Câu hỏi trắc nghiệm 12 Môn ngữ văn

Câu hỏi trắc nghiệm 12 Môn ngữ văn

CÂU 1: Quan điểm sáng tác văn học của Hồ CHí Minh đựoc biểu hiện chủ yếu qua những điểm chủ yếu nào sau đây?

a. Văn học phải phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng.

b. Văn chương trong thời kì cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ.

c. Tác phẩm văn chương phải có tính chân thực

d. Cả ba ý trên.

CÂU 2: Sáng tác của Nguyễn Ai Quốc – Hồ Chí Minh bao gồm những bộ phận lớn nào?

a. Văn chính luận c. Thơ ca

b. Cả ba bộ phận trên d. Truyện kí

Câu 3: Hồ Chí Minh có khoảng 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong tập thơ nào sau đây?

a. Nhật kí trong tù. D. Cả ba tập thơ trên.

b. Thơ Hồ Chí Minh. E. Dữ kiện b,c.

c. Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh.

câu 4: Giá trị nội dung tiêu biểu nhất của tập Nhật kí trong tù là:

a. Chống thực dân.

b. Chống phong kiến.

c. Thể hiện bức chân dung tự hoạ về nguời chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.

d. Kêu gọi động viên đấu tranh cách mạng.

 

