Giáo án Sinh bài 6: Đột biến số lượng nhiểm sắc thể

Giáo án Sinh bài 6: Đột biến số lượng nhiểm sắc thể

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

Sau khi học bài này học sinh cần:

- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng NST.

- Nêu được khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm của lệch bội và ý nghĩa của nó.

- Phân biệt được thể tự đa bội và thể dị đa bội và cơ chế hình thành.

- Nêu được hậu quả và vai trò của đa bội thể.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

 Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.

2.Phương tiện dạy học:

- Tranh hình 6.1 hình 6.2, 6.3 sách giáo khoa.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1284Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh bài 6: Đột biến số lượng nhiểm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 3 TIẾT: 6
NS: ND:
	BÀI : 6
	žžžžžwwwwwœ v wwwwwžžžžžž
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Kiến thức: 
Sau khi học bài này học sinh cần:
Trình bày được khái niệm đột biến số lượng NST.
Nêu được khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm của lệch bội và ý nghĩa của nó.
Phân biệt được thể tự đa bội và thể dị đa bội và cơ chế hình thành.
Nêu được hậu quả và vai trò của đa bội thể.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
	Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.
2.Phương tiện dạy học:
Tranh hình 6.1 hình 6.2, 6.3 sách giáo khoa.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Em hãy trình bày hình thái của NST và cho biết hậu quả của đột biến mất đoạn và lặp đoạn. Cho ví dụ.
Em hãy trình bày cấu trúc siêu hiển vi cảu NST và cho biết hậu quả của đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn.
3. Nội dung bài mới:
Em đã học đột biến cấu trúc NST vậy đột biến số lượng NST cơ chế phát sinh và hậu quả của nó có giống vơi các dạng đột biến mà em đã học hay không? Đột biến số lượng NST có ý nghĩa gì đối với tiến hóa? Để trả lời câu hỏi đó hôm nay chúng ta nghiên cứu: Bài: 6 Đột biến số lượng NST.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Em hãy cho biết đột biến số lượng NST là gì? Nguyên nhận?
Có mấy dạng đột biến số lượng NST mà em biết?
Trong tế bào sinh dưỡng bộ NST tồn tại ntn? 
Ví dụ ở ngựa: 2n= 64 như có khi lại 2n=63,2n=67 à gọi là đột biến lêch bội.
Em hãy quan sát hình 6.1 và cho biết thế nào là đột biến lệch bội? ( dị bội).
Nếu trong tế bào sinh dưỡng thiếu 1 chiếc sẽ là bao nhiêu?
2n-1. 
Nếu trong tế bào sinh dưỡng thừa một chiếc gọi là thể gì?
2n+1 thể 3 nhiểm hoăc 2n-2 thể không nhiểm ( khuyết nhiểm).
Thế nào là thể 1 kép? Thể bốn kép?
Em hãy cho biết cơ chế phát sinh đột biến lệch bội?
Em hãy cho biết cơ chế phát sinh các cặp NST ở người có cặp NST giới tính XXX, XO, XXY, YO?
P: (bố) XY x XX(mẹ)
Gp: X, Y XX, O 
F1: ?
Theo em đột biến lệch bội gây hậu quả gì? Ví dụ.
Có ý nghĩa gì?
Đột biến thể đa bội là gì? 
Các dạng đột biến thể đa bội?
Sự hình thành thể đa bội xảy ra theo mấy con đường ? giải thích.
Thể đột biến dị đa bội là gì?
Sự hình thành thể đột biến dị đa bội ? 
Ví dụ mà em biết?
=> đối với động vật đột biến đa bội thường gây chết hoặc không có khả năng sinh sản. Cøòn thực vật thì sao?
Bộ NST tăng gấp đôi cơ thể đa bội sẽ như thế nào? So với cơ thể lưỡng bội? Giải thích?Đặc điểm của cơ thể đa bội?
Thể đa bội có ý nghĩa như thế nào?
Đột biến số lượng NST là những biến đổi về số lượng NST. Do sự phân li không bình thường của các NST trong phân bào.
Đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
Tồn tại thành từ cặp tương đồng.
Đột biến lệch bội là đột biến làm biến đổi số lượng ở một hay một số cặp NST tương đồng
 Nếu trong tế bào sinh dưỡng thiếu 1 chiếc sẽ là như có 1 cặp nào đó thiếu 1 chiếc.
(2n-1) thể 1 nhiểm.
Thừa một NST (2n+1) thể ba nhiểm
Trong tế bào sinh dưỡng mỗi cặp có 2 chiếc như : 2 cặp, mỗi cặp mất một chiếc gọi là thể 1 kép 
 ( 2n-1-1)
Trong tế bào sinh dưỡng mỗi cặp có 2 chiếc như hai cặp mỗi cặp có bốn chiếc ( 2n+2+2).
Do sự rối loạn sinh lí trong giảm phân, đặc biệt trong quá trình phân li của các cặp NST trong giảm phân.
XXX, XXY, XO, YO.
Hội chứng XXX 3x:
Hội chứng tocno XO
Hội chứng Claiphento XXY.
Đột biến lệch bội thường không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản,..
3NST số 21 ở người gây hội chứng Đao.
1 NST số 21 ở người gây bệnh ung thư máu.
Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Trong thực tiễn chọn giống có thể sử dụng lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST
ĐB đa bội là sự biến đổi số lượng toàn bộ NST trong tế bào. Biểu hiện bộ NST của tế bào sinh dưỡng là bội số của n và n > 2n.
Đa bội lẽ : 3n,5n,7n,
Đa bội chẳn: 4n,6n,8n,
Trong nguyên phân: do không hình thành thoi vô sắc -> toàn bộ NST không phân li 2n-> 4n.
- Trong giảm phân : do không hình thành thoi vô sắc toàn bộ NST trong tế bào sinh giao tử không phân li giao tử (2n) 
(2n)x(n)-> 3n tam bội
(2n)x(2n)-> 4n tứ bội
Dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số lượng bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau trong 1 tế bào.
Sử dụng phương pháp lai xa kèm theo đa bội hóa.
Ngựa lai với lừa => con la( con lai có bộ NST ½ ngựa ½ lừa) bất thụ.
Ơû thực vật có khả năng sinh sản sinh dưỡng nên thể đa bội lẽ duy trì được.
Ở TV ĐB đa bội -> NST tăng gấp đôi-> ADN tăng gấp đôi => quá trình tổng hợp protein diễn ra mạnh mẽ hơn. Cơ quan sinh dưỡng lớn khác thường. Sinh trưởng mạnh phát triển tốt.
Được ứng dụng rộng rải trong quá trình tạo giống cây trồng.
I. ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI.
1.khái niệm và phân loại.
Đột biến lệch bội là đột biến làm biến đổi số lượng ở một hay một số cặp NST tương đồng.
Trong tế bào sinh dưỡng mỗi cặp có 2 chiếc, như có 1 cặp nào đó thiếu 1 chiếc.
(2n-1) thể 1 nhiểm.
Thừa một NST (2n+1) thể ba nhiểm
Thiếu hẳn NST trong cặp (2n-2) thể khuyết nhiểm.
Hoặc chưa nhiều chiếc thể đa nhiểm.
2. Cơ chế phát sinh.
Trong quá trình phát sinh giao tử, thoi vô sắc hình thành như có một cặp NST nào dó không phân li à 2 loại giao tử.
Giao tử thừa 1NST (n+1)
Giao tử thiếu 1NST (n-1)
Hai loại giao tử trên kết hợp vơi giao tử bình thường 
(n) => hợp tử (2n+1) 3 nhiểm. Hợp tử (2n-1) 1 nhiểm.
Hợp tử (n-1) kết hợp (n-1)
(2n-2) khuyết nhiểm
Hợp tử (n+1) kết hợp ( n+1)
( 2n+2) đa nhiểm.
3. Hậu quả:
Sự tăng hay giảm số lượng của một hay một vài cặp NST một cách khác thường đã làm mất cân bằng của toàn hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản,..
4. Ý nghĩa.
Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Trong thực tiễn chọn giống có thể sử dụng lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST.
II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI 
1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội.
Khái niệm: ĐB đa bội là sự biến đổi số lượng toàn bộ NST trong tế bào. Biểu hiện bộ NST của tế bào sinh dưỡng là bội số của n và n > 2n.
+ Đa bội lẽ : 3n,5n,7n,
+ Đa bội chẳn: 4n,6n,8n,
Cơ chế phát sinh.
Do quá trình phân bào không hình thành thoi vô sắc. 
- Trong nguyên phân: do không hình thành thoi vô sắc -> toàn bộ NST không phân li 2n-> 4n.
- Trong giảm phân : do không hình thành thoi vô sắc toàn bộ NST trong tế bào sinh giao tử không phân li giao tử (2n) 
(2n)x(n)-> 3n tam bội
(2n)x(2n)-> 4n tứ bội.
2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội.
KN: Dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số lượng bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau trong 1 tế bào.
Cơ chế phát sinh:
Sử dụng phương pháp lai xa kèm theo đa bội hóa.
3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội.
a. Hậu quả: 
ĐV: đột biến đa bội thường gây chết. Cơ thể đa bội lẽ hầu như không sinh sản được. Ơû thực vật có khả năng sinh sản sinh dưỡng nên thể đa bội lẽ duy trì được.
b.Ý nghĩa: 
Ở TV ĐB đa bội -> NST tăng gấp đôi-> ADN tăng gấp đôi => quá trình tổng hợp protein diễn ra mạnh mẽ hơn. Cơ quan sinh dưỡng lớn khác thường. Sinh trưởng mạnh phát triển tốt.
Được ứng dụng rộng rải trong quá trình tạo giống cây trồng.
4.Củng cố:
1. Thể dị bội là:
A.Số lượng NST trong tất cả các cặp NST của tế bào sôma tăng lên.
B. Số lượng NST trong một hoặc một số cặp NST của tế bào sô ma tăng lên.
C. Số lượng NST trong một hoặc một số cặp NST của tế bào sô ma tăng lên hoặc giảm đi.
D. Không phải các lí do trên.
2. Nếu n là số NST của bộ NST đơn bội thì thể di bội là.
A. 2n	B. 3n	C. 2n+1	D. n+1.
3.Nếu n là số NST của bộ NST đơn bội thì thể ba nhiểm là:
	A. 2n-1	B. 2n+1	C. 3n+1	D.3n-1.
5. Dặn dò:
Về nhà học bài làm bài tập 1,2,3,4,5. SGK 
Xem trước bài 7: Bài thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời. 
Duyệt của Ban Giám Hiệu 	Duyệt của tổ trưởng.
Ngày.......tháng......năm 2008 	Ngày.......tháng......năm 2008
P. Hiệu trưởng	Tổ trưởng 
NGUYỄN VĂN PHIÊN	NGUYỄN VĂN MỸ

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 6.doc