Làm văn: Nghị luận về tư tưởng đạo lí - Hiện tượng đời sống và nghị luận văn học

Làm văn: Nghị luận về tư tưởng đạo lí - Hiện tượng đời sống và nghị luận văn học

I/ Nghị luận về tư tưởng đạo lí :cần thể hiện những nội dung sau :

- Giới thiệu , giải thích tư tưởng cần bàn luận.

- Phân tích những mặt đúng , bát bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.

- Nêu ý nghĩa , rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí

II/ Nghị luận về hiện tượng đời sống :

1/ Yêu cầu :

- Phải hiểu rõ , hiểu đúng , hiểu sâu bản chất hiện tượng . muốn vậy phải d 9i sâu tìm tòi , giải thích.

- Qua hiện tượng đó chỉ ra vấn đề cần quan tâm là gì ? trên cơ sở đo đi vào phân tích , bàn bạc hoặc so sánh , bác bỏ Nghĩa la phải biết phối hợp nhiều thao tác lập luận chỉ ra đúng sai , nguyên nhân cách khắc phục , bày tỏ thái độ của mình

- Phải có lập trường tư tưởng vững vàng.

- Diễn đạt giản dị , sáng sủa ngắn gọn.

 

doc 11 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Làm văn: Nghị luận về tư tưởng đạo lí - Hiện tượng đời sống và nghị luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D> LÀM VĂN : NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ- HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG VÀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I/ Nghị luận về tư tưởng đạo lí :cần thể hiện những nội dung sau :
- Giới thiệu , giải thích tư tưởng cần bàn luận. 
- Phân tích những mặt đúng , bát bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
- Nêu ý nghĩa , rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí 
II/ Nghị luận về hiện tượng đời sống :
1/ Yêu cầu : 
- Phải hiểu rõ , hiểu đúng , hiểu sâu bản chất hiện tượng . muốn vậy phải d 9i sâu tìm tòi , giải thích. 
- Qua hiện tượng đó chỉ ra vấn đề cần quan tâm là gì ? trên cơ sở đo đi vào phân tích , bàn bạc hoặc so sánh , bác bỏ  Nghĩa la phải biết phối hợp nhiều thao tác lập luận chỉ ra đúng sai , nguyên nhân cách khắc phục , bày tỏ thái độ của mình 
- Phải có lập trường tư tưởng vững vàng. 
- Diễn đạt giản dị , sáng sủa ngắn gọn. 
2/ Cách làm : Trước khi tìm hiểu đề phải thực hiện qua 3 bước :
- Đọc kĩ đề. 
- Gạch chân các từ quan trọng. 
- Ngăn vế ( nếu có ). 
* Tìm hiểu đề : 
-Tìm hiểu về nội dung (đề có những ý nào ? ) 
- Thao tác chính. 
- Phạm vi tư liệu. 
* Lập dàn ý :
- Mở bài : giới thiệu được hiện tượng đời sống cần nghị luận. 
- Thân bài : Vận dụng các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm và bàn bạc hoặc phê phán , bác bỏ. 
- Kết bài : Nêu ra phương hướng , một suy nghĩ mới trước hiện tượng đời sống. 
MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1: Vào đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ không?
1.Mở bài:
Mỗi năm cứ vào tháng 7 cả nước rộn lên không khí thi cử, hàng triệu người đi thi liên quan đến hàng triệu gia đình.
Phải chăng con đường vào đại học là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ hiện nay?
2.Thân bài:
Vào đại học con đường tiến thân rất đẹp đẽ, rất đáng mơ ước.
Khẳng định nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế tri thức phát triển trên nền tảng tri thức của hiện đại vế tất cả mọi phương diện
Tri thức tạo nên những năng xuất khổng lồ cho sản xuất, tri thức tạo ra những phương thức quản lí mới. Phải có tri thức chuyên nghành mới có thể tham gia vào hoạt động sản xuất và các dịch vụ XH.