doc 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 3499Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm 12 Môn ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I( 3 điểm): CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 12
CÂU 1: Quan điểm sáng tác văn học của Hồ CHí Minh đựoc biểu hiện chủ yếu qua những điểm chủ yếu nào sau đây?
Văn học phải phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng.
Văn chương trong thời kì cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ.
Tác phẩm văn chương phải có tính chân thực
Cả ba ý trên.
CÂU 2: Sáng tác của Nguyễn Aùi Quốc – Hồ Chí Minh bao gồm những bộ phận lớn nào?
Văn chính luận	c.	Thơ ca
Cả ba bộ phận trên	d.	Truyện kí
Câu 3: Hồ Chí Minh có khoảng 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong tập thơ nào sau đây?	
Nhật kí trong tù.	D.	Cả ba tập thơ trên.
Thơ Hồ Chí Minh.	E.	Dữ kiện b,c.
Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh.
câu 4: Giá trị nội dung tiêu biểu nhất của tập Nhật kí trong tù là:
Chống thực dân.
Chống phong kiến. 
Thể hiện bức chân dung tự hoạ về nguời chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.
Kêu gọi động viên đấu tranh cách mạng.
câu 5: Đánh giá nào sau đây về tập Nhật kí trong tù là đúng?
Nhật kí trong tùlà tập thơ cjhứa chan tình cảm nhân đạo. 
Nhiều bài thơ trong Nhật kí trong tù có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
Ta tìm thấy ở Nhật kí trong tù một tâm hồn vĩ đạiủa bậc đại trí đại nhân, đại dũng.
Cả ba đánh giá trên.
Câu 6: Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào sau đây?
Ơû trong một nhà lao.
Trên đường chuyển lao.
Khi đã ra khỏi nhà tù Tưởng Giới Thạch.
câu 7: Cuối bài thơ Chiều tối chỉ có một chữ (.) cũng đủ làm cho bài thơ sáng lên, ấm lên, đó là:
Hoả ( lửa) 
Nguyệt (trăng)
Hồng (màu đỏ)
câu 8: Tư thế của người tù khi đối diện với hoàn cảnh chuyển lao khác nghiệt (Giải đi sớm) là:
Ngại ngần.
Chấp nhận, thụ động.
Sẵn sàng đón nhận, thử thách bằng một tư thế kiên cường, không nao núng.
Câu 9: Nói rằng bài thơ Mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh không có trong Nhật kí trong tù, khi xuất bản mới đựoc đưa thêm vào là:
Đúng.
Sai.
Câu 10: Đối tượng mà bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh hướng tới là:
Đồng bào cả nước. 
Nhân dân thế giới.
Bọn đế quốc thực dân đang âm mưu xâm lược nước ta.
Điểm a, b.
Câu 11: Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?
Văn chính luận.
Truyện .
kí.
Câu 12: Theo em, điểûm nào sau đây là tiền đề chung cho sự phát triển của văn học Việt Nam từ 1945- 1975?
Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự đóng góp sáng tạo của nhà văn cho nền văn hoá cách mạng .
Hiện thực cách mạng khơi nguồn sáng tạo là đối tượng phản ánh chủ yếu của nhiều tác phẩm văn chuơng.
Một đội ngũ nhà văn giàu nhiệt tình cách mạng và giàu sức sáng tạo.
Cả ba điểm trên.
Điểm a, b.
Câu 13: Nền văn học cách mạng 1945- 1975 có đặc điểm chung nào sau đây?
Lý tưởng và nội dung yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là cảm hứng tiêu biểu.
Mang tính nhân dân sâu sắc.
Có nhiều thành tựu về sự phát triển các thể loại và phong cách tác giả.
Cả ba đặc điểm trên.
Điểm a, c.
Câu 14: sáng tác của Hoàng Cầm bao gồm thể loại nào sau đây?
thơ.
Kịch thơ.
Truyện thơ.
Văn xuôi.
Tất cả các thể loại trên.
Cả a, b , c.
Câu 15: Bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Khi thực dân Pháp xâm lược đất nước.
Khi nhà thơ xa quê hương.
Khi nhà thơ nghe tin thực dân Pháp đánh chiếm quê hương” Bên kia sông Đuống“ của ông.
Câu 16: Bài thơ Tâm tư trong tù của Tố Hữu được in trong tập Từ ấy thuộc phần:
Máu lửa.
Xiềng xích.
Giải phóng.
Câu 17: Truyện Đôi mắt của nhà văn Nam Cao đựơc sáng tác năm:
1945.
1948.
1950.
1954.
Câu 18: Trong đoạn miêu tả cảnh tết, có một âm thanh đựơc nhắc đến sáu lần và tác động đặc biệt tơi Mị đó là:
Tiếng chiêng.
Tiếng khèn.
Tiếng hát.
Tiếng sáo gọi bạn tình.
Câu 19: Giá trị nổi bật của truyện Vợ chồng A Phủ là:
Giá trị hiện thực.
Giá trị nhân đạo.
Giá trị yêu nước.
Điểm a, b.
Câu 20: Truyện Vợ nhặt được Kim Lân hoàn thành :
Trước cách mạng tháng Tám.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công.
Sau khi hoà bình lập lại (1954).
Năm 1965.
Phần II (7 điểm) : Tự luận:
Trong bài thơ “ Đất nước”, nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết: 
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hưiưng cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thởi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những nguời chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Anh ( chị ) hãy phân tích đoạn thơ trên.
Đáp án: Đề thi học kì 1 năm học 2006- 2007 khối 12
Trường PTTH CưM’gar
Tự luận: 7 điểm
yêu cầu cụ thể:
trên cơ sở nắm được kiến thức cơ bản về bài thơ đất nước của Nguyễn Ddinhf thi, biết cách phân tích đoạn thơ theo đặc trưng thể loại, biết cách xây dựng một bài văn nghị luận để làm bật được đặc sắc của đoạn thơ cả phương diện nội dung và nghệ thuật
đại thể những ý chính cần nêu là:
Về nội dung:
- Hoài niệm về cảnh vật và con người Hà Nội trong những ngày thu đã xa. Không gian, màu sắc, hương vị của thành phố thân quen đẹp, gợi cảm nhưng buồn. Hình ảnh người ra đi lkiên quyết song tâm trạng đầy lưu luyến
 - Cảm xúc về mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc:
+ niềm hân hoan trước sự đổi thay
+ niềm tự hào của người làm chủ đất nước, đất nước giàu đẹp.
+ sự suy tư về truyền thống bất khuất của dân tộc
Về nghệ thuật:
- Sự lựa chọn ngôn từ giàu hình ảnh, màu sắc có sức gợi cảm
_ Thể thơ tự do nhịp thơ linh hoatï, kết hợp với nghệ thuật điệp, đối lập.
Tiêu chuẩn cho điểm:
điểm 7: Đáp ứng được những yêu cầu trên, cảm thụ tinh tế, diễn đạt tốt, văn viét có cảm xúc. Kết cấu chặt chẽ hợp lí, tuy vẵn còn một số sai sót nhỏ.
Điểm 5: Đáp ứng được phần lớn yêu cầu trên , cảm thụ và diễn đạt tương đối tốt. Văn viết có nhiều cảm xúc. Kết cấu rõ. Còn mắc vài lỗi diễn đạt, 
điểm 3: Phân tích tương đối đầy đủ nội dung trên nhưng còn sơ lược hoặc chỉ phân tích được nửa số ý hoặc mới phân tích nội dung mà chưa phân tích nghệ thuật. Kết cấu tạm được, diễn đạt chưa trôi chảy. Còn mắc một số lỗi diễn đạt.
Điểm1: Chưa biết cách phân tích thơ, hoặc phân tích sơ sài, kết cấu lộn xộn, hành văn lủng củng. Mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả.
Điểm 0: lạc đề hoặc bài để giấy trắng.
Trắc nghiêm: 3 điểm
Câu1:d
Câu2: d
Câu3: d
Câu4: c
Câu5: d
Câu 6: b
Câu 7: c
Câu 8: c
Câu 9: a
Câu 10:d
Câu11: a
Câu12: d
Câu13: d
Câu14: a
Câu15: c
Câu16: c
Câu17: b
Câu18: d
Câu19: d
Câu 20: c

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van12_hk1_TCMG.doc