Giáo án Ngữ văn 12 tuần 2 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 2 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

(Phần một: Tác giả)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

 - Hiểu được quan điểm sáng tác, những nét khái quát về sự nghiệp văn học và những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

 - Vận dụng có hiệu quả những kiến thức nói trên vào việc đọc hiểu văn thơ của Người.

B. PHƯƠNG PHÁP.

 - Đọc diễn cảm – Phát vấn – Nêu vấn đề.

C. CHUẨN BỊ BÀI HỌC.

 - Giáo viên: Soạn giáo án.

 - Học sinh: Soạn bài.

i:

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tuần 2 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4 (TPPCT)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Phần một: Tác giả)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
 - Hiểu được quan điểm sáng tác, những nét khái quát về sự nghiệp văn học và những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
 - Vận dụng có hiệu quả những kiến thức nói trên vào việc đọc hiểu văn thơ của Người.
B. PHƯƠNG PHÁP.
 - Đọc diễn cảm – Phát vấn – Nêu vấn đề. 
C. CHUẨN BỊ BÀI HỌC. 
 - Giáo viên: Soạn giáo án. 
 - Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 - 1975?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Tiểu sử.
- Trình bày những hiểu biết của em về tiểu sử HCM?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nghiệp VH của HCM.
- Trình bày những quan điểm sáng tác của HCM?
Quan điểm đó được thể hiện như thế nào trong sáng tác của HCM? Lấy VD cụ thể?
- Trình bày ngắn gọn sự nghiệp văn học của Bác?
- Anh (chị) hãy trình bày những nét cơ bản về văn chính luận?
- Nêu những hiểu biết của em về thể loại truyện và ký của Bác?
- GV khái quát nội dung truyện và ký của Bác:
- Nội dung của truyện và kí đều tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo và xảo trá của bọn TDPK tay sai đối với các nước thuộc địa, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước, cách mạng. 
- Giáo viên giới thiệu thêm về tập "Nhật kí trong tù":
Tập nhật kí bằng thơ ghi lại một cách chính xác những điều mắt thấy tai nghe về chế độ nhà tù Trung hoa dân quốc TGT Tập thơ thể hiện sự phê phán sâu sắc.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu phong cách nghệ thuật HCM.
Từ những ý kiến trên chúng ta rút ra phong cách nghệ thuật của Bác: Thơ Bác là sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển mà hiện đại. 
-Phong cách nghệ thuật của Bác đa dạng, phong phú ở các thể loại nhưng rất thống nhất. 
* Hoạt động 4: Tổng kết.
Qua bài học, hãy rút ra những nhận xét về sự nghiệp thơ văn HCM?
* Hoạt động 5: Luyện tập.
I. Vài nét về Tiểu sử:
- HCM (1890 – 1969), các tên gọi khác: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc
- Quê: Làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Cuộc đời:
 + 1911, từ bến Nhà Rồng, Bác ra đi tìm đường cứu nước.
 + 1923-1941, Bác hoạt động cách mạng ở Pháp, Liên Xô, Tr Quốc
 + Người chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập ĐCS VN ngày 3/2/1930 tại Hương Cảng.
 + 8/1942-9/1943 bị chính quyền TGT bắt giam ở TQ.
 + Cuối tháng 8/1945, tại căn nhà số 48, Hàng Ngang, HN, Chủ tịch HCM soạn thảo TNĐL, ngày 2/9/1945 TNĐL đươc đọc tại quảng trường Ba Đình, HN.
 + Người được UNESCO suy tôn: “anh hùng giải phóng dân tộc VN, nhà văn hóa lớn”.
→ HCM là người khai sáng sự nghiệp cách mạng vĩ đại, đem lại độc lập tự do cho dân tộc, là người đặt nền móng vững chắc cho VH CM VN.
II. Sự nghiệp văn học
 1. Quan điểm sáng tác:
- Người khẳng định văn nghệ là vũ khí đấu tranh phục vụ sự nghiệp cách mạng, người sáng tác là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa – tư tưởng.
 + “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Thư gửi các họa sĩ nhân triển lãm hội họa, 1951).
 + Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp
 Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
 Nay ở trong thơ nên có thép
 Nhà thơ cũng phải biết xung phong
 (Cảm hứng đọc “thiên gia thi”)
- Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương nghệ thuật.
 + Người nhắc nhở những tác phẩm: “chất mơ mộng nhiều quá mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít”.
 + Người căn dặn: “miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn”, phải “giữ tình cảm chân thật”, nên “chú ý phát huy cốt cách dân tộc”.
 + Người đề cao sự sáng tạo của văn nghệ sĩ: “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”.
- Xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung, hình thức tác phẩm văn học. Người luôn tự đặt câu hỏi: “viết cho ai?”, “Viết để làm gì”? sau đó mới quyết định “viết cái gì?”, “viết như thế nào”?
2. Di sản văn học.
a. Văn chính luận:
- Tác phẩm chính:
 + Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, tiếng Pháp).
 + Tuyên ngôn độc lập (1945).
 + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1945).
 + Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966).
 + Di chúc (1969).
- Đặc điểm văn chính luận:
 + Kết hợp giữa lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo và tình cảm yêu ghét nồng nàn, sâu sắc.
 + Lời văn chặt chẽ, súc tích.
b. Truyện và kí.
- Tác phẩm chính:
 + Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922).
 + Con người biết mùi hun khói (1922).
 + Vi hành (1923).
 + Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925).
 + Nhật kí chìm tàu (1931).
- Đặc điểm truyện và kí
 + Bút pháp hiện đại, tình huống truyện độc đáo.
 + Trí tưởng tượng phong phú, hình tượng sống động, sắc sảo.
 + Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, thể hiện chất trí tuệ và tính hiện đại.
c. Thơ ca:
- Tác phẩm chính:
 + Nhật ký trong tù (1942 – 1943, chữ Hán, 134 bài).
 + Thơ HCM (86 bài, tiếng Việt).
 + Thơ chữ Hán HCM (36 bài).
- Đặc điểm nổi bật:
 + Thơ Bác khắc họa bức chân dung nhân vật trữ tình mang nặng “nỗi nước nhà”.
 + Bức chân dung nhân vật trữ tình mang phong thái ung dung, tự tại, lạc quan, tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên.
 + Một bản lĩnh của nhà cách mạng luôn làm chủ tình thế.
III. Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng và thống nhất.
Văn chính luận
Truyện và kí
Thơ ca
- Ngắn gọn, tư duy sắc sảo.
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, hùng hồn, bằng chứng thuyết phục.
- Giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
- Vẻ đẹp hiện đại.
- Tính chiến đấu mạnh mẽ.
- Nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng mà hóm hỉnh, sâu cay.
- Thơ tuyên truyền: lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.
- Thơ nghệ thuật: vẻ đẹp hàm súc, hòa hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất “tình” và chất “thép”.
* Kết luận:
- Thơ văn Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá. 
- Là một bộ phận gắn bó với sự nghiệp của Người. 
- Có vị trí quan trọng ời ớinh hơ văn của Bác chúng ta rút ra kết luận :o nhưng rất thống nhất _________________________________________trọng trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần dân tộc dân tộc. 
- Thơ văn cuả Bác thể hiện chân thật và sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao cả của Bác. 
- Tìm hiểu thơ ca của Bác chúng ta rút được nhiều bài học quý báu:
 + Yêu nước thương người, một lòng vì nước vì dân.
 + Rèn luyện trong gian khổ, luôn lạc quan, ung dung tự tại. 
 + Thắng không kiêu, bại không nản. 
 + Luôn luôn mài sắc ý chí chiến đấu. 
 + Gắn bó với thiên nhiên. 
* Luyện tập
 4. Củng cố: 
 - Nắm vững quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thụât của thơ văn Hồ Chí Minh.
 5. Dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài: “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”.
RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 5 (TPPCT)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
 - Nhận thức sự trong sáng là một yêu cầu, một phẩm chất của ngôn ngữ nói chung, của Tiếng Việt nói riêng và nó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau.
 - Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi nói, khi viết, đồng thời rèn luyện các kĩ năng nói và viết đảm bảo giữ gìn và phát triển sự trong sáng của Tiếng Việt. 
B. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, nêu vấn đề. 
C. CHUẨN BỊ BÀI HỌC.
 - Giáo viên: Soạn giáo án.
 - Học sinh: Soạn bài, học bài cũ.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ. 
3. Bài mới: 
 a. Đặt vấn đề: Khi nghe một người nào đó phát âm không chuẩn, một người quá lạm dụng từ Hán Việt hoặc tiếng nước ngoài ta thấy khó chịu. Tại sao Tiếng Việt phong phú sao không biết dùng? Để thấy được bản chất của vấn đế, ta tìm hiểu bài Gĩư gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
 b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài mới: 
 +Em hiểu như thế nào là sự trong sáng của ngôn ngữ?
- Nêu các yếu tố chung của ngôn ngữ nước ta?
- Giáo viên minh hoạ:
Tiếng Việt có vay mượn nhiều thuật ngữ chính trị và khoa học Hán Việt, Tiếng Pháp như: Chính trị, Cách mạng, Dân chủ độc lập, Du Kích, Nhân đạo, Ô xi, Cac bon. 
- Song không vì vay mượn mà quá dụng làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt Ví dụ:
+ Không nói "Xe cứu thương" mà nói "xe thập tự ".
- Trách nhiệm công dân trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt?
I. Sự trong sáng của Tiếng Việt. 
- Trong sáng thuộc về bản chất của ngôn ngữ nói chung và Tiếng Việt nói riêng. 
+ "Trong có nghĩa là trong trẻo, không có chất tạp, không đục".
+ "Sáng có nghĩa là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói" (Phạm văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt).
a. Tiếng Việt có những chuẩn mực và hệ thống chung làm cơ sở cho giao tiếp (nói và viết).
- Phát âm.
- Chữ viết.
- Dùng từ. 
- Đặt câu. 
- Cấu tạo lời nói, bài viết. 
b. Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không phủ nhận (loại trừ) những trường hợp sáng tạo, linh hoạt khi biết dựa vào những chuẩn mực quy tắc. 
c. Tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng một cách tuỳ tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác. 
d. Thể hiện ở chính phẩm chất văn hoá, lịch sự của lời nói.
- Nói năng lịch sự có văn hoá chính là biểu hiện sự trong sáng của Tiếng Việt. 
- Ngược lại nói năng thô tục, mất lịch sự, thiếu văn hoá sẽ làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng của Tiếng Việt, Ca dao có câu:
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
- Phải biết xin lỗi nguời khác khi làm sai, khi nói nhầm. 
- Phải biết cám ơn nguời khác. 
- Phải giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí, tuổi tác, đúng chỗ. 
- Phải biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp. 
II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Mỗi cá nhân nói và viết cần có ý thức tôn trọng và yêu quý Tiếng Việt.
- Có thói quen cẩn trọng,cân nhắc, lựa lời khi sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợp với nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất. 
- Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực. 
- Loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm pha tạp, lai căng không đúng lúc. 
- Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của nước ngoài. 
- Biết cách làm cho Tiếng Việt phát triển 
III. Kết luận. 
 - Xem ghi nhớ Sgk.
 4. Củng cố: Nắm nội dung bài. 
 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài viết số 1: Nghị luận xã hội.
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 6 (TPPCT)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI VIẾT SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Giúp học sinh:
 - Viết được bài văn nghị luận bàn về một tư tưởng đạo lí.
 - Nâng cao ý thức tự rèn luyện tư tưởng đạo lí để không ngừng tự hoàn thiện mình.Từ đó bước vào đời được vững vàng hơn. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 
 - Giáo viên: Ra đề - đáp án và biểu điểm. 
 - Học sinh: Ôn bài, chuẩn bị giấy - bút.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: 
- GV chép đề bài lên bảng - chọn 1 đề trong SGK hoặc ra một đề bài khác phù hợp với nhận thức học sinh 12. 
* Hoạt động 2:
GV gợi ý cách tìm hiểu đề:
- Đề 1: Cần nêu khái niệm "tình thương" tiếp đó trình bày những biểu hiện ý nghĩa và tác dụng lớn lao của tình thương trong cuộc sống. 
- Đề 2: Vấn đề trung tâm của bài viết là mối quan hệ giữa "đức hạnh" và "hành động" của mỗi người. 
I. Các đề bài:
1. "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động" ý kiến của MXi- xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
2. Tình thương là hạnh phúc của con người. 
3. Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học đề biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định".
II. Gợi ý cách làm bài:
1. Xác định nội dung bài viết. 
-Ba đề tập trung vào vấn đề tư tưởngđạo lí, đặc biệt là đối với thanh niên học sinh trong giai đoạn hiện nay của nước ta. 
2. Xác định cách thức làm bài:
- Thao tác lập luận: Phối hợp các thao tác giải thích chứng minh phân tích bác bỏ bình luận. 
- Lựa chọn dẫn chứng: Chủ yếu dùng dẫn chứng thực tế cuộc sống. Có thể dẫn một số thơ văn để bài viết thêm sinh động nhưng cần vừa mức, tránh lan manlạc sang nghị luận văn học. 
- Diễn đạt cần chuẩn xác mạch lạc: có thể sử dụng một số yếu tố biểu cảm nhất là ở phần liên hệ và trình bày những suy nghĩ riêng của bản thân. 
3. Đáp án, biểu điểm
 4. Dặn dò: Tiết sau học Đọc văn "Tuyên ngôn độc lập" (Tiếp theo).
 RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 12 Tuan 2.doc