Đề tham khảo ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học 12 - Đề số 10

Đề tham khảo ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học 12 - Đề số 10

Câu 1: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi, tạo nên đột biến dạng:

A.thêm một cặp G-X

B.thay thế cặp A-T bằng cặp G- X

C.mất một cặp A-T

D.thay thế cặp G-X bằng cặp A-T

Câu 2. Một NST có trình tự các gen là ABxCDEFG. Sau đột biến , trình tự các gen trên NST này là ABxCFEDG. Đây là dạng đột biến:

A.đảo đoạn NST

B.mất đoạn NST

C.lặp đoạn NST

D.chuyển đoạn NST

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1241Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học 12 - Đề số 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
 TRƯỜNG THPT BC ĐẠI LỘC
ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT
MÔN SINH HỌC 12 (Chương trình chuẩn)
Thời gian làm bài 60 phút
Câu 1: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi, tạo nên đột biến dạng:
A.thêm một cặp G-X
B.thay thế cặp A-T bằng cặp G- X
C.mất một cặp A-T
D.thay thế cặp G-X bằng cặp A-T
Câu 2. Một NST có trình tự các gen là ABxCDEFG. Sau đột biến , trình tự các gen trên NST này là ABxCFEDG. Đây là dạng đột biến:
A.đảo đoạn NST
B.mất đoạn NST
C.lặp đoạn NST
D.chuyển đoạn NST
Câu 3.Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi polipeptit là:
A.phêninalanin
B.foocmin mêtiônin
C.mêtiônin
D.glutamin
Câu 4: Cấu trúc của Operon bao gồm những thành phần nào?
Gen điều hòa ,vùng khởi động, vùng vận hành
Gen điều hòa ,nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành
C.Vùng khởi động ,nhóm gen cấu trúc,vùng vận hành
D.Gen điều hòa , nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành
Câu 5: Loại đột biến gen nào xảy ra không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen?
Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X
Thêm một cặp nucleotit
C.Thay thế một cặp A-T bằng cặp T-A
D. Mất một cặp nucleotit
Câu 6. Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?
Tính thoái hóa
Tính liên tục
Tính đặc hiệu
Tính phổ biến
Câu 7: Ở đậu Hà Lan , hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 , cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 như thế nào?
A.3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
B.1 hoa đỏ: 1 hoa trắng
C.5 hoa đỏ: 3 hoa trắng
D. 7 hoa đỏ : 4 hoa trắng
Câu 8: Ý nghĩa thực tiễn của qui luật phân li độc lập là gì?
Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những loài sinh sản theo lối giao phối
B.Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cung cấp cho chọn giống
C.Chỉ ra sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết
D. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hóa quan trọng của sinh giới
Câu 9: Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế :
A.1 gen chi phối nhiều tính trạng
B. nhiều gen không alen qui định nhiều tính trạng 
C. nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng
D. 1 gen bị đột biến thành nhiều alen
Câu 10: Điểm khác nhau giữa các hiện tượng di truyền phân li độc lập và hiện tượng tương tác gen là:
 A.2 cặp gen alen qui định các tính trạng nằm trên các NST khác nhau
 B. thế hệ lai F1 dị hợp về cả 2 cặp gen
 C. tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ con lai
 D. tăng biến dị tổ hợp, là tăng tính đa dạng của sinh giới
Câu 11: Tần số hoán vị gen như sau: AB= 49%, AC= 36% , BC =13%, bản đồ gen thế nào?
A. ACB
B. BAC
C. CAB
D.ABC
Câu 12 : Phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Giống tốt , kĩ thuật sản xuất tốt, năng xuất không cao
B.Ở vật nuôi và cây trồng , năng suất là kết quả tác động tổng hợp của giống và kĩ thuật sản xuất.
C.Kĩ thuật sản xuất qui định năng suất cụ thể của từng giống
