Đề tham khảo ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học 12 - Đề số 7

Đề tham khảo ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học 12 - Đề số 7

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH( 32 câu, từ câu 1 đến câu 32)

Câu 01. Vùng nào của gen mã hoá protein mang thông tin mã hoá các axit amin?

A. Vùng mã hoá B. Vùng điều hoà C. Vùng kết thúc

D. Cả ba vùng

Câu 02. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn nào?

A.Tự nhân đôi B. Phiên mã và dịch mã C. Dịch mã

D. Phiên mã

Câu 03. tARN vận chuyễn nào dưới đây không tồn tại thực?

A. Có bộ ba đối mã AXA B. Có bộ ba đối mã AXG

C. Có bộ ba đối mã AXU D. Có bộ ba đối mã AXX

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học 12 - Đề số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH
ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT
MÔN SINH HỌC 12 
 Thời gian làm bài 60 phút
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH( 32 câu, từ câu 1 đến câu 32)
Câu 01. Vùng nào của gen mã hoá protein mang thông tin mã hoá các axit amin?
A. Vùng mã hoá	B. Vùng điều hoà	C. Vùng kết thúc 	
D. Cả ba vùng
Câu 02. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn nào?
A.Tự nhân đôi	B. Phiên mã và dịch mã	C. Dịch mã	
D. Phiên mã
Câu 03. tARN vận chuyễn nào dưới đây không tồn tại thực?
A. Có bộ ba đối mã AXA	B. Có bộ ba đối mã AXG
C. Có bộ ba đối mã AXU	D. Có bộ ba đối mã AXX
Câu 04. Đột biến gen thuộc dạng nào gây hậu quả dịch khung?
A. Thay thế hoặc mất nucleotit	B. Thay thế hoặc lắp thêm nucleotit
C. Mất hoặc lắp thêm nucleotit	D. Tất cả các dạng
Câu 05.Trường hợp bộ NST 2n bị thừa một NST thuộc hai căp NST đồng dạng khác 
nhau được gọi là:
A. Thể ba nhiễm	B. Thể một nhiễm	
C.Thể đa nhiễm	D.Thể ba nhiễm kép
Câu 06. Gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ có chiều dài là 5100 A0 mã hoá một phân tử 
protein hoàn chỉnh có bao nhiêu axit amin?
A. 500	B. 499	C. 498	D. 497
Câu 07.Ở Ruồi giấm có 2n = 8.Tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm có bao nhiêu NST?
A. 10	B. 9	C. 8	D. 7
Câu 08. Tỉ lệ kiểu hình 1 trội : 1 lặn là kết quả của phép lai nào dưới đây:
A. Aaa x Aaa	B. Aaaa x Aaaa	C. Aaaa x aaaa	
D.Aaaa x Aaaa
Câu 09. Kiểu gen AB/ab có xảy ra hoán vị giũa gen B và b với tần số là 18%, tạo ra 
loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ là bao nhiêu %?
A.10%	B.9%	C. 36%	D. 30%
Câu 10.Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử 2n được tạo ra từ thể tứ bội có kiểu gen 
AAaa là:
A. 1AA: 4Aa: 1aa	B. 1AA: 1aa	C. 1Aa: 1aa	
D.4AA: 1Aa: 1aa
Câu 11.Tính trạng thân cây do một gen quy định và có tính trội hoàn toàn. Cho cây thân cao
 dị hợp tự thụ phấn, thế hệ lai phân ly theo tỷ lệ nào?
A. 1: 1	B. 3:1	C. 9: 7	
D.1: 2: 1
Câu 12. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, gen
 trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y. Một cặp vợ chồng sinh được 1 con trai 
bình thường và 1 con gái bị bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là:
A. XmXm x XmY	B.XMXm x XMY	
C. XMXm x XmY	D. XMXM x XmY
Câu 13.Ở một loài thực vật, nếu có cả 2 gen A và B Trong cùng một kiểu gen thì 
