm quá trình phát sinh giao tử bị trở ngại. 
D. Ảnh hưởng tới sự tiếp hợp của các NST tương đồng trong kì giữa của lần giảm phân 1 làm quá trình phát sinh giao tử bị trở ngại. 
Bài 59. Cơ chế gây đột biến đa bội của cônsixin là do
A. Tách sớm tâm động của các NST kép.	B. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc.
C. Đình chỉ hoạt động nhân đôi của các NST.	D. Ngăn cản không cho màng tế bào phân chia.
Bài 60. ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam mắc bênh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mẹ mắc bệnh, khả năng họ sinh ra được đứa con khoẻ mạnh là bao nhiêu? 
A. 100%.	B. 25%.	C. 50%.	D. 75%.
---------- HÕt ---------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_danh_cho_hoc_sinh_thi_khoi_b_mon_sinh_hoc_de_so_2_tru.doc