D. Kiểu gen qui định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng
Câu 13: Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn h nằm trên NST giới tính X . Một người phụ nữ mang gen bệnh ở thể dị hợp tử lấy chồng khỏe mạnh thì khả năng biểu hiên bệnh của những đứa con họ như thế nào?
A.100% con trai bệnh
B.50% con trai bệnh
C.25% con trai bệnh
D.12,5% con trai bệnh
Câu 14 : Giống lúa thứ nhất có KG aabbdd cho 6 gam hạt trên mỗi bông. Giống lúa thứ 2 với KG AABBDD cho 12 gam hạt trên mỗi bông. Cho 2 giống lúa có KG AABBdd và aabbDD thụ phấn với nhau được F1. Khối lượng hạt trên mỗi bông của F1 là bao nhiêu ?
A.7 gam
B.8 gam
C.9gam
D.10 gam
Câu 15: Ở cà chua gen A qui định thân đỏ thẫm , gen a qui định thân xanh lục. kết quả một phép lai như sau: thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm "F1 :3/4 đỏ thẫm: 1/4 màu lục. Kiểu gen của P trong công thức lai trên như thế nào?
 A.Aa xAa	 B. Aa x aa C. AA x AA D. AA x Aa
 Câu 16 : Một quần thể người, có nhóm máu O chiếm tỉ lệ 48,35%, nhóm máu B chiếm tỉ lệ 27,94%, nhóm máu A chiếm tỉ lệ 19,46%, nhóm máu AB chiếm tỉ lệ 4,25%. Tìm tần số của các alen IA , IB , IO trong quần thể
 A. IA = 0,69; IB =0,13; IO= 0,18 B. IA = 0,13; IB =0,18; IO= 0,69
 C. IA = 0,17; IB =0,26; IO= 0,57 D. IA = 0,18; IB =0,13; IO= 0,69
Câu 17: Trong một quần thể giao phối ,có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,04 BB +0,32Bb + 0,64bb=1 , tần số các alen p( B) và q( b) là:
 A. p(B) =0,64 ; q( b) = 0,36 B. p(B) =0,4 ; q( b) = 0,6
 C. p(B) =0,2 ; q( b) = 0,8 D. p(B) =0,75 ; q( b) = 0,25
Câu 18: Phân tử ADN tái tổ hợp là gì?
là phân tử ADN lạ được chuyển vào tế bào của thể nhận 
B. là phân tử ADN tìm thấy trong thể nhân của vi khuẩn
 C. là đoạn phân tử ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của plasmit
 D. là một dạng ADN cấu tạo nên các plasmit của vi khuẩn 
Câu 19: Để tạo giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được người ta dùng công nghệ tế bào nào?
Nuôi cấy tế bào
B . Tạo giống bằng chọn dòng xôma có biến dị
C. Nuôi cấy hạt phấn
D. Dung hợp tế bào trần 
Câu 20: Cừu Đôly có kiểu gen giống với cừu nào nhất trong các con cừu sau đây?
 A. Cừu cho trứng B. Cừu cho nhân C.Cừu mang thai D. Cừu cho trứng và cừu mang thai
Câu 21: Trong trường hợp gen có lợi là trội hoàn toàn, theo giả thuyết siêu trội , phép lai nào sau đây cho F1 có ưu thế lai cao nhất?
 A. AabbDD x AABBDD B. AAbbDD x aaBBdd
 C. aaBBdd x aabbdd D. aabbDD x AabbDD
Câu 22: Người mắc hội chứng đao ,trong tế bào có:
 A. 3 NST số 21 B. 3 NST số 18 C. 3 NST số 15 D. 3 NST số13
Câu 23: Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau phản ánh:
A.nguồn gốc chung của sinh vật
B.sự tiến hóa phân li
C.mức độ quan hệ giữa các nhóm loài
D. quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển loài
Câu 24: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là:
A.Chọn lọc chống lại thể đồng hợp
B.Chọn lọc chống lại alen lặn
C.Chọn lọc chống lại alen trội
D.Chọn lọc chống lại thể dị hợp
Câu 25: Các nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật trong tiến hóa nhỏ là:
A.quá trình đột biến , biến động di truyền, chọn lọc tự nhiên
B.quá trình đột biến, quá trình giao phối và các cơ chế cách li
 C.quá trình đột biến , quá trình giao phối và biến động di truyền
D.quá trình đột biến , quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên
Câu 26: Tiêu chuẩn phân biệt nào là quan trọng nhất để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc?
A.Tiêu chuẩn sinh lí –hóa sinh
B.Tiêu chuẩn địa lí –sinh thái
C.Tiêu chuẩn di truyền
D.Tiêu chuẩn hình thái
Câu 27: Nhân tố tiến hóa làm thay đổi rất nhỏ tần số các alen thuộc một gen là:
 A: đột biến
 B: di nhập gen
 C.: biến động di truyền