cho hoa màu đỏ, các kiểu gen khác cho hoa màu trắng. Cho lai phân tích cá thể dị hợp 
hai cặp gen thì kết quả thu được như thế nào?
A. 1 đỏ: 1 trắng	B. 3 đỏ: 1 trắng	
C. 100% đỏ	D. 1 đỏ: 3 trắng 
Câu 14. Hoán vị gen có hiệu quả đối với kiểu gen nào?
Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp tử về một cặp gen	
Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp lặn
Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp tử về hai cặp gen
Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp trội
Câu 14. Điều nào dưới đây là không đúng?
Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo đòng mẹ
Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất
Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất
Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở thế hệ sau
Câu 15. Sự di truyền chéo ở các tính trạng liên kết giới tính rõ nhất là:
Tính trạng của bà nội truyền cho cháu trai
Tính trạng của ông nội truyền cho cháu trai
Tính trạng của bố truyền cho con gái, còn tính trạng của mẹ truyền cho con trai
 Tính trạng của ông nội truyền cho cháu trai
Câu 16. Hãy cho biết quần thể nào trong các quần thể sau đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,42 AA ; 0,48 Aa ; 0,10 aa 	B. O,25 AA ; 0,50 Aa ; 0,25 aa
B. 0,3 4AA ; 0,42 Aa ; 0,24 aa	D. 0,01 AA ; 0,18 Aa ; 0,81 aa
Câu 17. Xét một quần thể tự thụ phấn, ở thế hệ P có thành phần kiểu gen là: 
0,30 BB + 0,40 Bb + 0,30 bb = 1 . Thành phần kiểu gen của quần thể sau ba thế hệ tự 
thụ phấn là:
 A. 0,40 BB + 0,20 Bb + 0,40 bb = 1	
B. 0,45 BB + 0,10 Bb + 0,45 bb = 1
 C. 0,48 BB + 0,05 Bb + 0,47 bb = 1	
D. 0,475 BB + 0,05 Bb + 0,475 bb = 1 
Câu 18. Vi khuẩn E.Coli sản xuất hoocmon Insulin ở người là thành qủa của:
A. Lai tế bào soma	
B. Gây đột biến nhân tao.
C. Dùng kĩ thuật vi tiêm	
D. Dùng kĩ thuật chuyễn gen nhờ vectơ là Plasmit 
Câu 19.Loại cây nào sau đây là thích hợp cho việc sử sụng hoá chất cônsixin nhằm 
tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao?
A. Cây lúa	B. Cây đậu tương	
C. Cây củ cải đường	D. Cây ngô 
Câu 20: Việc chuyển gen tổng hợp kháng sinh từ xạ khuẩn sang vi khuẩn để sản xuất kháng sinh trên quy mô công nghiệp là do: 
A. Vi khuẩn dể nuôi và có bộ gen đơn giản	
B. Vi khuẩn dể nuôi và sinh sản nhanh
C. Vi khuẩn dể nuôi và mang một số gen kháng thuốc kháng sinh
D. Vi khuẩn dể nuôi và mang các gen cần thiết cho việc truyền ADN trong tiếp hợp
Câu 21.Đặc điểm thể hiện ở người bị hội chứng Đao là: 
A. Cơ thể chậm phát triển , si đần , vô sinh	B. Tay chân dài hơn bình thường
C. Không phân biệt màu đỏ và lục	D. Cơ thể phát triển to lớn khác thường
Câu 22 bắng chứng giải phẩu so sánh dựa vào sự giống nhau và khác nhau giữa các loài về:
A. Giai đoạn phát triển phôi thai 	B. Cấu tạo cơ quan và cơ thể
C. Cấu tạo của protein và axit amin 	D. Sinh học và biến cố địa chất
Câu 23. theo thuyết tiến hoá hiện đại , đơn vị tiến hoá cơ sở ở những loài giao phối là:
A. Cá thể 	B. Quần thể 	C. Nòi địa lý và nòi sinh thái 	 D. Loài
Câu 24. Các nhân tố có vai trò cung cấp nguyên liệu chính cho quá trình tiến hoá là:
A. Quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên 	 