Tuối trẻ là thời kì tốt nhất cho cho việc tiếp thu kiến thức mới, nhất là những kiến thức khoa học hiến đại.
Sau khi học xong bậc trung học tiếp tục vào đại học việc học là một sự phát triển liên tục.
Cần phải coi trọng con đường tiến thân vào đại học là con đường đẹp đẽ phỉa coi đó như là một giấc mơ đẹp.Phải tập trung công sức cho việc học để có thể đạt kết quả tốt trong kì thi đại học.
Lí do khác cũng hết sức quan trọng: nhân dân VN vốn có truyền thống hiếu học, các bậc cha mẹ thường mong để chữ lại cho con như một tài sản quan trọng
+ Có những gia đình nghèo, mẹ buôn thúng bán bưng nhưng quyết tâm hết sức cho con vào đại học.
+ Tuy nhiên không phải ai sau khi học xong trung học cũng vào đại học.Có nhiều lí do:
* Hoàn cảnh gia đình nghèo, cha, mẹ già yếu bệnh tật.
* Một số nguyên nhân chủ quan: thi rớt ,không đủ sức vào đại học, sức khỏe không tốt.
Có phải con đường vào đại học là con đường tiến thân duy nhất hay không?
- Trước hết không nên coi con đường vào đại học là phải đạt được bằng bất cứ giá nào: 
+ Tìm mọi cách quay cóp trong thi cử, chấp nhận mọi đánh đổi để vào đại học
+ Chấp nhận một nghành học không phù hợp với sở trường , sẵn sàng bỏ dở giữa chừng. 
d/ Giải pháp :
- Nếu hoàn cảnh gia đình khó khăn : có thể tạm gác lại việc học để kiếm một việc làm , vừa làm việc vừa học để sẵn sàng khi có điều kiện thì thi vào một trường đại học nào đó mà mình thích. 
- Nếu chưa đủ năng lực có thể chọn học một nghành chuyên môn ở cấp độ thấp hơn , sau khi học xong, sẽ thi tiếp hoặc học liện thông lên bật đại học . Thời gian học sẽ kéo dài nhưng vững chắc. 
- Chọn ngay một nghề chuyên môn , học tốt nghề ấy trở nên một người thợ lành nghề trong nghiệp của mình . Đây là một xu hướng rất tốt , giải quyết một tình trạng mâu thuẫn rất vô lí trong xh nước ta hiện nay : thầy nhiều nhưng thợ ít , số công nhân lành nghề hầu như không nhiều bằng số kĩ sư tốt nghiệp từ các trường đại học. 
- Dù tiến thân bằng con đường nào cũng phải coi việc học là công việc suốt đời , phải không ngừng bổ sung kiến thức để nâng cao kiến thức . Trên thế giới cũng như trong nước có những tấm gương thành đạt từ con đường tự học ( D/C ) 
3/ Kết bài : 
- Hãy coi chuyện vào đại học sau 12 năm đèn sách là một niềm mong ước đẹp đẽ , tập trung mọi công sức và cố gắng để thực hiện niềm mong ước. 
- Tuy nhiên , đó không phải là tất cả mục đích của cuộc đời . Đó chỉ là một con đường trong rất nhiều con đường , đi đến sự thành công ở đời. 
ĐỀ 2/ : “ Ngoài sự khôn ngoan , điều quý nhất mà thượng đế ban cho con người là tình bằng hữu” ( La Rơ – sơ- phu – cô ) 
* Tìm hiểu đề : 
- Cần lưu ý : có rất nhiều điều quý giá mà thượng đế ban cho con người , tại sao ở đấy nhà tư tưởng pháp chỉ nhắc đến hai điều : sự khôn ngoan và tình bằng hữu ? vậy có mối liên quan nào giữa hai điều ấy ? nhắc đến sự khôn ngoan nàh tư tưởng muốn nhấn mạnh điều gì ? phải chăng đó là sự hài hòa giữa một tình bạn và sự khôn ngoan , đừng bao giờ chỉ vì sự khôn ngoan mà hi sinh tình bạn ? 
- Phải xác định được luận điểm trong câu danh ngôn sau đó xac định sự lựa chọn của mình. 
* Dàn bài gợi ý :
1/ Mở bài : 
- Trên thế giới , từ xưa đến nay , hầu như bất kì ai cũng có một người bạn , một tình bạn . Ở VN từng có tình bạn đẹp như : Lưu Bình – Dương Lễ 
- Ý nghĩa của tình bạn đối với con người như thế nào ? Ngoài sự khôn nhoan điều quý nhất mà thượng đế ban cho con người là tình bằng hữu ( La Rơ – sơ- phu -cô – nhà tư tưởng pháp thế kỉ XVII).
2/ Thân bài : 
a/ La Rơ –sơ – phu – cô muốn khẳng định điều gì qua lời phát ngôn ấy ? 
- Tình bạn là một trong những điều quý giá nhất trên đời , một ân huệ thiêng liêng mà thượng đế ban cho con người , một quà tặng của sự sống. 
- Con người ta không thể sống mà không có tình bạn , thiếu tình bạn là một thiệt thòi không gì bù đắp được.
b/ Đem tình bạn gắn liền với sự khôn ngoan , nhà tư tưởng pháp có ý nhấn mạnh điều gì?
- Con người cần có sự khôn ngoan , nhưng con người cần có bạn , có tình bạn 
- Không thể đem sự khôn ngoan thay thế cho tình bạn. có những trường hợp sự khôn ngoan phải nhường chổ cho tình bạn. 
- Không thể đem tính toán hơn thiệt làm chuẩn mực cho tình bạn . nếu sự khôn ngoan là lí trí giúp con người có lí lẻ , sự nhạy bén để tính toán việc đời , thi2tinh2 bạn xuất phát từ tình cảm vô tư và chân thành. 
c/ Bày tỏ ý kiến của bản thân 
- La Rô – sơ –phu-cô đã có một quan niệm rất chính xác về tình bạn . Đó là một ân huệ mà cuộc sống đã ban cho , một thứ tình cảm thiêng liêng chỉ con người mới có. 
- không có tình bạn cuộc sống sẽ buồn tẻ vô cùng con người sẽ chỉ đơn độc như con thú. 
- Tình bạn là một nguồn chia sẻ , động viên đã giúp cho con người vượt lên bao khó khăn có thể cả những lúc bế tắc tưởng chưng như không thể nào vượt qua nổi. 
- Một tình bạn chân thành , một người bạn tốt có thể giúp cho con người trở nên tốt hơn. 
- Một tình bạn tốt phải là một tình bạn vô tư , vượt lên những tính toán thiệt hơn , những cân nhắc lạnh lùng của trí tuệ. 
- Một tình bạn tốt nhiều khi đòi hỏi sự hi sinh . Không phải ngẫu nhiên mà người VN ngày xưa và cả ngày nay coi câu chuyện của Lưu Bình – Dương Lễ là câu chuyện đẹp đẽ nhất của tình bạn . Người đọc thơ cũng quý trọng Nguyễn Khuyến với những câu thơ thể hiện một cách nghĩ vô tư về tình bạn :
“ Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác
Tôi lại đau trước bac mấy ngày
Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời !
3/ Kết bài : 
- Sống trên đời , phải có bạn , phải xây dựng cho mình một tình bạn tốt 
- Chỉ thực sự có bạn tốt khi chính mình cũng tốt trong tình bạn , phải biết vô tư , phải biết quên mình trong tình bạn 
ĐỀ 3: “ Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất” ( Đi –đơ-rô ) . Anh / chị nghĩ thế nào về vấn đề này ?
1/ Mở bài :
- Hạnh phúc , đó là mục đích mà cả nhân loại hằng ao ước qua muôn đời . Tuy nhiên , hạnh phúc là gì ? sống như thế nào để có hạnh phúc ? đó vẫn là những câu hỏi mà con người vẫn luôn luôn tìm lời giải đáp .
- Đi-đơ-rô, một trong những nhà văn , một trong những nhà tư tưởng lớn của nước Pháp thế kỉ XVIII , đã có câu trả lời rất đáng cho mọi người suy nghĩ : “ Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”.
2/ Thân bài : 
a/ Cần trả lời câu hỏi : Hạnh phúc là gì ?
- Đã không ít cách trả lời khác nhau : là sự thỏa mãn những khao khát trong đời sống từ vật chất đến tinh thần . Là sự thành công sau những thất bại để đạt được một mục đích đã được đặt ra cho một chặng đường hay cả cuộc đời 
- Tuy nhiên , trong những cái riêng ấy thì điều chung nhất của hạnh phúc có lẻ là điều này : Sự mãn nguyện của tâm hồn , cảm nhận tự bằng lòng về mình cảm thấy mình sống đúng với ý nghĩa của cuộc sống .
b/ Sống như thế nào là “ đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”
- Làm được những việc to lớn , có được những thành tựu vĩ đại thỏa mãn dược niềm mong của một số lượng đông đảo con người ; cho cả nhân loại hay cho cả dân tộc ( một nhà phát minh ra thứ thuốc chữa được một căn bệnh nan y đã từng gây ra đau khổ hay cái chết cho hàng triệu người ; một bật anh hùng giải phóng dân tộc mình khỏi vòng nô lệ ). 
- Trong cuộc sống bình thường , biết hết lòng giúp đỡ những người xung quanh , giảm bớt những phiền muộn khổ đau , đó là những điều mà bất kì ai nếu mong muốn thì đều có thể làm được , không phải một lần nào mà trong suốt cả cuộc đời . Pax-tơ hạnh phúc trong lần đầu tiên cứu một em bé khỏi bệnh dại , rồi tìm ra thứ vắc xin để từ đó chủng ngừa được bao nhiêu thứ bệnh hiểm nghèo mà loài người trước đó bó tay ( bệnh dại , đậu mùa , uống ván )  Một bà sơ để cả cuộc đời săn sóc người bệnh nơi những trại phong , làm giảm nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần cho những người đã tuyệt vọng .
- Nói “ nhiều nhất” không ngụ ý nhắc đến một con số tuyệt đối nào , là hàng vạn hay hàng triệu , mà chính là nói đến khả năng cao nhất trong hoàn cảnh và khả năng của từng người . Bất kì ai cũng có thể đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất. 
c/ Mối liên quan giữa hạnh phúc nhất của một người và hạnh phúc của nhiều người nhất 
- Đi-đơ-rô đã khẳng định một lẽ đúng , rất tốt đẹp : hạnh phúc của mỗi người phải gắn liền với hạnh phúc của người khác , tùy thuộc vào hạnh phúc của người khác . Đây cũng là lí tưởng cuộc Cách Mạng mà Đi-đơ-rô đã góp phần tạo nên. 
- Đây cũng là lối sống mà các bật hiền triết ngày xưa , đạo lí dân tộc nào cũng đề cao . Đạo phật khuyên người ta yêu thương muôn loài . Truyền thống VN khuyên : “ Thương người như thể thương thân” . Vua Lí Thánh Tôn thấy con gái mình mặc áo ấm giữa mùa giá rét mà nghĩ thương những tù nhân đang nằm trong ngục. 
- Đạo lí của Đi-đơ-rô là một đạo lí đỏi hỏi hành động tích cực : không chỉ yêu thương mà còn “ đem lại hạnh phúc” cho nhiều người. 
- Đạo lí của Đi-đơ-rô còn đòi hỏi sự quên mình , lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc của mình , có thể xả thân vì hạnh phúc của mọi người. 
3/ Kết bài : 
- Ít nhất một lần trong đời , bất kì ai cũng từng tự đặt mình trước câu hỏi : Hạnh phúc là gì ? sống như thế nào để có hạnh phúc. 
- Hãy một lần nghĩ n ... i khác. 
c/ Lòng tự trọng không chỉ là phẩm chất tạo nên giá trị cho mỗi con người mà còn tác động đến XH. 
- Ngày nay , có rất nhiều người , nhiều việc biểu hiện thiếu lòng tự trọng. 
+ Học sinh tìm cách quay cóp trong các kì thi , sinh viên chép lại luận văn mỗi kì tốt nghiệp. 
+ Ngoài dường, khi tham gia giao thông người ta hay đi vào đường ngược chiều hay vượt đèn đỏ một cách tự nhiên khi không có cảnh sát , người ta đổ rác sang nhà người bên cạnh. 
+ Nơi công sở , người ta làm việc riêng hay dùng điện thoại cơ quan để trò chuyện hàng giờ 
+ Nơi công cộng , người ta gây phiền hà cho mọi người , không có ý thức giữ vệ sinh , bảo vệ môi trường. 
- Tác hại đầu tiên đến ngay trong gia đình. 
+ Một người cha hay người mẹ chở con đi học , sẵn sàng phạm luật giao thông , vậy có thể dạy lòng tự trọng cho con cái không ? 
+ Một gia đình không biết tôn trọng nhau làm sao có thể tạo nên những con người tự trọng .
- Tác hại từ xã hội :nếu có quá nhiều người thiếu lòng tự trọng thì :
+ Xã hội sẽ đầy những kẻ dối trá , sẵn sàng đạp lên những nguyện tắc tốt đẹp giữa người với người. 
+ Xã hội sẽ đầy những đồ giả từ danh xung cho đến bằng cấp , vị thế. 
+ Con người ta sẽ bỏ mất nhiều gái trị đạo đức khác nữa. 
3/ Kết bài :
- Mỗi con người hôm nay đều cố gắng tiến lên trên con đường sự nghiệp của mình , có được thành công mới từng ngày. 
- Để thành công vũng chắc , xứng đáng với thành công , đừng quên nhắc nhở mình “ Phải biết tự trọng!” 
Đề 5: “ Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ . Trong thế giới đó , im lặng đồng nghĩa với cái chết .. . Hãy sát cánh cùng tôi , bởi lẻ cuộc chiến chống lại HIV/ AIDS bắt đầu từ chính các bạn” ( Cô- phi An – nan – Thông điệp nhân ngày phòng chống HIV/ AIDS 1/12/2003) . Anh / chị có thể làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi ấy ? 
1/ Đặt vấn đề : 
- Giới thiệu về những đại dịch mà loài người đã trải qua : dịch hạch , đậu mùa , thổ tả , từng tiêu diệt cả thành phố hay làng mạc Nhưng chưa có bệnh dịch nào có thể sánh bằng thứ tai hoạ mà cả thế giới đang đối diện hôm nay : HIV/ AIDS 
- Trích dẫn lời kêu gọi 
2/ Giải quyết vấn đề : 
* HIV/ AIDS là thảm hoạ cho loài người 
- Như tên gọi của nó , AIDS là một căn bệnh khủng khiếp : nó tác động ngay vào cội nguồn sức đề kháng của con người , tức là nó làm giảm khả năng miễn dịch của con người , có thể chống lại mọi thứ bệnh từ xưa đên nay . Căn nguyên của thứ bệnh ấy là một thứ siêu vi đã được y học thế giới nhận dạng và đặt tên là HIV , nghĩa là siêu vi gây ra giảm miễn dịch ở người . 
- Từ hai thập niên cuối cùng của thế kỉ , nay đã gần hết muời năm đầu cảu thế kỉ XXI , mà y học thế giới vẫn chưa có một thứ thuốc nào chống lại căn bệnh ấy , chưa có thứ văc –xin nào phòng ngừa được thứ vi rút ấy . Những thứ thuốc tốt nhât chỉ có thẻ kéo dài sự sống cho người mắc bệnh ấy , mọi biện pháp phòng ngừa củng chỉ giảm bớt sự lay lan từ người này sang ngươì khác , không để nó trở thành đại dịch mang tính toàn cầu mà thôi 
- HIV/AIDS dù chưa là đại dịch nhưng đang là tai hoạ . Chỉ cần xem những con số thống kê : Trong năm 2000 , toàn thế giới đã có 36,1 triệu người phải sống cùng với HIV/ AIDS , trong đó 5,3 triệu người nhiễm . Từ đầu cho đấn năm 2000 ( Trong khoảng hơn 10 năm ) , có 21,8 triệu người chết vì AIDS , mà riêng năm 2000 có 3 triệu người . Cho đến năm 2000 trễn thế giới có 13,2 triệu trẻ mồ côi vì cha mẹ chết vì AIDS . Nếu tính trung bình trong năm 2000 , thì cứ mỗi ngày trôi qua , thế giới lại có thêm 16 ngàn người nhiễm HIV/ AIDS , nghĩa là cứ mỗi giờ thì có 750 người mắc thứ bệnh ấy . Tất nhiên bước sang thế kỉ mới , những con số thống kê này sẽ tăng lên cấp số cộng. 
- Từ những con số đó , có thể suy ra một con số khác : Những người hiện nay không sản xuất ra sản phẩm , chỉ lo chữa bệnh , và bao nhiêu con người phải tập trung để lo cho những người bệnh ấy , bao nhiêu thuốc men , tiền bạc đổ vào việc chăm lo cho những con người bệnh ấy . Đó là chưa kể bao nhiêu trại nuôi trẻ mồ côi phải dành cho những đứa trẻ sinh ra đã mang sẵn HIV . Công việc chống đói nghèo của thế giới vốn gian nan lại càng thêm gian nan. 
* Không ai được phép coi đây là việc làm của người khác , chỉliên quan đến “họ” , tức là người đã bị nhiễm HIV hay đã bước vào thời kì AIDS. 
- Trước hết với đaọ lí làm người , không ai được quyền dửng dưng trước tai hoạ của đồng loại. 
- HIV/ AIDS đang tác động xấu đến đời sống của nhân loại trên toàn thế giới . Một số phần lớn tiền bạc và vật chất của thế giới đang phải dồn cho việc chữa trị bệnh AIDS , lẻ ra phải được dùng để SX lương thực , phòng chống thiên tai 
- Có nhiều con đường lây nhiễm HIV, mà bất kì ai cũng có thể không may gặp phải : Truyền máu không an toàn ; lây từ mẹ sang con ; lây từ đời sống tình dục thiếu trách nhiệm ; thiếu hiểu biết . Nếu khôgn có những biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ , bệnh có thể gõ cửa từng nhà. 
* Mỗi người phải làm gì ? 	
- Trước hết , phải lên tiếng . Nói như Cô –phi An- nan “ im lặng đồng nghĩa với cái chết” . Một hiện tượng rất đáng suy nghĩ : Riêng trong khu vực Châu Phi cận sahara , với dân số chiếm 1/10 dân số toàn cầu , thì số người dương tính với HIV chiếm 77,98% số lượng toàn cầu . Đó là do thiếu hiểu biết , thiếu sự quan tâm , do thái độ thiếu sự kiên quyết trong phòng ngừa . Ở nước ta hiện nay , có những vùng nông thôn xa sôi hay vùng miền núi có những người hoạt chưa biết hoặc chưa hiểu biết không đúng về HIV/ AIDS. 
- Phải cảnh báo với tất cả mọi người xung quanh về các nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS để tự mình tích cực phòng tránh. 
- Phải có họ như những người không may nhiễm phải một thứ bệnh mà đến nay nhân loại chưa có thuốc chữa . Phải yêu thương và chia sẻ nỗi đau. 
- Không được kì thị , phân biệt . Phải giúp họ tạo dựng được niềm tin và nghị lực để sống và đóng góp . Trừ những con đường lây nhiễm đã được xác định , người ta có thể gần gũi với người bệnh. 
- Cần góp một phần công sức vào công việc chung , góp một phần tiền bạc vào việc phòng ngừa nơi cộng đồng của mình. 
3/ Kết thúc vấn đề : 
- Khẳng định : Cũng như những đại dịch được xem là đại họa của thế giới đã có thuốc chữa . Trong tương lai con người sẽ tìm ra thuốc chữa khỏi bệnh AIDS , tìm ra vắc – xin ngừa HIV. 
Đề 6: Có lần nào đó , đang đi trên đường , Anh ( chị ) chợt nhìn thấy một cảnh tượng ngộ nghĩnh : Hai người đàn ông đi xe đạp chẳng may đụng vào nhau , cả hai người ngã chổng kềnh . Sau đó , cả hai cùng đứng dậy , mỗi người nhìn thoáng vào cái xe của mình rồi cùng gật đầu chào và lên xe đi tiếp . Anh / chị nghĩ gì về câu chuyện đó ? 
1/ Đặt vấn đề 
- Kể lại câu chuyện nhỏ theo đề bài .
- Nên nghĩ như thế nào ? 
2/ Giải quyết vấn đề : 
* Một chuyện tưởng buồn mà thành vui : 
- Thật không hay khi phải chứng kiến một tai nạn giao thông dù nhỏ vào một buổi sáng đẹp trời , làm buổi sáng ấy bớt đẹp đi. 
- Nhưng thật bất ngờ , tình huống lại được giải quyết một cách nhanh chóng và giản dị như vậy , như chưa hề có chuyện gì xảy ra. 
- Tuy nhiên , điều bất ngờ quan trọng nhất trong chuyện này là từ hai người nói trên . Tại sao họ không có một lời phân bua hay to tiếng nào ? Có lẻ họ đã nghĩ như thế này chăng : 
+ Thôi đó là chuyện nhỏ , chẳng qua là việc không may . Mình không hề muốn và chắc người kia cũng vậy . 
+ Hình như người kia có lỗi , mà cũng có thể là do tại mình . Giá như mình cẩn thận hơn một chút. 
+ Mình đang vội , mất thì giờ vào một việc như thế này thì có ích gì ? 
- Cuối cùng điều đáng vui nhất là : Tuy có lẻ là những ngưòi lao động bình thường nhưng có cách xử sự thật văn hoá . Văn hoá là thế đấy . Đâu cần phải bằng này, cấp nọ , đâu cần phải ăn mặc đúng thời trang , đi xe sang trọng .. .; Đây mới là văn hoá đích thực , bởi nó đã thành thói quen , nếp ứng xử thường trực. 
* Từ câu chuyện nhỏ nghĩ về những chuyện lớn hơn :
+ Thường vẫn gặp trên đường những tình huống như vậy nhưng cách ứng xử thì khác hẳn 
+ Nhẹ nhất là người ta đứng lại cãi vả , mắng mỏ nhau , ai cũng tự cho mình là đúng nhằm thoả mãn sự kiêu căng cho rằng mình là người có lí . Nặng hơn thì xông vào đánh nhau . Như có một chi tiết trong chuyện ngắn của Nguyễn Khải : Một anh thanh niên đã thúc xe vào đuôi xe người ta , còn nói : “Tiên sư cái anh già” .
+ Một cách ứng xử đã trở thành quen mắt trong xã hội ta ngày nay : người ta sẵn sàng gây gỗ , dùng vũ lực với nhau chỉ vì những va chạm rất nhỏ , những câu nói tình cờ , đôi khi chỉ vì tiếng cười hay ánh mắt  Không ít những trường hợp dẫn đến những kết quả đáng buồn , thậm chí là bi kịch đáng tiếc . 
- Có những thứ văn hoá mang tên là văn hoá ứng xử : 
+ Mỗi con người ngày nay đều là một con người xã hội , con người sống giữa xã hội luôn luôn có quan hệ vừa lỏng lẻo vừa bền chặt với mọi người trong xã hội , mỗi việc làm , mỗi cách ứng xử của mình đều có tác động đến người khác 
+ Ứng xử như hai người nói trong câu chuyện trên là cách ứng xử đẹp , đáng để nêu thành gương tốt . Ở đời đâu phải chuyện nào cần cần phải hơn thua rằng mình có lí hay không ? Ở đời đâu phải lúc nào cũng dở luật này, lệ nọ với nhau ? Còn có tình người, còn có mối quan hệ cộng đồng . Nhường nhau một bước , nhường nhau một lời có thiệt gì đâu ? 
+ Từ hành vi này suy rộng ra . Còn bao nhiêu tình huống đòi hỏi cách ứng xử có văn hoá : biết nhường đường cho người khác ; biết đứng lên nhường ghế cho người già ; cho phụ nữ , trẻ em , biết xin lỗi , biết nói lời cảmơn , biết dừng lại trước đèn đỏ nơi giao lộ , không xả rác , không gây ồn ào nơi công cộng 
Xã hội sẽ trở nên thân ái hơn , đâu phaỉ chỉ có thêm nhiều công viên , nhiều cao ốc mà chính là cách ứng xử có văn hoá như vậy . Xã hội càng phát triển những cách ứng xử như vậy càng được coi trọng.
3/ Kết thúc vấn đề : 
- Trong sự giao lưu ngày càng mở rộng với thế giới , nếp ứng xử góp phần nâng cao vị trí của đất nước trước mắt mọi người. 
- Người nước ngoài muốn tìm hiểu văn hoá nước ta . Họ có thể đánh giá qua một câu chuyện nhỏ gặp trên đường phố. 
Đề 7: Nét đẹp gây ấn tượng nhất trong ngày tết nguyên đán của Việt Nam là gì? Trình bày những hiểu biết và quan niệm cũa em về vấn đề này?
Gợi ý:
- Nét đẹp văn hóa: mọi người về nhà, về quê ăn tết.
- Tết là ngày sum họp gia đình ấm cúng và đầy đủ nhất.
Đó là dịp để mọi người thăm hỏi, động viên quan tâm tới nhau về mọi phương diện vật chất ,tinh thần, tình cảm.Thường ngày thành viên đi xa hoặc mọi người bận bịu công việc, ngày tết mới có điều kiện thời gian, không khí, tài chínhđể làm việc đó.
Sau tết mọi người lại bắt vào nhịp sống thường nhật, nhưng vui hơn, hạnh phú, có ý nghĩa hơn.
- Những người xa quê, xa Tổ quốc cũng vậy. Đó là dịp trở về cội nguồn.
- Việc sum họp, trở về quê hương,trở về gia đình nhân ngày tết là việc hướng về gia tộc, hướng về cội ngồn, bảo vệ giá trị truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Hiện nay một số giới trẻ hoặc ở thành phố muốn đi du lịch qua các nước để ăn tết. Điều này có thể hợp lí về nhu cầu và điều kiện sống của một số ít người.Song nó không phải là truyền thống và không thể phù hợp với đám đông dân chúng.
*Những đề tham khảo thêm.
1. Em có suy nghĩ gì về vai trò của gia đình trong đời sống hiện nay?
2. An toàn giao thông hiện nay?
3. Tệ nạn xã hội, môi trường?

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap NLXH 12.doc