Giáo án Ngữ văn 12 kì 2 - Trường THPT Y JUT

Giáo án Ngữ văn 12 kì 2 - Trường THPT Y JUT

Tiết 55,56

 Đọc văn

VỢ CHỒNG A PHỦ

 Tô Hoài

A- Mục tiêu: giúp hs.

 - Hiểu được giá trị nhân đạo của thiên truyện thể hiện sự lên án tội ác của bon thống trị và khẳng định sức sống ngoan cường vẫn tiềm tàng ở người lao động.

 - Nắm được giá trị hình tượng nhân vật Mị và A Phủ, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật trong đoạn trích.

B- Dự kiến cách thức tiến hành giảng dạy:

 - Phương pháp thuyết minh, gợi vấn đề.

 - Phương pháp phát vấn - đàm thoại.

 C- Tiến trình lên lớp:

 1- Ổn định:

 - Kiểm tra số học sinh.

 - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.

 

doc 54 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1181Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 kì 2 - Trường THPT Y JUT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 -----------------------------------------------------------------------
Tiết 55,56
 Đọc văn Ngày soạn: 05- 01 - 2010
VỢ CHỒNG A PHỦ
 Tô Hoài
A- Mục tiêu: giúp hs.
 - Hiểu được giá trị nhân đạo của thiên truyện thể hiện sự lên án tội ác của bon thống trị và khẳng định sức sống ngoan cường vẫn tiềm tàng ở người lao động.
 - Nắm được giá trị hình tượng nhân vật Mị và A Phủ, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật trong đoạn trích.
B- Dự kiến cách thức tiến hành giảng dạy:
 - Phương pháp thuyết minh, gợi vấn đề.
 - Phương pháp phát vấn - đàm thoại.
 C- Tiến trình lên lớp:
 1- Ổn định:
 - Kiểm tra số học sinh.
 - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.
 2- Kiểm tra bài cũ:
 3- Tổ chức giờ dạy:
Phương pháp
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần tiểu dẫn.
Gv cho hs đọc phần tiểu dẫn và phát hiện vài nét về:
 - Vài nét về tác giả Tô Hoài, một số tác phẩm tiêu biểu của ông?
 - Tập truyện “ Tây Bắc”?
 - Tóm tắt tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu.
 Bước 1: Hướng dẫn tìm hiểu Mị và A Phủ trong những ngày tự do.
- Hãy chứng minh Mị và A Phủ đã có những tháng ngày tươi đẹp?
- Đâu là dấu hiệu cho thấy những tháng ngày tươi đẹp sẽ trôi nhanh?
- Đâu là điểm chung trong số phận của Mị và A Phủ?
TIẾT 02
 Bước 2: Tìm hiểu số phận Mị và A Phủ trong những ngày nô lệ.
- Vì sao từ những con người tự do, Mị và A Phủ trở thành nô lệ cho nhà thống lí Phá Tra?
- Mị và A Phủ đã sống như thế nào trong những ngày nô lệ ấy?
 Gv cho hs đọc sgk, phát hiện và chứng minh bằng các chi tiết cụ thể trong tác phẩm.
 - Phải chăng tâm hồn Mị đã thực sự chết cứng?
 Nhà văn đã phát hiện trong đáy sâu trong tâm hồn Mị còn le lói điều gì?
 Hành động nào chứng tỏ Mị đã từng phản kháng, không cam chịu kiếp sống nô lệ?
- Còn sức phản kháng của A Phủ thể hiện như thế nào? 
 Bước 3: Sự vùng dậy của Mị và A Phủ.
 Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói:
 - Ban đầu thái độ của Mị như thế nào?
 - Vì sao, động cơ nào khiến Mị vượt qua sự sợ hãi để cứu A Phủ?
 * Ý nghĩa của hành động Mị cởi trói cho A Phủ?
I- Tiểu dẫn:
 1- Tác giả: ( sgk )
 2- Tác phẩm:
- Được trích từ tâp “ Tây Bắc”.Gồm ba truyện ngắn và là kết quả của tám tháng cùng bộ đội tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc.
- Tóm tắt tác phẩm: sgk
II- Đọc hiểu:
 1- Hình tượng Mị và A Phủ:
 a) Những ngày tự do:
 Mị
 A Phủ
- Trẻ trung, xinh đẹp, thổi sáo giỏi, nhiều chàng trai say mê.