B. Quá trình đột biến và các cơ chế cách li
C. Quá trình đột biến và biến động di truyền 	 
D. Quá trình đột biến và quá trình giao phối
Câu 25. Đóng góp quan trọng của thuyết Đacuyn là:
A. Đề xuất biến dị cá thể có vai trò quan trọng trong tiến hoá. 
B. Đưa ra học thuyết chọn lọc tự nhiên
C. Giải thích nguồn gốc chung các loài. 	 
D. Giải thích được sự hình thành đặc điểm thích nghi
Câu 26. Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hoá tổng hợp là:
A. Giải thích được tính đa dạng và thích nghi của sinh giới	
B. Làm sáng tỏ nguyên nhân và cơ chế tiến hoá nhỏ
C. Tổng hợp các bằng chứng tiến hoá từ nhiều lĩnh vực 	
D. Xây dựng cơ sở lí thuyết tiến hoá lớn
Câu 27. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Loài người có nguồn gốc sâu xa từ vượn người ngày nay.
B. Loài người và vượn người ngày nay có chung nguồn gốc.
C. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
D. Vượn người ngày nay tiến hoá thành loài người
Câu 28. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích của cơ thể
Tăng hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn
Giảm hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn
Giảm đều ở cơ thể động vật kéo dài ra
Giảm đều ở cơ thể động vật phân chia thành nhiều phần
Câu 29. Phân bố của một loài sinh vật thay đổi
Theo cấu trúc tuổi của quần thể
Do hoạt động của con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên
Theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể
Theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 
 Câu 30. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết
Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã
Mức độ sử dụng thức ăn của sinh vật tiêu thụ
Mức đọ phân giải hửu cơ của các vi sinh vật
Con đường trao đổi vật chất hửu cơ trong quần xã	
Câu 31. Quan hệ gần gũi giữa hai loài, trong đó cả hai cùng có lợi nhưng có một loài có 
lợi nhiều hơn so với loài kia, đó là quan hệ nào dưới đây?
A. Kí sinh	B. Hội sinh	
C. Ức chế cảm nhiễm	D. Hợp tác
Câu 32. Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh vật 
trong hệ sinh thái?
Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật
Quan hệ giữa thực vật với động vật ăn thực vật
Quan hệ giữa động vật ăn thịt bậc 1 với động vật ăn thịt bậc 2
Quan hệ giữa động vật ăn thịt với con mồi
II. PHẦN RIÊNG
Học sinh học theo chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình
đó
1.Theo chương trình nâng cao 8 câu(từ câu 33 đến câu 40)
Câu 33.Thành phần cấu tạo của Operon Lac bao gồm:
Một vùng vận hành(O) và một nhóm gen cấu trúc
Một vùng khởi động(P) và một nhóm gen cấu trúc
Một vùng khởi động(P), một vùng vận hành(O) và một nhóm gen cấu trúc
Một vùng khởi động(P), một vùng vận hành(O) một nhóm gen cấu trúc va gen điều hoà(R)
Câu 34: Đột biến gen không làm thay đổi chiều dài của gen, gen đột biến tăng 1 liên kết hydrô so với gen ban đầu. Đột biến đó thuộc dạng
A.Mất 1 cặp nuclêôtic A=T.
B.Lắp thêm 1 cặp nuclêôtic A=T.
C.Thay thế cặp nuclêôtic A=T bằng cặp nuclêôtic G=X..
D.Thay thế cặp nuclêôtic G=X bằng cặp nuclêôtic A=T.
Câu 35.Điểm giống nhau trong kĩ thuật chuyễn gen với plasmit và với vi rut làm thể truyền là
