Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn 12

Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn 12

I – Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975:

1-Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá :

- Đường lối văn nghệ của Đảng góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới.

- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm.

- Nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn và chậm phát triển. Giao lưu văn hoá chủ yếu giới hạn trong các nước XHCN.

2- Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:

a) Chặng đường từ 1945 đến 1954:

- Một số tác phẩm trong hai năm 1945-1946 phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước giành được độc lập.

- Từ cuối 1946 đến 1954 văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

 + Truyện ngắn và kí sớm đạt được thành tựu: Một lần tới Thủ đô, Trận phố Ràng (Trần Đăng), Đôi mắt, Ở rừng (Nam Cao); Làng (Kim Lân); Thư nhà (Hồ Phương),

-Từ năm 1950, xuất hiện những tập truyện, kí khá dày dặn: Vùng mỏ (Võ Huy Tâm); Xung kích (Nguyễn Đình Thi); Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),

+ Thơ ca đạt nhiều thành tựu xuất sắc: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng,.( Hồ Chí Minh), Bên kia sông Đuống ( Hoàng Cầm), Tây Tiến (Quang Dũng),.Đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

 

doc 79 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1076Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. VĂN HỌC SỬ:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I – Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975:
1-Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá :
- Đường lối văn nghệ của Đảng góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới.
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm.
- Nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn và chậm phát triển. Giao lưu văn hoá chủ yếu giới hạn trong các nước XHCN.
2- Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
a) Chặng đường từ 1945 đến 1954:
- Một số tác phẩm trong hai năm 1945-1946 phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước giành được độc lập.
- Từ cuối 1946 đến 1954 văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
 + Truyện ngắn và kí sớm đạt được thành tựu: Một lần tới Thủ đô, Trận phố Ràng (Trần Đăng), Đôi mắt, Ở rừng (Nam Cao); Làng (Kim Lân); Thư nhà (Hồ Phương),
-Từ năm 1950, xuất hiện những tập truyện, kí khá dày dặn: Vùng mỏ (Võ Huy Tâm); Xung kích (Nguyễn Đình Thi); Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),
+ Thơ ca đạt nhiều thành tựu xuất sắc: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng,..( Hồ Chí Minh), Bên kia sông Đuống ( Hoàng Cầm), Tây Tiến (Quang Dũng),..Đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
+ Một số vở kịch ra đời phản ánh kịp thời hiện thực cách mạng và kháng chiến.
b) Chặng đường từ 1955 đến 1964:
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống:
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp 
+ Hiện thực đời sống trước CM 
+ Công cuộc xây dựng CNXH 
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ, nhiều tập thơ xuất sắc ra đời 
- Kịch nói có bước phát triển mới
c) Chặng đường từ 1965 đến 1975:
- Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi : phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường và bất khuất : 
- Thơ đạt được bước tiến mới trong mở rộng, đào sâu chất liệu hiện thực đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng và chính luận. Đặc biệt là sự xuất hiện đông đảo và những đóng góp đặc sắc của thế hệ các nhà thơ trẻ.
- Kịch nói có những thành tựu mới, gây được tiếng vang
d) Văn học vùng địch tạm chiếm (1946-1975): Xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng có những đóng góp đáng ghi nhận trên cả hai bình diện chính trị-xã hội và văn học.
3 - Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975:
a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. Văn học Việt Nam 1945-1975 như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại nhất của đất nước và cách mạng: đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng CNXH.
b) Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nhận thức mới về quần chúng nhân dân.
- Hướng về đại chúng, TP văn học thường ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, sử dụng những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+ Khuynh hướng sử thi thể hiện: 
* Đề tài : những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
* Nhân vật chính : những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, tình cảm lớn, lẽ sống lớn lên hàng đầu
* Lời văn : ngợi ca, trang trọng và lấp lánh vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng.
+ Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng (ở thời kì này là ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
+ Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.
II – Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
1 - Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá :
- Với chiến thắng năm 1975, lịch sử dân tôc ta mở ra một thời kì mới - thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên từ 1975 đến 1985 đất nước ta lại gặp phải những khó khăn và thử thách mới.
