Chuyên đề: Phương pháp giải 1 bài toán phân li độc lập

Chuyên đề: Phương pháp giải 1 bài toán phân li độc lập

Chuyên đề II

PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1 BÀI TOÁN PHÂN LI ĐỘC LẬP

A. Các bước giải một bài toán lai.

I. Các bước chung.

* Bước 1. Xác định tính trạng trội lặn và quy ước gen.

* Bước 2. Nhận dạng quy luật di truyền chi phối.

* Bước 3. Tìm kiểu gen của P (hoặc F1).

* Bước 4. Lập sơ đồ lai, xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình và các yêu cầ của đề bài.

II. Cách thực hiện các bước.

1. Bước 1. Xác định tính trạng trội lặn và quy ước gen.

a. Xác định 1 tính trạng trội hoàn toàn.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3895Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Phương pháp giải 1 bài toán phân li độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề II
PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1 BÀI TOÁN PHÂN LI ĐỘC LẬP
A. Các bước giải một bài toán lai.
I. Các bước chung.
* Bước 1. Xác định tính trạng trội lặn và quy ước gen.
* Bước 2. Nhận dạng quy luật di truyền chi phối.
* Bước 3. Tìm kiểu gen của P (hoặc F1).
* Bước 4. Lập sơ đồ lai, xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình và các yêu cầ của đề bài.
II. Cách thực hiện các bước.
1. Bước 1. Xác định tính trạng trội lặn và quy ước gen.
a. Xác định 1 tính trạng trội hoàn toàn.
* Nếu đề đã cho cụ thể.
Nếu đề đã cho cụ thể tính trạng này là trội so với tính trạng kia (kiểu gen dị hợp không làm xuất hiện tính trạng mới) hoặc đề đã cho tính trạng này kí hiệu bằng chữ hoa, tính trạng kia kí hiệu bằng chữ thường Tính trạng kí hiệu bằng chữ hoa là tính trạng trội. tính trạng kí hiệu bằng chữ thường là tính trạng lặn.
* Nếu đề chưa cho cụ thể.
	Nếu đề chưa cho cụ thể thì tuỳ thuộc vào các trường hợp cụ thể mà việc xác định tính trạng trội lặn dựa vào các trường hợp sau:
- Trường hợp I. 
Nếu đề đã cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và PTC, khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính và giống với tính trạng của bố hoặc mẹ, ta suy ra được tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội, tính trạng không được biểu hiện ở F1 là tính trạng lặn.
VD1: Lai giữa 2 thư đậu Hà Lan đều thuần chủng hạt trơn và hạt nhăn F1 xuất hiện toàn hạt trơn ..
 Ta xác định được hạt trơn là trội so với hạt nhăn.
- Trường hợp II. PTC, khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản giao phối với nhau được F1 cho F1 tạp giao (thụ phấn), F2 thu được tỉ lệ 3:1 .
 Theo đinh luật II của Menđen ta xác định được tính trạng chiếm tỉ lệ 3/4 là tính trạng trội, tính trạng chiếm tỉ lệ 1/4 là tính trạng lặn.
VD2: Cho F1 thân cao hoa đỏ tự thụ phấn được F2 như sau:
 Cao, đỏ 612 ; Cao, trắng 205; thấp, đỏ 202, thấp trắng 69 
 	Xác định tính trạng trội lặn ?
Cách làm
 Tách riêng từng cặp tính trạng ở F2 ta có:
 Cao/ thấp = (612 + 205)/(202 + 69 ) 3/1 Cao là tính trạng trội kí hiệu A
 thấp là tính trạng lặn kí hiệu a
 Đỏ/ trắng = (612 + 202)/ (205 + 69) 3/1 Đỏ là tính trạng trội kí hiệu B
 trắng là tính trạng lặn kí hiệu b
- Trường hợp III.
 Chứng minh được cơ thể mang tính trạng đó tồn kiểu gen ở trạng thái dị hợp tính trạng biểu hiện ở thể dị hợp là tính trạng trội.
VD: Khi lai giữa hoa đỏ với hoa đỏ F1 thu được cả hoa đỏ và hoa trắng hoa đỏ ở thế 
hệ P phải có kiểu gen ở trạng dị hợp tính trạng hoa đỏ là 
tính trạng trội, tính trạng hoa trắng là tính trạng lặn.
b. Xác định tính trạng trội không hoàn toàn.
 Khả năng trội không hoàn toàn xảy ra khi 1 tính trạngcó 3 tính trạng tương ứng.
* Đặc điểm nhận biết:
- Đề đã cho biết tính trạng trội, lặn, nhưng lại cho biết thêm kiểu gen dị hợp có thêm tính trạng mới.
VD: Ở 1 loài thực vật gen A quy định hoa đỏ, gen a quy định hoa trắng, kiểu gen dị hợp Aa làm biểu hiện tính trạng hoa hồng.
- PTC , khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng mới (tính trạng trung gian)
- PTC, khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản, thu được F1 đồng loạt xuất hiện 1loại tính trạng, cho F1 lai với nhau thu được F2 có tỉ lệ 1:2:1 tính trạng chiếm tỉ lệ 2/4 là tính trạng trung gian.
2. Bước 2. Nhận dạng quy luật di truyền chi phối. 
a. Nếu đề đã cho cụ thể.
- Mỗi gen nằm trên 1 NST hoặc các gen nằm trên các NST khác nhau. Các gen PLĐ L
- Các cặp gen quy định các cặp tính trạng phân li độc lập với nhau.
b. Nếu đề chưa cho biết cụ thể.
 Nếu đề chưa cho biết cụ thể thì việc chứng minh 2 cặp gen di truyền phân li độc lập dựa trên những khả năng sau:
* Dựa vào tỉ lệ phân tính ở F2 (hoặc F1) trùng với 1 tỉ lệ đặc thù của phân li độc lập.
Nếu kết quả đề ra thu được tỉ lệ 9/16; 3/16 hoặc 1/16 (các kết quả này cho biết kết quả ở F2 (F1) là kết quả của 16 tổ hợp giao tử và các cá thể ở thế hệ trước dị hợp về 2 cặp gen và các gen di truyền phân li độc lập)
VD: F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình. Do sơ xuất của việc thống kê người ta chỉ còn ghi được số liệu của 1oại kiểu hình là cây cao hạt dài chiếm tỉ lệ 18,75%.......
	Cây cao hạt dài chiếm tỉ lệ 18,75% = 3/16 tỉ lệ đặc thù của quy luật di trưyền phân li độc lập, F2  là kết quả của 16 tổ hợp giao tử 16 = 4x4. F1 cho 4 loại giao tử nên dị hợp về 2 cặp gen và các gen di truyền phân li độc lập.
* Dựa vào phép nhân xác suất về tỉ lệ phân tính của cặp tính trạng.
 Nếu khi nhân tỉ lệ của 2 cặp tính trạng mà trùng với tỉ lệ của đề cho thì cặp gen quy định 2 cặp tính trạng di truyền phân li độc lập.
	(3:1) (3:1) = 9:3:3:1
VD: Cho F1 thân cao hoa đỏ tự thụ phấn được F2 như sau:
Cao, đỏ 612 9
Cao, trắng 205 3
thấp, đỏ	 202 3
thấp trắng 69 1
 	Xác định quy luật di truyền chi phối
Cách làm
+ Xét riêng từng cặp tính trạng tương phản ở F2 ta có:
Cao/thấp = 3/1 ; đỏ/ trắng = 3/1
 Nhân xác suất: (3:1) (3:1) = 9:3:3:1 trùng với kết quả của đề ra, mặt khác F2 có 16 tổ hợp = 4 x 4 
 F1 dị hợp về 2 cặp gen phân li độc lập.
3. Bước 3: Tìm kiểu gen của P (hoặc F1).
- Có thể đề đã cho biết kiểu hình, từ kiểu hình đã cho ta sẽ tìm được kiểu gen.
- Nếu đề chưa cho biết kiểu hình của P, để xác định kiểu gen của P ta căn cứ vào kiểu gen và kiểu gen và kiểu hình của F1 đã biết để tìm kiểu gen của P
4. Bước 4. Lập sơ đồ lai, xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình và các yêu cầu của đề bài.
