Đề kiểm tra khảo sát ôn thi THPT Quốc gia lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Quang Hà - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Đề kiểm tra khảo sát ôn thi THPT Quốc gia lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Quang Hà - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Câu 1 (0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2(0,5 điểm): Trong đoạn trích, niềm mong ước của ngư dân Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định hai biện pháp tu từ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ sau:

 “Trên sóng xanh những đàn ngựa biển

 lướt dưới mặt trời dưới trăng sao

 ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt

 như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào”

Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên.

pdf 6 trang Người đăng Le Hanh Ngày đăng 01/06/2024 Lượt xem 73Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát ôn thi THPT Quốc gia lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Quang Hà - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC 
TRƯỜNG THPT QUANG HÀ 
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT ÔN THI THPTQG 2019, LẦN 1 
Môn: Ngữ Văn 12 
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề 
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Nội Dung Mức độ cần đạt Tổng số 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 
Phần I. 
Đọc 
hiểu 
- Ngữ liệu: 
Văn bản nghệ 
thuật 
- Tiêu chí lựa 
chọn ngữ liệu: 
+Một đoạn 
trích văn bản. 
+Độ dài 
khoảng 100 
chữ 
Chỉ ra 
phương 
thức biểu 
đạt của văn 
bản, chỉ ra 
từ ngữ, hình 
ảnh, biện 
pháp tu từ... 
Hiểu được 
tác dụng 
của biện 
pháp nghệ 
thuật, nội 
dung của 
câu thơ, ý 
thơ... 
Rút ra bài 
học nhận 
thức cho 
bản thân. 
Tổng Số câu 2 1 1 4 
Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 
Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% 
PhầnII
Làm 
văn 
Câu 1: Nghị 
luận xã hội 
-Khoảng 200 
chữ. 
- Trình bày suy 
nghĩ từ vấn đề 
được rút ra từ 
văn bản đọc 
hiểu. 
 Viết 01 
đoạn văn 
 Câu 2: Nghị 
luận văn học 
-Nghị luận về 
một khía cạnh 
trong tác phẩm 
văn học. Từ đó 
rút ra nhận xét 
về một vấn đề 
 Viết 01 bàivăn 
Tổng Số câu 1 1 7.0 
Số điểm 2.0 5.0 70% 
Tỉ lệ 20% 50% 
Tổngcộ
ng 
Số câu 2 2 2 1 7 
Số điểm 1.0 1.0 3.0 5.0 10,0 
Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100% 
T ye
nsin
h247
.com
2 
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC 
TRƯỜNG THPT QUANG HÀ 
(Mã đề 1) 
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT ÔN THI THPTQG 2019, LẦN 1 
Môn: Ngữ Văn 12 
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề 
PHÀN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
 Đọc đoạn tríchthực hiện các yêu cầu sau: 
 “ Trên sóng xanh những đàn ngựa biển 
 lướt dưới mặt trời dưới trăng sao 
 ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt 
 như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào 
 Không bay lên trời vẫn ngang dọc như chim 
 lưới cá đầy mồ hôi tuôn lấp lánh 
 tàu vỏ sắt ý chí màu thép lạnh 
 thuộc Hoàng Sa, Trường Sa từng tấc đảo nổi chìm 
 Chỉ nguyện cầu sóng lặng biển êm 
 chỉ ao ước cá đầy khoang mỗi sớm 
 chỉ xin được suốt đời bám biển 
 như một người đánh cá ngay lành 
 Như một ngư dân Việt rất thường dân 
 yêu biển mình cũng là yêu Tổ quốc 
 thương cha ông xưa thuyền nan đơn độc 
 vẫn lên đường trực chỉ Hoàng Sa 
 Những dây thừng chiếu bó nẹp tre 
 mang một lời thề nóng bỏng 
 dẫu thân xác này dạt trôi theo sóng 
 chỉ khát mong ngày trở lại quê nhà 
 Lớp cháu con của Hải đội Hoàng Sa 
 đi đánh cá hôm nay tàu vỏ thép 
 kĩ thuật cao mà trái tim nồng nhiệt 
 vẫn trái tim yêu nước khôn cùng” 
 (Thanh Thảo- “Những ngư dân yêu nước rất thường dân” 
 Báo Văn nghệ quân đội. com.vn – Chùm thơ của tác giả Thanh Thảo) 
