Giáo án: Ngữ văn 10

Giáo án: Ngữ văn 10

A. Mục tiêu:

I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng :

 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được kiến thức chung nhất, tổng quan nhất về hai bộ phận của VHVN và quá trình phát triển của VHVN.

 - Nắm vững hệ thống vấn đề: + Thể loại văn học

 + Con người trong văn học.

2. Kỹ năng: Tổng hợp kiến thức văn học.

 3. Thái độ : Nghiêm túc tiếp thu bài giảng

II/ Nâng cao mở rộng :

B.Phương pháp: Làm việc với SGK, đặt câu hỏi, gợi mở.

C.Chuẩn bị của GV, HS:

 a.Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.

b.Chuẩn bị của HS: Đọc SGK, soạn bài mới.

D.Tiến trình lên lớp:

 1. ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài “ tổng quan văn học Việt Nam”.

b. Triển khai bài mới

 

doc 102 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1240Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: NGữ VĂN 10
1. Đầy đủ cỏc tiết
2. Đỳng chuẩn KTKN
3. Tớch hợp HĐHN
4. Theo PPCT mới
(truy cập:
và nhiều tài liệu tham khảo khỏc).
Tiết:1-2 Ngày soạn: 
Tổng quan văn học việt nam
Mục tiêu:
I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng :
 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được kiến thức chung nhất, tổng quan nhất về hai bộ phận của VHVN và quá trình phát triển của VHVN.
 - Nắm vững hệ thống vấn đề: + Thể loại văn học
 + Con người trong văn học.
2. Kỹ năng: Tổng hợp kiến thức văn học.
 3. Thái độ : Nghiêm túc tiếp thu bài giảng
II/ Nâng cao mở rộng :
B.Phương pháp: Làm việc với SGK, đặt câu hỏi, gợi mở.
C.Chuẩn bị của GV, HS:
 a.Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
b.Chuẩn bị của HS: Đọc SGK, soạn bài mới.
D.Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định:
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài “ tổng quan văn học Việt Nam”.
Triển khai bài mới
Hoạt động của thầy trò
Nội dung kiến thức 
HĐ1? Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam. Nội dung của bài là gì.
? Hãy cho biết những bộ phận hợp thành của nền VHVN.
I. Các bộ phận hợp thành của nền VHVN.
- VHVN có hai bộ phận: + VHDG
 + VH viết 
-> cùng phát triển song song và luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
? Thế nào là VHDG. 
? Thể loại. Đặc trưng cơ bản của VHDG.
? sự khác nhau giữa VHDG và VH viết.
HĐ2
? Nhìn một cách tổng quát VH viết Việt Nam được chia làm mấy thời kỳ lớn.
? Nêu những nét chính về văn học trng đại Việt Nam.
? Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa VHTĐ và VHHĐ.
? Văn học thời kỳ này được chia làm mấy giai đoạn. nét chính của mỗi giai đoạn là gì.
HĐ3
? Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào trong văn học.
? Con người Việt Nam với quốc gia dân tộc được phản ánh như thế nào trong văn học.
- Yê nước: yêu quê hương, tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc, về lịch sử dựng nước và giữ nước, ý chí căm thù giặc, tinh thần hi sinh vì độc tự do của tổ quốc....
? Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau trong văn học, con người VN có ý thức ra sao về bản thân.
? Vậy, nhìn chung khi xây dựng mẫu người lý tưởng con ngưới VN được văn học xây dựng ra sao.
Văn học dân gian:
- VHDG là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Thể loại: SGK.
- Đặc trưng: Tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
Văn học viết: 
 a. Chữ viết của VHVN:
- VH viết: + Chữ Hán.
 + Chữ Nôm.
 + Chữ Quốc ngữ.
 b. Hệ thống thể loại của VH viết: SGK 
 II. Quá trình phát triển của VH viết Việt Nam:
- Chia làm 3 thời kỳ: 1. Văn học trung đại: 
- VH có nhiều chuyển biến qa các giai đoạn lịch sử khác nhau, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước và có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học.
- VH viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Tiếp nhận hệ thống thể loại và thi pháp cả văn học Trung Quốc.
- Tác giả và tác phẩm tiêu biểu: SGK.
- Nội dung: yêu nước và nhân đạo.
Văn học hiện đại:
- VHHĐ có: 
+ Tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.
+ Đời sống văn học: sôi nổi, năng động.
+ Thể loại: có nhiều thể loại mới.
+ Thi pháp: lối viết hiện thực. 
+ Nội dung: tiếp tục nội dung của văn học dân tộc là tinh thần yêu nước và nhân đạo.
- 4 giai đoạn: SGK
III. Con người Việt Nam qua văn học:
 1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
- Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của VHVN.
+ Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng....
+ VHTĐ: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc....
+ VHHĐ: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia dân tộc.
- Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu- một giá trị quan trọng của VHVN.
+ VHTĐ: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
+ VHHĐ: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.
3.Con người Việt Nam trong quan hệ với xã hội:
- Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều tác phẩm thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.
-> Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của văn học VN.
- Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề cho sự hình thành CNHT( từ 1930- nay) và CNNĐ trong văn học dân tộc. 4.Con người VN và ý thức về bản thân.
- VHVN đã ghi lại quá trình tìm kiếm lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lý làm người của dân tộc VN. Các học thuyết như: N-P-L và tư tưởng dân gian có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình này
 + Trong những hoàn cảnh đặc biệt, con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng. 
 + giai đoạn cuối thế kỷ XVIII- đầu TK XIX, giai đoạn 1930- 1945, thời kỳ đổi mới từ 1986- nay -> VH đề cao con người cá nhân.
- Văn học xây dựng một đạo lý làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa....
4.Cũng cố: các bộ phận hợp thành của nền văn học VN.
 Một số nội dung chủ yếu của VHVN.
 Tiến trình lịch sử của Văn học VN.
5.Dặn dò: Nắm vững những nội dung cơp bản đã học.
 Soạn bài mới: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
E. Rút kinh nghiệm :
............................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết thứ: 3 Ngày soạn:
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
A.Mục tiêu:
I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng :
Kiến thức: Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp, về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.
Kỹ năng: Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
Thái độ : nghiêm túc tiếp thu bài giảng
II/ Nâng cao mở rộng :
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, giải thích. 
C.Chuẩn bị của GV, HS:
 a. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, đọc tài tài liệu.
Chuẩn bị của HS: học bài cũ, đọc SGK, soạn bài mới.
D.tiến trình lên lớp:
 1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: không 
3.Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: Trong cuộc sống hàng ngày để đạt được kết quả cao trong quá trình giao tiếp thì con người cần sử dụng phương tiện ngôn ngữ. Bởi giao tiếp luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh, nhân vật giao tiếp. Vậy, để hiểu rõ hơn về diều đó chúng ta tìm hiểu bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
 b. Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- HĐ1 HS đọc văn bản 1 - sgk và trả lời câu hỏi
? Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? hai bên có cương vị và quan hệ với nhau ra sao.
? Người nói nhờ ngôn ngữ biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm của mình thì người đối thoại làm gì để lĩnh hội được nội dung đó ? hai bên đổi vai giao tiếp cho nhau như thế nào.
? Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào ? Nội dung hoạt động đề cập đến vấn đề gì ? hoạt động có đạt được mục đích không.
-HS đọc văn bản, tìm hiểu và trả lời câu hỏi ở sgk.
HĐ2
? Qua việc tìm hiểu hai văn bản trên, em hãy cho biết thế nào là hoạt động giao tiếp
GV hướng dẫn HS làm bài.
I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
 1. Tìm hiểu văn bản:
- Nhân vật giao tiếp: vua Trần - Các Bô lão.
-> vị thế khác nhau -> ngôn ngữ giao tiếp khác nhau: 
 + các từ xưng hô( bệ hạ)
 + Từ thể hiện thái độ( xin, thưa...) 
- Nhân vât tham gia giao tiếp phải đọc hoặc nghe xem người nói nói gì để giải mã rồi lĩnh hội nội dung đó.
- Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau:
 + vua nói -> bô Lão nghe.
 + bô Lão nói -> Vua nghe.
- Hoàn cảnh giao tiếp: 
 + đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe doạ.
-> địa diểm cụ thể: Điện Diên Hồng
- Nội dung giao tiếp: 
+ Hoà hay đánh -> vấn đề hệ trọng còn hay mất của quốc gia dân tộc, mạng sống con người.
- Mục đích giao tiếp: 
 + Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc.
2. Tìm hiểu văn bản “ tổng quan văn học Việt Nam”.
- Nhân vật giao tiếp:
 + Tác giả viết sgk-> có tuổi, có vốn sống, có trình độ hiểu biết cao.
 + HS -> (ngc lại với t/g viết sgk)
- Hoàn cảnh giao tiếp:
Có tổ chức giáo dục, trong nhà trường.
- Nội dng giao tiếp: 
 +lĩnh vực văn học.
 + Đề tài: tổng quan VHVN.
 +Vấn đề cơ bản: 
 *các bộ phận hợp của VHVN.
 *Quá trình p/t của VHVN.
 *Con người VN qua văn học.
- Mục đích: cung cấp tri thức cho người đọc .
- Phương tiện và cách thức giao tiếp.
 + Dùng thuật ngữ văn học.
 + Câu văn mang đặc điểm của văn bản khoa học: hệ thống đề mục lớn, nhỏ...
 + Kết cấu văn bản mạch lạc rõ ràng.
II. kết luận:
- HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tioến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ( dạng nói hoặc dạng viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm....
- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: + Tạo lập văn bản.
 + Lĩnh hội văn bản. 
-> Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
- Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.
III. Luyện tập:
- Làm bài tập 4-5 sgk.
4. Cũng cố: Các nhân tố giao tiếp.
 Quá trình của hoạt động giao tiếp.
5. Dặn dò: nắm vững các nội dung đã học
 Soạn bài: khái quát văn học dân gian Việt Nam
E.Rút kinh nghiệm :
...................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết thứ: 4 Ngày soạn:
Khái quát văn học dân gian việt nam
A. Mục tiêu:
I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng :
1.Kiến thức:Khái niệm về các thể loại của văn học dân gian.
 Giúp học sinh nắm được những đặc trưng cơ bản của VHDG.
 Những giá trị to lớn của văn học dân gian.
 2.Kỹ năng:Tổng hợp kiến thức vh.
 Phân biệt các thể loại vhdg trong cùng một hệ thống.
3. Thái độ: Nghiêm túc tiếp thu bài giảng 
II/ Nâng cao mở rộng :
B.Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, diễn giảng. 
C.Chuẩn bị của GV, HS:
 1. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, đọc tài tài liệu.
2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, đọc SGK, soạn bài mới.
D.tiến trình lên lớp:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những nội dung cơ bản của vhvn. 
 3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: Trong suốt cuộc đời của mỗi con người không ai không một lần được nghemột bài vè, một câu đố, một chuyện cổ tích hay một câu hát ru... Đó chình là những tác phẩm của vhdg. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản: khái quát văn học dân gian Việt Nam.
 b. Triển khai bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
	Nội dung kiến thức	
HĐ1
? Em hiểu thế nào là văn học dân gian.
? Vậy, theo em phương thức truyền miệng là gì.