- Đã yêu và có người yêu.
- Cần cù, thiết tha, yêu đời
- Bố mẹ nghèo→ món nợ suốt đời không trả nổi.
- Khoẻ mạnh, tháo vát, gan dạ, nhiều cô gái mê.
- Khát khao hạnh phúc và được yêu thương
→ đi tìm người yêu.
- Mồ côi không lấy nổi vợ vì nghèo.
→Hai con người trẻ trung, khoẻ mạnh, yêu đời, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng cái nghèo đã không cho họ sống cuộc đời như họ mong ước.
 b) Những ngày nô lệ:
Mị
A Phủ
- Bị A Sử bắt , cúng ma, làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí → nô lệ vĩnh viễn cho cường quyền và thần quyền.
- Bắt đầu cuộc sống tủi nhục, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần:
 + Bị bóc lột cùng cực.
 + Tuổi trẻ, nhan sắc bị vùi dập, tước đoạt.
 + Sức sống bị đè nén đến thành vô cảm, tê liệt cả ý thức làm người→ Mị sống trong bóng tối, không còn ý niệm thời gian, không có ý thức về cuộc sống, lãng quên dĩ vãng: Cuộc sống không hi vọng, không mong đợi.
- Trong Mị vẫn có một sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng âm thầm mà mãnh liệt:
 + Ban đầu: khóc, trốn, toan tự tử nhưng vì thương cha Mị không đành lòng chết.
 + Tiếng sáo đêm xuân tình mùa xuân → khơi gợi sức sống âm ỉ trong lòng Mị. Vì thế Mị:
Uống rượu.
Nhớ tới quá khứ ( ý thức tình yêu trở lại ).
Nghĩ đến cái chết ( Ý thức phản kháng ).
Muốn được đi chơi.
Bị trói song vẫn chơi vơi, nhớ tiếng sáo → vùng bước đi.
- Đánh A Sử → trở thành đứa ở phạt vạ.
- Bị bóc lột tàn bạo, bị hành hạ dã man.
- Sức mạnh phản kháng:
 + Đã từng đánh A Sử.
 + Bị trói, nhay đứt hai vòng dây mây → muốn trốn thoát.
► Bằng sức sống tiềm tàng, Mị và A Phủ chưa muốn gục ngã trước số phận nhưng vẫn chưa đủ sức thoát khỏi sự ràng buộc của kiếp đời nô lệ.
→ Mị rơi vào trạng thái vô cảm trầm trọng hơn.
 c) Vùng dậy:
Mị
A Phủ
- Lúc đầu: chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, Mị thản nhiên, lạnh lùng, hoàn toàn vô cảm.
- Sau thấy hai dòng nước mắt của A Phủ:
 + Mị nhớ lại mình.
 + Đồng cảm với A Phủ.
 + Căm giận kẻ độc ác.
 + Chấp nhận chết để cứu A Phủ → cắt dây cởi trói cho A Phủ.
→ Mị vùng dậy chạy theo.
- Nhay đứt hai vòng dây mây nhưng không được.
- Bất lực → A Phủ vốn cứng rắn đã phải rơi nước mắt → nước mắt của niềm khao khát tự do.
- Quật sức vùng dậy chạy.
 ► Ý thức trở về, Mị cắt dây trói cho A Phủ cũng là tự cắt dây trói buộc mình. Khát vọng tự do, quyền sống của con người đã tạo cho Mị & A Phủ sức mạnh để vùng dậy từ bóng tối và nước mắt.
 2- Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện : dựng cảnh, tạo tình huống.
- Nghệ thuật miêu tả và phát triển tâm lí nhân vật.
- Miêu tả thành công cảnh sinh hoạt và phong tục miền núi Tây Bắc.
III- Chủ đề:
- Lòng khao khát tự do đã đẩy người dân miền núi Tây Bắc đến với con đường vùng dậy để thoát khỏi kiếp đời nô lệ, tủi nhục dưới sự thống trị của phong kiến miền núi.
- Tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc cũng như tình cảm của nhà văn dành cho đất nước, con người Tây Bắc.
 D- Củng cố & dặn dò:
 - GV yêu cầu hs nêu tóm tắt giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Nghệ thuật đặc sắc của thiên truyện.
 - Chuẩn bị: Bài viết số 05 ( Nghị luận văn học)
 ---------------------------------------------------------------------------------
thả, ý thức học tập kém.
 6-: ------------
 Tiết 61,62
 Đọc văn Ngày soạn: 16 - 01 - 2010
VỢ NHẶT
