I. Trắc nghiệm:
1. Hoạt động nào không đúng đối với enzim ARN pôlimeraza thực hiện phiên mã?
A. Mở đầu phiên mã là enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn
B. Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung( A – U; T – A; G – X; X – G) theo chiều 3- 5
C. Enzim ARN pôlimeraza đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng.
D. Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung( A – U; T – A; G – X; X – G)
Đề kiểm tra chất lượng HSG môn Sinh học 12 (Thời gian 120 phút) I. Trắc nghiệm: 1. Hoạt động nào không đúng đối với enzim ARN pôlimeraza thực hiện phiên mã? A. Mở đầu phiên mã là enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn B. Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung( A – U; T – A; G – X; X – G) theo chiều 3’- 5’ C. Enzim ARN pôlimeraza đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì dừng và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng. D. Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc theo gen, tổng hợp mạch mARN bổ sung với khuôn theo nguyên tắc bổ sung( A – U; T – A; G – X; X – G) 2. Gen cấu trúc là gen: A. Tạo ra các sản phẩm kiểm soát hoạt động của gen khác . B. Mang thông tin mã hoá cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc và chức năng của tế bào. C. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. D. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã. 3. Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN pôlimeraza tác động theo cách sau: A. Dựa trên phân tử ADN cũ để tạo nên một phân tử ADN hoàn toàn mới theo nguyên tắc bổ sung. B. Enzim di chuyển song song cùng chiều trên 2 mạch của phân tử ADN để hình thành nên phân tử ADN mới bằng cách lắp ráp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung. C. Enzim ADN polimeraza chỉ có thể tác động trên mỗi mạch của phân tử ADN theo chiều từ 3’ đến 5’ D. Enzim ADN polimeraza chỉ có thể tác động trên mỗi mạch của phân tử ADN theo chiều từ 5’ đến 3’ 4. Vùng điều hoà đầu gen có nhiệm vụ: A. Kiểm soát quá trình phiên mã. B. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã. C. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. D. Mang thông tin mã hoá các axít amin. 5. Thứ tự các phân tử tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin như thế nào? A. mARN, tARN, ADN, polipeptit B. ADN, mARN, polipeptit, tARN A. tARN, polipeptit, mARN, ADN B. ADN, mARN, tARN, polipeptit 6. Một gen có chiều dài 2376,6 A0 tự nhân đôi 3 lần, mỗi gen con tạo ra đều sao mã 5 lần và trên mỗi phân tử mARN có 6 ribôxôm trượt qua không lặp lại. Số lượng axitamin môi truờng cung cấp cho quá trình tổng hợp prôtêin nối trên là: A. 56230 axitamin B. 55680 axit amin C. 49670 axit amin D. 42840 axit amin 7. Phân tử mARN có chiều dài 4488A0 trượt qua không lặp lại. Tổng số axitamin đã được các phân thử tARN mang vào để giải mã là: A. 4362 axit amin B. 3426 axit amin C. 2634 axit amin D. 2346 axit amin 8. tARN mang axitamin mở đầu tiến vào ribôxôm có bộ ba đối mã là: A. AUG B. UAA C. UAX D. UAG II. Tự luận: Câu 1( 1 điểm) Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có khoảng 2,83 x 108 cặp nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình NST ruồi giấm ở kì giữa khoảng 2 micrômet, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN. Câu 2( 1,5 điểm) Mỗi tế bào đơn bội của người chứa hàm lượng ADN có chiều dài khoảng 1m ở trong nhân. Hãy giải thích bằng cách nào lượng ADN khổng lồ này có thể xếp gọn trong nhân với kích thước rất nhỏ? Câu 3( 2,5 điểm) Trong tế bào một loài, người ta quan sát thấy có 92 NST đơn ở kì sau của quá trình nguyên phân. 1. Em hãy cho biết tên loài và bộ NST 2n của loài? 2. Nếu có sự biến đổi số lượng ở cặp NST giới tính thì có thể có những trường hợp nào? Số lượng NST trong tế bào đó là bao nhiêu? 3. Hãy giải thích sự hình thành thể đột biến trong các trường hợp đó? Câu 4( 2 điểm). Operôn là gì? Trình bày sơ đồ cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở vi khuẩn E. coli theo Mônô và Jacốp? Câu 5( 1 điểm): Phân biệt đột biến giao tử, đột biến xôma và đột biến tiến phôi. Đột biến xảy ra trong giảm phân nếu là đột biến trội, lặn thì biểu hiện như thế nào?
Tài liệu đính kèm: