I.Thâm nhập thực tế tìm hiểu trường lớp phổ thông:
1) Biện pháp tìm hiểu:
- Nghe báo cáo về:
+ Kinh tế - xã hội của địa phương; Tình hình giáo dục của địa phương.
+ Các hoạt động của nhà trường; Các thành tích đạt được về giáo dục của trường; Báo cáo của các giáo viên.
+ Hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên.
- Tự tìm hiểu :
+ Hoạt động của trường chủ yếu :
Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo.
+ Hoạt động của lớp: học tập, phong trào, thái độ, ý thức tổ chức kỉ luật,
2) Nội dung tìm hiểu :
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ VIỆT NAM KHOA SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. -------------- -------------------- BÁO CÁO THU HOẠCH KIẾN TẬP SƯ PHẠM CỦA CÁ NHÂN SINH VIÊN & A. TÓM LƯỢC VỀ BẢN THÂN: - Họ và tên sinh viên : Võ Văn Sơn - MSSV: 106122026 - Ngày sinh: 7/10/1987 - Nơi sinh :Bình Trưng, Châu Thành, Tiền Giang. - Ngành : Sư phạm Ngữ Văn - Lớp: ĐH.Văn - Khoá : 06 - Kiến tập tại trường: THPT Tân Hiệp - Nhóm 2( Ngữ văn)-PĐ - Kiến tập tại lớp 12.6 - Hiệu trưởng trường kiến tập: Nguyễn Văn Kỷ - Thời gian kiến tập: 9/ 2/09 đến ngày: 28/2/09. - Số buổi đến trường: 17 - Bình quân : 3 giờ/buổi B. HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ: I.Thâm nhập thực tế tìm hiểu trường lớp phổ thông: 1) Biện pháp tìm hiểu: - Nghe báo cáo về: + Kinh tế - xã hội của địa phương; Tình hình giáo dục của địa phương. + Các hoạt động của nhà trường; Các thành tích đạt được về giáo dục của trường; Báo cáo của các giáo viên. + Hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên. - Tự tìm hiểu : + Hoạt động của trường chủ yếu : Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo. + Hoạt động của lớp: học tập, phong trào, thái độ, ý thức tổ chức kỉ luật, 2) Nội dung tìm hiểu : a. Lịch sử của trường: - Trường THPT Tân Hiệp toạ lạc tại trung tâm thị trấnTân Hiệp, huyện Châu Thành , tỉnh Tiền Giang, nằm gần khu hành chánh huyện Châu Thành, sát Quốc lộ 1 A, điều kiện rất thuận tiện cho việc đi lại, thu thập và xử lý thông của học sinh dễ dàng. Tuy nhiên tiếng ồn của động cơ xe đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dạy và học. - Diện tích trường đang toạ lạc là 6865m2. Trường lớp kiên cố tạo sự an tâm đối với đội ngũ, học sinh và phụ huynh học sinh. Hạn chế lớn nhất của trường là diện tích quá nhỏ (không có sân chơi, bãi tập gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa) nhưng trường luôn có cây xanh bóng mát bao phủ, sân trường luôn sạch đẹp), b. Địa chỉ của trường: Địa chỉ:Ấp cá, huyện châu Thành, Tiền Giang. Số điện thoại văn phòng: (073) 831310, Email:TH.thpt@tiengiang.edu.vn, Website: www.ptthtanhiep.info c. Quá trình thành lập đơn vị: + Trường được thành lập vào tháng 1/8/1961 mang tên đầu tiên là trường trung học công lập Bến Tranh, lúc đó chỉ có 01 lớp Đệ Thất Pháp với 62 học sinh gồm 01 phòng học và giáo viên: thầy Nguyễn Thanh Nhàn và Ngô Ngọc Bửu giảng dạy. + Trường được đổi tên các năm sau: 6/ 1975: trường phổ thông Cấp 2-3 Tân Hiệp. 1976 – 1977: trường Phổ Thông cấp ba Tân Hiệp. 1993 – 1994: trường THPT Tân Hiệp( nâng cấp, đầu tư) . 