- Từ năm 1986, Đảng ta đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện. Tiếp xúc và giao lưu văn hoá được mở rộng. Sự nghiệp đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới để phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của văn học.
2 - Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu:
- Từ sau 1975 : 
+ Thơ không tạo được sự lôi cuốn , hấp dẫn như các giai đoạn trước nhưng vẫn có những tác phẩm được bạn đọc chú ý.
+ Văn xuôi có nhiều khởi sắc, bộc lộ ý thức đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống.
 - Từ năm 1986 : văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới, gắn bó, cập nhật hơn đối với những vấn đề của đời sống hằng ngày. Nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn
- Từ sau năm 1975, kịch nói phát triển mạnh mẽ. Các vở Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) và Mùa hè ở biển (Xuân Trình),tạo được sự chú ý
 * Một số phương diện đổi mới trong văn học:
- Văn học đổi mới vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.
-Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật
- Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mơi cách nhìn nhận, cách tiếp cân con người và hiện thực đời sống, đã khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kẻ cả đời sống tâm linh.
 Nhìn tổng thể cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tơi số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.
 Bên cạnh những thành tựu, quá trình đổi mới văn học cũng xuất hiện những khuynh hướng tiêu cực, những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh
III - Kết luận:
- Văn học VIỆT NAM từ 1945 đến 1975 đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc, và đạt được nhiều thành tựu nghê thuật ở nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là thơ và truyện ngắn. 
- Từ năm 1986, văn học đổi mới mạnh mẽ phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc, phù hợp với quy luật khách quan của văn học và gặt hái được những thành tựu bước đầu.
B. TÁC PHẨM, ĐOẠN TRÍCH THỂ LOẠI VĂN CHÍNH LUẬN:
1. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
 (Hồ Chí Minh)
PHẦN 1 : TÁC GIẢ
I.Vài nét về tiểu sử:(SGK)
II. Sự nghiệp văn học : 
1. Quan điểm sáng tác:
- Xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú phục vụ hiệu quả cho hoạt động CM. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như những người chiến sĩ ngoài mặt trận. Æ Tính chiến đấu của văn học
- Văn chương phải có tính chân thật, hình thức nghệ thuật của tác phẩm phải có sự chọn lọc, sáng tạo, ngôn ngữ trong sáng tránh lối viết xa lạ, cầu kì, phát huy cốt cách dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Æ Tính chân thật và tính dân tộc của văn học:
- Nội dung và hình thức tác phẩm phải xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận : “Viết cho ai?”(đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích), “Viết cái gì?” (nội dung), “Viết như thế nào?” (hình thức). Æ Tính mục đích của văn chương
2. Di sản văn học.
a. Văn chính luận.
- Mục đích : đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, giác ngộ quần chúng, thể hiện nhiệm vụ cách mạng qua từng chặng đường lịch sử.
- Nghệ thuật : là những áng văn chính lận mẫu mực, thể hiện lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, tấm lòng yêu ghét nồng nàn, sâu sắc, tầm hiểu biết sâu rộng về văn hóa, về thực tiễn cuộc sống. 
- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
b. Truyện và kí:
- Viết từ những năm 20 của thế kỉ XX (1920-1925) 
- Nội dung : tố cáo, châm biếm, đả kích thực dân và phong kiến ở các nước thuộc địa, bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.
- Nghệ thuật : cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, ý tưởng thâm thúy, lạc quan, phong cách hiện đại, thể hiện vẻ đẹp trí tuệ sắc sảo với trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng và tính thực tiễn.
- Tác phẩm tiêu biểu : Con người biết mùi hun khói, Vi hành, Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu(1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể truyện (1963)
c. Thơ ca: phong phú, nhiều thể loại
- Nhật kí trong tù.
+ Tác phẩm ghi lại một cách chân thực chế độ nhà tù Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch Æ giá trị phê phán.
+ Phản ánh bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh : nghị lực phi thường, tâm hồn khát khao tự do, hướng về Tổ quốc, nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, trái tim mênh mông với mọi kiếp người. 
 	+ Nghệ thuật : sâu sắc về tư tưởng, đa dạng và linh hoạt về bút pháp nghệ thuật, kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ ca Hồ Chí Minh.
- Ngoài NKTT, còn phải kể đến một số chùm thơ người làm ở Việt Bắc trong những năm kháng chiến. Thơ HCM (86 bài – Tiếng Việt), Thơ chữ Hán (36 bài ) Æ phong thái ung dung, hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của người cách mạng.
3. Phong cách nghệ thuật: Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh độc đáo mà đa dạng. 
- Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp, giàu hình ảnh, giọng điệu đa dang.
- Tryện và kí: Thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Tiếng cười trào phúng nhẹ nhàng mà thâm thuý sâu cay. Thể hiện chất trí tuệ sắc sảo và hiện đại.
- Thơ ca: Phong cách hết sức đa dạng, hàm súc, uyên thâm, đạt chuẩn mực về nghệ thuật, sử dụng thành công nhiều thể loại thơ . Có loại thơ tuyên truyền cổ động lời lẽ mộc mạc giản dị, có loại thơ hàm súc uyên thâm kết hợp giữa màu sắc cổ điện và bút pháp hiện đại.
PHẦN 2 : TÁC PHẨM
I. Giới thiệu :
1. Hoàn cảnh sáng tác : Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta lúc bấy giờ, đã đầu hàng Đồng minh. Trên toàn quốc, nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền. Ngày 26-08-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.
2. Đối tượng và mục đích của TNĐL.
* Đối tượng.
- Đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.
- Đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.
* Mục đích.
- Tuyên bố và khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc VN,
- Bác bỏ luận điệu của bọn xâm lược trước dư luận thế giới, đồng thời khẳng định ý` chí bảo vệ độc lập dân tộc.
3 Bố cục:
+ Đoạn 1: (từ đầu đến không ai có thể chối cãi được): Nêu nguyên lí chung của Tuyên ngôn độc lập.
+	 Đoạn 2: (Từ “Thế mà” đến “phải được độc lập”): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh và nổi dậy giành chính qu ... là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình
+ Hiện tượng lấy tỉ lệ để nâng thành tích của nhà trường. 
+ Hãy nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
- Bình luận về hiện tượng.
+ Đánh giá chung về hiện tượng.
+ Phê phán các biểu hiện sai trái:
. Thái độ học tập gian lận.
. Phê phán hành vi cố tình vi phạm, làm mất tính công bằng của các kì thi.
c) Kết bài.
- Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử.
- Phê phán bệnh thành tích trong giáo dục. 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 	ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
 PHAN CHÂU TRINH	Năm học 2008 - 2009
------***------	Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút 
(Không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Anh ( chị ) hãy tóm tắt truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn.
Câu II. (3,0 điểm)
Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu III.a, hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh hoặc chị về nhân vật tôi trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
 Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo: 
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la  li-la  li-la 
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu 
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng 
máu chảy
 (Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo duc, 2008, tr.132)
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 PHAN CHÂU TRINH
 ------***------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI TỐT NGHIỆP THPT
Năm học 2008 - 2009
Môn: Ngữ văn
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm) 
a. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: 
- Vợ chồng Hoa Thuyên- chủ một quán trà nghèo- có đứa con trai độc nhất mắc bệnh lao nặng. Nhờ có người mách bảo, vào một đêm thu lúc trời chưa sáng hẳn, Lão Hoa Thuyên tìm tới pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa chịu án chém về cho con ăn vì cho rằng ăn như thế con sẽ khỏi bệnh.
- Vợ chồng Hoa Thuyên cho bé Thuyên ăn thuốc. Thằng bé thật tiều tuỵ, đáng thương. Vợ chồng Hoa Thuyên đặt hết niềm tin tưởng vào sự hiệu nghiệm của phương thuốc này.
- Trời vừa sáng, lúc bé Thuyên ăn thuốc xong, quán trà nhà lão Hoa Thuyên dần đông khách. Câu chuyện của bọn họ xoay quanh hai sự việc. Sự việc thứ nhất là tất thảy bọn họ đều tin tưởng vào công hiệu của phương thuốc bánh bao tẩm máu tươi mà thằng bé vừa ăn . Sự việc thứ hai là chuyện bàn tán về người tù bị chém sáng nay. Qua lời của Cả Khang thì người bị chém tên là Hạ Du. Hạ Du theo đuổi lí tưởng đánh đổ nhà Mãn Thanh, giành độc lập, chủ quyền cho người Trung Quốc (Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta). Hạ Du bị người bà con tố giác và bị bắt. Trong tù Hạ Du vẫn tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Tuy nhiên, tất cả những người có mặt trong quán trà hôm đó không một ai hiểu đúng về Hạ Du. Bọn họ cho Hạ Du là điên, là giặc.
- Vào một buổi sáng của ngày Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến nghĩa địa ( dành cho người nghèo, người tù và người bị chém) viếng mộ con. Hai người mẹ đau khổ bước đầu có sự đồng cảm . Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Mẹ Hạ Du đã bắt đầu hiểu ra việc làm của con bà và tin tưởng những kẻ giết hại Hạ Du nhất định sẽ bị quả báo.
b. Cách cho điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.
Câu II. (3,0 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng, quan trọng là cách hiểu và cách bàn luận phải xuất phát từ hiện tượng đề bài yêu cầu nghị luận, phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Cần tổ chức bài làm theo định hướng sau:
 - Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ: Trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang là vấn đề cần được toàn xã hội quan tâm. Bởi vì hiện nay vẫn còn rất nhiều trẻ em không nơi nương tựa, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước. 
 - Nguyên nhân: Do đói nghèo, do tổn thương tình cảm ( bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập ), do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
- Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
- Giới thiệu một vài điển hình: Tổ chức  ( Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ), Chùa Bồ Đề (Huế)...); cá nhân ( Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội )...)
- Quan điểm và biện pháp nhân rộng
+ Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
+ Biện pháp nhân rộng: Dùng biện pháp tuyên truyền, kêu gọi các cá nhân, tổ chức, quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện, thành lập đội thanh niên tình nguyện...
c. Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:	
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc- hiểu để trình bày cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm kí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kíên thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông, thí sinh biết cảm nhận được vốn tri thức, vốn văn hoá và tình cảm với Huế của nhân vật tôi. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu bật những ý chính sau:
Nhân vật tôi trong tác phẩm là một trí thức gắn bó và say đắm sông Hương với kinh thành Huế. Nhân vật đã huy động vốn kiến thức tổng hợp về địa lí, lịch sử, văn hoá,...trong và ngoài nước để miêu tả và cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông.
- Nhân vật tôi nhìn dòng sông từ nhiều điểm nhìn khác nhau: thượng nguồn, trong kinh thành Huế, ra ngoại vi thành phố; từ góc độ địa lí, văn hoá, lịch sử,...kết hợp đan xen điểm nhìn không gian và thời gian...
- Giọng điệu của nhân vật là giọng thủ thỉ, tâm tình, say đắm mà tỉnh táo, tự tin mà không áp đặt, sắc sảo mà giàu cảm xúc. 
c. Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích tác phẩm trữ tình; kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, thí sinh biết phân tích những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: 
- Hình ảnh người nghệ sĩ Lor-ca: con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị, văn hoá nghệ thuật Tây Ban Nha. 
+ Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ nên hình tượng một nhà nghệ sĩ Lor-ca bằng những nét chấm phá, phần nào chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng.
+ Chi tiết “tiếng đàn bọt nước”: nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: thính giác sang thị giác và thủ pháp lạ hóa tạo nên sức hấp dẫn kỳ lạ của tiếng đàn Lor-ca.
+ Hình ảnh tương phản gay gắt: gợi cảnh đấu trường giữa khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa khát vọng cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua.
+“Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” . Đây là hình ảnh vừa thực vừa tượng trưng: đấu trường quyết liệt, nơi người nghệ sĩ đương đầu với những thế lực tàn bạo, hà khắc.
+ Nhạc thơ li-a li-a ... Nghệ thuật láy âm “li-la li-la li-la” gợi hợp âm của tiếng đàn ghi ta, gợi hình ảnh bông hoa buồn của phút chia ly, gợi chuyến đi thăm thẳm và đơn độc của người nghệ sĩ.
+ Từ ngữ “lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chuếnh choáng” gợi lên cuộc hành trình đơn độc của người nghệ sĩ đang tranh đấu cho tự do và cái mới.
- Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, khát vọng cách tân nghệ thuật đành dang dở.
+ Tập trung thể hiện giây phút Lor-ca "bị điệu về bãi bắn" và cực tả nỗi đau đớn, xót xa trước cái chết của người nghệ sĩ. Thủ pháp đối lập, các biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng triệt để nhằm khắc họa đậm nét ấn tượng về sự "kinh hoàng", nỗi đau đớn tột cùng của nhà thơ.
chi tiết “Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao”, 
từ ngữ “kinh hoàng”, hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ”, 
hình ảnh “Lor-ca bị điệu về bãi bắn/ chàng đi như người mộng du”
Thật bất ngờ, hồi tưởng lại cảnh tượng thảm khốc ấy, Thanh Thảo lại như nghe và cảm nhận thấy âm thanh tiếng ghi ta trên chặng đường lãng du của Lor-ca. 
+ Từ ngữ chuyển đổi cảm giác “nâu, lá xanh, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng /máu chảy”
+ Những điệp khúc tạo hình âm nhạc bằng chính nhịp điệu, và bằng hình ảnh (bọt nước, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng, máu chảy) bằng màu sắc (nâu, xanh biết mấy), bằng liên tưởng (Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt, bầu trời cô gái ấy.). Sự kết hợp ngẫu hứng từ ngữ cũng là sự kết hợp mang tính chất âm nhạc. Đặc biệt, khi tiếng ghita ròng ròng máu chảy, âm nhạc đã thành thân phận: nó là tiếng van vỉ than khóc của trái tim tử thương trong thơ Lor-ca, nó là chính định mệnh nghiệt ngã với Lorca.
 - Đánh giá: Với nghệ thuật đặc sắc, đoạn thơ thể hiện sự đồng cảm, tiếc thương sâu sắc của tác giả đối với Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa có số phận bi tráng của đất nước Tây Ban Nha.
c) Cách cho điểm:
-Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
-Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu.
-Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docON THI MON NGU VAN 12.doc