 Kim Lân
A- Mục tiêu: giúp hs.
- Hiểu được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân và phát xít Nhật gây ra.
- Hiểu được niềm khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay bên bờ vực cử cái chết.
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
B- Dự kiến cách thức tiến hành giảng dạy:
- Phương pháp thuyết giảng.
- Phương pháp đàm thoại, đặt vấn đề, gợi mở.
C- Tiến trình dạy học:
 1- Ổn định:
- Kiểm tra số hs.
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.
 2- Kiểm tra bài cũ: Những vấn đề cần chú trọng về nhân vật giao tiếp?
 3- Tổ chức giờ dạy:
Phương pháp
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần tiểu dẫn.
Gv cho hs đọc phần tiểu dẫn và nêu vài nét khái quát về nhà văn Kim Lân.
- Về tác phẩm:
 + Hoàn cảnh sáng tác?
 + Đề tài?
 + Gv cho hs tóm tắt tác phẩm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu.
 Bước 1: Tìm hiểu tình huống truyện:
 - Tác giả tạo dựng được một tình huống khá độc đáo, đó là gì?
- Tác dụng của tình huống truyện?
 Bước 2:Tìm hiểu bối cảnh câu chuyện:
- Tác phẩm xây dựng trên bối cảnh nào?
- Những chi tiết nào trong đoạn ( 1 ) tạo nên cái nền không gian nghệ thuật của tác phẩm?
 Dụng ý của tác giả?
TIẾT 02
 Bước 3: Tìm hiểu hình tượng các nhân vật của “ Vợ nhặt”
- Tâm trạng của Tràng được thể hiện như thế nào?
 + Trước khi nhặt được vợ?
 + Sau khi nhặt được vợ?
-Hoàn cảnh của người phụ nữ khi phải về làm vợ Tràng?
 + Tính cách của thị trước khi về làm vợ Tràng?
 + Sau khi về làm vợ Tràng, thị đã thay đổi ntn?
 + Vì sao người vợ nhặt lại có sự thay đổi ấy?
- Trước tình huống “ Nhặt vợ” của con trai, tâm trạng bà cụ Tứ như thế nào?
 Bà đối xử với con dâu “ bất đắc dĩ” như thế nào?
Nêu những đặc sắc nghệ thuật?
I- Tiểu dẫn:
 1- Tác giả:
- Tiểu sử: ( sgk )
- Là đứa con của đồng ruộng. Thành công với những truyện ngắn viết về đề tài nông thôn ở hai giai đoạn sáng tác: trước và sau cách mạng tháng Tám.
 2- Tác phẩm:
- Được viết ngay sau cách mạng tháng Tám.
- Đề tài: nạn đói khủng khiếp năm 1945.
II- Đọc hiểu:
 1- Tình huống truyện: tình huống nhặt vợ.
- Giữa cái đói khủng khiếp thì Tràng nhặt được vợ dễ dàng chỉ bằng bốn bát bánh đúc.
- Tác dụng:
 + Vợ được nhặt về như một thứ của rơi → thân phận rẻ rúng của con người.
 + Chứa đựng bên trong một sự chua xót, nói lên cái thảm cảnh mà những kẻ khốn cùng phải chịu đựng để vươn lên cuộc sống bình thường của một con người.
 => Giá trị nhân đạo.
 2- Bối cảnh câu chuyện “ Vợ nhặt”:
- Tác phẩm được xây dựng trên bối cảnh của năm Ất Dậu - năm đói - khoảng hơn hai triệu đồng bào bị chết đói.
- Cái nền nghệ thuật của tác phẩm:
 + Người: * Xanh xám như những bóng ma.
 * Nằm ngổn ngang khắp lều chợ.
 * Chết như ngả rạ.
 + Không khí: vẩn lên mùi ẩm thối và mùi gây của xác người.
 + Làng xóm tối tăm, xơ xác.
 + Tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết.
→ Khung cảnh tàn lụi đi dần vào cõi chết, mở ra một biên giới mong manh: cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết.
→ Giá trị hiện thực có sức tố cáo mạnh mẽ.
 3- Nhân vật của tác phẩm:
 a) Tràng:
- Người đàn ông nhà quê nghèo khổ và là dân ngụ cư.
- Nhặt được vợ tự một câu nói đùa → dấu hiệu của sự khao khát hạnh phúc → trở thành con người hạnh phúc.
- Khi nhặt được vợ: cười sung sướng - phớn phở -có sự đổi mới trong con người Tràng - phấn khởi khi thấy cảnh gia đình đầm ấm.
 b) Vợ Tràng:
- Bị đẩy bên bờ vực của sự chết chóc: hình dáng, áo quần, gương mặt.
- Táo bạo & liều lĩnh đến mức trâng tráo→ bản năng & nhân bản → khát vọng được sống của một con người.
- Có sự thay đổi khi về làm vợ Tràng:
 + Biết thẹn, ngượng ngùng, e ngại.
 + Bíêt giữ gìn khuôn phép nhà chồng.
 + Biết rụt rè giữ lễ.
 + Có nỗi thương tâm khi đi làm dâu bằng cách ấy.
 + Có vẻ đảm đang, tháo vát, biết chấp nhận cảnh sống khốn khó của nhà chồng→ Do cuộc đời chị đã thay đổi: đã có một gia đình để nương tựa - yêu thương.
c) Bà cụ Tứ:
- Một bà lão nghèo khổ - rất hiểu mình, hiểu người.
- Bản chất của bà lão hết sức thuần hậu khi gặp con dâu “bất đắc dĩ”.
- Đối xử bình đẳng với người con dâu đáng thương.
- Cái đáng quí là tấm lòng lo lắng của người mẹ. Sau nỗi lo lại là cái cố gắng tạo ra không khí lạc quan trong bữa ăn ngày đói.
→ hành động hi sinh vì con 
 4- Đặc sắc nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo.
- Ngôn ngữ mộc mạc, gắn với đời thường.
- Cách dựng truyện tự nhiên, đơn giản, hấp dẫn.
III- Kết luận:
- Tác phẩm lên án tội ác của thực dân- phát xít đã đẩy nhân dân ta đến nạn đói khủng khiếp, đồng thời trân trọng tình cảm nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau của những người nghèo khổ. Họ vẫn vươn lên tìm hạnh phúc ngay bên cạnh cái chết và cùng hi vọng vào sức mạnh giải phóng của cách mạng.
- Tác phẩm mang giá trị hiện thực - giá trị nhân đạo sâu sắc. Cái đói, cái chết không thể giết được những tình cảm đẹp đẽ và niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai của những người nghèo khổ.
D- Củng cố & dặn dò:
- Tình huống truyện độc đáo.
- Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác phẩm.
- Giá trị nghệ thuật.
- Soạn: “ Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích trong văn xuôi”.
 ---------------------------------------------------------
Tiết 63
Làm văn Ngày soạn: 20 - 01 - 2010
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, 
ĐOẠN TRÍCH TRONG VĂN XUÔI
A- Mục tiêu: giúp hs.
- Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh...để làm b ...  muôn màu của cuộc đời (vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người...)
 - Miêu tả, thể hiện cái đẹp của con người từ ngoại hình đến thế giới nội tâm phong phú tinh tế bên trong.
- Cái đẹp trong văn học không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật tác phẩm : kết cấu, ngôn từ chặt chẽ, mới mẻ, độc đáo.
Em hãy cho biết mối quan hệ qua lại giữa ba giá trị nêu trên ?
HS trả lời
=> Cả 3 giá trị văn học đều có mối quan hệ mật thiết.
GV yêu cầu HS đọc phần 1 SGK để phát hiện những ý sau : 	- Vai trò của TNVH
	- K/niệm về TNVH.
	- P/biệt đọc - TNVH
GV yêu cầu HS phân biệt sự khác nhau giữa môộ tác phẩm văn học đã học và những stác bản thân như nhật ký ... để thấy được vai trò của TNVH.
GV phân tích và khuyến khích HS khi học văn đối với một TPVH cần vận dụng thao tác tiếp nhận tránh thái độ đọc lấy lệ, sơ sài, đối phó.
HS trả lời
II. Tiếp nhận văn học:
1. Tiếp nhận trong đời sống văn học :
a. Vai trò của tiếp nhận trong đời sống văn học:
Mối quan hệ qua lại : Sáng tạo - Truyền bá - Tiếp nhận.
=> TNVH là một khâu quan trọng quyết định giá trị và sự tồn tại của TNVH.
b. Khái niệm TNVH:
 TNVH là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm lý người đọc biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.
GV yêu cầu HS đọc phần 2 SGK để phát hiện tính chất giao tiếp của TNVH, cho VD minh họa
HS trả lời
2. Tính chất tiếp nhận văn học:
TNVH là một quá trình giao tiếp giữa tác giả và người đọc. Trong quá trình giao tiếp cần chú ý các tính chất sau :
GV yêu cầu HS thảo luận và trình bày hiểu biết về tính cá thể, chủ động tích cực và tính đa dạng, k0 thống nhất trong TNVH.
Cho VD minh họa
HS trả lời
a. Tính chất cá thể hóa, tính chủ động tcực của người tiếp nhận.
b. Tính đa dạng không thống nhất trong tiếp nhận văn học.
GV khái quát về việc TNVH
* Lưu ý: Dù có cách hiểu khác nhau nhưng cần đạt đến cách hiểu đúng với tác phẩm để trở về đúng với giá trị đích thực của nó.
Gọi HS đọc mục 3 - SGK 
HS đọc
3. Các cấp độ tiếp nhận vhọc
Có mấy cấp độ TNVH 
GV cho Vd cụ thể à diễn giảng
HS trả lời
a. Có 3 cấp độ TNVH:
- Cấp độ thứ nhất : Tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm.
à Cách tiếp nhận VH đơn giản nhất nhưng phổ biến.
- Cấp độ thứ hai : Qua nội dung tác phẩm để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Cấp độ thứ ba : Cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Làm thế nào để tiếp nhận VH có hiệu quả thực sự ?
Cho HS đọc thầm chốt lại các ý chính để trả lời 
Cho Vd cụ thể
b. Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:
- Nâng cao trình độ
- Tích lũy kinh nghiệm
GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản
- Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn.
- Tiếp nhận một cách chủ động tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.
- Không nên suy diễn tùy tiện.
HS đọc phần ghi nhớ SGK
* GHI NHỚ : SGK
GV hướng dẫn, gợi ý để HS về nhà hoàn thành các bài luyện tập.
- Gọi HS đọc các câu hỏi phần luyện tập 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
III. Luyện tập:
 - BT1
 - BT2
 - BT3
D. Củng cố & dặn dò
	- Nắm được những giá trị cơ bản của VH và mối quan hệ giữa chúng.
	- Hiểu được những nét bản chất của hoạt động TNVH.
	- Hoàn
Tiết 99 Ngày soạn: 22 – 04 – 2010
TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT: LỊCH SỬ, ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH VÀ CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
A. Mục tiêu:- Giúp HS:	
- Hệ thống hóa được những kiến thức cơ bản đã học từ lớp 10 đến lớp 12 về lịch sử, đặc điểm loại hình của tiếng Việt và các pgong cách ngôn ngữ.
- Nâng cao hơn nữa kĩ năng sử dụng T Việt phù hợp với những đặc điểm loại hình và từng phong cách ngôn ngữ.
B. Dự kiến phương pháp tiến hành lên lớp: 
	Nêu vấn đề
	Phát vấn - Diễn giảng
C. Tiến trình lên lớp:
 1-Ổn định:
- Kiểm tra số hs.
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.
 2-Kiểm tra bài cũ.
 3- Tổ chức giờ dạy
Phương pháp
Nội dung ôn tập
 Giáo viên cho học sinh làm bài tập .
- Đã phân công hs lập bảng.
- Giáo viên kiểm tra công tác chuẩn bị của giáo viên.
- Cho hs lên bảng làm bài tập.
- Cho hs các tổ khác góp ý.
- Giáo viên bổ sung và kết luận
- Hs cần nhớ lại tên các PCNN và các thể loại văn bản tiêu biểu cho từng PCNN, rồi điền vào bảng.
I- Bài tập 1:
Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập
a) Về nguồn gốc, t Việt thuộc:
- Họ ngôn ngữ Nam Á
- Dòng ngôn ngữ Môn-Khme.
- Nhánh ngôn ngữ Việt Mường
b) Các thời kì trong lịch sử:
- Thời kì dựng nước.
- Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
- Thời kì độc lập tự chủ.
