Câu hỏi ôn tập Sinh 12 nâng cao kì 1

Câu hỏi ôn tập Sinh 12 nâng cao kì 1

Câu 1: Nguyên tắc bổ sung có tầm quan trọng với cơ chế di truyền sau:

1 - Nhân đôi ADN. 2-Hình thành mạch đơn.

3-Phiên mã. 4-Mở xoắn. 5-Dịch mã.

Câu trả lời đúng là:

A/ 1, 2, 3; B/ 1, 3, 5; C/ 1, 3, 4; D/ 2, 3, 4.

Câu 2: Ngày nay, các nhà di truyền học chứng minh sự nhân đôi ADN theo các nguyên tắc:

1-Bảo toàn; 2- Bán bảo tồn.

3- Bổ sung; 4- Gián đoản.

Câu trả lời đúng là:

A/ 1, 2; B/ 2, 4; C/ 1, 4; D/ 2, 3.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập Sinh 12 nâng cao kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP SINH 12 NÂNG CAO
Câu 1: Nguyên tắc bổ sung có tầm quan trọng với cơ chế di truyền sau:
1 - Nhân đôi ADN.	2-Hình thành mạch đơn.
3-Phiên mã.	4-Mở xoắn.	5-Dịch mã.
Câu trả lời đúng là:
A/ 1, 2, 3; B/ 1, 3, 5;	C/ 1, 3, 4; D/ 2, 3, 4.
Câu 2: Ngày nay, các nhà di truyền học chứng minh sự nhân đôi ADN theo các nguyên tắc:
1-Bảo toàn;	2- Bán bảo tồn.
3- Bổ sung;	4- Gián đoản.
Câu trả lời đúng là:
A/ 1, 2; B/ 2, 4; C/ 1, 4; D/ 2, 3.
Câu 3: Nguyên nhân tạo thành các đoạn Okazaki là:
1-Tính chất cấu tạo hai mạch đơn song song ngược chiều nhau của ADN.
2-Hoạt động sao chép của enzim ADN pôlimeraza.
3-ADN sao chép theo kiểu nữa phân đoạn.
4-Sự có mặt của enzim ligaza.
Câu trả lời đúng là:
A/ 1, 3;	 B/ 1, 2;	C/ 3, 4;	D/ 2, 4.
Câu 4: Đoạn Okazaki là:
A/ đoạn ADN được tổng hợp liên tục theo mạch khuôn của ADN.
B/ một phân tử ARN thông tin dược phiên mã từ mạch gốc của gen.
C/ từng doạn ngắn của mạch ADN mới hình thành trong quá trình nhân đôi.
D/ các đoạn của mạch mới được tổng hợp trên cả hai mạch khuôn.
Câu 5: Một phân tử ADN gồm hai nuclêôtít A và U thì số loại bộ ba phiên mã trong mARN có thể là:
A/ 8 loại;	B/ 6 loại; c/ 4 loại; D/ 2 loại.
Câu 6: Phiên mã xảy ra ở kì nào trong quá trình phân bào?
A/ Kì đầu nguyên phân hoặc giảm phân.
B/ Kì giữa nguyên phân hoặc giảm phân.
C/ Kì trung gian nguyên phân hoặc giảm phân.
D/ Kì cuối nguyên phân hoặc giảm phân.
Câu 7: Quá trình phiên mã xảy ra ở bộ phận nào của tế bào?
A/ Nhân tế bào;	B/ Ti thể.
C/ Tế bào chất;	D/ Lục lạp.
Câu 8: Ở vi khuẩn E.coli, ARN pôlimeraza (ARN-primaza) có chức năng gì?
A/ Mở xoắn phân tử ADN làm khuôn;
B/ Tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3'-OH
C/ Nối các đoạn ADN ngắn thành đoạn ADN dài.
D/ Nhận ra vị trí khởi đầu đoạn ADN được nhân đôi.
Câu 9: Ở sinh vật nhân thực, nhân đôi ADN xảy ra ở kì nào trong quá trình phân bào?
A/ Kì trước;	B/ Kì sau
C/ Kì giữa;	D/ Kì trung gian.
Câu 10: .Một gen có 3000 nuclêôtit đã xảy ra đột biến mất 3 cặp nuclêôtit 10,11,12 trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp
A/ thay thế một axitamin khác.	B/ thay đổi toàn bộ cấu trúc của prôtêin;	
C/ thayđổi các axitamin tương ứng với vị trí đột biến trở đi.	D/ mất một axitamin;
