A. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP LỚP 12 MÔN SINH HỌC (kỳ I)
I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
Phần V. Di truyền học
1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị
a, Lý thuyết
Trình bày 3 bước của quá trình tự nhân đôi của ADN. Lưu ý chiều tổng hợp mạch mới của enzim ADN- polimeraza;
Nêu được khái niệm gen. Lưu ý cấu trúc gen của tế bào nhân sơ không phân mãnh, còn gen của tế bào nhân thực có phân mãnh.
Nêu khái niệm và đặc điểm của mã di truyền. Lưu ý chỉ có 1 bộ ba mỡ đầu là AUG nhưng có đến 3 bộ ba kết thúc UAA, UAG, UGA;
Nêu được cơ chế của phiên mã tổng hợp ARN. Lưu ý gen(ADN) có 2 mạch nhưng chỉ có một mạch được dùng làm mạch mã gốc(mạch có chiều 3’ 5’) để làm khuôn tổng hợp ra ARN;
Sinh tổng hợp prôtêin(dịch mã);
M«n Sinh häc Chú ý: Thi trắc nghiệm khách quan nên cần ôn tập toàn bộ nội dung có trong chương trình và sách giáo khoa. A. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP LỚP 12 MÔN SINH HỌC (kỳ I) I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN Phần V. Di truyền học 1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị a, Lý thuyết Trình bày 3 bước của quá trình tự nhân đôi của ADN. Lưu ý chiều tổng hợp mạch mới của enzim ADN- polimeraza; Nêu được khái niệm gen. Lưu ý cấu trúc gen của tế bào nhân sơ không phân mãnh, còn gen của tế bào nhân thực có phân mãnh. Nêu khái niệm và đặc điểm của mã di truyền. Lưu ý chỉ có 1 bộ ba mỡ đầu là AUG nhưng có đến 3 bộ ba kết thúc UAA, UAG, UGA; Nêu được cơ chế của phiên mã tổng hợp ARN. Lưu ý gen(ADN) có 2 mạch nhưng chỉ có một mạch được dùng làm mạch mã gốc(mạch có chiều 3’ ®5’) để làm khuôn tổng hợp ra ARN; Sinh tổng hợp prôtêin(dịch mã); Nêu được mô hình cấu trúc của Opêron Lac ; Trình bày được khái niệm và các dạng đột biến gen. Phân biệt đột biến và thể đột biến. Biết nguyên nhân và cơ chế phát sinh của đột biến gen, hậu quả và vai trò của đột biến gen; Hình thái, cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể. Lưu ý phân biệt hình thái của NST đơn và NST kép, cặp NST tương đồng, vật chất di truyền của sinh vật nhân thực là NST cấu tạo gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại Histon còn sinh vật nhân sơ chỉ là phân tử ADN dạng kép mạch vòng và có thể có thêm plasmit. Nhớ đường kính các mức xoắn của NST ; Đột biến nhiễm sắc thể: (học dựa vào hệ thống câu hỏi trang 101 SGK sinh học 12 ban cơ bản) Đột biến NST Đột biến SL Đột biến cấu trúc Đột biến đa bội Đột biến lệch bội Đột biến đa bội chẵn Đột biến đa bội lẻ b, Bài tập Bài tập chương 1(trang 64, 65 và 66 SGK sinh học 12 ban cơ bản). 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền a, Lý thuyết Các định luật Menđen. Lưu ý: Trình bày được các thí nghiệm và phát biểu nội dung định luật phân li và định luật phân li độc lập. Đối với các quy luật di truyền của Menđen, các gen quy định các tính trạng nằm trên các NST khác nhau. Công thức tính số loại giao tử nếu có n cặp gen dị hợp tử phân li độc lập là 2n . Ví dụ: cá thể có kiểu gen AaBBDdEe có 3 cặp gen dị hợp tử thì số loại giao tử sẽ là 23 = 8; Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình. + Tương tác bổ sung: là hiện tượng khi có mặt cả 2 alen trội không alen(ví dụ A và B) thì chúng tương tác bổ sung để cho ra 1 kiểu hình mới. Tỷ lệ để nhận biết là ở F2 có tỷ lệ kiểu hình 9:7, nếu ở F1 dị hợp tử 2 cặp gen tự thụ phấn. + Tương tác cộng gộp: là hiện tượng khi có mặt thêm một alen trội bất