Đề tham khảo ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Đề số 2 (Có đáp án)

Đề tham khảo ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Đề số 2 (Có đáp án)

Câu 1 (2 đ)

a) Thế nào là đa dạng sinh học?

b) Vì sao ở những vùng có đa dạng sinh học càng cao thì tính ổn định của quần xã sinh vật càng lớn?

c) Có nhận xét gì về số lượng cá thể của mỗi loài ở vùng có độ đa dạng loài cao và vùng có độ đa dạng loài thấp? Cho ví dụ, giải thích lí do.

 

doc 2 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò sè 2
	 Thêi gian lµm bµi : 120 phót (Kh«ng kÓ giao ®Ò )
Câu 1 (2 đ)
Thế nào là đa dạng sinh học?
Vì sao ở những vùng có đa dạng sinh học càng cao thì tính ổn định của quần xã sinh vật càng lớn?
Có nhận xét gì về số lượng cá thể của mỗi loài ở vùng có độ đa dạng loài cao và vùng có độ đa dạng loài thấp? Cho ví dụ, giải thích lí do.
Câu 2 (1đ) Câu nào sau đây đúng? Giải thích.
Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp là ứng dụng mối quan hệ đấu tranh khác loài.
Quần xã cũng giống như hệ sinh thái.
Câu 3 (3đ) Hãy cho biết bằng cách lai nào đơn giản nhất có thể xác định được 1 gen nào đó nằm ở đâu trong tế bào?
Câu 4 (2đ) Hãy giải thích vì sao cùng 1 kiểu đột biến thay thế nuclêotit lại có thể không gây nên hậu quả gì trong một số trường hợp nhưng lại gây nên hậu quả rất rõ rệt trong các trường hợp khác đối với prôtêin tương ứng?
Câu 5 (3đ) Trong các phép lai ruồi đực và ruồi cái mắt đỏ bình thường, thu được kết quả sau: ở F1 ngoài ruồi đực mắt đỏ và mắt trắng dạng lưỡng bội bình thường, trong một số thí nghiệm gây đột biến dị bội thu được :
 Ruồi siêu cái mắt đỏ
Ruồi cái bình thường mắt trắng
Ruồi đực dạng XXY mắt trắng
 Ruồi cái đơn nhiễm mắt trắng
 Xác định kiểu gen ruồi bố mẹ và cơ chế xuất hiện các con ruồi kể trên.
Câu 6 (3đ) Hệ số di truyền là gì? Ý nghĩa của hệ số di truyền? Tại sao trong chọn giống phải dựa trên hệ số di truyền của các tính trạng?
Câu 7 (2đ) Khi nghiên cứu chim họa mi ở quần đảo Galapagos cách đất liền 600 dặm.
Tại sao chim họa mi trên đất liền lại kém đa dạng hơn chim họa mi ở quần đảo này?
Các loài chim họa mi sống trên các đảo hiện nay không còn giao phối với nhau nữa. Điều này có thể nói lên điều gì?
Tất cả các loài chim họa mi trên quần đảo đều có màu lông sẫm. Hãy nêu ra 2 phương thức để phân biệt được giới tính giữa các cá thể cùng loài?
 Chim họa mi có nhiều loài khác nhau hơn các loài chim khác sống trên đảo. Hãy thử giải thích hiện tượng này?
Câu 8 (2đ) Hãy nêu lí do phát triển và diệt vong của bò sát khổng lồ?
Câu 9 (1đ) “Mỗi tế bào đơn bội của người chứa khoảng 1 mét ADN trong nhân. Hãy giải thích: Bằng cách nào lượng ADN khổng lồ này có thể xếp gọn trong nhân với kích thức rất nhỏ?” 
Câu 10 (1đ) Chọn câu trả lời đúng và giải thích ngắn gọn:
 Do đâu mà nói quá trình chọn lọc tự nhiên là tất yếu?
 a. Đã phát hiện các hóa thạch.
 b. Chi trước của lưỡng cư, bò sát, chim, thú có cấu trúc tương đồng 
 c. Mọi sinh vật đều có ADN 
 d. Số cá thể sinh ra là nhiều hơn số cá thể sống được.
 e. Sự diệt vong làm suy giảm nguồn biến dị.
=======HÕt =======

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tham_khao_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_12_de_so_2_co_dap_an.doc