- Thời kì Pháp thuộc.
- Thời kì sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
a) Có một loại đơn vị tự nhiên vừa là âm tiết, vừa là đơn vị ngữ pháp cơ sở, có thể là một từ đơn. Đó là Tiếng.
b) Tất cả các từ đều không biến đổi hình thái.
c) Phương thức ngữ pháp chủ yếu để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau là phương thức trật tự từ và hư từ.
Bài tập 2:
PCNNSH
PCNNNT
PCNNBC
PCNNCL
PCNNKH
PCNNHC
Thể loại văn bản tiêu biểu
-Ngôn ngữ nói trong hội thoại hằng ngày.
- Dạng viết: thư từ, nhật kí, tin nhắn
- Thơ ca, hò vè
- Truyện, tiểu thuyết, kí,
- Kịch bản,
- Bản tin.
- Phóng sự.
- Tiểu phẩm
- Phỏng vấn,
- Cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố
- Bình luận, xã luận
- Chuyên luận, luận án, luận văn,..
- Giáo trình, giáo
khoa,
-Sách báo khoa học thường thức 
- Quyết định, biên bản
- Các loại văn bằng chứng chỉ
- Đơn từ, hợp đồng
Bài tập 3:
PCNNSH
PCNNNT
PCNNBC
PCNNCL
PCNNKH
PCNNHC
Các đặc trưng cơ bản
- Tính cụ thể.
-Tính cảm xúc
-Tinhs cá thể
-Tính hình tượng.
-Tính truyền cảm.
-Tính cá thể hóa
-Tính thông tin thời sự.
-Tính ngắn gọn.
-Tính sinh động hấp dẫn.
- Tính công khai về quan điểm chính trị.
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
- Tính truyền cảm, thuyết phục
- Tính lí trí lô gic
- Tính khái quát trừu tượng
- Tính khách quan phi cá thể
- Tính khuôn mẫu
- Tính minh xác
- Tính công vụ
Bài tập 4:
Văn bản a
Văn bản b
- Mục đích: giải thích nghĩa của từ “mặt trăng”, qua đó cung cấp kiến thức về mặt trăng.
- Là văn bản thuộc PCNN khoa học: một mục từ trong từ điển.
- Không mang tính hình tượng, tính biểu cảm và tính cá thể, thiên về tính lí trí, khái quát, lô gic.
- Chỉ có một lớp nghĩa: nói về mặt trăng.
- Mục đích: tạo dựng hình tượng giăng, biểu tượng cho cái đẹp mơ mộng mà con người khao khat vươn tới.
- Là văn bản thuộc PCNNNT thể loại truyện ngắn (đoạn văn miêu tả).
- Nổi bật tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.
- Có hai lớp nghĩa: nói về giăng và nói về cái đẹp mơ mộng mà con người luôn khao khát.
Bài tập 5:
a) Văn bản thuộc PCNNHC: một quyết định.
b) Văn bản được cấu tạo theo khuôn mẫu chung của văn bản hành chính: phần đầu, phần nội dung quyết định và phần cuối (kí tên, đóng dấu). Văn bản dùng nhiều từ ngữ hành chính: quyết định, căn cứ, đề nghị, nhiệm vụ, tổ chức, tuyên truyền, thi hành quyết định,Văn bản mang tính khách quan, trung hòa về sắc thái cảm xúc. Câu văn được ngắt dòng để thể hiện rõ ràng từng ý
D- Củng cố - dặn dò: Học bài cũ và chuẩn bị bài “Ôn tập văn học”.
Tiết 100, 101, 102
 Ôn tập văn học Ngày soạn: 23 - 04 - 2010
ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC 
A. Mục tiêu : Giúp học sinh
 - Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về VHVN ( truyện và kịch từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX ) và văn học nước ngoài đã học trong SGK Ngữ văn 12, tập 2.
 - Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó.
 - Rèn năng lực phân tích vh theo từng cấp độ: tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ vh
B.Dự kiến cách thức tiến hành lên lớp: Giáo viên tiến hành tổ chức giờ học theo các phương pháp gợi tìm, trao đổi, thảo luận.
C. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định: 
-Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp. 
2. Bài cũ : Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: Gv hướng dẫn hsinh ôn tập truyện ngắn và tiểu thuyết.
- Hệ thống lại những tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết đã học.
- Phân tích và so sánh tư tuởng nhân đạo trong truyện ngắn vợ nhặt và vợ chồng A Phủ?
- Nhắc lại những đặc điểm cơ bản của VHVN từ Cách mạng tháng Tám đến 1975?
- So sánh rừng xà nu và những đứa con trong gia đình để làm nổi bật đặc điểm đó?
- Tình huống truyện là gì? Có những loại tình huống nào?
- Tình huống truyện chiếc thuyền ngoài xa có gì đặc biệt?
HĐ2: Gv giúp học sinh ôn tập thể loại kịch
- Nêu ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch hôn Trương Ba, da hàng thịt?
HĐ3: Văn học NN
- Nêu ý nghĩa tư tưởng và nghệ thuật của những đoạn trích đã học?
Hsinh hệ thống ghi rõ tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời và sắp xếp theo trật tự thời gian.
Hsinh phân tích.
Hsinh nhắc lại.
Hsinh thảo luận để so sánh.
Hsinh trả lời.
Hsinh trả lời.
Hsinh trả lời.
Hsinh trả lời.
I. Truyện ngắn và tiểu thuyết.
1. Các tác phẩm: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình ( Nguyễn Thi), chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) và các tác phẩm đọc thêm.
2. Tư tưởng nhân đạo
Vợ chồng A Phủ
Vợ nhặt
* Đều viết về số phận và cảnh ngộ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
*Khác nhau: những nét riêng về tư tưởng nhân đạo
 -Nỗi khổ nhục của Mỵ, con dâu gạt nợ của nhà Pá Tra.
- Ở lâu trong cái khổ, Mị dường như mất đời sống ý thức, tê liệt về đời sống tinh thần. Thế nhưng, từ trong tâm hồn Mị vẫn tiềm tàg một sức sống mãnh liệt. Sự gặp gỡ giữa Mị và AP đã tự giải thoát cuộc đời mình.
-Thân phận nghèo hèn của mẹ con Tràng.
- Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp 1945,
3. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Rừng xà nu
Những gia đình
-Ý thức cộng đồng.
- Lòng căm thù giặc sôi sục và tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng lên quật khởi, sự nối tiếp cách mạng từ thế hệ này đến thế hệ khác.
- Bắt nguồn từ thù nhà gắn với nợ nước, sự hoà hợp giữa trthốg gđình với trthống của qhương và c/m => đánh giặc để trả thù nhà, đền nợ nước là bổn phận, là lẽ sống.
4.Truyện Chiếc thuyền ngoài xa
- Là tình huống nhận nhận thức.
- Các tình tiết, chi tiết trong truyện: người đàn ông, người đàn bà, cậu bé Phác..đều dẫn đến sự bừng tỉnh, giây phút “giác ngộ” chân lí, làm sáng tỏ nhận thức mới mẻ của nhân vật Đẩu: “ Một cái gì mới vừa.”
II. Kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Ý nghĩa tư tưởng: phê phán một số biểu hiện tiêu cực của lối sống đương thời.
- Trlí về lẽ sống, lẽ làm người: Con người phải luôn đtranh với bản thân để vươn tới sự thống nhất hài hoà giữa linh hồn và thể xác, hướg tới sự hoàn thiện nhân cách.
III. Văn học nước ngoài
1. Các tác phẩm: Thuốc (Lỗ Tấn ), Số phận con người (M. Sô- lô- khốp), Ông già và biển cả (Ơ- Hê-minh-uê)
2. -Thuốc: là hồi chuông cảnh báo sự mê muội đớn hèn của người Trung Hoa cuối TK XIX đầu TK XX và cần phải có phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân
-Số phận con người: Ý nghĩa tư tưởng: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận, vượt lên cô đơn, mất mát, đau thương.
+Nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết.
- Ông già và biển cả: NT “tảng băng trôi”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 12 hoc ki 2 truong THPT Y JUT.doc