kỳ thuộc locut nào(ví dụ thêm A hoặc B ) thì đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít. Ví dụ gen quy định màu da. Tác động đa hiệu của gen là hiện tượng một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. Ví dụ gen HbA ở người quy định hồng cầu hình đĩa lõm hai mặt bị đột biến thành gen HbS quy định hồng cầu hình lưỡi liềm gây hàng loạt các rối loạn sinh lý. Di truyền liên kết: Liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn(hoán vị gen) + Liên kết hoàn toàn: Tóm tắt được thí nghiệm bằng sơ đồ lai. Lưu ý: Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST. Vì vậy, những gen nằm trên cùng 1 NST thì tạo thành 1 nhóm gen liên kết và thường được di truyền cùng nhau. Số nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng bộ NST đơn bội của loài đó. + Liên kết không hoàn toàn(hoán vị gen): tóm tắt được thí nghiệm bằng sơ đồ lai. Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là do trong kỳ đầu của giảm phân I, các NST trong cặp tương đồng có xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn NST cho nhau dẫn đến hoán vị gen. Lưu ý: Tần số hoán vị gen dao động từ 0®50% nhưng không vượt quá 50%. Khoảng cách giữa hai gen trên cùng 1 NST càng xa nhau thì tần số hoán vị gen càng lớn và ngược lại. Ý nghĩa của liên kết gen là duy trì sự ổn định di truyền của loài. Ý nghĩa của hoán vị gen là tạo nguồn biến dị tổ hợp cung cấp nguồn biến bị di truyền cho tiến hóa. Dựa vào tần số hoán vị gen để xác lập bản đồ di truyền. Đơn vị đo khoảng cách giữa các gen được tính bằng 1% tần số hoán vị gen và được gọi là 1 centimoocgan, ký hiệu 1cM. Di truyền liên kết với giới tính. Lưu ý tính trạng do gen lặn trên NST giới tính X quy định thường di truyền chéo và phân bố không đều ở hai giới, còn gen nằm trên NST Y sẽ luôn di truyền thẳng(từ bố®con trai); Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính: trong chăn nuôi, để phát hiện sớm giới tính của vật nuôi ® thu lợi ích kinh tế. Di truyền tế bào chất. Lưu ý tính trạng do gen trong tế bào chất(ở ty thể hoặc lạp thể) quy định sẽ luôn di truyền theo dòng mẹ; Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen. Lưu ý giải thích mối quan hệ của sơ đồ Gen(ADN) ® mARN ® polipeptit ®prôtêin ®tính trạng; Khái niệm mức phản ứng. b, Bài tập Bài tập chương 2(trang 66 và 67 SGK sinh học 12 ban cơ bản). 3. Di truyền học quần thể a, Lý thuyết Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối cận huyết. Lưu ý thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần thay đổi theo hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp và giảm dần tỷ lệ kiểu gen dị hợp; công thức tính tần số alen và thành phần kiểu gen. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ngẫu phối: Định luật Hacđi - Vanbec và ý nghĩa của định luật. Lưu ý quần thể ngẫu phối sẽ dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền và tuân theo công thức p2 + 2pq + q2 = 1 b, Bài tập Bài tập trang 70, 73 và 74. SGK sinh học 12 cơ bản hoặc sưu tầm thêm. 4. Ứng dụng di truyền học Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp; Lưu ý nêu được khái niệm và cách tạo ưu thế lai. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến; Lưu ý 3 bước của quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến. Tạo giống bằng công nghệ tế bào; Lưu ý quy trình nhân bản cừu Đôli Tạo giống bằng công nghệ gen. Lưu ý các bước của kỹ thuật chuyển gen. Khái niệm công nghệ gen. Nêu được một số thành tựu(ví dụ) trong ứng dụng di truyền học để chọn giống cây trồng, vật nuôi. 5. Di truyền học người Di truyền y học (các bệnh di truyền do đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể); Lưu ý bệnh Pheninkêtô niệu và hội chứng Đao. Khái niệm bệnh ung thư và các loại khối u. Nhiệm vụ của di truyền y học. Bảo vệ di truyền con người và một số vấn đề xã hội; Lưu ý các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người. II. NHỮNG KĨ NĂNG CƠ BẢN Kỹ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học. Kỹ năng thực hành sinh học. Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn Kỹ năng học tập: HS thành thạo các kĩ năng học tập đặc biệt là kĩ năng tự học (biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo). III. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý Tăng cường tổng kết, hệ thống hoá các kiến thức cho học sinh, nhấn mạnh các kiến thức quan trọng mà học sinh hay quên hoặc hay nhầm lẫn. Hướng dẫn cho học sinh tự rèn luyện, tự làm nhiều các bài tập (đặc biệt là câu hỏi trắc nghiệm khách quan). Khai thác một số hiện tượng trong các thí nghiệm thực hành và yêu cầu học sinh giải thích. Phân loại các dạng câu hỏi, bài tập có trong SGK Sinh học 12 (hoặc SGK Sinh học 12 nâng cao) đồng thời tổng kết các cách giải để giúp cho học sinh nhanh chóng có cách giải đúng khi làm bài trắc nghiệm khách quan. IV. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM( Sưu tầm) Câu 1: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi chiều dài của gen? A. Mất một cặp Nuclêôtit. B. Thay thế một cặp Nuclêôtit. C. Thêm một cặp Nuclêôtit. D. Mất hoặc thêm một cặp Nuclêôtit. Câu 2: Trong một quần thể đang ở trạng thái cân bằng có tổng số cá thể là 2.000. Trong đó 1755 số cá thể mang kiểu hình trội, còn lại là số cá thể mang kiểu hình lặn. Tỉ lệ kiểu gen của quần thể nói trên là: A. 0.625AA : 0.375Aa : 0.1225aa. B. 0.4225AA : 0.455Aa : 0.1225aa. C. 0.122AA : 0.455Aa : 0.4225aa. D. 0.35AA : 0.4Aa : 0.25aa. Câu 3: Cho phép lai AaBbdd X AabbDd. Kết quả nào sau đây không xuất hiện ở con lai: A. Kiểu gen aabbdd chiếm tỉ lệ 25%. B. Kiểu gen Aabbdd chiếm tỉ lệ 12,5%. C. Kiểu gen aaBbDd chiếm tỉ lệ 6,25%. D. Kiểu gen AABbdd chiếm tỉ lệ 6,25%. Câu 4: Một đoạn phân tử AND khoảng 146 cặp Nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử prôtêin histon được gọi là: A. Crômatit. B. Nuclêôtit. C. Sợi nhiễm sắc. D. Nuclêôxôm. Câu 5: Gen A và gen B cùng nằm trên một NST khoảng cách của 2 gen là 5cM, nếu xảy ra trao đổi chéo thì tần số hoán vị gen giữa 2 gen này là bao nhiêu? A. 5%. B. 0.5%. C. 25%. D. 50%. Câu 6: Kết quả của phép lai một tính (do 1 gen quy định) nào sau đây đúng với kết quả của quy luật phân li cảu MenĐen: A. 906 cây thân cao : 700 cây thân thấp. B. 246 cây hoa vàng : 238 cây hoa trắng. C. 385 cây quả tròn : 128 cây quả dài. D. 390 cây quả ngọt : 90 cây quả chua. Câu 7: Với mỗi gen quy định một tính trạng và tần số hoán vị gen <50% thì phép lai nào sau đây luôn cho kết quả 2 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau ở đời con? A.. B.. C.. D.. Câu 8: Phép lai một cặp tính trạng cho con lai có 16 tổ hợp. Tỉ lệ kiểu hình nào sau đây không phải của tương tác gen theo kiểu bổ sung: A. 9 : 3 : 3 : 1. B. 15 : 1. C. 9 : 6 : 1. D. 9 : 7. Câu 9: Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng: A. Liên kết giữa các gen cùng nằm trên một cặp NST tương ứng. B. BDTH vô cùng phong phú ở loài giao phối. C. Thay đổi vị trí giữa các gen cùng