Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 12

Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 12

Câu 4: Sự khác biệt trong đơn phân nucleotit của ADN và ARN là:

A. Vị trí liên kết giữa axit phosphoric và bazơ nitric với đường

B. Gốc –OH trong phân tử đường

C. Bazơ nitric và đường

D. Đường của nucleotit có ít Oxy hơn so với đường của ribonucleotit.

 

docx 136 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Sinh học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ I : DI TRUYỀN - BIẾN DỊ CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
BÀI 1. ADN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI
Câu 1: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là
A. 1500. B. 1200. C. 2100. D. 1800.
Câu 2: Một gen có cấu trúc dạng B dài 5100 ăngxtrông có số nuclêôtit là
A. 3000. B. 1500. C. 6000. D. 4500.
Câu 3 :Trên một mạch đơn của gen có tỉ lệ các loại nuclêôtit G, T, X lần lượt là 20%, 15%, 40%. Số nuclêôtit loại A của mạch là 400 nuclêôtit. Xác định số nuclêôtit của gen.
A. 3000	B. 2000 	C. 3600	D. 2500
Câu 4: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit mỗi loại của gen trên là
A. A = T = 900; G = X = 600. B. A = T = 300; G = X = 1200.
C. A = T = 1200; G = X = 300. D. A = T = 600; G = X = 900.
Câu 5: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau:A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là
A. ADN có cấu trúc mạch đơn. B. ARN có cấu trúc mạch đơn.
C. ADN có cấu trúc mạch kép. D. ARN có cấu trúc mạch kép.
Câu 6: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là A. 2250. B. 1798. C. 1125. D. 3060.
Câu 7 : Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết và có 900 nu loại G. Mạch 1 của gen có số nu loại A chiếm 30% và số nu loại G chiếm 10% tổng số nu của mạch. Số nu mỗi loại ở mạch 1của gen này là :
A. A = 450 ; T = 150 ; G = 150 ; X = 750. B. A = 750 ; T = 150 ; G = 150 ; X = 150.
C. A = 450 ; T = 150 ; G = 750 ; X = 150. D. A = 150 ; T = 450 ; G = 750 ; X = 150.
Câu 8: Một gen có khối lượng 540000 đvC có 2320 liên kết hydro. Số lượng từng loại nucleotide nói trên bằng:
A. A = T = 380, G = X = 520 C. A = T = 520, G = X = 380
B. A = T = 360, G = X = 540 D. A = T = 540, G = X = 360
Câu 9 : Trên một mạch của gen có 150 A và 120 T và gene có 20% G. Số lượng từng loại nucleotide của gen là:
A. A = T = 180; G = X = 270 C. A = T = 270; G = X = 180
B. A = T = 360; G = X = 540 D. A = T = 540; G = X = 360
Câu 10: Trên một mạch của gen có 25% G và 35% X. Chiều dài của gen bằng 0,306 micromet. Số lượng từng loại nucleotide của gene là:
A. A=T=360; G=X=540 C. A=T=540; G=X=360
B. A=T=270; G=X=630 D. A=T=630; G=X=270
Câu 11: Một gen có hiệu số giữa G với A bằng 15% số nucleotide của gene. Trên mạch thứ nhất của gen có 10% T và 30% X. Kết luận nào sau đây đúng ? 
A. A2 = 10%, T2 = 25%, G2= 30%, X2 = 35%. 
B. A1 = 10%, T1 = 25%, G1= 30%, X1 = 35%. 
C. A1 = 7,5%, T1 = 10%, G1= 2,5%, X1 = 30%.
D. A2 = 10%, T2 = 7,5%, G2= 30%, X2 = 2,5%.
Câu 12 : Một phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ A/G là 0,6 thì hàm luợng G+X của nó xấp xỉ là
A. 0,62 B. 0,70 C. 0,68 D. 0,26
Câu 13: Trên một mạch của một gene có 20%T, 22%X, 28%A. Tỉ lệ mỗi loại nu của gene là:
A. A=T=24%, G=X=26% C. A=T=42%, G=X=8%
B. A=T=24%, G=X=76% D. A=T=42%, G=X=58%
Câu 14 : Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là
A. 40%. B. 20%. C. 30%. D. 10%. 
Câu 15: Một phân tử mARN có 1200 đơn phân và tỉ lệ A:U:G:X=1:2:3:4. Số nucleotit loại G của mARN này là
A. 600.	B. 480.	C. 120.	D. 240.
Câu 16: Các Nu trên mạch của gen được kí hiệu,: A1,T1,G1,X1, và A2,T2,G2,X2.Biểu thức nào sau đây là đúng:
A.A1+T1+G1+X2=N1	 	B.A1+T2+G1+X2= N1	
C.A1+A2+X1+G2=N1	D.A1+A2+G1+G2=N1
Câu 17.Vùng mã hoá của gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ,số đoạn exon và intron lần lượt là:
A,25-26.	B.26-25.	C.24-27.	D.27-24
Câu 18: Gỉa sử một đơn vị tái bản của sinh vật nhân chuẩn có 28 đoạn Okazaky, sẻ cần bao nhiêu đoạn mồi cho một đợt tái bản của chính đơn vị tái bản đó
A. 31	B. 60	C. 30	D. 32
Câu 19: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là: 
 A.6 B.3 C.4 D.5
Câu 20: Ở sinh vật nhân thực, vùng mã hoá của một gen cấu trúc có 7 đoạn êxôn. Số đoạn intron ở vùng mã hoá của gen này là
A. 7.	B. 6.	C. 9.	D. 8.
Câu 21: Một gen có 450 G và T = 35% tổng số nuclêôtit. 
a/ Số liên kết hoá trị giữa các nucleotit trên mỗi mạch và số liên kết hiđrô của các gen lần lượt là:
A. 345 và 2998.
B. 2998 và 4050.
C. 2998 và 3450.
D. 2999 và 3450.
b/ Số liên kết hoá trị giữa đường và axit của gen là: 
A. 5998.
B. 2998.
C. 2999.
D. 5999.
Câu 22(ĐH 2010): : Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
	A. A + G = 80%; T + X = 20%	B. A + G = 20%; T + X = 80%
	C. A + G = 25%; T + X = 75%	D. A + G = 75%; T + X = 25%
Câu 23: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 1120. B. 1080. C. 990. D. 1020.
Câu 24: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là
A. 448.	B. 224. C. 112.	 	D. 336
Câu 25(ĐH 2012): Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
	A. giảm phân và thụ tinh. B. nhân đôi ADN. C. phiên mã	 D. dịch mã.. 
Câu 26: Phân tích thành phần nucleôtit của 3 chủng virút thu được. 
	Chủng A: A=U=G=X=25%
	Chủng B: A=T=G=X=25%
	Chủng C: A=G=20%, T=X=30%. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Vật chất di truyền của chủng virut A và chủng virut C là ARN, chủng virut B là ADN.
B. Vật chất di truyền của cả 3 chủng virut A, B, C đều là ADN.
C. Vật chất di truyền của chủng virut A là ARN và chủng virut B là ADN 1 mạch, chủng virut C là ADN 2 mạch.
D. Vật chất di truyền của chủng virut A là ARN và chủng virut B là ADN 2 mạch, chủng virut C là ADN 1 mạch.
Câu 27:Quá trình tự nhân đôi của ADN, en zim ADN - pôlimeraza có vai trò
A. tháo xoắn phân tử ADN, bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với mỗi mạch khuôn của ADN.
B. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN.
C. duỗi xoắn phân tử ADN, lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với mỗi mạch khuôn của ADN.
D. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi.
Câu 28: Sự đa dạng của phân tử ADN được quyết định bởi:
    A. Số lượng các nuclêôtit B. Thành phần của các loại nuclêôtit tham gia
    C. Trật tự sắp xếp các nuclêôtit D. Tất cả đều đúng
Câu 29: Liên kết phốtphođieste được hình thành giữa hai nuclêôtit xảy ra giữa các vị trí cacbon
    A. 1’của nuclêôtit trước và 5’của nuclêôtit sau 
 B. 5’ của nuclêôtit trước và 3’ của nuclêôtit sau
 C. 5’ của nuclêôtit trước và 5’ của nuclêôtit sau 
 D. 3’ của nuclêôtit trước và 5’của nuclêôtit sau
Câu 30: Một gen có 450 G và T = 35% tổng số nuclêôtit. 
Khối lượng của gen là: 
A. 45*104 đvC.
B. 9*104 đvC.
C. 33*104đvC.
D. 9*105đvC
Câu 31:Cấu trúc không gian của ADN được quyết định bởi: 
    A. Các liên kết phốtphođieste B. Các liên kết hyđrô
    C. Vai trò của đường đêôxiribô D. Nguyên tắc bổ sung giữa 2 chuỗi pôlinuclêôtit 
Câu 32: Nguyên tắc bổ sung được thực hiện như sau:
    A. Một bazơ nitric có kích thước lớn bổ sung với một bazơ nitric có kích thước bé
    B. A của mạch này bổ sung với T của mạch kia và ngược lại
    C. G của mạch này bổ sung với X của mạch kia và ngược lại
    D. B và C đúng 
Câu 33:Việc phân loại cấu trúc không gian A, B, C, Z, ... của phân tử ADN được thực hiện dựa trên:
    A. Vị trí không gian của bazơ nitric 
 B. Số nuclêôtit trong mỗi vòng xoắn
    C. Chiều xoắn của ADN 
 D. Đường kính của phân tử ADN 
Câu 35: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả:
    A. A=X; G=T 	B. A=G; T=X 	C. A+T=G+X D. A/T=G/X 
Câu 36: Sự bền vững và đặc thù trong cấu trúc không gian xoắn kép của ADN được bảo đảm bởi:
    A. Các liên kết phốtphođieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit 
    B. Liên kết giữa bazơ nitric và đường đêôxiribô 
    C. Số lượng các liên kết hiđrô hình thành giữa các bazơ nitric của hai mạch
    D. Sự kết hợp của ADN với prôtêin histôn trong cấu trúc của sợi nhiễm sắc
 Câu 37: Một đoạn phân tử ADN có số vòng xoắn là 120. Số nuclêôtit trên đoạn ADN đó là:
    A. 1200 nuclêôtit B. 2400 nuclêôtit    C. 2400 cặp nuclêôtit    D. 4080 nuclêôtit 
Câu 38: Sự linh hoạt trong các dạng hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi:
    A. Tính bền vững của các liên kết phôtphođieste
    B. Tính yếu của các liên kết hyđrô trong nguyên tắc bổ sung
    C. Cấu trúc không gian xoắn kép của ADN
    D. Sự đóng và tháo xoắn của sợi nhiễm sắc 
Câu 39: Định nghĩa nào sau đây về gen là đầy đủ nhất:
    A. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp một phân tử ARN hay một chuỗi polypeptit. 
    B. Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp một trong các loại ARN hoặc tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin 
    C. Một đoạn của phân tử ADN tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin như gen điều hoà, gen khởi động, gen vận hành
    D. Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp một trong các loại ARN thông tin, vận chuyển và ribôxôm
Câu 40: Chức năng nào dưới đây của ADN là không đúng:
    A. Mang thông tin di truyền quy định sự hình thành các tính trạng của cơ thể
    B. Trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin
    C. Nhân đôi nhằm duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào của cơ thể 
    D. Đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá thông qua các đột biến của ADN 
Câu 41: Điểm quyết định trong cơ chế nhân đôi đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtit giống phân tử ADN mẹ là:
    A. Hoạt động theo chiều từ 3’ đến 5’ của enzim ADN pôlimeraza 
    B. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình lắp ghép các nuclêôtit tự do
    C. Gắn các đoạn okazaki thành một mạch liên tục nhờ men ADN ligaza
    D. Cơ chế nhân đôi bán bảo tồn
Câu 42: Trên mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại: A=60; G=120; X=80; T=30. Một lần nhân đôi của phân tử ADN này đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp:
    A. A=T=180; G=X=110 B. A=G=180; T=X=110 
   C. A=T=90; G=X=200	D. A=T=150; G=X=140 
Câu 43: Một phân tử ADN có chiều dài 1,02mm. Khi phân tử này thực hiện một lần nhân đôi, số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp sẽ là:
    A. 6x106 B. 3x106 C. 1,02x105 D. 6x105
Câu 44: Một gen có chiều dài 5100Å khi tế bào này trải qua 5 lần phân bào nguyên nhiễm liên tiếp, số nuclêôtit tự do mà môi trường cung cấp cho gen này nhân đôi sẽ là:
    A. 46500    B. 3000    C. 1500    D. 93000     
Câu 45: Một gen có 1200 nuclêôtit, khi tự sao, môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit tự do là 37200, gen trên đã:
    A. Thực hiện 31 lần sao mã     B. Thực hiện 31 lần nhân đôi
    C. Trải qua 5 lần nhân đôi liên tiếp   D. Nhân đôi tạo nên 31 gen  ... o phối tự do với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ
	A. 6,25%	B. 31,25%	C. 75%	D. 18,75%
Câu 43: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: , thu được F1. Trong tổng số ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F1, ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ
	A. 1,25%	B. 3,75%	C. 5%	D. 2,5%
Câu 44: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai : cho đời con có tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là :
A. 25%	B. 6,25%	C. 12,5%	D. 18,75%
Câu 45 : Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen đ đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử được tạo ra từ cơ thể này là :
A. 2,5%	B. 5,0%	C.10,0%	D. 7,5%
Câu 46: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ là 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là
	A. 3,75%	B. 1,25%	C. 2,5%	D. 7,5%
Câu 47: Ở chim P thuần chủng lông dài xoăn lai với lông ngắn thẳng, đời F1 thu được toàn lông dài xoăn. Cho chim trống F1 lai với chim mái chưa biết KG đời F2 xuất hiện 20 chim lông ngắn, thẳng: 5 chim lông dài,thẳng: 5 chim lông ngắn,xoăn. Tất cả chim trống của F2 đều là chim lông dài, xoăn. Biết một gen quy định một tính trạng và không có tổ hợp chết. Kiểu gen của chim mái lai với F1, tần số HVG của chim trống F1 là: 
A. XABY, tần số 20%	B. XABXab , tần số 5%
C. XabY , tần số 25%	D. AaXBY , tần số 10%
BÀI 13 - ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
Câu 1: Sự mềm dẻo về kiểu hình của một kiểu gen có được là do
	A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen trong một phạm vi nhất định.
	B. sự tự điều chỉnh của kiểu gen khi môi trường thấp dưới giới hạn.
	C. sự tự điều chỉnh của kiểu hình khi môi trường vượt giới hạn.
	D. sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong một phạm vi nhất định.
Câu 2: Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào qui định?
	A. Tác động của con người.	B. Điều kiện môi trường.
	C. Kiểu gen của cơ thể.	D. Kiểu hình của cơ thể.
Câu 3: Muốn năng suất vượt giới hạn của giống hiện có ta phải chú ý đến việc
	A. cải tiến giống vật nuôi, cây trồng. B. cải tạo điều kiện môi trường sống.
	C. cải tiến kĩ thuật sản xuất. D. tăng cường chế độ thức ăn, phân bón.
Câu 4: Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: thường biến
	A. phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.
	B. di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.
	C. biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường.
	D. bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.
Câu 5: Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi
	A. do tác động của môi trường.
	B. không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen.
	C. phát sinh trong quá trình phát triển cá thể.
	D. không liên quan đến rối loạn phân bào.
Câu 6: Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
	A. Kiểu gen và môi trường.	B. Điều kiện môi trường sống.
	C. Quá trình phát triển của cơ thể.	D. Kiểu gen do bố mẹ di truyền.
Câu 7: Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng
	A. số lượng.	B. chất lượng.
	C. trội lặn hoàn toàn.	D. trội lặn không hoàn toàn.
Câu 8: Muốn năng suất của giống vật nuôi, cây trồng đạt cực đại ta cần chú ý đến việc
	A. cải tiến giống hiện có.	B. chọn, tạo ra giống mới.
	C. cải tiến kĩ thuật sản xuất.	D. nhập nội các giống mới.
Câu 9: Một trong những đặc điểm của thường biến là
	A. thay đổi kểu gen, không thay đổi kiểu hình.	B. thay đổi kiểu hình, không thay đổi kiểu gen.
	C. thay đổi kiểu hình và thay đổi kiểu gen.	D. không thay đổi k/gen, không thay đổi kiểu hình.
Câu 10: Sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen trước những môi trường khác nhau được gọi là
	A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen.	B. sự thích nghi kiểu hình.
	C. sự mềm dẻo về kiểu hình.	D. sự mềm dẻo của kiểu gen.
Câu 11: Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là hiện tượng
	A. tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.	
 B. bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.
	C. lợn con sinh ra có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng.	
 D. trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.
Câu 12: Thường biến có đặc điểm là những biến đổi
	A. đồng loạt, xác định, một số trường hợp di truyền.	
 B. đồng loạt, không xác định, không di truyền.
 D. riêng lẻ, không xác định, di truyền.
Câu 13: Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là
	A. mức dao động.	B. thường biến.	
 C. mức giới hạn.	D. mức phản ứng.
Câu 14: Những ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống lên cơ thể sinh vật thường tạo ra các biến dị
	A. đột biến.	B. di truyền.	
 C. không di truyền.	D. tổ hợp.
Câu 15: Mức phản ứng là
	A. khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường.
	B. tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
	C. khả năng phản ứng của sinh vật trước những điều kiện bất lợi của môi trường.
	D. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
Câu 16: Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng
	A. trội không hoàn toàn.	B. chất lượng.	
 C. số lượng.	D. trội lặn hoàn toàn
Câu 17: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của
	A. quá trình phát sinh đột biến.
	B. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.
	C. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
	D. sự phát sinh các biến dị tổ hợp.
Câu 18: Thường biến là những biến đổi về
	A. cấu trúc di truyền.	B. kiểu hình của cùng một kiểu gen.
	C. bộ nhiễm sắc thể.	D. một số tính trạng.
Câu 19: Nguyên nhân của thường biến là do
	A. tác động trực tiếp của các tác nhân lý, hoá học.	
 B. rối loạn phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể.
	C. rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào.	
 D. tác động trực tiếp của điều kiện môi trường.
Câu 20: Nhận định nào dưới đây không đúng?
	A. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hạy hẹp tuỳ thuộc vào từng loại tính trạng.
	B. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của mội trường là một thường biến.
	C. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật thích nghi càng cao.
	D. Sự mềm dẽo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Câu 21: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:
	A. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
	B. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.
	C. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
	D. Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng.
Câu 22: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây không đúng?
	A. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân
	B. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.
	C. Nhiệt độ thấp enzim điều hoà tổng hợp mêlanin hoạt động nên các tế bào vùng đầu mút tổng hợp được mêlanin làm lông đen.
	D. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân.
Câu 23: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tuỳ thuộc vào
	A. nhiệt độ môi trường.	B. cường độ ánh sáng.	C. hàm lượng phân bón	D. độ pH của đất.
Câu 24: Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp mêlanin tạo màu lông ở giống thỏ Himalaya như thế nào theo cơ chế sinh hoá?
	A. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin ở phần thân bị đột biến nên không tạo được mêlanin, làm lông ở thân có màu trắng.
	B. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.
	C. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin hoạt động, nên các tế bào ở phần thân tổng hợp được mêlanin làm lông có màu trắng.
	D. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin không hoạt động, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.
Câu 25: Bệnh phêninkêtô niệu ở người do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người mắc bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ năng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào
	A. hàm lượng phêninalanin có trong máu.
	B. hàm lượng phêninalanin có trong khẩu phần ăn.
	C. khả năng chuyển hoá phêninalanin thành tirôxin.
	D. khả năng thích ứng của tế bào thần kinh não.
Câu 26: Cho biết các bước của một quy trình như sau:
	1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.
	2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.
	3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.
	4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
	Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:
A. 1 → 2 → 3 → 4. B. 3 → 1 → 2 → 4. C. 1 → 3 → 2 → 4. D. 3 → 2 → 1 → 4.
Câu 27: Mức phản ứng của một kiểu gen được xác định bằng
	A. số cá thể có cùng một kiểu gen đó.	B. số alen có thể có trong kiểu gen đó.
	C. số kiểu gen có thể biến đổi từ kiểu gen đó.	D. số kiểu hình có thể có của kiểu gen đó.
Câu 28: Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa gì đối với bản thân sinh vật?
	A. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp quần thể sinh vật đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
	B. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có sự mềm dẽo về kiểu gen để thích ứng.
	C. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau.
	D. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có tuổi thọ được kéo dài khi môi trường thay đổi.
Câu 29: Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”?
	A. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau.
	B. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm.
	C. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm.
	D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_12.docx