 Khi đã tìm được kiểu gen của P ta sẽ lập được sơ đồ lai và trả lời các yêu cầu của đề bài
B. Bài tập vận dụng.
Bài 1. Khi lai thuận và lai nghịch 2 giống chuột côbay thuần chủng lông đen, dài và lông trắng, ngắn với nhau đều được F1 toàn chuột lông đen ngắn. Cho F1 giao phối với nhau sinh ra chuột F2 gồm: 27 con lông đen, ngắn; 10 con lông đen, dài; 9 con lông trắng, ngắn; 4 con lông trắng, dài. 
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Để sinh ra chuột F3 có tỉ lệ 1 con lông đen, ngắn : 1 con lông đen, dài : 1 con lông trắng, ngắn : 1 con lông trắng, dài thì cặp lai chuột F2 phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào ?
Bài 2 Ở ngô kiểu gen AA quy định hạt màu xanh, Aa: màu tím, aa: màu vàng; gen B quy định hạt trơn át hoàn toàn gen b quy định hạt nhăn. Các gen quy định màu sắc và hình dạng di truyền phân li độc lập với nhau.
 Cho 2 dòng ngô thuần chủng hạt xanh, trơn và hạt vàng, nhăn giao phấn với nhau được F1. Sau đó cho F1 giao phấn với nhau được F2 có kết quả như thế nào về kiểu gen và kiểu hình ?
Bài 3. (Đề 57 C4)
	Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình. Do sơ xuất của việc thống kê, người ta chỉ còn ghi được số liệu của một loại kiểu hình là cây cao, hạt dài chiếm tỉ lệ 18,75%. 
 Cho biết mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể quy định một tính trạng; tương phản với tính trạng cây cao hạt dài là cây thấp, hạt tròn.
Xác định tính chất của tỉ lệ trên và viết sơ đồ lai để nhận biết tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2.
Bài 4. (Đề 24 C4).
	Cho biết ở bò lông đen là trội so với lông vàng, lang trắng đen là kết quả lai giữa lông đen thuần chủng với lông vàng; không sừng trội so với có sừng; chân cao trội so với chân thấp, mỗi gen quy định một tính trạng nằm trên 1 NST thường.
1. Lai bò cái lông vàng, không sừng, chân thấp với bò đực chưa biết kiểu gen. Năm đầu sinh được 1 bê đực lông vàng, có sừng, chân thấp. Năm sau sinh được 1 bê cái lang trắng đen, không sừng, chân cao. Xác định kiểu gen của 4 con vật trên.
2. Kiểu gen và kiểu hình của bò bố mẹ phải như thế nào để ngay ở F1 khả năng có tỉ lệ phân li kiểu hình: 28,125% : 14,0625% : 14,0625% : 9,375% : 9,375% : 4,6875% : 4,6875% : 4,6875% : 4,6875% : 3,125% : 1,5625% : 1,5625%.
Bài 5 Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ, thu được F1 xuất hiện 1 loại tính trạng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 có kết quả như sau:	718 cao, đỏ
241 cao, vàng
236 thấp, đỏ
80 thấp, vàng.
Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Tìm kiểu gen của P để ngay F1 có sự phân tính về 2 tính trạng:
* 3:3:1:1
* 3:1
* 1:1:1:1
Bài 6. Đem lai giữa đậu hoa tím, quả dài với đậu hoa trắng, quả ngắn thu được F1 đồng loạt hoa tím, quả dài. Cho F1 lai phân tích thu được Fa có kết quả như sau:
731 cây hoa tím, quả đỏ
732 cây hoa tím, quả ngắn
729 cây hoa trắng, quả dài
730 cây hoa trắng, quả ngắn
 Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng.
Biện luận và viết sơ đồ lai tử P đến Fa.
Xác suất gặp con lai không giống bố cũng không giống mẹ là bao nhiêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài viết phương pháp.doc