Câu 1 (0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
Câu 2(0,5 điểm): Trong đoạn trích, niềm mong ước của ngư dân Việt Nam được thể hiện như thế nào? 
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định hai biện pháp tu từ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong đoạn 
thơ sau: 
 “Trên sóng xanh những đàn ngựa biển 
 lướt dưới mặt trời dưới trăng sao 
 ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt 
 như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào” 
Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên. 
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm) 
 Từ nội dung văn bản phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày 
suy nghĩ về tình yêu biển đảo của thế hệ trẻ hôm nay. 
Tuye
nsin
247.
com
3 
Câu 2 (5.0 điểm) 
Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người lính: 
 “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm 
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời 
 Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống 
 Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” 
Và: 
 “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy 
 Có thấy hồn lau nẻo bến bờ 
 Có nhớ dáng người trên độc mộc 
 Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” 
 (Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr 88&89) 
 Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp 
lãng mạn của hai đoạn thơ . 
 ———— HẾT———— 
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! 
 Họ và tên thí sinh Số báo danh 
Tuye
nsin
h247
.com
4 
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC 
TRƯỜNG THPT QUANG HÀ 
(Mã đề 1) 
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT ÔN THI THPTQG 2019, LẦN 1 
Môn: Ngữ Văn 12 
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Ph
ần 
Câu Nội dung Điểm 
I ĐỌC HIỂU 3.0 
1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm 0,5 
2 Trong đoạn trích, ngư dân mong ước được trời êm biển lặng, cá đầy khoang, 
mong được vươn mình ra khơi ngày đêm bám biển như những người đánh cá 
bình thường nhất,(HS chỉ ra được một đến hai từ ngữ/hình ảnh cho 0.25 
điểm, từ ba từ ngữ/hình ảnh trở lên cho 0.5điểm) 
0,5 
3 -Biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ hoặc so sánh (ngựa biển hôm nay 
choàng giáp sắt/ như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào) 
+Ẩn dụ: ngựa biển là tàu đánh cá được làm bằng sắt thép 
+ Nhân hóa: “choàng” 
+So sánh: ngựa biển như ngựa thiêng Thánh Gióng. 
 (trả lời được 01 biện pháp cho 0,25đ) 
 -Tác dụng: Làm cho hình ảnh thơ trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Khắc 
họa được hình ảnh của những con tàu đánh cá hôm nay như những con ngựa 
chiến băng băng ra khơi thật oai phong lẫm liệt để đánh bắt thật nhiều tôm 
cá, đồng thời thể hiện thái độ ngợi ca của tác giả 
0,5 
0,5 
4 Học sinh có thể rút ra nhiều thông điệp ý nghĩa, sau đây chỉ là gợi ý: 
 - Tình yêu quê hương biển đảo 
 - Khát vọng bám biển 
 - Ý chí quyết tâm bảo vệ biển đảo 
 - Tự hào về đất nước, con người Việt Nam 
1,0 
II LÀM VĂN 
1 Nghị luận xã hội 2.0 
 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - 
hợp, móc xích hoặc song hành. 
0,25 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của những điều giản dị đối 
với cuộc sống con người 
0,25 
c. Triển khai vấn đề nghị luận: 
 Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị 
luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ các ý: 
*Giới thiệu được vấn đề 
*Giải thích: 
Tuye
sinh
247.
com
5 
- Biển đảo là chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, không thế lực thù địch nào 
có thể xâm chiếm được. 
 - Tình yêu biển đào: là tình cảm yêu quý và ý thức bảo vệ, xây dựng biển đảo 
*Ý nghĩa: 
 + Tình yêu biển đảo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
 + Bao thế hệ đã chiến đấu, hi sinh quên mình để bảo vệ biển đảo, bảo vệ chủ 
quyền độc lập dân tộc. 
 + Những người lính đảo hôm nay đang ngày đêm canh gác biển trời; họ 
thường xuyên phải đối đầu với những gian nan, thử thách để bảo vệ chủ quyền 
Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên cho đất nước. 
 +Những ngư dân vẫn ngày đêm bám biển, dù cho có nhiều mối hiểm nguy 
nhưng họ vẫn kiên cường và lao động đến cùng. 
*HS đưa ra dẫn chứng thực tế, thuyết phục 
*Liên hệ: Cần có hành động thiết thực trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, 
lãnh hải Việt Nam 
0,25 
0,5 
0,25 
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếngViệt. 0,25 
e. Sáng tạo:Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 
mới mẻ 
0,25 
2 Nghị luận văn học 5.0 
 a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề 
Thân bài: Triển khai được vấn đề; Kết bài: Khái quát được vấn đề 
0,25 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận của anh/chị về bức tranh 
thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của hai 
đoạn thơ 
0,5 
c.Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù 
hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn 
chứng nhưng phải làm rõ các ý: 
1.Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 
2.Cảm nhận về hình tượng người lính qua những dòng thơ; 
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau: 
* Đoạn thơ thứ nhất (1,0) 
– Thiên nhiên miền Tây Bắc được miêu tả hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng 
đều được khắc họa đồng thời cả sự hiểm trở lẫn vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú: từ láy 
heo hút, thăm thẳm, khúc khuỷu diễn tả độ cao, sâu, vắng vẻ của địa hình hành 
quân; mưa rừng cho thấy cả thung lũng mờ mịt như bồng bênh trong biển 
mưa, không gian bỗng như mênh mang, xa vời hơn 
– Thiên nhiên cho thấy sự khó khăn, gian khổ và lòng dũng cảm, can trường 
của người lính trên những chặng đường hành quân: súng ngửi trời thể hiện sự 
tinh nghịch, hóm hỉnh 
* Đoạn thơ thứ hai (1,0) 
– Chiều sương mơ hồ, bảng lảng; hồn lau như biết sẻ chia nỗi niềm với con 
người; “dáng người” là dáng đứng của chàng trai hoặc cô gái trên con thuyền 
độc mộc, nhưng có lẽ trong hồi ức của người lính Tây Tiến thì đó là dáng vẻ 
uyển chuyển, dịu dàng của những cô gái trẻ trung, hoa đong đưa như muốn 
làm duyên làm dáng cùng con người Cảnh buồn song chứa chan thi vị. 
– Thiên nhiên hé mở tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, giàu mộng mơ của 
người lính Tây Tiến. 
 *Nghệ thuật : bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn; ngôn 
ngữ giàu tính nhạc, có sự kết hợp bởi các thanh bằng trắc tạo nên bức tranh 
thiên nhiên vừa dữ dội vừa thơ mộng, từ láy; hình ảnh gợi hình, gợi cảm; ; 
chất nhạc và chất thơ hòa quyện; nét vẽ mềm mại, tinh tế, hồn thơ phóng 
khoáng lãng mạn  
0,5 
2.0 
Tuye
nsi
h247
. om
6 
3.Nhận xét ngắn gọn về bút pháp lãng mạn của hai đoạn thơ 
 - QD đã phát huy cao độ trí tưởng tượng bay bổng và lãng mạn của mình để 
tô đậm vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng miền Tây và nhất là tô đậm vẻ đẹp phi 
thường của người lính. Nhờ bút pháp lãng mạn đã mang đến cho người đọc vẻ 
đẹp hùng vĩ, nên thơ, trữ tình của núi rừng miền Tây và vẻ đẹp hình tượng 
người lính Tây Tiến vô cùng lãng mạn, hào hoa, hào hùng. 
 - Qua hai đoạn thơ hiện lên một “cái tôi” hào hoa, thanh lịch giàu chất lãng 
mạn, với khả năng cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình 
người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, bình dị, chân thật. 
1,0 
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt 
mới mẻ 
0,5 
...................................HẾT................................. 
Tuye
nsin
h247
.com

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_khao_sat_on_thi_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_ngu_van.pdf