Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ 1 Ngữ văn 12 (chương trình chuẩn)

Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ 1 Ngữ văn 12 (chương trình chuẩn)

MÔN NGỮ VĂN 12 (Chương trình Cơ bản)

A. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

I. PHẦN ĐỌC VĂN:

1. Nắm vững quá trình phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX (chú ý trọng tâm là văn học Việt Nam giai đoạn từ cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975).

2. Nắm những nét chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của các tác giả văn học trong chương trình học kỳ 1 Ngữ văn 12 (đặc biệt chú ý Hồ Chí Minh và Tố Hữu).

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1478Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ 1 Ngữ văn 12 (chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 12 (CTC)
MÔN NGỮ VĂN 12 (Chương trình Cơ bản)
A. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:
I. PHẦN ĐỌC VĂN:
1. Nắm vững quá trình phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX (chú ý trọng tâm là văn học Việt Nam giai đoạn từ cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975).
2. Nắm những nét chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của các tác giả văn học trong chương trình học kỳ 1 Ngữ văn 12 (đặc biệt chú ý Hồ Chí Minh và Tố Hữu).
3. Nắm xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của từng văn bản trong chương trình. :
- Học thuộc lòng tất cả các tác phẩm, đoạn tích về thơ trong chương trình (kể cả phần đọc thêm)
- Nắm được giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của từng văn bản đã học.
c. Về văn bản nhật dụng
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
Nắm các yêu cầu của việc "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt".  Nhận diện những lỗi sai thường gặp trong tiếng Việt, vận dụng tốt các yêu cầu của việc "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt"
Nắm vững "luật thơ" của một số thể thơ truyền thống (lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn Đường luật), từ đó hiểu rõ về những đổi mới, sáng tạo của thơ hiện đại.
Nắm được một số phép tu từ ngữ âm và một số phép tu từ cú pháp thường dùng trong văn bản, từ đó có kĩ năng phân tích và sử dụng tốt về chúng.
III. PHẦN LÀM VĂN:
Ôn tập những thao tác lập luận trong văn nghị luận đã học ở lớp 10 và 11 (thao tác lập luận phân tích, tổng hợp, so sánh, bình luận,...). Nắm vững các bước tiến hành viết bài nghị luận (tìm hiểu đề, lập dàn ý,...)
Nắm được cách viết bài văn nghị luận:
a.Nghị luận xã hội:  
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
=>Vận dụng kiến thức về xã hội, đời sống để viết bài nghị luận xã hội.
b.Nghị luận văn học: 
- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
=>Vận dụng khả năng đọc - hiểu và  kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.
3.  Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt; các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận. Chú ý tránh những lỗi sai thường gặp về lập luận trong văn nghị luận.
B. YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG THỰC HÀNH:
I. Vận dụng kiến thức để thực hiện tốt tất cả các bài tập ở phần "luyện tập" trong sách giáo khoa (chương trình HKI); các bài trong sách bài tập. Kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức giữa ba phần: Đọc văn, tiếng Việt và Làm văn  để thực hành tốt  các đề bài làm văn.
II. Một số đề và câu hỏi ôn tập
1. Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.
2. Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
3. Trình bày ngắn gọn sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh
4. Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
5. Hãy nêu những nét tiêu biểu về tiểu sử của Tố Hữu
6. Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Việt Bắc" (Tố Hữu) 
7. Nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên.
8. Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng nghiệ in-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
9. Theo anh/ chị, để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, mỗi công dân cần có suy nghĩ và hành động như thế nào?     
 10. "Trong thế giới AIDS khốc liệt này không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết" 
  (Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 - Cô-phi An-nan. Theo Ngữ văn 12, tập một, trang 83,NXB Giáo dục, 2008)
           Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
11. anh (chị) học tập được gì về quan điểm và phương pháp đánh giá tác giả, tác phẩm văn học của Phạm Văn Đồng qua văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc.
12. Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
       Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
       Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
      Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá,  muôn tàn lửa bay.
      Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
      Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
      Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
      ( Ngữ Văn 12, tập một, NXB Giáo dục, H. 2008, tr. 112)
 13. Vẻ đẹp lãng mạn của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
14. Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm, có đoạn:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Theo Ngữ văn 12, tập một, trang 118, NXB Giáo dục - 2008)
Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ trên.
15.Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập một, NXB Giáo dục, H.2008, tr. 155)
16.  Trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo có đoạn:
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình 
vào lặng im bất chợt
li-la li-la li-la
(Theo Ngữ văn 12, tập một, trang 165,NXB Giáo dục, 2008)
          Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên.
17. Phân tích nhân vật người lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Liên hệ nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù) để thấy chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng Tám.
                                         Ngày 13 tháng 12 năm 2008

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP KIEM TRA HOC KY 1 NGU VAN 12 CTC.doc