Giáo án Văn 12 tiết 10: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Giáo án Văn 12 tiết 10: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Nguyễn Đình Chiểu,

 ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

- Phạm Văn Đồng -

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

 - Tiếp thu được cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc, mới mẻ của PVĐ về con người và thơ văn NĐC. Từ đó, thấy rằng trong bầu trời văn nghệ của dân tộc Việt Nam, NĐC là một vì sao “càng nhìn càng sáng”; thấy sức thuyết phục, lôi cuốn của bài văn: các lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh, giàu nhiệt huyết, kết hợp hài hòa giữa sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống với những vấn đề trọng đại đang đặt ra cho thời đại mình.

- Củng cố kĩ năng viết bài văn nghị luận

- Có thái độ trân trọng, học tập gương sáng của cụ Đồ Chiểu.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn 12 tiết 10: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04
Tiết: 10-11
Ngày soạn: / /09
Ngày dạy: / /09
 Đọc văn
 Nguyễn Đình Chiểu, 
 ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- Phạm Văn Đồng -
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
 - Tiếp thu được cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc, mới mẻ của PVĐ về con người và thơ văn NĐC. Từ đó, thấy rằng trong bầu trời văn nghệ của dân tộc Việt Nam, NĐC là một vì sao “càng nhìn càng sáng”; thấy sức thuyết phục, lôi cuốn của bài văn: các lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh, giàu nhiệt huyết, kết hợp hài hòa giữa sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống với những vấn đề trọng đại đang đặt ra cho thời đại mình.
- Củng cố kĩ năng viết bài văn nghị luận
- Có thái độ trân trọng, học tập gương sáng của cụ Đồ Chiểu.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 + Thầy: SGK; sách GV; Đọc lại “ Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ”" (PV Đồng); Tuyển tập thơ văn NĐC; Thiết kế bài dạy.
 + Trò: Đọc kĩ phần một, chú thích chân trang; soạn bài theo 5 câu hỏi ở SGK-Tr. 53-54 
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: 
	Thông qua 6 hoạt động trong 2 tiết học, GV sử dụng các PP: diễn giảng kết hợp với phân tích bối cảnh LS gắn với sự nghiệp CM, sự nghiệp văn thơ của PVĐ; phát vấn, gợi mở; tổ chức cho HS thảo luận ->tích hợp:Những đoạn trích Truyện Lục Vân Tiên đã học ở THCS, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (lớp 11), kĩ năng làm văn nghị luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1:
Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
Noäi dung
Lớp 12A1
Lớp 12A2
Lớp 12A3
Kieåm dieän
Kieåm tra 
*Hỏi: Kiểm tra 15 phút: Nêu quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
Hoạt động 2: Vào bài mới: Có ý kiến: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thô, không hay, ít tính nghệ thuật(so với Truyện Kiều). VD: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra-Nàng là phận gái ta là phận trai” (Lục Vân Tiên)(?)...
Hoạt động của GV&HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 3: 
s Đọcphần đầu tiểu dẫn? Nêu kiến thức cơ bản về tác giả?
=>GV nói thêm: Quá trình tham gia cách mạng:
+ Tham gia cách mạng từ năm 1925.
+ Gia nhập hội “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”( 1926).
+ 1927: Về nước hoạt động.
+1929: Bị bắt đày ra Côn Đảo.
+1936 : Ra tù tiếp tục hoạt động.
+ 1945: Tham gia chính phủ lâm thời.
+ Sau đó liên tục giữ các chức vụ: Bộ trưởng bộ ngoại giao(1954), Phó thủ tướng, Thủ tướng chính phủ(1955-1981).Chủ tịch hội đồng bộ trưởng(1981-1987). Đại biểu quốc hội từ khóa I đến khóa VII.
sVì sao sáng tác của PVĐ sâu sắc?(vì có vốn sống,tầm nhìn và nhân cách)à Để viết văn bản nghị luận văn học tốt cần: hiểu biết văn học, cuộc sống, có quan niệm đúng đắn về cuộc sống con người!!
sĐọc tiếp tiểu dẫn? Nêu kiến thức cơ bản về hoàn cảnh ra đời TP?
=>GV nói thêm về bối cảnh LS:
 - Mĩ-Ngụy thay đổi chiến thuật , chiến lược chuyển từ chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ.
- Những nhà sư tự thiêu: Hòa thượng Thích Quảng Đức(Sài-Gòn 11/6/1963), Tu sĩ Thích Thanh Huệ tại trường Bồ Đề ( Huế 13/8/1963), cuôc đồng khởi Bến Tre-nơi NĐC trút hơi thở: Anh ở ngoài kia anh có nghe-Quê ta sông dậy tiếng chèo ghe-Ghe đưa trăm xác đi đòi mạng-Rầm rập ngày đêm lên Bến Tre(Lá thư Bến Tre-Tố Hữu)
sXác định bố cục văn bản?Vị trí từng phần?
sNêu nội dung phần mở bài?
sNêu 3 luận điểm chính phần thân bài?
sNêu nội dung phần kết bài?
TIẾT 2: Hoạt động 4: 
->HS đọc!
->GV đọc - nhấn mạnh lại cách đọclaïi kieá thöù chöõ Haùn chöûhöõ Haùn chöû Noâm 
->Hs phát hiện điều đặc biệt đầu tiên của phần mở đầu?
sCách đặt vấn đề của PVĐ?
=> GV bình giảng !(đọc STK)
*Chốt lại nghệ thuật ĐẶT VẤN ĐỀ:!
sPhát hiện LUẬN ĐIỂM 1?
(Thảo luận nhóm)
sNêu các luận cứ để CM luận điểm 1?
sCách sắp xếp các luận cứ như thế nào?
=> GV đọc lời bình trong STK
sNêu các luận cứ để CM luận điểm 2?
sCách sắp xếp các luận cứ như thế nào?
=>GV đọc lời bình STK!!
sNêu các luận cứ để CM luận điểm 3?
sCách sắp xếp các luận cứ như thế nào?
=> GV đọc lời bình STK!!
sPhần kết có điều gì đặc biệt? (Đọc to!)_
=> GV đọc lời bình STK.
Hoạt động 5: 
s Cảm nhận của em về NT TP?
-> Hs đọc ghi nhớ SGK?
->HS giải bài tập?
->GV đọc các tham khảo choHS nghe
I.Tìm hiểu chung: 
1.Tác giả: Phạm Văn Đồng( 1906-2000).
- Quê: Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi.
- PVĐ là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc(đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao) 
- PVĐ có những tác phẩm quan trọng về văn học nghệ thuật
 *Tác phẩm tiêu biểu: “ Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ”. Trong tác phẩm này có bài viết về: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh. Và các bài: Hiểu biết, khám phá và sáng tạo để phục vụ Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội(1968), Tiếng Việt-một công cụ cực kì lợi hại trong công cuộc cách mạng tư tưởng, văn hóa( 1979) 
2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh ra đời
- Bài viết đăng trên Tạp chí văn học số 7-1963, nhân kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.( 3/7/1888).
- Năm 1963, tình hình ở miền Nam có nhiều biến động lớn..Phong trào Đồng Khởi
b. Nội dung chủ đề (luận đề): Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
c. Bố cục: 3 phần:
+ Phần mở bài: Từ đầu đến “một trăm năm”: Nêu vấn đề: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.
+ Phần thân bài: tiếp đến “còn vì văn hay của “Lục Vân Tiên”. 
-Luận điểm 1: Con người và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu .
-Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
-Luận điểm 3: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Phần kết bài: (phần còn lại.): Khẳng định con người và sự nghiệp thơ văn của NĐC.Qua đó, thể hiện tình cảm đối với NĐC.
II. Đọc-Hiểu văn bản
1. Đọc văn bản:
2.Tìm hiểu văn bản:
a.Phần mở đầu (Nêu vấn đề): 
 - Cách đặt vấn đề trực tiếp và nêu lí do :
 + Một là “ chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và văn ” .
 + Hai là “còn rất ít biết thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu”.
 - Nội dung vấn đề : Nguyễn Đình Chiểu là một nhân cách trong sáng, một nhà thơ yêu nước, tác gia văn học cần được nghiên cứu tìm hiểu và đề cao hơn nữa.
-->Lập luận so sánh hình ảnh(sao trên trời),nêu phản đề.
b. Cách triển khai vấn đề :
 * Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước .
 - Luận cứ 1: Tư tưởng, quê hương, thời cuộc và mất mát riêng .
 + Nhà nho.
 + Nhà thơ mù : dùng văn thơ làm vũ khí chiến đấu.
® Vẻ đẹp, tấm gương trong sáng : tinh thần yêu nước , căm thù giặc .
 - Luận cứ 2 : Quan điểm thơ văn .
 + Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn .
 + Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng .
 * Luận điểm 2 : Nội dung thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu .
 - Luận cứ 1: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi những người anh hùng cứu nước.
 - Luận cứ 2 : Đánh giá tác phẩm “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” 
 + “ Khúc ca của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang” .
 +“Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc” 
 +“Muôn kiếp nguyện được trả thù kia”
 - Luận cứ 3 : “Xúc cảnh” : đoá hoa, hòn ngọc,  
 * Luận điểm 3 : Đánh giá tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu : Lục Vân Tiên .
 - Luận cứ 1 : Giá trị nội dung .
 - Luận cứ 2 : Giá trị nghệ thuật. 
® Người ta say sưa nghe Lục Vân Tiên không chỉ về nội dung mà vì lời thơ hay của tác phẩm.
 c. Kết thúc vấn đề : 
 Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử văn học, trong đời sống tâm hồn dân tộc và trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
III.Tổng kết –Luyện tập
1.Tổng kết: (Ghi nhớ SGK)
2. Luyện tập
Bài 1: Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của anh chị về việc việc đưa TP “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” vào SGK để học.
 Hoạt động 6: Củng cố-Dặn dò:
	+ Học tập cách viết văn bản nghị luận của Phạm Văn Đồng
	+ Soạn 2 bài Đọc thêm : “Mấy ý nghĩ về thơ”; “Đô-xtôi-ép-xki”
	+ Câu hỏi kiểm tra: Phân tích nghệ thuật trong văn bản?
PHAÀN RUÙT KINH NGHIEÄM:

Tài liệu đính kèm:

  • docT.10- NguyenDinhChieu....doc