1997 đến nay: trường THPT Tân Hiệp. - Những thành tích tiêu biểu của Trường trong nhiều năm qua: d. Cơ cấu tổ chức và tình hình thực tế của nhà trường: Sự phát triển số lớp và học sinh: Năm học Khối 2003 2004 2004 2005 2005 2006 2006 2007 2007 2008 2008 2009 Trường 30 30 30 30 30 30 T.S HS 1321 1326 1284 1272 1297 1298 Năm 2008-2009, trường có tổng cộng 30 lớp với gần 1298 học sinh. Trong đó: + Khối 12 gồm 10 lớp được chia làm hai ban : Ban cơ bản có 7 lớp. Ban khoa học tự nhiên có 3 lớp. + Khối 11 gồm 10 lớp được chia làm hai ban: Ban cơ bản có 7 lớp. Ban khoa học tự nhiên có 3 lớp. + Khối 10 gồm 10 lớp được chia làm hai ban: Ban cơ bản có 7 lớp. Ban khoa học tự nhiên có 3 lớp. Đội ngũ: Tổng số CB-GV –CNV: 74 bao gồm: - Trực tiếp giảng dạy: 66 GV, bộ phận gián tiếp: 08 (CBQL: 03) - Đạt chuẩn Đại học sư phạm: 60; Cao học:06. Ban giám hiệu nhà trường gồm: Hiệu trưởng : Nguyễn Văn Kỷ Phó hiệu trưởng – chuyên môn: Phan Văn Hoa Phó hiệu trưởng – cơ sở vật chất: Huỳnh Tấn Lộc Đảng bộ trường gồm : 13 Đảng viên, trong đó có 02 dự bị. Bí Thư : Đỗ Văn Nhạn. Công đoàn cơ sở: BCH công đoàn: Phạm Ngọc Ẩn Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Bí thư Đoàn trường: Nguyễn Văn Tám - 30 chi Đoàn học sinh.. - 01 chi Đoàn giáo viên với Bí thư là: Nguyễn Văn Tám Hội PHHS: Hội trưởng: Võ Thu Bạch Cán bộ - Nhân viên: - Ban giám hiệu: 03 ( 02 Toán , 01 Lý). - Trung tâm THTN – Thiết bị: 03 ( 1 Lý-KTCN , 1 Hoá- Sinh, 3 Tin học). - Thư viện: 01 - Văn thư: 01 - Kế toán: 01 - Thủ quỹ: 01 - Bảo vệ: 02 - Tạp vụ: 02 Cơ sở vật chất: - Số phòng học là 20 trong đó kiên cố là 1 7, phòng bộ môn là 05 - Phòng BGH – Thư viện: 04. - Phòng truyền thống: 01 - Phòng hành chánh + phòng giáo viên: 03 - Thiết bị + Y tế + Đoàn: 01. - Hội trường: 01. - Căn tin: 02 - Phòng máy vi tính: 03. Thành tích nổi bật của học sinh trường năm học 2007-2008: - Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp: 97,82% (Hạng 6/34) - Số học sinh đỗ Đại học nguyện vọng 1: trên 35%) - Học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hoá: 30 học sinh.( cấp tỉnh) - Học sinh giỏi cấp quốc gia: 01 học sinh ( môn Văn). - Hội khoẻ Phù Đổng cấp tỉnh(2007-2008): giải nhì toàn đoàn - Kết quả thi đua của nhà trường năm học 2007-2008: - Trường: đơn vị tiên tiến năm năm liền. - Tập thể:03 tổ được tặng bằng khen vì đã đạt thành tích xuất sắc về thi đua: Dạy tốt- học tốt. của UBND Tỉnh. - Cá Nhân: 03 giáo viên được tặng Bằng Khen của CT Tỉnh. Kết quả giáo dục và đào tạo: Năm học 05 – 06 06 – 07 07 – 08 Tỉ lệ TN 99,54% (Hạng 4/34) 97,46% (Hạng 6/34) 97,82% (Hạng 6/34) Trong năm nay, trường đã phấn đấu có được 04 học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có 02 HS nằm trong đội tuyển của tỉnh dự thi HSG cấp Quốc gia. + Đánh giá: * Về mặt hạnh kiểm: - Trong những năm gần đây, đạo đức HS có chiều hướng sa sút. Một số ít học sinh không chuyên cần trong học tập và có những biểu hiện về thái độ và hành vi xấu trong trường và ngoài xã hội. tất cả những trường hợp nào bị phát hiện đều được chấn chỉnh kịp thời, không để ảnh hưởng xấu đến các HS khác. (Biện pháp kiểm tra nội qui hành tháng, kèm theo khung đánh giá hạnh kiểm). -Tuy nhiên hầu hết HS đền có đạo đức tốt vì bản chất chân thật, hiền hoà của người dân ở nông thôn và đồng thời kỷ cương nhà trường được thực hiện một cách nghiêm minh. * Về mặt học lực: - Nếu xét tổng số học sinh có học lực khá giỏi thì tỉ lệ của trường và của tỉnh ngang nhau. Tuy nhiên, nếu xét riêng tỉ lệ học sinh giỏi thì nhà trường cần phải phấn đấu hơn nữa. - Tỉ lệ học sinh yếu kém không còn ổn định như những năm trước mà có chiều hướng gia tăng. Điều này xảy ra là điều tất nhiên khi nhà trường quyết tâm thực hiện những biện pháp nhằm đánh giá trung thực học lực của học sinh. * Về công tác duy trì sĩ số: Đây là mặt mạnh của trường, luôn giữ vững ở mức cao, là một trong những trường có tỉ lệ duy trì sĩ số tốt nhất của tỉnh. Điều nầy có được là do sự nổ lực của hội đồng giáo dục nhà trường trong việc phối hợp với cha mẹ học sinh, động viên, đôn đốc tinh thần học tập của học sinh. * Về tỉ lệ tốt nghiệp THPT: - Phải khẳng định rằng, trường THPT Tân Hiệp đã có nhiều tiến bộ trong việc nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp THPT. Trong những năm trước, tỉ lệ nầy bị đánh giá là chưa ổn định, khó có thể lọt vào lớp 10 trường đầu của tỉnh. Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây, với sự quyết tâm cao của hội đồng giáo dục nhà trường, từ việc chấn chỉnh nề nếp giảng dạy đến việc đổi mới cách thức tổ chức quản lý giáo viên và học sinh đã đưa tỉ lệ tốt nghiệp của trường ngày càng khởi sắc. Học lực và hạnh kiểm học sinh( Học kỳ 1) năm học 2008-2009: - Học Lực: + Giỏi: 10,71%. + Khá: 40,99%. + Trung bình: 38,75% + Yếu: 9,01% + Kém: 0,54% - Hạnh Kiểm: + Tốt: 94,61% + Khá: 4,01% + Trung bình: 1,23% + Yếu: 0,15% h.Chỉ tiêu năm học 2008-2009 của trường: - Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp: trên 90% - Tỉ lệ đỗ Đại học, Cao Đẳng: trên 35% - Học sinh giỏi cấp tỉnh: 04. - Học sinh giỏi cấp quốc gia: 02. - Về các danh hiệu thi đua của nhà trường: + Tập thể: trường tiên tiến cấp tỉnh; 04 tập thể lao động xuất sắc. + Cá nhân: 03 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. g. Thuận lợi và khó khăn của trường: Thuận lợi: - Có báo cáo tổng kết năm học 2007-2008, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2008-2009 bậc trung học, các văn bản của các phòng chuyên môn Sở Giáo Dục như: phòng Giáo dục trung học, phòng Tổ chức- cán bộ, phòng Thanh tra, phòng Kế hoạch – Tài chínhĐó là cơ sở định hướng đề ra kế hoạch năm học 2008-2009. - Công tác quản lí của Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng có kế hoạch (kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm học, kế hoạch tác nghiệp cụ thể, chi tiết, sát thực tế, có tính khả thi. Công tác triển khai thực hiện, tổ chức thực hiện, đánh giá kiểm tra sâu sắc, thực chất, khoa học và luôn được đổi mới). - Đảng uỷ và UBND Huyện Châu Thành, Hội PHHS tích cực thực hỗ trợ tốt cho mọi hoạt động của nhà truờng. - Lãnh đạo đoàn kết, dám nghĩ,dám làm,dám chịu trách nhiệm, nhiệt tình, tận tâm vớicông việc, toàn tâm toàn ý cho sự phát triển của nhà trường. - Đội ngũ cán bộ, giáoviên, nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc. Chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, đạo đức sư phạm tốt. - Chất lượng học sinh: Học tập chăm chỉ, mức độ khá. Khó khăn: - Từ năm học 2003 – 2004 số lớp không tăng nữa vì trường gặp khó khăn về việc mở rộng diện tích đất. - Số lượng phòng học chỉ vừa để học sinh 3 khối học sáng - chiều, nên trường gặp nhiều khó khăn khi tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. - Chưa phân tách các phòng bộ môn nên lịch thực hành đôi khi bị chồng chéo. Đồ dùng dạy học đã có trang bị mới đáp ứng phần nào về yêu cầu của chương trình phân ban. - Chất lượng học sinh: số học sinh có học lực trung bình, yếu vẫn còn khá cao. => Cơ sở vật chất: thiếu thốn nghiêm trọng. i. Công tác Đoàn và các hoạt động chuyên môn : Công tác Đoàn: - Tiếp tục cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , cuộc vận động “Hai không” trong đoàn viên học sinh, cuộc vận động “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Nhà trường xanh-sạch-đẹp” - Vận động đoàn viên thanh niên chấp hành tốt nội quy nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực xâm nhập vào nhà trường, xây dựng “ kỷ luật học đường”. - Tổ chức đội cờ đỏ của lớp: chấm điểm đạo đức tuần, làm cơ sở để GVCN xếp loại hạnh kiểm của hàng tháng và học kỳ. - Tổ chức học sinh trực tuần: nhận xét , đánh giá hoạt động của nhà trường vào buổi chào cờ đầu tuần. Phối hợp chặt chẽ với GVCN để cùng tham gia trực tuần. - Tham gia tốt các hoạt động ngày chủ điểm, các phong trào do Sở giáo dục, Tỉnh đoàn, Huỵện đoàn, nhà trường và địa phương phát động. - Phụ trách hoạt động văn nghệ, phong trào chạy Việt Dã truyền thống. Hoạt động của các tổ chuyên môn: Quản lý chuyên môn của nhà trường là quá trình quản lý giáo dục, gồm quá trình dạy - học (Trí) và quá trình giáo dục (Đức, Lao, Thể, Mỹ). Hai quá trình đó phải được tiến hành đồng bộ qua nội dung dạy học trên lớp và nội dung các hoạt động giáo dục ngoài giờ. Trong những năm gần đây, Cán bộ quản lý trường THPT Tân Hiệp đã có nhiều cố gắng chấn chỉnh công tác quản lý chuyên môn nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học, cải thiện hiệu quả đào tạo của trường mà trước đây bị đánh giá là chưa ổn định. Các biện pháp đã thực hiện: +Chú trọng quản lý hoạt động giảng dạy – giáo dục của học sinh * Đầu năm, các tổ chuyên môn gởi kế hoạch hoạt động và kế hoạch giảng dạy. * Hàng tháng, giáo viên được kiểm tra giáo án, ... được mấy chục đứa học sinh gọi là cô và nhìn mình bằng cặp mắt ngưỡng mộ tôi đã thấy vô cùng sung sướng. Rồi sau bao ngày tháng học tập trên giảng đường của một sinh viên(SV) Sư Phạm, năm 3 cũng đã đến. Tôi rất sung sướng và hồi hợp với 2 chữ “ Kiến tập”. Khi cùng với 19 thành viên của Đoàn TTSP (vòng 1) trường ĐHTG(8 Văn + 12 Toán) đặt chân đến trường THPT Tân Hiệp thì trong lòng lại tràn ngập một cảm xúc hạnh phúc khó tả- vì mình đã và đang sắp làm THẦY thật sự. Chúng tôi rất bỡ ngỡ, hổi hợp từng giấy, từng phút với nhiệm vụ mới đầy khó khăn. Mà đòi hỏi chúng tôi phải biết linh hoạt, khéo léo. Thứ nhấ,t đầy là lần đầu tiên tôi tập làm thầy, ngay tại trường phổ thông và tiềp xúc thật tế vời học sinh thân. Giờ đây, tôi được coi là giáo viên. Trước các em học sinh, tôi phải luôn chững chạc, gương mẫu. Tôi phải đặc biệt chú ý đến từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ, ăn mặc, đi đứng, tác phong của mình. Vì chỉ cần một sơ suất nhỏ, tôi cũng có thể làm giảm đi lòng yêu mến của các em học sinh đối với mình nói riêng và các giáo viên tại trường nói chung. Thứ hai, vì tôi còn non tuổi đời và ít tuổi nghề. Thứ ba, trường mà tôi thực tập là một trường có bề dày lịch sử phát triển lâu dài, có thành tích dạy và học xuất sắc, giáo viên nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, áp lực đặt lên vai tôi là rất lớn. Ngày chào cờ đầu tuần thật nghiêm túc và trang trọng. Đoàn sinh viên kiến tập chúng tôi được thầy hiệu trưởng giới thiệu với toàn trường. Các thầy cô rất vui vẻ và các em học sinh vỗ tay chào đón. Giữa những tiếng vỗ tay và những ánh mắt nhìn tôi thấy lòng rộn ràng khó tả. Rồi chúng tôi được đích thân Thầy hiệu trưởng dẫn đi tham quan trường, được giới thiệu với các giáo viên hướng dẫn và các em học sinh. Và tôi cùng 3 thành viên( Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Hồng Diễm, Nguyễn Hoài Phương) “chân ước, chân ráo” được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 12.6( do cô Phạm Thị Yến hướng dẫn). Bạn nào cũng “tim đập, chân run” vì hồi họp Và chúng tôi rất an tâm vì các em đều rất ngoan và không hề chọc ghẹo như điều tôi luôn lo sợ. Các em nhìn tôi và hỏi bao nhiêu là chuyện. Có lẽ do run quá mà bao nhiêu thứ tôi định nói cứ lắp bắp mãi mới thốt ra khỏi miệng. Nhưng tôi rất vui mừng với sự đón tiếp chân thành và sự giúp đỡ, động viên tận tâm của BGH và các thầy cô hướng dẫn TTSP: Thầy Nguyễn Văn Kỷ( HT trường), thầy Huỳnh Tấn Lộc( HP trường), cô Phạm Thị Yến( GV hướng dẫn CN) và cô Nguyễn Thị Hoàng (GV hướng dẫn giảng dạy) để tôi và Đoàn TTSP hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Tôi rất vui và may mắn khi được dự giờ khá nhiều 12t(12.1,12.2, 12.9, 11.1,10.3,10.6) đã giúp tôi học hỏi rất nhiều kinh nghiệm truyền đạt kiến thức, kĩ năng sống đến học sinh của các thầy cô đi trước( Cô. Phạm Thị Yến, Cô. Nguyễn Thị Hoàng, Cô. Nguyễn Thị Tỏ). Tôi lại cón rất hạnh phúc và hài lòng khi đứng lớp giảng dạy được 5t (tại lớp 12.6 và 11.1) đã giúp tôi gặt hái thật nhiều bài học kinh nghiệm( về công tác Chủ nhiệm, HĐNGLL và tiết dạy thật sự) sau mỗi lần góp ý chân thành, nhiệt tình, gần gũi của cô hướng dẫn và bạn bè. Ngoài ra, kết quả thu được lớn nhất đối với bản thân tôi là những tiếng gọi “thầy ơi”n những tin nhắn hỏi thăm qua mail, điện thoại của các học trò thân yêu( lớp CN 12.6, lớp giảng dạy 11.1 và lớp dự giờ 12.9 và 12.2) Tôi đã dùng hết những kiến thức học tập ở giảng đường 3 năm qua, kinh nghiệm tích lũy của cuộc sống và tôi đã truyền hết cả bằng máu, bằng tim của mình cho những học trò thân yêu. Những đôi mắt sáng long lanh của các em lắng nghe lời giảng của tôi- suốt đời tôi không quên được. Nó đã đốt cháy thật sự ngọn lửa yêu nghề của tôi: “ Thiên thần thầm nhủ với nhau, Giọng yêu thầm cháy tìm đâu ra lời Điệu huyền hai tiếng: “ Thầy ơi!” - Stay-talor. Thật sự công việc của một người giáo viên rất nặng nề. Đôi lúc tôi cảm thấy căng thẳng vô cùng vì khối công việc dày đặc. Nào là giáo án sinh hoạt chủ nhiệm, giáo án giảng dạy; nào là kế hoạch công tác chủ nhiệm, kế hoạch giảng dạy; nào là lịch trực ban, trực cờ đỏ, trực vệ sinh Mặc dù vậy, tôi rất vui vì có thể đóng góp một phần nhỏ trong hoạt động chung của trường. Tôi nghĩ rằng những hoạt động như thế này sẽ vô cùng bổ ích cho chúng tôi trong đợt thực tập này. Có lẽ, tôi đã thu nhận được rất nhiều đều từ đợt thực tập này. Đó lá hành trang quý giá sẽ giúp tôi phát huy tinh thần trách nhiệm cao và rèn luyện ý thức kỷ luật của một giáo viên. Sau này tốt nghiệp, tôi sẽ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình một cách suôn sẻ. Chắc hẳn còn nhiều khó khăn, thử thách chờ tôi phía trước! Thế nhưng, thời gian cón vài ngày nữa tôi sẽ cố gắng bằng tất cả tâm huyết của mình để đạt được kết quả tốt nhất. Và, tôi tin rằng mình sẽ không thất vọng. Qua 21 ngày của đợt TTSP vòng một này, trở lại trường tôi sẽ phấn đấu nỗ lực học tập về chuyên môn( kiến thức giảng dạy, trình độ Tin học, Anh văn). Và đặt biệt, tôi sẽ rèn luyện đạo đức, tác phong tốt hơn nữa. Vì tôi biết rằng: "Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác."-Usinxki. Và "Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dung lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người." Xukhomlinxki. Và xứng đáng là một giáo viên trẻ vừa “ hồng” vừa “chuyên” như lời dạy của Bác. Nếu tôi vững về chuyên môn, đạo đức, tác phong, ứng xử thì tôi sẽ tự tin trước đồng nghiệp và học trò. Tôi sẽ tự trang bị, bổ sung những kiến thức con thiếu. Tôi tin rằng với quyết tâm “yêu nghề, mến trẻ” tôi sẽ sớm thực hiện được sứ mệnh “trồng người” của mình. Tôi tự nhủ với bản than: mình sẽ phaỉ cố gắng hơn nữa! Có như vậy, Tôi mới sớm trở thành một người thầy Chân chính- đúng với nghĩa của nó. Sau đợt kiến tập chúng tôi như lớn thêm ra. Ai cũng cố gắng học thật nhiều và yêu thương thầy cô hơn. Chính lúc này đây mới cảm thấy được ngồi dưới lớp nghe giảng bài mới thật là điều sung sướng và quý giá làm sao. Chiều nay, nghe thông báo chuẩn bị kết thúc “Kiến tập” của trưởng đoàn mà tôi bỗng nhớ lại bao kỉ niệm vừa qua. Tự dưng tôi thấy yêu làm sao ngôi trường đang “Kiến tập”, quý làm sao những giờ lên lớp cùng bao ánh mắt của học trò, thương làm sao những khuôn mặt học sinh thân yêu. Và nếu có ước muốn trong cuộc đời này thì tôi sẽ ước rằng được giữ mãi bao kỉ niệm hôm nay . D. TỰ ĐÁNH GIÁ ĐỀ NGHỊ 1.Ưu điểm: - Thường xuyên tiếp xúc với HS - Soạn giáo án chuyên môn, giáo án sinh hoạt chủ nhiệm đầy đủ, đi dự giờ đúng giờ. - Có kế hoạch cho kiến tập rõ ràng, cụ thể và có ghi chép lại đầy đủ công việc đã làm. - Thực hiện tốt các nội quy của nhà trường. - Có khả năng hoà đồng nhanh vào tập thể lớp, tạo được mối quan hệ tốt với học sinh lớp chủ nhiệm. - Tham gia tích cực các hoạt động của lớp trong phong trào nhân ngày thành lập Đảng 3/2 - Hoàn thành tốt các công việc GVHD đã giao. 2. Khuyết điểm: - Do thời gian kiến tập tại trường phổ thông ngắn nên việc tìm hiểu về hoàn cảnh của từng học sinh lớp chủ nhiệm chưa được rõ lắm. - Chưa có đủ kinh nghiệm trong việc tổ chức lớp. - Chưa giúp lớp nhiều trong phong trào học tập. - Chưa có kinh nghiệm tổ chức những hoạt động sinh hoạt tập thể cho lớp. - Chưa đi thăm hết gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 3. Đề nghị: a. Về phía trường ĐHTG: Do thời gian kiến tập tại trường phổ thông ngắn nên việc tìm hiểu về hoàn cảnh của từng học sinh lớp chủ nhiệm chưa được rõ lắm. Chưa giúp lớp nhiều trong phong trào học tập. , tổ chức những hoạt động sinh hoạt tập thể cho lớp. Chưa đi thăm hết gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn học sinh. Tôi xin đề xuất trường ĐHTG: + Tăng thời gian Kiến Tập của SV TTSP ( 3 tuần->> 4 tuần): Tăng đơn vị học trình lên 3 chứng chỉ( hệ ĐH). Vì KT SP sẽ đánh giá chính sát năng lực của mỗi SV. + Nên giảng dạy bộ môn” Giao tiếp Sư Phạm” để chúng tôicó nhiều kiến thức hơn để ứng xử với đồng nghiệp và học trò. “Giao tiếp Sư Phạm” là môn học mà sinh viên Sư Phạm phải được học tại Khoa sư phạm vào kỳ 2 năm thứ 2. SV thông qua việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm đã có của mình để tiến hành các hoạt động giáo dục. Qua các hoạt động có tính thực tiễn cao, sinh viên sẽ bộc lộ được những ưu, khuyết điểm trong nhận thức cũng như kỹ năng sư phạm. Các giảng viên và các nhóm học tập sẽ giúp sinh viên điều chỉnh những hạn chế chưa phù hợp: diễn đạt ngôn ngữ, khắc phục tật nói lắp, nói ngọng, phát âm không chuẩn, diễn đạt thiếu mạch lạc hoặc hình thành và hoàn thiện những kỹ năng về: xử lý các tình huống sư phạm, lập kế hoạch dạy học, kế hoạch chủ nhiệm, thiết kế tài liệu học tập, tập soạn giảng và tổ chức một số hoạt động giáo dục khác (công tác Đoàn, các hoạt động ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp) Với môn học này, SV sẽ thực hành Sư phạm thường xuyên là bước đệm quan trọng cho Sinh viên Sư phạm làm quen với nhà trường Phổ thông trước khi đi Kiến thực tập. + Giảng dạy bộ môn“ Công tác Đoàn- Đội” để chúng tôi có kĩ năng thiết kế các trò chơi, hoạt động ngoại khóa cho học sinh. + Hỗ trợ một phần chi phí cho SV TTSP ở những địa phương xa. + Phải ra một mẫu biểu dự giờ và báo cáo thu hoạch chi tiết hơn nữa để SV TTSP thuận lợi viết báo cáo kết quả KT của mình. b. Về phía trường THPH Tân Hiệp: + Trong kế hoạch kiến tập giảng dạy của tôi chỉ dừng lại ở khối 10 và 11. Nếu có thể tôi xin đề nghị nhà trường nên sắp xếp để cho các sinh viên kiến tập có thể dự giờ và dạy được tất cả các khối lớp, đồng thời số lượng các tiết dự giờ có thể tăng lên 10 hoặc 12 tiết chẳng hạn. + Mặt khác, xin trường tạo thêm nhiều buổi giao lưu giữa các giáo viên trong trường với các sinh viên kiến tập để các sinh viên có thể trao đổi những thắc mắc trong bộ môn, cách thức giảng dạy, những kinh nghiệm của các giáo viên lâu năm c. Về phía Đoàn TTSP tại trường THPT Tân Hiệp: - Trưởng đoàn nên có ít nhất một buổi tập huấn, trao đổi với giáo viên phổ thông hướng dẫn sinh viên để họ nắm rõ được các tiêu chí đánh giá (Do giảng viên của Khoa phụ trách) làm được việc này thì việc kiểm tra đánh giá sinh viên mới đảm bảo tính thống nhất, công bằng và chính xác). - Thường xuyên họp đoàn để giải quyết những thắc mắc, đóng góp của nhau. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong trường THPT Tân Hiệp đã hỗ trợ tôi một cách rất nhiệt tình trong đợt kiến tập này! Mỹ Tho, ngày 23 tháng 2 năm 2009. Sinh Viên Thực Hiện Võ Văn Sơn MỤC LỤC TRANG A. TÓM LƯỢC BẢN THÂN 1 B. HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ 1 I. Thâm nhập thực tế tìm hiểu trường lớp phổ thông 1 II. Tìm hiểu công tác chính 6 1.Tìm hiểu công tác chủ nhiệm 6 2. Tìm hiểu công tác giảng dạy 8 3. Tìm hiểu về lớp chủ nhiệm 8 III. Kiến tập giảng dạy 8 IV. Kiến tập công tác chủ nhiệm 8 V. Công việc đã làm 8 1.Chủ nhiệm: 9 2. Những nhận xét rút ra từ công việc đã làm: 3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy 9 C. CẢM NGHĨ VÀ HƯỚNG PHẤN ĐẤU SAU KT: 9 D. TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ 12 1. Ưu điểm 12 2. Khuyết điểm 12 3. Đề nghị 12
Tài liệu đính kèm: