Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Đề 1 - Năm học 2006-2007 - Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An (Có đáp án)

Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Đề 1 - Năm học 2006-2007 - Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An (Có đáp án)

Câu I: 1) Thành tế bào thực vật, thành tế bào vi khuẩn và thành tế bào nấm được cấu tạo chủ yếu bởi loại chất nào?

2) Các loại prôtêin: Côlagen, Histôn, Hêmôglôbin và hoocmôn insulin có chức năng gì trong cơ thể?

3) Một thí nghiệm được bố trí như hình 1. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị (hình 2). Hãy nhận xét và giải thích sự biến động của mức nước trong ống A.

 

doc 2 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Đề 1 - Năm học 2006-2007 - Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề chính thức
Sở Gd&Đt Nghệ an
Kỳ thi chọn đội tuyển dự thi hsg quốc gia lớp 12 
Năm học 2006 - 2007
Bản chính
Môn thi: sinh học 
Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 06/11/2006
(Đề thi này có 2 trang)
Câu I: 1) Thành tế bào thực vật, thành tế bào vi khuẩn và thành tế bào nấm được cấu tạo chủ yếu bởi loại chất nào? 
2) Các loại prôtêin: Côlagen, Histôn, Hêmôglôbin và hoocmôn insulin có chức năng gì trong cơ thể?
Thời gian (ngày)
Mức nước trong ống A
(cm)
10
22
Hình 2
0 1 4 5 10 12
3) Một thí nghiệm được bố trí như hình 1. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị (hình 2). Hãy nhận xét và giải thích sự biến động của mức nước trong ống A.
A
Nước cất
CuSO4 20%
Tờ giấy keo
ống chia độ
Hình 1
Câu II: 1) Nêu ý nghĩa của các pha trong kỳ trung gian của chu kỳ tế bào nhân chuẩn.
 2) Vì sao có loại tế bào biệt hóa (như tế bào thần kinh) lại không có khả năng phân chia?
Câu III: 1) Trong ống nghiệm có enzim và cơ chất của nó. Cho thêm vào ống nghiệm chất ức chế enzim (thuộc loại ức chế cạnh tranh). Để hạn chế tác động của chất ức chế đó và duy trì tốc độ phản ứng, ta cần làm gì? Hãy giải thích vì sao lại làm như vậy?
2) Dựa vào đặc điểm cấu trúc của màng sinh chất, hãy cho biết:
Những chất nào có thể đi qua lớp kép phốtpholipit nhờ sự khuếch tán?
Các loại phân tử như prôtêin, các ion có thể qua màng sinh chất bằng cách nào?
3) Phân tích hỗn hợp nghiền nát của ti thể và lục lạp, thu được các chất sau:
C6H12O6, ATP, ADP, axit malic, axit xucxinic, NADH, NADPH.
 Hãy sắp xếp các chất ấy vào các bào quan tương ứng.
Câu IV: Trong tự nhiên tồn tại nhiều nhóm vi sinh vật dị dưỡng và tự dưỡng khác nhau. 
1, Hãy nêu các phương thức thu nhận năng lượng ở vi sinh vật dị dưỡng mà em biết.
2) Nêu tên các nhóm vi sinh vật tự dưỡng. Căn cứ vào đâu người ta gọi tên như vậy?
3) Giữa lên men lactic và lên men êtylic có điểm gì chung và những điểm gì khác biệt?
Câu V: 1) Hãy nêu thành phần hóa học và tác dụng của lớp màng nhầy ở vi khuẩn. Có phải mọi tế bào vi khuẩn đều có lớp màng nhầy không? Cho ví dụ.
2) Căn cứ vào đâu người ta chia vi khuẩn thành 2 nhóm: Nhóm Gram dương (G+) và nhóm Gram âm (G-)?
3) Khi trực khuẩn G+ (Bacillus brevis) phát triển trong môi trường lỏng người ta thêm lizôzim vào dung dịch nuôi cấy thì vi khuẩn này có tiếp tục sinh sản không? Vì sao?
Câu VI: 1) Có 2 cây cà chua giống hệt nhau được trồng trong nhà kính với các điều kiện giống nhau nhưng cường độ ánh sáng khác nhau. Sau 4 giờ khối lượng của cây A tăng lên, khối lượng cây B không đổi. Hãy giải thích sự khác biệt đó.
 	 2) a. Vì sao thực vật bậc cao không sử dụng được nitơ tự do làm nguồn dinh dưỡng?
 b. Những sinh vật nào có khả năng cố định nitơ không khí? Nhờ đâu mà chúng có khả năng đó?
 c. Vai trò của nitơ đối với đời sống cây xanh? Những nguồn nitơ nào mà cây xanh có khả năng sử dụng được.
 d. Hãy nêu thí nghiệm chứng minh độ dài đêm quyết định sự ra hoa của cây.
Câu VII: 1) ở 1 loài động vật, xét 2 cặp gen dị hợp tử liên kết không hoàn toàn người ta đã xác định khoảng cách giữa 2 cặp gen là 10cM (centiMoocgan). 
Hãy xác định tỷ lệ các tế bào sinh tinh xẩy ra trao đổi chéo các đoạn nhiễm sắc thể chứa các cặp gen đó trong tổng số tế bào sinh tinh thực hiện giảm phân.
II
I
O
2) Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa một đơn vị sao chép như hình vẽ (O là điểm khởi đầu sao chép. I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN)
IV
III
3’...
5’....
....5’
....3’
Các đoạn mạch đơn nào của đoạn ADN trên được sao chép bằng các đoạn Okazaki? Giải thích.
Câu VIII: ở bí ngô, quả màu vàng do gen trội A quy định, quả màu xanh do alen lặn a quy định. Màu sắc của bí chỉ biểu hiện khi không có gen trội B lấn át, alen b không có khả năng này. Trong kiểu gen có B thì bí có quả màu trắng. 
Khi lai bí dòng quả trắng thuần chủng với dòng quả xanh ở F1 thu được 100% bí quả trắng. Cho F1 lai phân tích thu được FB với tỷ lệ:	
4 cây quả trắng : 3 cây quả xanh : 1 cây quả vàng.
Hãy giải thích kết quả trên. Viết sơ đồ lai minh họa.
----------Hết----------
Họ và tên:....................................................................................... Số báo danh: .................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_du_thi_hsg_quoc_gia_mon_sinh_hoc_lop_1.doc
  • docDA_sinh_v1.doc