nằm trên 2 NST khác nhau của cặp NST tương đồng. D. Phân li ngẫu nhiên của các cặp gen trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh. Câu 10: Về mặt di truyền học, quần thể được chia thành: A. Quần thể một năm và quần thể nhiều năm. B. Quần thể tự phối và quần thể giao phối. C. Quần thể cùng loài và quần thể khác loài. D. Quần thể địa lí và quần thể sinh thái. Câu 11: Giống nhau giữa đột biến gen trong tế bào chất và đột biến gen trong nhân là: A. Đều xảy ra trên AND trong nhân tế bào. B. Không di truyền qua sinh sản sinh dưỡng. C. Đều phát sinh trên AND dạng vòng. D. Phát sinh mang tính ngẫu nhiên, cá thể, không xác định. Câu 12: Trong quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit, điều nào sau đây là sai khi cho rằng: A. Ribôxôm không trượt qua bộ ba kết thúc trên mARN. B. Các ribôxom thường cùng trượt trên mARN theo từng nhóm từ 5 → 20 ribôxom. C. Ribôxom trượt qua bộ ba kết thúc trên mARN. D. Sau khi tổng hợp xong chuỗi pôlipeptit cắt axitamin mở đầu hoàn thành cấu trúc bậc cao hơn gọi là prôtêin. Câu 13: Trong cấu trúc bậc 2 của AND kép, A chỉ liên kết với T và G chỉ liên kết với X là vì: A. Có sự phù hợp về lực hút tĩnh điện. B. Đảm bảo cho hai mạch đơn luôn song song với nhau. C. Đặc điểm cấu trúc hóa học của các cặp bazơnitric. D. Một bazơ có kích thước bé được bù bằng một bazơ có kích thước lớn. Câu 14: Ở người mắt nâu (N) là trội hoàn toàn so với mắt xanh (n): Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có đứa mắt nâu có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ là: A. Đều có kiểu gen NN. B. Đều có kiểu gen Nn. C. Bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen NN và ngược lại. D. Bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nguyên nhân. Câu 15: Loại đột biến cấu trúc NST nào dười đây có thể làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng: A. Lặp đoạn. B. Mất đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Đảo đoạn. Câu 16: Mất đoạn NST số 5 gây bệnh nào sau đây: A. Hội chứng mèo kêu. B. Hội chứng Claiphentơ. C. Hội chứng Tơcnơ. D. Ung thư máu. Câu 17: Một phân tử AND qua 4 lần tự nhân đôi số AND mới tạo thành là: A. 64. B. 8. C. 4. D. 16. Câu 18: Cơ thể có kiểu gen Aaa có thể cho ra những loại giao tử nào? A. 2a : 3AA : 1aa. B. 2a : 2AA : 1aa : 1a. C. 1A : 2a : 2Aa : 1AA. D. 1A : 2a : 2Aa : 1aa. Câu 19: Đặc điểm nào sau đây chỉ xảy ra đối với tế bào nhân thực trong quá trình phiên mã: A. mARN sau phiên mã cắt bỏ những đoạn Itron. B. mARN sau phiên mã cắt bỏ những đoạn Itron nối những đoạn Exon lại với nhau tạo thành mARN trưởng thành. C. mARN sau phiên mã được trực tiếp sử dụng làm khuôn. D. mARN sau phiên mã cắt bỏ những đoạn Exon. Câu 20: Một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 18 axitamin, phân tử mARN đã dịch mã ra phân tử prôtêin đó có bao nhiêu Nuclêôtit. A. 30. B. 120. C. 60. D. 90. Câu 21: Đột biến gen lặn được biểu hiện kiểu hình trong trường hợp nào? A. Luôn được biểu hiện. B. Chỉ biểu hiện ở cơ thể đơn bội. C. Chỉ biểu hiện trong cơ thể dị hợp. D. Chỉ biểu hiện kiểu hình ở trường hợp đồng hợp lặn. Câu 22: Cừu Đôlly được tạo ra bằng phương pháp nào? A. Công nghệ tế bào. B. Nhân bản vô tính động vật. C. Gây đột biến. D. Cấy truyền phôi. Câu 23: Gen B bị đột biến tạo thành b, phân tử prôtêin do gen b tổng hợp nên ít hơn phân tử prôtêin do gen B tổng hợp nên 1 axitamin. Hỏi gen B dài hơn gen b bao nhiêu? A. 40,8 B. 30,6 C. 10,2 B. 20,4 Câu 24: Nếu tính trạng là trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho ra kiểu hình 3 trội : 1 lặn. A. XAXa x XAY. B. XAXa x XaY. C. XaXa x XAY. D. XAXA x XaY. Câu 25: Vì sao trên mạch khuôn 3’→5’ mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5’→3’, mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng? A. Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’. B. Vì mạch khuôn 5’→3’ tổng hợp từng đoạn okazaki. C. Vì trên mạch khuôn 5’→3’ tổng hợp mạch bổ sung từ trong ra ngoài. D. Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ sử dụng một mạch làm khuôn. Câu 26: Sự . . (A) . . giữa các crômatit trong mỗi cặp NST kép . . (B) . . dẫn đến hoán vị gen. A và B lần lượt là: A. Tiếp hợp, không tương đồng. B. Tiếp hợp và trao đổi chéo, tương đồng. C. Trao đổi chéo, không tương đồng. D. Tiếp hợp, tương đồng. Câu 27: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ dị hợp bằng 60%, sau một số thế hệ tự phối liên tiếp tỉ lệ dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên là: A. 3 thế hệ. B. 5 thế hệ. C. 4 thế hệ. D. 6 thế hệ. Câu 28: Ở một loài sinh vật trong tế bào sinh giao tử hình thành 4 nhóm tính trạng di truyền liên kết với nhau. Loài sinh vật nói trên có thể là: A. Đậu Hà Lan. B. Lúa nước. C. Chuột. D. Ruồi giấm. Câu 29: Thể đột biến là: A. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. B. Những cá thể mang gen đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình. C. Tập hợp các dạng đột biến trong cơ thể. D. Tập hợp các gen trong cơ thể đột biến. Câu 30: Bộ ba nào sau đây là bộ ba kết thúc quá trình dịch mã: A. UAG. B. GUA. C. GAU. D.AUG. Câu 31: Cơ thể có kiểu gen AaBbDdee qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử: A. 6 B. 12. C. 16. D. 8. Câu 32: Bệnh nào sau đây là do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X: A. Bệnh mù màu, bệnh máu khó động. B. Bệnh máu khó đông, tật dính ngón tay số 2 và 3. C. Bệnh mù màu, bệnh bạch tạng. D. Bệnh máu khó đông, bệnh câm điếc bẩm sinh. Câu 33: NST quan sát rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào vì: A. NST dạng sợi mảnh. B. NST bắt đầu co xoắn. C. NST co xoắn cực đại. D. NST đã nhân đôi. Câu 34: Trường hợp trong tế bào của cơ thể sinh vật, tất cả các cặp NST đều tăng lên một chiếc gọi là: A. Thể tam nhiễm. B. Thể tam bội. C. Thể tứ nhiễm. D. Thể tứ bội. Câu 35: Tác nhân được sử dụng phổ biến để gây đột biến đa bội là: A. Cônsixin. B. Tia gamma. C. Hóa chất EMS (êtyl meta sunfonat). D. Tia rơnghen. Câu 36: Quan sát một tế bào người ta phát hiện cặp NST giới tính có 3 NST X, người này bị bệnh gì? A. Bệnh teo cơ. B. Bệnh máu khó động. C. Hội chứng siêu nữ. D. Hội chứng Claiphentơ. Câu 37: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là: A. Thích nghi kiểu gen. B. Biến dị. C. Mức phản ứng. D. Đột biến. Câu 38: Một gen có chiều dài 2040, gen này tổng hợp nên một phân tử prôtêin có bao nhiêu axitamin. A. 200. B. 198. C. 201. D. 199. Câu 39: Người ta phát hiện ra các bệnh như: Ung thư máu, hội chứng Đao, hội chứng Claiphentơ nhờ dựa vào phương pháp nghiên cứu nào sau đây: A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. B. Nghiên cứu di truyền phân tử. C. Nghiên cứu phả hệ. D. Nghiên cứu di truyền tế bào. Câu 40: Cơ chế phát sinh hội chứng Đao là: A. Trong giảm phân cặp NST thứ 21 không phân li. B. NST thứ 21 bị lặp đoạn. C. Cặp NST thứ 21 bị mất một đoạn. D. Cặp NST thứ 21 bị đứt ra và gắn vào vị trí khác.
Tài liệu đính kèm: