Đề thi giải toán trên máy tính cầm tay bậc trung học năm học 2009-2010 (Đà Nẵng) môn: Sinh học - lớp 12

Đề thi giải toán trên máy tính cầm tay bậc trung học năm học 2009-2010 (Đà Nẵng) môn: Sinh học - lớp 12

Câu 1:

 Hai tế bào A và B đều có hình khối lập phương. Giả sử tế bào A có tỉ lệ S/V bằng 0,42, còn tế bào B có tỉ lệ S/V bằng 3,4. Tế bào nào có kích thước lớn hơn? Tính diện tích bề mặt toàn phần và thể tích mỗi tế bào.

 

doc 14 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2430Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giải toán trên máy tính cầm tay bậc trung học năm học 2009-2010 (Đà Nẵng) môn: Sinh học - lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY
	THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BẬC TRUNG HỌC NĂM HỌC 2009-2010
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 Môn: SINH HỌC - LỚP 12 - CẤP THPT
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi: 03 tháng 12 năm 2009
 Chú ý: - Đề thi này có 08 trang, 10 câu, mỗi câu 5 điểm.
 - Thí sinh làm bài trực tiếp vào bản đề thi này.
ĐIỂM
(Của toàn bài thi)
CÁC GIÁM KHẢO
(Họ tên và chữ kí)
SỐ PHÁCH
(Do Chủ tịch Hội đồng ghi)
Bằng số
Bằng chữ
Giám khảo số 1:
Giám khảo số 2:
Quy định: Học sinh trình bày vắn tắt cách giải, kết quả tính toán vào ô trống liền kề bài toán. Các kết quả tính gần đúng theo quy tắc làm tròn số, nếu không có chỉ định cụ thể, được ngầm định chính xác tới bốn chữ số phần thập phân sau dấu phẩy.
Câu 1:
	Hai tế bào A và B đều có hình khối lập phương. Giả sử tế bào A có tỉ lệ S/V bằng 0,42, còn tế bào B có tỉ lệ S/V bằng 3,4. Tế bào nào có kích thước lớn hơn? Tính diện tích bề mặt toàn phần và thể tích mỗi tế bào.
Cách giải
Kết quả
Câu 2: 
Trong một thí nghiệm lên men bằng nấm men trong dung dịch đường saccaro, để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính lên men etanol của nấm men, người ta thu được lượng CO2 (ml) theo từng khoảng thời gian tương ứng với nhiệt độ thí nghiệm như sau:
Thời gian (phút)
40C
140C
240C
360C
520C
1
0
0,27
0,42
0,47
0
2
0
0,83
1,24
1,13
0,15
3
0,13
1,85
2,36
2,76
0,23
4
0,22
3,37
3,52
4,52
0,32
Tính tốc độ lượng CO2 trung bình (mlCO2/phút) sinh ra khi nấm men lên men ở mỗi nhiệt độ theo các giá trị thu được trong khoảng giữa 2 và 4 phút.
Nhận xét ảnh hưởng của nhiệt độ đối với hoạt tính enzym ở nấm men.
Cách giải
Kết quả
Câu 3: 
Người ta cấy vào môi trường nuôi cấy 4.105 tế bào vi khuẩn phát triển không qua pha tiềm phát (lag). Sau 6 giờ số lượng tế bào đạt 3,68.107. Xác định thời gian thế hệ của vi khuẩn.
Cách giải
Kết quả
Câu 4: 
Tính lượng phân đạm cần bón cho lúa mùa để đạt năng suất 65 tạ/ha. Biết rằng để thu được một tạ thóc cần bón 1,6 kg N. Hệ số sử dụng nitơ trong đất là 67%. Lượng nitơ còn tồn dư trong đất là 29kg/ha. Nếu dùng phân đạm NH4NO3 để bón thì cần bao nhiêu? Nếu dùng phân đạm KNO3 thì cần bao nhiêu?
Cho biết: N = 14; O = 16; K = 39; H = 1. 
Cách giải
Kết quả
Câu 5: 
	Một chu kỳ tim ở người gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất và pha dãn chung. Thời gian trung bình của một chu kỳ tim ở người bình thường là 0,8s. Một người phụ nữ X có nhịp tim đo được là 84 nhịp/phút. Khối lượng máu trong tim của cô ta là 132,252ml vào cuối tâm trương và 77,433ml vào cuối tâm thu.