Protein tạo thành có tác dụng tương tự nhau
Thể nhận đều là vi khuẩn E. coli
Các giai đoạn và các loại enzim tương tự
Đòi hỏi trang thiết bị nuôi cấy như nhau 
Câu 36.Loài chuối nhà 3n hình thành từ chuối rừng 2n theo con đường:
A. Lai xa và đa bội hoá 	B. Cách li sinh thái 	
C. Cách li địa lí 	D. Tự đa bội hoá
Câu 37. Nhân tố tiến hoá có vai trò định hướng cho quá trình tiến hoá nhỏ là:
 A. Quá trình đột biến	B. Biến động di truyền.
C. Chọn lọc tự nhiên 	D. Các cơ chế cách li
Câu 38. Sự nổi của sinh vật ở trong môi trường nước là do
A.Tác động tương hỗ của môi trường vào sinh vật
B. Áp lưc từ dưới đẩy sinh vật lên trên
C. Sự kết hợp giữa khối lượng cơ thể sinh vật và áp lực đẩy từ dưới lên
D. Sinh vật thuỷ sinh bơi lên lớp nước bề mặt
Câu 39.Chu trình dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết
Mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã
Nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ
Mức độ tiêu thụ chất hửu cơ của các sinh vật
D. Con đường trao đổi vật và năng lượng trong quần xã
Câu 40.Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì:
Hệ sinh thái dưới nước có đa dạng sinh học cao hơn
Môi trường nước không bị năng lượng ánh sáng mặt trời đốt nóng 
Môi trường nước có nhiệt độ ổn định
Môi trường nước giàu dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn
2. Theo chương trình chuẩn(8 câu, từ câu 41 đến câu 48)
Câu 41.Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?
A. tARN	B. mARN	
C. ADN	D. Riboxom
Câu 42. Đột biến nào dưới đây tạo nên thể khảm
A. Đột biến giao tử.	B. Đột biến xoma.	
C. Đột biến tiền phôi.	D. Đột biến NST.
Câu 43. Kĩ thuật chuyễn gen đã ứng dụng loại kĩ thuật nào dưới đây
A. Kĩ thuật gây đột biến nhan tạo	B. Kĩ thuật tạo AND tái tổ hợp
B. Kĩ thuật xử lí enzim	D. Kĩ thuật xử lí màng tế bào
Câu 44. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở:
A. Thực vật. 	B. Động vật di chuyển xa. 	
C. Động vật ít di chuyển. 	D.Động vật kí sinh 
Câu 45.Cách li trước hợp tử là:
A. Trở ngại, ngăn cản sự giao phối	B. Trở ngại, ngăn cản con lai phát triển
C. Trở ngại, ngăn cản sự tạo thành hợp tử	D. Trở ngại, ngăn cản can lai hửu thụ 
Câu 46. Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt ở thú là:
A. Sống trong trạng thái nghỉ	B. Cơ thể có lớp mở dày bao bọc
	C. Cơ thể nhỏ và cao	D. Ra mồ hôi 
Câu 47. Quần xã sinh vật có các đặc trưng cơ bản về:
Khu vực phân bố của quần xã
Số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài
Mức độ phoang phú về nguồn thức ăn trong quần xã
Mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần xã
Câu 48. Sự phân bố của một loài trên một vùng
Thường không thay đổi
Thay đổi do hoạt động của con người không phải do tự nhiên
Do nhu cầu của loài, không phải do tác động của yếu tố tự nhiên
D.Do nhu cầu của loài và tác động của yếu tố tự nhiên
	ĐÁP ÁN 
1A
2D
3C
4C
5D
6C
7D
8C
9B
10A
11D
12C
13D
14C
15C
16B
17D
18D
19C
20B
21A
22B
23B
24D
25B
26B
27B
28B
29C
30D
31D
32A
33C
34C
35C
36D
37C
38A
39D
40C
41C
41B
43B
44A
45A
46B
47B
48D

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI THU TOT NGHIEP SINH HOC CO DA(7).doc