Câu 11: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực được phân biệt với nhân đôi ADN ở vi khuẩn E.Coli là:
1-Chiều nhân đôi ADN;	
2-Hệ enzim tham gia nhân đôi ADN.
3-Nguyên liệu dùng trong việc nhân đôi ADN.
4-Số lượng đơn vị nhân đôi.	
5-Nguyên tắc nhân đôi.
Câu trả lời đúng là:
A/ 1, 2;	B/ 2, 3;	C/ 2, 4;	 D/ 3, 5.
Câu 12: Gen là:
A/ một đoạn phân tử ADN mang thông tin về một phân tử prôtêin;
B/ một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm nhất đinh (prôtêin hay ARN).
C/ một đoạn của phân tử ADN.
D/ một đoạn của vật chất di truyền đảm nhận một chức năng của cơ thể.
Câu 13: Trường hợp nào sau đây không đúng với khái niệm một côđon (bộ ba mã trên mARN):
A/ Gồm có 3 ribônuclêôtit.
B/ Không khi nào mã hoá cho hơn một axít amin .
C/ Mã hoá cho nhiều axít amin.
D/ Là đơn vị cơ sở của mã di truyền.
Câu 14: Tính đặc thù của anticôđon (bộ ba mã trên tARN) là:
A/ sự bổ sung tương ứng với côđon trên mARN.
B/ sự bổ sung tương ứng với bộ ba trên ARN ribôxôm.
C/ phân tử tARN liên kết với axít amin.
D/ có thể biến đổi phụ thuộc vào axít amin liên kết.
Câu 15: Điểm nào sau đây là giống nhau với sự dịch mã ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ?
A/ Sự dịch mã xảy ra đồng thời với phiên mã.
B/ Sản phẩm của quá trình phiên mã.
C/ Bộ ba UUU mã hoá cho phêninalanin.
D/ ribôxôm bị tác động bởi kháng sinh streptomycin.
Câu 16: Chuổi nuclêôtit của mạch ADN mã gốc có chiều 5' à3' nào sau đây mã hoá cho chuỗi pôlipeptít phe-pro-lys tương ứng với các côđon trên mARN của nó là UUX - XXG - AAG?
A/ UUU - GGG - AAA;	B/ AAA - AXX - TTT.
C/ GAA - XXX - XTT;	D/ XTT - XGG - GAA.
Câu 17: Các dẫn chứng chứng tỏ ARN có liên quan đến tổng hợp prôtêin là:
1- Các phôi đang phát triển, hàm lượng ARN tỉ lệ thuận với tổng hợp prôtêin.
2-ARN có nhiều trong nhân khi tổng hợp prôtêin.
3- ARN được ADN tổng hợp trước khi tổng hợp prôtêin.
4- ARN liên quan chặt chẽ với cấu trúc ADN trong NST.
5- Nếu ức chế hoạt động của mARN sẽ ức chế ngay tổng hợp prôtêin.
Câu trả lời đúng là:
A/ 1, 2, 3; B/ 1, 2, 4; C/ 1, 3, 5; D/ 1, 4, 5.
Câu 18: Nguyên liệu tham gia tổng hợp các ARN là:
A/ Các nuclêôtít triphôtphat: ATP, TTP, GTP và XTP.
B/ Các ribônuclêôtít triphôtphat: ATP, UTP, GTP, XTP
C/ Các ribônuclêôtít điphôtphat: ADP, TDP, GDP, XDP.
D/ Các nuclêôtít: A, T, G, X.
Câu 19: Sản phẩm phiên mã là:
A/ các tiền mARN;	B/ các ARN pôlimeraza.
C/ các mARN mạch đơn;	D/ Các ARN mạch đơn.
Câu 20: Ribôxôm đóng vai trò nào sau đây trong quá trình dịch mã?
A/ Nơi diễn ra việc kết hợp mARN với tARN.
B/ Hoạt hoá axít amin .
C/ Mở đầu chuỗi pôlipeptít; D/ Kéo dài chuỗi pôlipeptít.
Câu 21: Một opêron ở E.Coli theo mô hình Jacôp và Mônô gồm những gen nào?
A/ Một gen cấu trúc và một gen điều hoà.
B/ Một gen cấu trúc và một vùng vận hành.
C/ Một gen cấu trúc, một vùng vận hành và một vùng khởi động.
D/ Một nhóm gen cấu trúc, một vùng vận hành và một vùng khởi động.
Câu 22: Cơ chế hoạt động của opêron Lac ở E.Coli khi không có chất cảm ứng lactôzơ là:
A/ Chất cảm ứng lactôzơ tương tác với chất ức chế gây biến đổi cấu hình của chất ức chế.
B/ chất ức chế kiểm soát lactôzơ, không cho lactôzơ hoạt hoá opêron.
C/ chất ức chế bám vào vùng vận hành đình chỉ phiên mã, opêron không hoạt động.
D/ các gen cấu trúc phiên mã tạo các mARN để tổng hợp các prôtêin tương ứng.
Câu 23: Sản phẩm nào sau đây không do gen mã hóa tạo nên? 
A/mARN B/ tARN	C/ Mêtiônin	D/ Aspirine 
Câu 24: Tế bào của sinh vật nào sau đây có gen không phân mảnh? 
A/ Xạ khuẩn	B/ Nấm nhầy	C/ Tảo lục D/ Trùng roi. 
Câu 24: Trong nhân đôi ADN, ADN polimeraza xúc tác gắn các nuclêôtit vào vị trí nào của mạch ADN mới và theo chiều như thế nào? 
A/ 3' - OH và ngược với chiều mạch khuôn. 	
B/ 3' - OH và cùng với chiều mạch khuôn. 
C/ 5' - P và ngược với chiều mạch khuôn.	
D/ 5' - P và cùng với chiều mạch khuôn. 
Câu 25: Một gen có chiều dài 0, 51mm. Sau nhân đôi 1 lần thì tổng số nuclêôtit môi trường nội bào cung cấp là bao nhiêu? 
A/ 1500	B/ 3000	C/ 4500	D/ 6000 
Câu 26: Một gen có 2400 nu, môi trường cung cấp để gen đó mã hóa 1 chuỗi polipeptit sơ cấp là bao nhiêu? 
A/ 398	B/ 399	C. 799	 D/798
Câu 27: Một phân tử ARN có U = 1000, chiếm 20% tổng số ribônuclêôtit. Số nuclêôtít của gen đã tổng hợp nên phân tử ARN đó là:
A/ 5.000; B/ 7.500;	C/ 10.000;	D/ 15.000.
Câu 28: Nhieãm saéc theå coù theå nhìn roõ nhaát vaøo giai ñoaïn sau :
A/ Kyø sau 	B/ Kyø ñaàu 
C/ Kyø giöõa cuûa quaù trình nguyeân phaân D/ Kyø trung gian
Câu 29: Thaønh phaàn caáu taïo cuûa nhieãm saéc theå goàm :
A/ ADN vaø ARN B/ ADN vaø proâteâin 
C/ ADN vaø proâteâin loaïi histoân 
D/ ARN vaø proâteâin loaïi histoân
Câu 30: Cô sôû vaät chaát di truyeàn ôû caáp ñoä teá baøo cuûa sinh vaät coù nhaân chính thöùc laø:
A/ AND vaø ARN.	B/ Nucleâoxoâm.	 
C/ Nhieãm saéc theå.	D/ Axit nucleâic
Câu 31: Chiều dài tối thiểu của gen cấu trúc quy định sự tổng hợp 1 loại prôtêin gồm 998 axit amin là:
A/ 0,51mm;	B/ 0,68mm; C/ 1,02mm;	 D/ 1.53mm.
Câu 32: Sơ đồ biểu thị các mức xoắn khác nhau của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn là:
A/ Sợi nhiễm sắc à phân tử ADN à sợi cơ bản à nhiễm sắc thể.
B/ Phân tử ADN à sợi cơ bản à sợi nhiễm sắc à crômatit à NST.
C/ Phân tử ADN à sợi nhiễm sắc à sợi cơ bản à crômatit à NST.
D/ Ống rỗng à phân tử ADN à sợi nhiễm sắc à sợi cơ bản à NST
Câu 33: Ở tế bào nhân thực, mARN trưởng thành có đặc điểm:
A/ Cần cắt bỏ đoạn vô nghĩa trước khi tổng hợp Prôtêin
B/ Được dùng làm khuôn để tổng hợp Prôtêin.
C/ Có chiều dài bằng chiều dài của mARN sơ cấp.
D/ Có nhiều liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 34: Điều hoà hoạt động của gen chính là:
A/ Điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
B/ Điều hoà lượng mARN của gen được tạo ra.
C/ Điều hoà lượng rARN của gen được tạo ra.	
D/ Điều hoà lượng tARN của gen được tạo ra.
Câu 35: Điều hoà hoạt động của gen ở tế bào nhân sơ xảy ra chủ yếu ở mức độ:
A/ Dịch mã;	B/ Sau phiên mã;	
C/ Phiên mã;	D/ Phiên mã và dịch mã
Câu 36: Mã thoái hoá là hiện tượng:
A/ Các mã bộ ba có tính đặc hiệu; 
B/ Một mã bộ ba mã hoá cho nhiều axít amin
C/ Nhiều mã bộ ba cùng mã hoá cho một axít amin.
D/ Các mã bộ ba nằm nối tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau.
Câu 37: Vùng điều hoà của gen cấu trúc có vai trò:
A/ Điều hoà quá trình tái bản và phiên mã.
B/ Giúp ribôxôm bám vào để khởi đầu dịch mã.
C/ Giúp AND pôlimeraza bám vào và khởi đầu tái bản.
D/ Giúp ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
Câu 38: Những dạng đột biến không làm thay đổi tổng số lượng nuclêôtit của gen là:
A/ Thay thế một cặp nuclêôtit;	
B/ Mất và thay thế một cặp nuclêôtit
C/ Thêm và thay thế một cặp nuclêôtit;
D/ Mất và thêm một cặp nuclêôtit
Câu 39: Trong các dạng đột biến sau đây, dạng nào gây hậu quả lớn nhất?
A/ Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit;	
B/ Đột biến đảo vị trí hai cặp nuclêôtit
C/ Đột biến mất một cặp nuclêôtit;	
D/ Đột biến thay thế vài cặp nuclêôtit
Câu 40: Sự tổng hợp ARN được thực hiện:
A/ Theo nguyên tắc bán bảo toàn;	
B/ Theo nguyên tắc bảo toàn
C/ Theo nguyên tắc bảo sung trên hai mạch của gen
D/ Theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên một mạch của gen.
Câu 41: Khi xảy ra đột biến thay thế một cặp G - X bằng cặp A - T thì tổng số liên kết hiđrô của gen thay đổi như thế nào?
A/ Tăng một liên kết hiđrô;	B/ Giảm một liên kết hiđrô.
C/ Không thay đổi số liên kết hiđrô;	D/ Tăng hoặc giảm một liên kết hiđrô
Câu 42: Đơn vị cấu tạo cơ sở của nhiễm sắc thể là:
A/ Nuclêôtit; 	B/ Prôtêin;	
C/ Nuclêôxôm;	D/ Axít amin.
Câu 43: Sự biểu hiện điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực diễn ra ở cấp dộ nào?
A/ Diễn ra ở các cấp độ trước phiên mã, phiên mã, dịch mã và sau dịch mã
B/ Diễn ra hoàn toàn ở các cấp độ phiên mã và dịch mã
C/ Diễn ra hoàn toàn ở các cấp độ trước phiên mã
D/ Diễn ra hoàn toàn ở các cấp độ trước phiên mã, phiên mã và dịch mã
Câu 44: Nhiều đột biến điểm như đột biến thay thế cặp nuclêôtit lại hầu như vô hại đối với thể đột biến vì:
A/ Mã di truyền là mã bộ ba; B/ Mã di truyền có tính thái hoá
C/ Mã di truyền mang tính đặc hiệu;	
D/ Mã di truyền mang tính phổ biến
Câu 45: Mỗi nhiễm sắc thể có chứa bao nhiêu phân tử AND?
A/ 1;	B/ 3;	C/ 4;	D/ 5
ĐÁP ÁN: 1B 2A 3B 4C 5A 6C 7A 8C 9D 10D 11C 12B 13C 14A 15C 16D 17C 18B 19D 20A 21D 22C 23D 24A 25B 26B 27C 28C 29C 30C 31C 32B 33B 34A 35C 36C 37D 38A 39C 40D 41B 42C 43A 44B 45A

Tài liệu đính kèm:

  • docCau hoi trac nghiem on tap 12NC ki I lan 1.doc