Xác định thời gian mỗi pha của một chu kỳ tim ở người phụ nữ X?
Tính lượng máu bơm/phút của người phụ nữ đó?
Cách giải
Kết quả
Câu 6: 
 Cho hai ruồi đều thuần chủng là ruồi cái thân vàng, cánh xẻ và ruồi đực thân nâu cánh bình thường lai nhau được F1 có ruồi cái toàn thân nâu, cánh bình thường; ruồi đực toàn thân vàng, cánh xẻ. Cho ruồi cái F1 lai với ruồi đực thân nâu, cánh bình thường thu được ruồi F2 có 279 ruồi thân nâu, cánh bình thường; 74 ruồi thân vàng, cánh xẻ; 15 ruồi thân nâu, cánh xẻ; 15 ruồi thân vàng, cánh bình thường. 
 a. Tính khoảng cách giữa 2 gen trên NST quy định cho 2 tính trạng trên.
 b. Nếu chỉ căn cứ vào số lượng các cá thể thu được ở F2 trên thì sai số về khoảng cách giữa 2 gen là bao nhiêu ?
 Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và một số ruồi đực mang toàn gen lặn của 2 gen trên bị chết ở giai đoạn phôi.
Cách giải
Kết quả
Câu 7: 
Ở gà, cho 2 con đều thuần chủng mang gen tương phản lai nhau được F1 toàn lông xám, có sọc. Cho gà mái F1 lai phân tích thu được thế hệ lai có 25% gà mái lông vàng, có sọc; 25% gà mái lông vàng, trơn; 20% gà trống lông xám, có sọc; 20% gà trống lông vàng, trơn; 5% gà trống lông xám, trơn; 5% gà trống lông vàng, có sọc.
Biết rằng lông có sọc là trội hoàn toàn so với lông trơn.
 	Nếu cho các gà F1 trên lai nhau, trong trường hợp gà trống và gà mái F1 đều có diễn biến giảm phân như gà mái F1 đã đem lai phân tích trên. Hãy xác định ở F2:
 	- Tỉ lệ gà mang các cặp gen đều dị hợp.
 	- Tỉ lệ gà lông vàng, trơn mang toàn gen lặn.
Cách giải
Kết quả
Câu 8:
Cho 2 cây đậu Hà Lan đều thuần chủng là cây hạt trơn, vàng và cây hạt nhăn, xanh lai nhau được F1 toàn hạt trơn, vàng. Sau đó cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có 571 cây hạt trơn, vàng; 157 hạt trơn, xanh; 164 hạt nhăn, vàng và 68 hạt nhăn, xanh.
 	Hãy dùng phương pháp χ2 để xác định tỉ lệ phân tính ở F2 trên có tuân theo quy luật phân li độc lập hay không? 
 	Cho biết: với (n-1) = 3; α (hay p) = 0,05 thì χ2 = 7,815; mỗi gen quy định một tính trạng.
Cách giải
Kết quả
Câu 9 : 
 Một quần thể người đã ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10.000. 
 a. Hãy tính tần số các alen và thành phần các kiểu gen của quần thể về bệnh này. Biết rằng, bệnh bạch tạng là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định.
 b. Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể này kết hôn nhau sinh ra người con trai đầu lòng bị bệnh bạch tạng.
Cách giải
Kết quả
Câu 10 :
Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a nằm trên NST giới tính X quy định (không có alen tương ứng trên Y). Người bệnh có kiểu gen XaXa ở nữ và XaY ở nam. Có sơ đồ phả hệ sau đây: 
 Thế hệ I 1	 □2  : nữ bình thường 
 □ : nam bình thường 
 Thế hệ II □1 2 3 ¢4 ¢ : nam bị bệnh	
Hãy cho biết :
	a. Kiểu gen ở I1, II2 và II3, căn cứ vào đâu để biết được điều đó?
	b. Nếu người con gái II2 lấy chồng bình thường thì xác suất để con đầu lòng của họ bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu?
Cách giải
Kết quả
--- Hết ---
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY
	THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BẬC TRUNG HỌC NĂM HỌC 2009-2010
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: SINH HỌC - LỚP 12 - CẤP THPT
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi: 03 tháng 12 năm 2009
 Chú ý: - Đề thi này có 0 trang, 10 câu, mỗi câu 5 điểm.
 - Thí sinh làm bài trực tiếp vào bản đề thi này.
ĐIỂM
(Của toàn bài thi)
CÁC GIÁM KHẢO
(Họ tên và chữ kí)
SỐ PHÁCH
(Do Chủ tịch Hội đồng ghi)
Bằng số
Bằng chữ
Giám khảo số 1:
Giám khảo số 2:
Quy định: Học sinh trình bày vắn tắt cách giải, kết quả tính toán vào ô trống liền kề bài toán. Các kết quả tính gần đúng theo quy tắc làm tròn số, nếu không có chỉ định cụ thể. được ngầm định chính xác tới bốn chữ số phần thập phân sau dấu phẩy.
Câu 1:
	Hai tế bào A và B đều có hình khối lập phương. Giả sử tế bào A có tỉ lệ S/V bằng 0,42, còn tế bào B có tỉ lệ S/V bằng 3,4. Tế bào nào có kích thước lớn hơn? Tính diện tích bề mặt toàn phần và thể tích mỗi tế bào.
Cách giải
Điểm
Gọi a là kích thước của mỗi cạnh (tính theo µm) thì hình khối lập phương có:
S = 6 . a2 và V = a3 
 == > S/V = 6/a
- Tế bào A có: a = 6 : 0,42 = 14,2857(µm). 
 Vậy S = 6.14,28572 = 1224,4872 (µm2)
 và V = 14,28573 = 2915,4431 (µm3)
- Tế bào B có: a = 6 : 3,4 = 1,7647(µm). 
 Vậy S = 6 . 1,76472 = 18,6850 (µm2)
 và V = 1,76473 = 5,4956 (µm3)
2,00
1,50
1,50
Câu 2: 
Trong một thí nghiệm lên men bằng nấm men trong dung dịch đường saccaro, để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính lên men etanol của nấm men, người ta thu được lượng CO2 (ml) theo từng khoảng thời gian tương ứng với nhiệt độ thí nghiệm như sau:
Thời gian (phút)
40C
140C
240C
360C
520C
1
0
0,27
0,42
0,47
0
2
0
0,83
1,24
1,13
0,15
3
0,13
1,85
2,36
2,76
0,23
4
0,22
3,37
3,52
4,52
0,32
Tính tốc độ lượng CO2 trung bình (mlCO2/phút) sinh ra khi nấm men lên men ở mỗi nhiệt độ theo các giá trị thu được trong khoảng giữa 2 và 4 phút.
Nhận xét ảnh hưởng của nhiệt độ đối với hoạt tính enzym ở nấm men.
Cách giải
Điểm
a) Tốc độ lượng CO2 trung bình (mlCO2/phút) sinh ra khi nấm men lên men ở nhiệt độ 
 40C (0+ 0,13 + 0,22)/3 = 0,1167 mlCO2/phút 
140C (0,83+ 1,85 + 3,37)/3 = 2,0167mlCO2/phút 
240C (1,24+ 2,36 + 3,52)/3 = 2,3733 mlCO2/phút 
360C (1,13+ 2,76 + 4,52)/3 = 2,8033 mlCO2/phút 
520C (0,15+ 0,23 + 0,32)/3 = 0,2333 mlCO2/phút 
b) Nhận xét: 
 - Enzym không có hoạt tính ở nhiệt độ thấp.
 - Khi nhiệt độ tăng cao dần hoạt tính của enzym sẽ tăng cao cho đến khi đạt tới nhiệt độ tối ưu 
 - Sau nhiệt độ tối ưu, hoạt tính của enzym giảm dần cho đến khi mất hoạt tính hoàn toàn.
3,00
(0,6/ý)
2,00
Câu 3: 
Người ta cấy vào môi trường nuôi cấy 4.105 tế bào vi khuẩn phát triển không qua pha tiềm phát (lag). Sau 6 giờ số lượng tế bào đạt 3,68.107. Xác định thời gian thế hệ của vi khuẩn.
Cách giải
Điểm
Ta có: N0 = 4.105.
 N = 3,68.107
 t = 360 phút
 g =? 
N = N0. 2n (n là số lần phân đôi)
Lấy logarit, ta có:
lg N = lgN0 + n lg2 hay (lg N – lg N0)/ lg 2 = n
mà n = t/g => (lg N – lg N0)/t = lg2/g
(lg 3,68.107 – lg 4.105)/ 360 = 0,3010/g
Hay (7,5658 – 5,6021)/ 360 = 0,3010/g
G = 0,3010.360/ 1,9637= 55,1815 phút 
1,00
4,00
Câu 4: 
Tính lượng phân đạm cần bón cho lúa mùa để đạt năng suất 65 tạ/ha. Biết rằng để thu được một tạ thóc cần bón 1,6 kg N. Hệ số sử dụng nitơ trong đất là 67%. Lượng nitơ còn tồn dư trong đất là 29kg/ha. Nếu dùng phân đạm NH4NO3 để bón thì cần bao nhiêu? Nếu dùng phân đạm KNO3 thì cần bao nhiêu?
Cho biết: N = 14; O = 16; K = 39; H = 1. 
Cách giải
Điểm
- Lượng nitơ cần cho 1ha: (1,6 x 65 x 100)/ 67= 155,2239 kgN
- Lượng nitơ cần bón thêm: 155,2239- 29 = 126,2239 kgN
- Dùng đạm NH4NO3: (126,2239 x 100)/ 35 = 360,6397 kg
- Dùng đạm KNO3: (126,2239 x 100)/ 13,8614 = 910,6144kg
1,00
1,00
1,50
1,50
Câu 5: 
	Một chu kỳ tim ở người gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất và pha dãn chung. Thời gian trung bình của một chu kỳ tim ở người bình thường là 0,8s. Một người phụ nữ X có nhịp tim đo được là 84 nhịp/phút. Khối lượng máu trong tim của cô ta là 132,252ml vào cuối tâm trương và 77,433ml vào cuối tâm thu.
Xác định thời gian mỗi pha của một chu kỳ tim ở người phụ nữ X?
Tính lượng máu bơm/phút của người phụ nữ đó?
Cách giải
Điểm
a. Thời gian mỗi pha của một chu kỳ tim ở người phụ nữ X
- Pha tâm nhĩ co: 60 x 0,1 / 84 x 0,8 = 0,0893s
- Pha tâm thất co: 60 x 0,3 / 84 x 0,8 = 0,2679s
- Pha dãn chung: 60 x 0,4 / 84 x 0,8 = 0,3571s
b. Lượng máu bơm/phút của người phụ nữ
84 x ( 132,252 - 77, 433) = 4 604,796ml/phút.
1,00
1,00
1,00
2,00
Câu 6 : 
 Cho hai ruồi đều thuần chủng là ruồi cái thân vàng, cánh xẻ và ruồi đực thân nâu cánh bình thường lai nhau được F1 có ruồi cái toàn thân nâu, cánh bình thường; ruồi đực toàn thân vàng, cánh xẻ. Cho ruồi cái F1 lai với ruồi đực thân nâu, cánh bình thường thu được ruồi F2 có 279 ruồi thân nâu, cánh bình thường; 74 ruồi thân vàng, cánh xẻ; 15 ruồi thân nâu, cánh xẻ; 15 ruồi thân vàng, cánh bình thường. 
 a. Tính khoảng cách giữa 2 gen trên NST quy định cho 2 tính trạng trên.
 b. Nếu chỉ căn cứ vào số lượng các cá thể thu được ở F2 trên thì sai số về khoảng cách giữa 2 gen là bao nhiêu ?
 Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và một số ruồi đực mang toàn gen lặn của 2 gen trên bị chết ở giai đoạn phôi.
Cách giải
Điểm
 a) Khoảng cách giữa 2 gen trên NST 
 - Xét Ptc đến F1 => cả 2 tính trạng đều di truyền liên kết với giới tính, đều có gen trên NST X, không có alen tương ứng trên NST Y, thân nâu, cánh bình thường > thân vàng, cánh xẻ.
 Quy ước : A- thân nâu, a- thân vàng; B- cánh bình thường, b- cánh xẻ.
 => Ptc : (Hs viết sơ đồ)
 - Xét F1 đến F2 => do ruồi đực đem lai với ruồi cái F1 là XABY nên ruồi cái F2 phải toàn thân nâu, cánh bình thường, như vậy 3 KH còn lại đều là ruồi đực, => ruồi cái F1 có hoán vị gen cho 4 loại giao tử thụ tinh với 2 loại giao tử đực cho các tổ hợp ruồi F2: 
 XABXAB = XABXab = XABY = XabY = a; XABXAb = XABXaB = XAbY = XaBY = 15
 => Ruồi thân nâu, cánh bình thường = 3a + 15 +15 = 279 => a = 83
 => Khoảng cách giữa 2 gen trên NST X = f = (15 + 15)/83 + 83 + 15 + 15 = 15,3061cM
 b) Sai số về khoảng cách
 F2 có 74 ruồi đực thân vàng, cánh xẻ là do bị chết một số ở phôi, nên tổng số ruồi đực thu được là 83 + 74 + 15 + 15 = 187
 => Khoảng cách giữa 2 gen = f’ = (15 + 15)/187 = 16,0428cM
 => Sai số = 16,0428 - 15,3061 = 0,7367cM 
1,00
2,00
2,00
Câu 7: 
Ở gà, cho 2 con đều thuần chủng mang gen tương phản lai nhau được F1 toàn lông xám, có sọc. Cho gà mái F1 lai phân tích thu được thế hệ lai có 25% gà mái lông vàng, có sọc; 25% gà mái lông vàng, trơn; 20% gà trống lông xám, có sọc; 20% gà trống lông vàng, trơn; 5% gà trống lông xám, trơn; 5% gà trống lông vàng, có sọc.
Biết rằng lông có sọc là trội hoàn toàn so với lông trơn.
 	Nếu cho các gà F1 trên lai nhau, trong trường hợp gà trống và gà mái F1 đều có diễn biến giảm phân như gà mái F1 đã đem lai phân tích trên. Hãy xác định ở F2:
 	- Tỉ lệ gà mang các cặp gen đều dị hợp.
 	- Tỉ lệ gà lông vàng, trơn mang toàn gen lặn.
Cách giải
Điểm
 - Ptc mang gen tương phản nên F1 mang toàn gen dị hợp trên NST tương đồng.
 - Về màu lông : 
 Fa có lông xám : lông vàng = 1 : 3 phân bố không đồng đều giữa 2 giới tính => có tương tác của 2 cặp gen không alen đồng thời có di truyền liên kết với giới tính, có 1 trong 2 cặp gen trên NST X, không có alen tương ứng trên NST Y.
 Quy ước F1 : AaXBY x aaXbXb
 (Hs viết sơ đồ)
 - Về kiểu lông :
 Quy ước : D- lông có sọc, d- lông trơn.
 Fa có sự phân bố đều ở 2 giới tính và gà mái mang gen trội => gen trên NST thường.
 => F1 : Dd x dd
 - Về cả 2 tính trạng : 
 Tỉ lệ KH Fa chứng tỏ có sự di truyền liên kết và gà mái F1 có hoán vị gen.
 Từ gà Fa lông xám, có sọc => KG gà mái F1 là AD/ad XBY, có f = 20%.
 => gà trống F1 là AD/ad XBXb
 - F1 x F1 : AD/ad XBXb x AD/ad XBY
 F2 : tỉ lệ KG AD/ad XBXb + Ad/aD XBXb = 8% + 0,5% = 8,5% = 0,085
 Tỉ lệ gà lông vàng, trơn là ad/ad XbY = 4% = 0,04
1,00
1,00
1,00
1,00
1,00
Câu 8 :
Cho 2 cây đậu Hà Lan đều thuần chủng là cây hạt trơn, vàng và cây hạt nhăn, xanh lai nhau được F1 toàn hạt trơn, vàng. Sau đó cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có 571 cây hạt trơn, vàng; 157 hạt trơn, xanh; 164 hạt nhăn, vàng và 68 hạt nhăn, xanh.
 	Hãy dùng phương pháp χ2 để xác định tỉ lệ phân tính ở F2 trên có tuân theo quy luật phân li độc lập hay không? 
 	Cho biết: với (n-1) = 3; α (hay p) = 0,05 thì χ2 = 7,815; mỗi gen quy định một tính trạng.
Cách giải
Điểm
Kiểu hình F2
O
E
(O-E)2
(O-E)2/E
Trơn, vàng
571
540
961
1,7796
Trơn, xanh
157
180
529
2,9389
Nhăn, vàng
164
180
256
1,4222
nhăn, xanh
68
60
64
1,0667
Σ
960
960
7,2074
Như vây, đối chiếu với giá trị χ2 = 7,815, ta thấy giá trị χ2 = 7,2074 thu được trong thí nghiệm < 7,815 nên kết quả thu được trong thí nghiệm phù hợp với quy luật phân li độc lập. Sự sai khác giữa số liệu lí thuyết và thực nghiệm là do sai sót ngẫu nhiên.
0,50
0,50
0,50
0,50
1,00
2,00
Câu 9 : 
 Một quần thể người đã ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10.000. 
 a. Hãy tính tần số các alen và thành phần các kiểu gen của quần thể về bệnh này. Biết rằng, bệnh bạch tạng là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định.
 b. Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể này kết hôn nhau sinh ra người con trai đầu lòng bị bệnh bạch tạng.
Cách giải
Điểm
a. Tần số các alen và thành phần các kiểu gen:
 - Gọi p là tần số của alen A quy định bình thường, q là tần số alen a quy định bệnh bạch tạng : p + q = 1
 - Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền thì cấu trúc di truyền phù hợp với công thức Hacđi - Vanbec : p2 AA : 2pq Aa : q2 aa.
 => Tần số người bị bệnh bạch tạng ở quần thể cân bằng di truyền là q2 aa = 1/10.000 
 => q = 0,01 và p = 1 - 0,01 = 0,99.
 - Tần số kiểu gen của quần thể người này là:
 0,992 AA : 2 . 0,99 . 0,01 Aa : 0,012 aa
 => 0,9800 AA : 0,0198 Aa : 0,0001 aa
 b. Xác suất sinh con trai bị bệnh:
 - Xác suất để 2 vợ chồng có kiểu hình bình thường đều có kiểu gen dị hợp Aa là : [0,0198/(0,9800 + 0,0198)]2 = [0,0198/0,9998]2 = 0,0004
 - Xác suất để 2 vợ chồng bình thường sinh người con trai đầu lòng bị bệnh là:
 0,0004 x 1/4 x 1/2 = 0,00005 
2,00
1,00
1,00
1,00
Câu 10 :
Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a nằm trên NST giới tính X quy định (không có alen tương ứng trên Y). Người bệnh có kiểu gen XaXa ở nữ và XaY ở nam. Có sơ đồ phả hệ sau đây: 
 Thế hệ I 1	 □2  : nữ bình thường 
 □ : nam bình thường 
 Thế hệ II □1 2 3 ¢4 ¢ : nam bị bệnh	
Hãy cho biết :
	a. Kiểu gen ở I1, II2 và II3, căn cứ vào đâu để biết được điều đó?
	b. Nếu người con gái II2 lấy chồng bình thường thì xác suất để con đầu lòng của họ bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu?
Cách giải
Điểm
 a. Kiểu gen I1, II2 và II3 :
 - Kiểu gen I1 là XAXa, do có con trai II4 bị bệnh kiểu gen XaY nhận Xa của mẹ.
 - Kiểu gen của II2 và II3 có thể là XAXA khi nhận XA của mẹ và XA của cha hay XAXa khi nhận XA của cha và Xa của mẹ. 
 b. Xác suất sinh con trai đầu lòng bị bệnh :
 Chồng bình thường có kiểu gen là XAY.
 Xác suất II2 mang gen dị hợp XAXa là 1/2
 => Xác suất họ sinh con trai bị bệnh XaY là:
 1/2 x 1/4 = 1/8 = 0,125 = 12,5%
1,00
2,00
2,00
--- Hết ---

Tài liệu đính kèm:

  • docCasio Da Nang 09-10.doc