 D: chọn lọc tự nhiên 
Câu 28 : Không giao phối được do chênh lệch về mùa sinh sản như thời kì ra hoa đẻ trứng thuộc dạng cách li nào?
A.cách li nơi ở
B.cách li sinh thái
C.cách li tập tính
D.cách li cơ học
Câu 29: Thực chất của hình thành loài là:
	A. sự cải biến TPKG của ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, CLSS không hoàn toàn với QT gốc
 B.sự cải biến TPKG của ban đầu theo hướng cân bằng, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với QT gốc
 C.sự cải biến TPKG của ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra TPKG mới, cách li sinh sản với QT gốc
	D.sự cải biến TPKG của ban đầu theo hướng đa hình, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với QT gốc
Câu 30 : Vì sao nói đột biến là nhân tố tiến hóa cơ bản?
A.Vì cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
	 B.Vì là cơ sở để tạo biến dị tổ hợp
	 C.Vì tần số đột biến của vốn gen khá lớn
 D.Vì tạo ra một áp lực làm thay đổi tần số các alen trong quần thể
Câu 31: Sự phát sinh sự sống là kết quả của quá trình nào sau đây?
A.Tiến hóa hóa học , tiến hóa tiền sinh học
B.Tiến hóa lí học , tiến hóa tiền sinh học
C.Tiến hóa sinh học
D.Tiến hóa tiền sinh học
Câu 32: Đặc điểm nào dưới đây là cơ bản nhất đối với quần thể?
	 A.	QT có khả năng sinh sản, tạo thành cá thể mới
	 B.	QT sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài
	 C.	Các cá thể trong qt cùng sống trong không gian sống xác định
	 D. Các cá thể trong qt cùng tồn tại ở một thời điểm nhất định
Câu 33: Tập hợp nào sau đây là quần thể?
A.Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh
B.Đàn cá rô trong ao
C.Cây trong vườn
D.Cây cỏ ven bờ hồ
Câu 34: Cá rô phi Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6 0C và 420C . Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6 0C đến 420C được gọi là
A.khoảng gây chết
B.khoảng thuận lợi
C.khoảng chống chịu
D.giới hạn sinh thái
Câu 35: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
A.lúa "sâu ăn lúa " ếch " rắn hổ mang "diều hâu
 B.lúa "ếch " sâu ăn lá lúa " rắn hổ mang "diều hâu
 C. lúa "sâu ăn lúa " rắn hổ mang " ếch "diều hâu
	D. lúa "sâu ăn lúa " ếch " diều hâu "rắn hổ mang
Câu 36: Trong cùng một thủy vực như ao ,hồ chẳng hạn, thông thường người ta nuôi ghép các loại cá rô phi , cá mè, cá trắm..... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu để làm gì?
ATận thu tối đa nguồn thức ăn trong ao
B.Tăng tính đa dạng sinh học trong ao hồ
C.Thu nhận nhiều loại sản phẩm có giá trị khác nhau
D.Giảm bớt nguy cơ xảy ra các loại dịch bệnh
Câu 37 Hành động nào dưới đây gây bất lợi cho môi trường của các đô thị ?
 A . San lấp ao hồ để xây dựng nhà máy, xí nghiệp hoặc khu định cư
 B. Mở mang công viên cây xanh
 C. Tìm nơi chôn lấp và xử lí rác thải
 D. Tổ chức ngày vệ sinh môi trường đô thị
Câu 38: Một gen cấu trúc có tỉ lệ A+T/G+X =1,5 và có tổng số nu bằng 3.103 . Số nu mỗi loại của gen là
 A. G= X=900, A=T=600 B. A=T=900 ;G=X=600
 C. G=X=A=T=600 D.G=X=A=T=900
Câu 39 : Một gen dài 3060A0 , 1 mạch của gen có250 nu loại A và 100 nu loại T , gen bị đột biến mất một cặp G-X , số liên kết hidro của gen sau đột biến là :
A. 2352 B.2347 C.2374 D. 2350
Câu 40 : Trên phân tử ARN thông tin thứ cấp có chiều dài 5100A0 , có 5 riboxom cùng tham gia dịch mã 1 lần . Các riboxom trượt với vận tốc bằng nhau là 102A0  /s, và cách đều nhau 1 khoảng cách là 81,6 A0  . Thời gian hoàn tất quá trình tổng hợp trên ARN thông tin đó là bao nhiêu giây ?
 A. 53,2s B. 50s C. 54s D. 52,4s
ĐÁP ÁN 
1D 2A 3C 4C 5C 6D 7A 8B 9C 10C 11A 12A 13B 14C 15A 
16B 17C 18C 19D 20B 21B 22A 23A 24C 25D 26A 27A 28C 
29C 30D 31A 32A 33B 34D 35A 36A 37A 38B 39B 40C

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI THU TOT NGHIEP SINH HOC.doc