? Tại sao vhdg lại là những sáng tác tập thể.
? Trong đời sống cộng đồng dân gian có những sinh  ... óc dưới thời pk. 
5.Dặn dò: - nắm các nội dung đã học.
 - chuẩn bị bài: Đại cáo bình Ngô.
6. Rut kinh nghiệm :
***
Tiết thứ: 59 Ngày soạn: 
Đại cáo bình ngô
-nguyễn trãi-
A. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: giúp hs hiểu rõ những giá trị lớn về nd và nt cả ĐCBN: bản tuyên ngôn chủ quyên độc lập, áng văn y/n chói ngời tư tưởng nhân văn, kiệt tác vh kết hợp hài hoà giữa yế tố chính luận và văn chương.
Nắm vững đặc trưng cơ bản của thể cáo đồng thời thấy được những sáng tạo của NT.
 2. Kĩ năng: Đọc hiể tác phẩm chính luận viết bằng thể văn biền ngẫu.
 3.Thái độ: giáo dục, bồi dưỡng ý thức dân tộc, yêu quí di sản văn hoá của cha ông.
B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận
C.Chuẩn bị của GV, HS:
 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu.
 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
D.tiến trình lên lớp:
 1.ổn định:
 2.Kiểm tra bài cũ: ? 
 3.Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: Sau 10 năm k/c chống quân Minh xâm lược thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đình hậu Lê, cử NT viết ĐCBN để bố cáo cho toàn dân được biết chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta. Từ nay nước Đại Việt đã giành lại nền độc lập, non sông trở lại thái bình.
 b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
? Bài cáo được sáng tác trong hoàn cảnh nào.
? Em hiểu gì về nhan đề bài cáo
? Nhân nghĩa là gì ? Nt quan niệm như thế nào về nhân nghĩa.
Qniệm nhân nghĩa không còn là một học thuyết đạo đức hạn hẹp mà là một lý tưởng xh.
(thư số 8 gửi Phương Chính)
 gv chuyển.
? Nt đã khẳng định chủ quyền đất nước qua những chi tiết cụ thể nào? cách dùng từ đặt câu của tác giả trong đoạn văn có gì đặc biệt.
? Tác giả đã tố cáo những âm mưu nào của giặc.
? Câu văn nào em cho là tiêu biểu khi nói về tội ác của giặc Minh.
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.
? NT còn nói lên những tội ác nào nữa của kẻ thù.
? Thái độ của tác giả
Số lượng tội ác không sao ghi nổi dù chặt hết tre rừng. Dơ bẩn không sao rửa sạch dù tát hết nước bể đông.
? Có một hình tượng nổi bật trong đoạn này. Đó là hình tượng của ai, hãy phân tích.
? Buổi đầu dấy binh quân ta gặp khó khăn gì.
Đoạn này nêu lên 3 vấn đề quan trọng mà k/n cần phải giải quyết: vấn đề cầu hiền, tập hợp lực lượng và xác định chiến lược chiến thuật.
? Tác giả đã thuật lại những trận đánh nào.
Gươm mài...
Voi uống...
? Em có nhận xét gì về giọng văn ở đoạn này.
ẻT tưởng lớn của thời đại là: Nhân nghĩa + yên dân.
Về ctrị: Dựa vào dân...
Về qsự: lấy ít...
 Về nhân đạo: y/n thương dân căm thù giặc nhưng vẫn sẵn sàng mở lòng hiếu sinh cho kẻ bại trận.
I. Vài nét về thể cáo và hoàn cảnh sáng tác ĐCBN:
 1. Thể cáo: sgk
 2. Hoàn cảnh sáng tác:
- 1-1428, sau 10 năm k/c chống quân Minh xâm lược, LL lên ngôi, cử NT viết bài cáo này.
- Đại cáo -> mang t/c quốc gia trọng đại.
- Dngf từ Ngô chỉ giặc Minh -> sắc thái coi khinh, căm thù.
II. Bố cục: 4 phần - sgk.
 1. Đọc:
 2. Tìm hiểu văn bản:
 a. Đoạn 1: nêu luận đề chính nghĩa:
- Mở đầu: việc nhân nghĩa...
- Nhân nghĩa + yên dân -> làm cho dân có c/s yên lành, hp, sống trong độc lập hoà bình. Muốn yên dân -> trừ bạo -> chống xâm lược.
-> đây là quan niệm tiến bộ thể hiện rõ tấm lòng yêu dân của NT.
- Các câu tiếp theo với giọng văn sôi nổi tự hào, dtừ kđịnh, so sánh -> kđịnh chủ quyền độc lập dân tộc.
 + Tên nước: Đại Việt.
 + Lãnh thổ: bờ cõi đã chia, đã phân định.
 + Phong tục tập quán.
 + Văn hiến giống nòi, nhân tài.
 + Lịch sử: triều đại: Triệu-Đinh-Lý-Trần.
-> đập tan luận điệu của bọn pk pbắc cho rằng VN là quận huyện của chúng và đập tan tư tưởng “trời không có 2 mặt trời, đất không có hai hoàng đế”
-> Niềm tự hào dân tộc.
=> Vậy, nổi bật trong đoạn 1 là tư tưởng nhân nghĩa và ý thức độc lập dân tộc -> đây là cơ sở chính nghĩa của cuộc k/c.
 b. Đoạn 2: Tội ác giặc Minh
- Vạch trần luận điệu “phù Trần diệt Hồ”.
- Khủng bố tàn bạo và man rợ:
 Nướng dân...tai vạ.
- NT: thậm xưng, dtừ đối lập bổ sung-> tăng sức biểu cảm của câu văn. Đọc nó ta như thấy có máu chảy, có lửa cháy có những sinh linh vô tội đang quằn quại, đớn đau.
- Chúng bóc lột hết sức dã man:
 + Thuế má: nặng thế khoá
 + Phu phen: phục vj việc xây nhà, đắp đất
 + Dâng nạp: mò ngọc, tìm vàng, bắt dò chim trả...
 + Chúng diệt sx: tan tác cả nghề canh cửi.
 + Chúng diệt cả sự sống: nheo nhóc...
-> NT liệt kê, lựa chọn h/a tiêu biểu -> tội ác chồng chất của giặc.
- Bằng giọng điệu khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc nghen ngào tấm tức, câu văn vừa tượng trưng vừa cụ thể-> thái độ căm hờn. T/g đã kết thcs bản cáo trạng bằng câu văn đầy hình tượng.
 Độc ác...-> lấy cái vô hạn nói cái vô hạn.
 Dơ bẩn...-> dùng cái vô cùng nói cái vô cùng.
=> Đó là những tội ác trời không dung đất không tha, thần dân đều căm giận -> đây cũng là một trong những nguyên nhân của cuộc k/n-> bão tố k/n đã nổi lên.
 c. Đoạn 3: quá trình chiến đấu và chiến thắng:
- Hình tượng Lê Lợi.
 + Xuất thân bình thường: chốn hoang dã nương mình.
Núi Lam sơn dấy nghĩa.
 + Căm thù giặc: há đội trưòi chung, không cùng sống.
 + Có lý tưởng quyết tâm cao.
- Thế giặc mạnh ta quân yếu lương ít, nhưng nhờ có tinh thần đoàn kết.
 Nhân dân 4 cõi...ngọt ngào
Nhờ có đường lối k/c đúng đắn.
 Đem dại nghĩa...cường bạo
-> Ta phản công và được thắng lợi.
- Trận Bồ Đằng: có t/c mở màn cho sự chyển hướng hoạt động của nghĩa quân. 
 Bằng các từ ngữ h/a có sức gợi tả lớn, với âm điệu mạnh mẽ -> T/g đẫ diễn tả khí thế tấn công như vũ bão của quân ta-> giặc bị đẩy vào tình thế thảm hại: Mất vía nín thở cầu thoát thân...
Ta càng đánh càng mạnh, chiến thắng càng liên tục giòn giã, quân giặc càng thất bại thảm hại chua cay: thừa thắng...bỏ mạng
- Trận Chi Lăng - Xương Giang:
 + Giặc: cho quân tiếp viện: Đinh Mùi...kéo sang.
-> câu văn có hai vế sóng đôi, âm điệu liền mạch miêu tả rõ sức mạnh của quân tiếp viện: 2 tên tướng giỏi, 2 đạo quân mạnh, 2 cách tiến quân, 2 thời điểm khác nhau -> thế gọng kìm ép chặt quân ta.
 + Ta: chủ động đón đánh địch: điều binh...-> giành thắng lợi dồn dập.
 Ngày 18, 20,25, 28 ...
=> t/g liệt kê một loạt chiến thắng dồn dập của quân ta. Âm điệu câu văn mạnh mẽ, cách ngắt nhịp nhanh=> niềm tự hào của NT.
- Cuối cùng giặc thất bại thảm hại
 Ta mở đường hiếu sinh -> lập trường nhân đạo của ta.
 d. Đoạn 4: tuyên bố hoà bình.
- Giọng văn phấn khởi, thoải mái, câu văn cân đối hài hoà -> diễn tả tư thế mới của dân tộc, nền thái bình vững chắc.
IV. Tổng kết:
- ĐCBN là bản tổng kết cuộc k/c 10 năm gian lao nhưng anh dũng của dân tộc ta.
 Với kết cấu chặt chẽ, cân đối, giọng văn sang sảng hào hùng, h/t sắc sảo hấp dẫn, câu văn biền ngẫu đa dạng,...-> niềm tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc sâu sắc, tư tưởng lớn của thời đại. Xứng đáng được gọi là “áng thiên cổ hùng văn”
4.cũng cố: ĐCBN với cuụoc đại phá quân Minh toàn thắng là một áng thiên cổ hùng văn vô tiền khoáng hậu. Sở dĩ như vậy là vì ở ĐCBN có sự kết hợp giữa cảm hứng ctrị và c/h nghệ thuật đến mức kì diệu mà chưa có tp vh chính luận nào vượt qua.
5.Dặn dò: - Học thuộc lòng đoạn 2,3 sgk.
 - chuẩn bị bài: tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
6. Rut kinh nghiệm :
***
Tiết thứ: 60 Ngày soạn: 
Tính chuẩn xác hấp dẫn của
 văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu: 
 1.Kiến thức: giúp hs nắm được những kiến thức cơ bản về tính chẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
 2. Kĩ năng: bước đầ vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn.
 3.Thái độ: học và làm bài nghiêm túc
B.Phương pháp: thực hành, đặt câu hỏi, thảo luận
C.Chuẩn bị của GV, HS:
 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu.
 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
D.tiến trình lên lớp:
 1.ổn định:
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: tính chuẩn xác và hấp dẫn là yêu cầu vô cùng quan trọng của văn bản thuyết minh. Vậy, làm thế nào để văn bản thuyết minh đạt được những yêu cầu đó, ta tìm hiểu bài.
 b. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Chuẩn xác là y/c đầu tiên và cũng là y/c quan trọng nhất của mọi văn bản thuyết minh.
? Để đảm bảo tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh, chúng ta cần lưu ý điểm gì.
? Trả lời các câu hỏi sau đây để kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh.
? Câu a viết như thế có chuẩn xác không ? vì sao.
? Câu b có điểm nào chưa chuẩn xác.
? Ccâu c có nên sử dụng văn bản đó để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không ? nếu không thì lý do gì.
? Có thể kể một số biện pháp để làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn
? Phân tích biện pháp làm cho luận điểm “nếu bị tước đi môi trường ...kìm hãm” trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.
? Phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại triyền thuyết về hòn đảo An Mạ.
? Qua việc tìm hiểu trên hãy cho biết văn bản thuyết minh cần đảm bảo những y/c nào.
? Phân tích tính hấp dẫn của đoạn trích.
I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh:
 1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh:
- Tìm hiểu tường tận thấu đáo trước khi viết.
- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tài liệu có giá trị.
 * Chú ý đến thời điểm xb các tài liệuđể có cập nhật những thông tin mới cũng như những thay đổi thường có.
 2. Luyện tập:
a. Chưa chuẩn xác: ctrình ngữ văn 10 không chỉ có vhdg, về vhdg không chỉ có ca dao tục ngữ, và trong ctrình ngữ văn 10 không có câu đố.
b. Không chuẩn ở chỗ: “thiên cổ hùng văn” là áng hùng văn của nghìn đời (tức là bất hủ) chứ không phải là áng hùng văn viết cách đây một nghìn năm.
c. Không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ NBK vì có nói đến thân thế nhưng không hề nói đến sự nghiệp thơ của NBK. 
II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:
 1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:
- Sử dụng những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không bị trừu tượng mơ hồ.
- Dùng các thủ pháp so sánh đối chiếu để gây ấn tượng cho người đọc ( người nghe).
- Kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hoá linh hoạt, không đơn điệu.
- Khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.
 2. Luyện tập:
a. Luận điểm “nếu bị ...hãm” có ý nghĩa khái quát, phần nào mang tính áp đặt, do đó có thể dễ quên
- Các chi tiết số liệu và lập luận ở những câu sauđã góp phần cụ thể hoá luận điểm trên một cách sinh, cụ thể và hấp dẫn thú vị.
b. nếu chỉ nói “hồ Ba bể là...VN” thì cũng đủ và chắc chắn không có ai phản đối, như thế là đúng nhừng chưa hấp dẫn.
- Khi gắn hồ Ba bể với cái tryền thuyết Pò Giá Mãi thì trở nên hấp dẫn hơn, lung linh hơn và dễ nhớ hơn.
 (Hs xem phần ghi nhớ ở sgk)
III. Thực hành:
Bài 1:
- Đoạn thuyết minh trên sinh động hấp dẫn vì:
 + Tác giả sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu ngắn dài, nghi vấn, cảm thán...
 + Dùng thủ pháp so sánh: “bó hành...lá mạ” 
 + Dùng thủ pháp biểu cảm: “trông mà thèm quá” “ có ai lại đứng vào ăn cho được”...
4.cũng cố: các yêu cầu cơ bản của văn bản thuyết minh.
5.Dặn dò: - làm bài tập còn lại ở sgk.
 - chuẩn bị bài: Tựa “trích diễm thi tập”
6. Rut kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docNGỮ VĂN 10-CẢ NĂM-THEO CHUẨN MỚI.doc