Câu hỏi ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn

Câu hỏi ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn

1. Bài: Khái quát văn học Việt Nam:

Câu 1. Văn học Việt Nam 1945 đến 1975 phát triển qua mấy chặng đường? Nêu những thành tựu chủ yếu của từng chặng?

Câu 2. Em hiểu gì về khái niệm “nhà văn – chiến sĩ”?

Câu 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945-1975?

Câu 4. Nêu nguyên nhân và hướng đổi mới của văn học sau 1975, nhất là sau Đại hội VI 1986.

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TN THPT MÔN NGỮ VĂN
1. Bài: Khái quát văn học Việt Nam:
Câu 1. Văn học Việt Nam 1945 đến 1975 phát triển qua mấy chặng đường? Nêu những thành tựu chủ yếu của từng chặng?
Câu 2. Em hiểu gì về khái niệm “nhà văn – chiến sĩ”?
Câu 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945-1975?
Câu 4. Nêu nguyên nhân và hướng đổi mới của văn học sau 1975, nhất là sau Đại hội VI 1986.
2. Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh):
	Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của Tuyên ngôn độc lập.
Câu 2. Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật (văn học) của Tuyên ngôn độc lập.
Câu 3. Trình bày khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Câu 4 . Trình bày quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
Câu 5. Nêu những di sản văn học chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Câu 6. Trình bày phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Câu hỏi nghị luận:
 Câu 1. “ Văn chính luận của Người (Hồ Chí Minh) ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến () mà vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh, giọng văn chính luận cũng đa dạng” (SGK Ngữ Văn 12, tập 2, tr. 28). Em hãy phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập để làm sáng tỏ nhận định trên.
3. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc:
	Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phạm Văn Đồng.
Câu 2. Phạm Văn Đồng đã ca ngợi “ngôi sao sáng” Nguyễn Đình Chiểu trên những phương diện nào?
Câu hỏi nghị luận (xã hội):
Câu 1. Việc học tập, hiểu đúng và sâu sắc các tác phẩm văn học yêu nước của cha ông có ý nghĩa như thế nào đối với thanh niên ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
4. Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS (Cô-phi-An-nan):
	Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Nêu tiểu sử của C. An-nan.
Câu hỏi nghị luận (xã hội):
Câu 1. Hãy nêu cảm nghĩ của em về ý kiến sau đây của cựu Tổng thư kí liên hiệp quốc C. An-nan “Cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”.
Câu 2. Hãy nêu cảm nghĩ của em về ý kiến sau đây của cựu Tổng thư kí liên hiệp quốc C. An-nan “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
5. Tây Tiến (Quang Dũng):
	Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà thơ Quang Dũng.
Câu 2. Hãy nêu những hiểu biết của em về đoàn quân Tây Tiến và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Thây Tiến của Quang Dũng.
Câu 3. Chép thuộc lòng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Câu hỏi nghị luận:
Câu 1. Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến. (Gợi ý: chủ yếu tập trung vào đoạn 3, để làm nổi bật tâm hồn lãng mạn và tính bi hùng trong chân dung người lính)
Câu 2. Phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến ( Gợi ý: tập trung chủ yếu vào phân tích đoạn 1 và 2 để làm nổi bật vẻ hoang sơ và mỹ lệ của núi rừng miền Tây Bắc).
6. Việt Bắc (Tố Hữu): 
	Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày khái quát tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu.
Câu 2. Trình bày phong cách sáng tác của nhà thơ Tố Hữu.
Câu 3. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Việt Bắc.
Câu hỏi nghị luận:
Câu 1. Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
Câu 2. Cảm nhận của em về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau: 
“Ta về, mình có nhớ ta
....
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung »
Câu 3. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu :
« Những đường Việt Bắc của ta
...
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng »
 7. Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
	Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời ,sự nghiệp và phong cách sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của đoạn trích Đất Nước.
Câu 3. Trong đoạn trích Đất Nước, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào ? Nêu dẫn chứng cụ thể.
Câu hỏi nghị luận :
Câu 1. Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” đã được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ Đất nước ( trích Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm
Câu 2. Phân tích đoạn thơ sau, trong đoạn trích Đất Nước ( trích Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm 
« Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
....
Đất nước có từ ngày đó »
8. Sóng (Xuân Quỳnh) :
	Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của Xuân Quỳnh.
Câu 2. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ Sóng.
Câu hỏi nghị luận :
Câu 1. Hảy phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.
Câu 2. Hãy phân tích những cung bậc khác nhau của tình yêu người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Câu 3. Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
9. Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo) :
	Câu hỏi giáo khoa :
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thanh Thảo.
Câu 2. Trình bày cuộc đời, sự nghiệp của Lor-ca và tình hình chính trị Tây Ban Nha những năm giữa hai cuộc thế chiến.
Câu 3. Chia bố cục bài thơ và nêu nội dung chính của từng phần.
Câu 4. Trình bày những nét cơ bản về quan đểm thẩm mỹ và phương pháp sáng tác của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực.
Câu 5. Em hiểu như thế nào về câu thơ của Lor-ca « Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn »
Câu hỏi nghị luận :
Câu 1. Nêu cảm nhận của em về bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo). 
10. Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) :
	Câu hỏi giáo khoa :
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân. 
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của Tập tùy bút Sông Đà.
Câu 3. Hãy chia bố cục đoạn trích Người lái đò Sông Đà và nêu nội dung chính của từng phần.
Câu hỏi nghị luận :
Câu 1. « Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là uyên bác và tài hoa ». Hãy phân tích đoạn trích Người lái đò Sông Đà để chứng minh nhận định trên.
Câu 2. Phân tích hình tượng sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.
Câu 3. Phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà cùa Nguyễn Tuân.
Câu 4. Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường),
11. Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) :
	Câu hỏi giáo khoa :
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Câu 2. Trình bày xuất xứ của bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông 
Câu 3. Hãy chia bố cục đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông và nêu nội dung chính của từng phần.
Câu hỏi nghị luận :
Phân tích hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
12. Vợ chồng A-Phủ (Tô Hoài):
	Câu hỏi giáo khoa :
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài.
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm Vợ chồng A-Phủ.
Câu 3. Chia bố cục đoạn trích Vợ chồng A-Phủ và xác định ý chính của từng đoạn.
Câu 4. Tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A-Phủ.
	Câu hỏi nghị luận:
Câu 1. Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A-Phủ của Tô Hoài.
Câu 2. Phân tích nhân vật A-Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A-Phủ của Tô Hoài.
Câu 3. Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A-Phủ của Tô Hoài.
13. Vợ nhặt (Kim Lân):
	Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Kim Lân.
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm Vợ Nhặt.
Câu 3. Chia bố cục đoạn trích Vợ nhặt và xác định ý chính của từng đoạn.
Câu 4. Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt.
Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn bình luận về nhan đề tác phẩm Vợ nhặt.
	Câu hỏi nghị luận:
Câu 1. Phân tích giá giá trị nhân đạo của tác phậm Vợ Nhặt của Kim Lân. (Lưu ý: cần nắm chắc khái niệm “giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học”. Lưu ý này có giá trị chung cho tất cả những đề về giá trị nhân đạo, hay những thuật ngữ văn học khác như, giá trị hiện thực, tính trữ tình, tính chính luận, trữ tình – chính trị, tính sử thi, tình huống truyện, nghệ thuật đồng hiện )
Câu 2. Phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. 
Câu 3. Phân tích niềm khát khao hạnh phúc gia đình của nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. 
Câu 4. Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
Câu 5. Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt( Kim Lân).
Câu 6. Nhà văn Kim Lân từng nói về tác phẩm Vợ Nhặt như sau: “nơi cuộc sống
dường như không còn lối thoát. Tôi muốn hướng họ vào sự sống, sự thương yêu nhau,
không phải là sự giành giật nhau (). Bối cảnh của truyện là khi cái đói hoành hành
khắp nơi. Nhưng các nhân vật của truyện thì đứng ở ngưỡng cửa của cái đói. Nơi
ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi
đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới, dù là rất mong manh.”
	Em hãy phân tích tác phẩm Vợ Nhặt để chứng minh nhận định trên.
14. Rừng Xà Nu ( Nguyễn Trung Thành):
	Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trung Thành.
Câu 2. Hoàn cảnh sáng tác của Rừng Xà Nu? (Học sinh cần liên hệ với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của năm 1965).
Câu 3. Tóm tắt truyện ngắn Rừng Xà Nu.
	Câu hỏi nghị luận:
Câu 1. Phân tích hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành.
Câu 2. Những biểu hiện của tính sử thi trong tác phẩm Rừng Xà Nu.
Câu 3. Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành.
Câu 4. Phân tích hình ảnh “bàn tay Tnú” trong tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành.
15. Những đứa con trong gia đình:
	Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thi.
Câu 2. Nghệ thuật đồng hiện là gì? Nghệ thuật đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi?
Câu 3. Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình.
	Câu hỏi nghị luận:
Câu 1. Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. 
Câu 2. “Chất Nam bộ” thể hiện trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình như thế nào?
16. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu):
	Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu.
Câu 2. Hãy chia bố cục và xác định nội dung chính của từng phần trong đoạn trích Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu).
Câu 3. Vì sao nói “Ở tác phẩm này (Chiếc thuyền ngoài xa) nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu là cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống”. ( Gợi ý: Tình huống là sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, đôi khi tạo ra được những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm trong cuộc đời nhân vật)
	Câu hỏi nghị luận:
Câu 1. Phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Câu 2. “Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới” (Ngữ văn 12, tập 2, tr. 69). Tính “tiên phong” và “đổi mới” đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa?
17. Hồn trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ):
	Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ.
Câu 2. Tóm tắt tác phẩm kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt.
Câu 3. Chất thơ trong Hồn Trương Ba da hàng thịt.
	Câu hỏi nghị luận:
Câu 1. “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, còn sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”. Nêu cảm nhận của em về câu nói trên của nhân vật Hồn Trương Ba trong tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ?
Câu 2. “ Tôi đây bà ạ! Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà giẫy cỏ không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong những trái cây cái gái nâng niu”. Nêu cảm nhận của em về lời thoại trên của Trương Ba trong tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Câu 3. Phân tích nhân vật Trương Ba trong tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
18. Nhìn về vốn văn hóa dân tộc: 
 Câu 1. Bằng kiến thức xã hội, văn hóa, văn học của mình, em hãy chứng minh rằng 
“ Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa”.
Câu 2. “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa gên ngoài” (Trần Đình Hựu – Nhìn về vấn văn hóa dân tộc). Em hiểu ý kiến trên như thế nào, từ đó em có suy nghĩ gì về mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta hiện nay?
19. Thuốc (Lỗ Tấn):
Câu 1. Trình bày cuộc đời, quan điểm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn. 
Câu 2. Ý nghĩa nhan đề “Thuốc”?
Câu 3. Ý nghĩa vòng hoa trên mộ Hạ Du?
Câu 4. Phân tích hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn.
20. Số phận con người (M. Sô-lô-khốp):
Câu 1. Trình bày cuộc đời, quan điểm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của M. Sô-lô-khốp.
Câu 2. Tóm tắt tác phẩm Số phận con người.
Câu 3. Lòng nhân hậu của A. Xô-cô-lốp? 
Câu 5. Giá trị nhân đạo của tác phẩm Số phận con người?
21. Ông già và biển cả (Hê-minh-uê):
Câu 1. Trình bày cuộc đời, quan điểm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của Ơ-nit Hê-minh-uê.
Câu 2. Trình bày lí thuyết “tảng băng trôi” của Ơ-nit Hê-minh-uê.
Câu 3. Nêu những lớp ý nghĩa của tác phẩm Ông già và biển cả.

Tài liệu đính kèm:

  • docCAU HOI DE VAN ON THI TN.doc